Trung Tâm Hộ Tông
Trang Chủ
Tiểu Bộ - Khuddhaka Nikaya
Giáo sư Trần Phương Lan dịch Việt
Phẩm II.b -ooOoo- Phẩm Ubbari (tiếp theo)9. (21) Chuyện Ankura (Ankura) Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Sàvatthi (Xá-vệ). Trong trường hợp này, Ankura không phải là ngạ quỷ, nhưng vì có liên hệ với ngạ quỷ, nên chuyện được gọi là chuyện ngạ quỷ Ankura. Trong thị trấn Asitanjana, ở vùng Kamsabhoga, tỉnh Uttaràpatha, có vị vương tử của vua Mahàsàgara, chúa tể xứ Uttaramadhura, tên là Upasàgara cùng vương phi Devagabbhà, công chúa của vua Mahà-kamsaka, sinh được bầy con này: Anjanadevì, Vàsudeva, Baladeva, Candadeva, Suriyadeva, Aggideva, Varunadeva, Ajjuna, Pajjuna, Ghatapandita và Ankura. Vasudeva và các huynh đệ khởi binh từ kinh thành Asitanjana và theo thời gian tận diệt tất cả mọi vua chúa trong sáu mươi ba ngàn kinh thành thuộc toàn quốc Hồng Ðào (Ấn Ðộ), rồi dừng chân ở thành Dvàravatì và định cư tại đó. Về sau họ chia vương quốc ra làm mười phần, nhưng họ lại quên phần chị là công chúa Anjanadevì. Khi họ nhớ đến bà, một vương tử đưa ý kiến: - Chúng ta hãy chia làm mười một phần. Lập tức tiểu vương tử Ankura nói: - Hãy đưa phần tiểu đệ cho vương tỷ; tiểu đệ sẽ sống bằng nghề thương mãi, chư vương huynh gửi tiền thuế của tiểu đệ đến vương tỷ, mỗi người từ quốc độ của mình. Họ chấp thuận và sau khi đã gửi phần trợ cấp của người em cho chị, chín vua kia đều sống tại Dvàravatì. Tuy thế, Ankura lại theo nghề thương mãi và thường xuyên bố thí rộng rãi. Bấy giờ vị ấy có một người nô lệ làm thủ kho vốn rất quan tâm đến phúc lợi của chủ. Ankura cưới cho người này một thiếu nữ có gia thế đàng hoàng về làm vợ. Vì người nô lệ chết sớm, Ankura cho con trai người này hưởng tiền lương đã được trả cho cha nó lúc trước. Khi đứa bé này đến tuổi khôn lớn, trong triều vua có lời bàn xì xào rằng kẻ nô lệ ấy không phải là một nô lệ. Khi công chúa Anjanadevì nghe chuyện này, bà dùng ví dụ con bò sữa và giải phóng cậu trai ra khỏi tình trạng nô lệ, rồi nói: - Một bà mẹ được tự do không có gì thua kém một đứa con trai được tự do. Song nỗi hổ thẹn khiến cậu con trai bỏ ra đi đến kinh thành Bheruva, tại đó cậu cưới con gái của một người thợ may và sinh sống bằng nghề thợ may. Thời ấy trong thành Bheruva có một vị chủ nghiệp đoàn đại phú tên là Asayha vẫn cúng dường bố thí hào phóng cho các Sa-môn, Bà-la-môn, du đãng, lữ hành, cùng đám ăn mày, khất sĩ. Người thợ may hân hoan thích thú về việc này, thường chỉ cho những người không biết chỗ ấy, đến tận dinh cơ của gia tộc Asayha với lời dặn: - Hãy đi đến đó và nhận được nhiều tặng vật xứng đáng. Hành động của vị này được đề cập trong Kinh tạng Pàli. Khi từ trần, vị ấy tái sanh làm một địa thần trong vùng sa mạc, ở một cây đa kia, tại đó tay phải vị thần thường ban phát các đồ vật đem lại lạc thú. Bấy giờ cũng trong thành Bheruva ấy có một người tham dự vào việc bố thí hào phóng của Asayha, nhưng vì kẻ ấy không có lòng tin, không mộ đạo, đầy tà kiến và tỏ ra bất kính đối với các thiện sự công đức, nên khi từ trần, kẻ ấy tái sanh làm ngạ quỷ ở gần nơi cư trú của vị thần kia. Hạnh nghiệp của vị ấy cũng được tìm thấy trong Kinh tạng Pàli. Lúc ấy Asayha đã từ trần và cộng trú với Sakka Thiên chủ ở cõi trời Ba mươi ba. Một thời gian sau đó, Ankura chất đầy hàng hóa lên năm trăm cỗ xe, trong khi một Bà-la-môn khác cũng làm như vậy. Hai người này cùng cả ngàn cỗ xe đi vào một sa mạc hiểm trở và lạc đường. Trong khi họ lang thang quanh quẩn nơi ấy, thì cỏ, nước và thực phẩm cạn dần. Ankura phái đám hầu cận đi tìm nước. Lúc ấy thần Dạ-xoa kia đang ban phát các đồ vật đem lại lạc thú, chợt thấy tình cảnh nguy khốn của họ, và nhớ đến công ơn mà Ankura đã làm cho mình đời trước, liền chỉ cho vị này cây đa mà thần đang cư trú, và suy nghĩ: 'Bây giờ đây ta phải giúp đỡ người này'. Thời ấy, cây đa này đầy cành lá rậm ráp, rủ bóng che dày đặc và có hàng ngàn chồi non. Cây trải dài, cao và rộng cả một do-tuần. Khi thấy cây đa, Ankura rất hân hoan thích thú bảo cắm lều ngay tại đó. Thần Dạ-xoa đưa tay phải ra và lập tức cung cấp nước uống. Sau khi đám người này được cung cấp đủ mọi nhu cầu theo nguyện vọng, và đã nghỉ ngơi sau cuộc hành trình, vị Bà-la-môn thương nhân nảy lên ý tưởng ngu si này: 'Sau khi đã đi từ đây đến Kamboja để kiếm tài sản, thì chúng ta sẽ làm được việc gì? Chi bằng ta hãy tìm cách bắt lấy thần Dạ-xoa đưa lên xe. Rồi sau đó cùng thần ấy đi thẳng về kinh thành của ta'. Với ý tưởng này trong trí, vị Bà-la-môn nói kế hoạch của mình cùng Ankura:
Khi vị Bà-la-môn đã nói vậy xong, Ankura liền đề cập pháp thực hành của các thiện nhân, vừa phản đối vị kia:
Vị Bà-la-môn đáp lời, theo quan niệm khôn ngoan thông thường chủ trương rằng căn bản của sự thành công là loại bỏ đạo đức giả:
Ankura:
Bà-la-môn:
Ankura:
Lúc ấy vị Bà-la-môn trở nên yên lặng. Tuy nhiên thần Dạ-xoa đã nghe cả hai người nói chuyện, liền nổi giận với vị Bà-la-môn và nói: - Hãy cho gã Bà-la-môn độc ác này lãnh phần xứng đáng với gã. Rồi để chứng tỏ rằng thần không dễ bị bất cứ ai khuất phục, thần bảo:
Ankura:
Thần Dạ-xoa:
Ankura:
Thần Dạ-xoa:
Ankura:
Thần Dạ-xoa:
Ankura:
Vừa lúc ấy, một ngạ quỷ xuất hiện, Ankura liền hỏi:
Ngạ quỷ:
Ankura:
Chư vị kết tập Kinh điển tiếp tục câu chuyện qua các vần kệ:
Tiếp theo đó là câu chuyện giữa Ankura và Sindhaka, một chàng trai được chỉ định trông coi việc bố thí của vị ấy. Ankura:
Sindhaka:
Ankura:
Như vậy, Ankura đã tuyên bố nguyện vọng của mình. Lúc ấy tại nơi kia, một người đang ngồi mang tên Sonaka, có phẩm hạnh tốt. Người ấy muốn khuyên can vị này đừng bố trí quá nhiều, liền bảo:
Ankura:
Chư vị kết tập Kinh tạng Pàli tiếp tục kể chuyện này:
Khi vị ấy đã được tái sanh ở đó và đang hưởng thiên lạc, thì vào thời đức Thế Tôn Gotama, một thanh niên có tên Indaka đầy nhiệt tâm cúng dường một phần thực phẩm lên Tôn giả Trưởng lão Anuruddha (A-na-luật-đà) trong lúc vị này đang đi khất thực. Khi Indaka từ trần, và nhờ năng lực công đức đã trở thành phước điền, vị ấy tái sanh lên cõi Ba mươi ba. Vì thế chuyện kể tiếp:
Ðức Phật liền dạy bảo:
10. (22) Chuyện Mẹ Của Uttara (Uttaramàtu) Sau khi bậc Ðạo Sư diệt độ, vào thời Ðại hội kết tập Kinh điển đầu tiên đang diễn tiến, Tôn giả Mahà-Kaccayàna (Ðại Ca-chiên-diên) cùng mười hai Tỷ-kheo đang cư trú trong ngôi rừng nọ gần Kosambi (Kiều-thưởng-di). Thời ấy Uttara, vị nam tử thừa kế của vị quốc sư triều vua Udena, đang cùng đám thợ mộc đi tìm gỗ để sửa nhà, và được Trưởng lão này thuyết pháp. Về sau Uttara thường cúng dường vị ấy thực phẩm và xây tặng vị ấy một thảo am. Song bà mẹ của Uttara căm hận những việc cúng dường ấy. Bà bảo: - Ta mong bất cứ thức ăn uống nào con cúng các Sa-môn mà ta không đồng ý đều trở thành máu cho con uống ở đời sau. Tuy thế, vào ngày cúng dường am thất, bà cho phép tặng một bó lông đuôi công. Khi từ trần, bà tái sanh làm nữ ngạ quỷ và do đã cúng dường một bó lông đuôi công ấy, nữ ngạ quỷ có mái tóc đen thật dài, uốn lượn óng ả rất đẹp và dài tha thướt. Bất cứ khi nào nữ ngạ quỷ bước xuống tự nhủ: 'Ta sẽ uống nước sông Hằng' thì dòng sông trở thành máu đỏ. Sau khi đã đi lang thang suốt năm mươi năm bị đói khát giày vò, ngày kia nữ ngạ quỷ chợt thấy Trưởng lão Kankhàrevata (Kankhà Ly-bà-la) ngồi nghỉ trưa bên bờ sông Hằng: Cuộc đối thoại này tiếp theo sau hai vần kệ đầu của chư vị kết tập Kinh điển:
Nữ ngạ quỷ:
Tỷ-kheo:
Nữ ngạ quỷ:
Tỷ-kheo:
Nữ ngạ quỷ:
Khi ấy Tôn giả Revata cúng dường nước lên Tăng chúng và hồi hướng công đức cho nữ ngạ quỷ. Sau đó Tôn giả đi khất thực và khi đã nhận được thức ăn Tôn giả cúng dường chư Tăng. Rồi Tôn giả lấy một ít giẻ rách từ đống rác, rửa sạch, phơi khô xong, Tôn giả may thành y và cúng dường Tăng chúng. Nhờ vậy nữ ngạ quỷ thọ hưởng thiên lạc, liền trình với vị Trưởng lão sự việc cùng bày tỏ niềm hạnh phúc thần tiên mà nó đã đạt được.
11. (23) Chuyện Cuộn Chỉ (Sutta) Trong một làng kia gần Sàvatthi, bảy trăm năm trước khi bậc Ðạo Sư xuất hiện, có một nam tử phục vụ một vị Ðộc Giác Phật. Chàng trai ấy bị rắn cắn, từ trần vào ngày cưới vợ. Trong khi phục vụ, chàng đã tạo nhiều phước nghiệp nhưng vì chàng luyến ái vị tân nương, nên chàng tái sanh làm một quỷ thần trong lâu đài có đầy đủ quyền lực và vinh quang. Do ước muốn đưa tân nương về lâu đài của mình, khi thấy một vị Ðộc Giác Phật đang may áo, vị thần hiện hình người lại gần Ðộc Giác Phật và hỏi: - Thưa Tôn giả, Ngài có cần chỉ không? Vị ấy đáp: - Này cư sĩ, ta đang bận may áo. Vị thần chỉ tay về phía nhà cô dâu vừa góa bụa ấy và bảo: - Tôn giả có thể xin chỉ ở nhà kia. Vị ấy làm như vậy và được cô gái tặng một cuộn chỉ. Còn vị thần vẫn mang hình người đến xin phép bà mẹ cô gái cho vị ấy ở lại vài ngày, rồi đổ đầy tiền vào các nồi niêu trong nhà ấy. Sau đó vị ấy ra đi cùng cô gái về lâu đài của mình Bà mẹ đem nhiều tiền cho họ hàng và đám lữ hành nghèo khổ. Khi từ trần, bà dặn: - Nếu con gái ta trở về, hãy chỉ cho nó số tiền này. Bảy trăm năm sau, bậc Ðạo Sư giáng sinh ở đời và đến Sàvatthi. Thời ấy, nữ nhân kia vẫn còn sống với vị quỷ thần và xin vị ấy đưa nàng về nhà cũ, nàng bảo:
Khi nghe nàng nói, vị thần không muốn đi, vì lòng thương xót người vợ yêu quý, vị ấy bảo:
Khi bà già ấy đến nơi cư trú của đám họ hàng, bà tự xưng danh cho họ biết. Rồi bà đem số tiền họ trả lại bà đi cúng dường phẩm vật lên các Sa-môn, Bà-la-môn và khuyên bảo đám người thường lui tới với bà:
12. (24) Chuyện Nữ Quỷ Ở Hakannamunda (Kannamundapetì) Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Sàvatthi. Tương truyền rằng thuở xưa vào thời đức Phật Kassapa, ở xứ Kimbilà có một đệ tử tại gia đã thọ Tam quy, cùng chung niềm tín ngưỡng với năm trăm cư sĩ khác chuyên tâm thực hành các thiện sự như trồng hoa viên, xây cầu cống, làm đường sá, và các việc công ích khác. Vị ấy đã xây một tinh xá cúng dường giáo hội Tỷ-kheo và thỉnh thoảng cùng đến nơi ấy với các cư sĩ kia. Các bà vợ của hội chúng này cũng rất hòa hợp với nhau, thường cùng đi đến tinh xá cúng dường vòng hoa, hương liệu, dầu xoa và trên đường đi vẫn nghỉ ngơi tại các hoa viên và nhà trọ. Rồi một ngày kia, một số kẻ bất lương đang tụ tập với nhau trong nhà trọ của một bà chủ kia, trông thấy nhan sắc diễm lệ của các nữ nhân khi họ đến nghỉ ngơi tại đó, liền đem lòng say mê. Biết đám nữ nhân này lương thiện, chúng bắt đầu bàn tán với nhau: - Ai có khả năng thực hiện việc phá giới hạnh với một nữ nhân trong đám này? Lập tức một gã đáp: - Tôi đây. Bọn chúng liền bảo: - Chúng ta hãy đánh cuộc với hắn một ngàn đồng tiền. Chúng đánh cuộc như thế và thêm: - Nếu bạn thành công, chúng tôi sẽ đưa cho bạn một ngàn đồng; nếu không thì bạn phải đưa số ấy cho bọn ta. Vì ước mong thắng cuộc và sợ mất tiền, gã bày đủ mưu kế trong lúc đám nữ nhân nghỉ chân tại đó. Vừa chơi đàn thất huyền cầm du dương vừa hát tình ca êm ái, gã dụ dỗ được một nàng trong đám ấy phá giới hạnh, khiến bọn bất lương kia phải mất một ngàn đồng tiền. Bị gã này đánh bại, bọn chúng bèn đem chuyện ấy kể cho chồng nàng nghe. Vị này không tin, nhưng cũng hỏi nàng: - Nàng có phải là hạng người như các kẻ kia vừa nói chăng? Nàng phủ nhận ngay: - Thiếp không biết những chuyện như vậy. Vì chàng không tin nàng, nàng liền chỉ con chó đang đứng gần đó và thề độc; - Nếu thiếp làm ác hạnh như vậy thì mong con chó đen tai cụt này xé xác thiếp ra khi thiếp tái sanh kiếp sau. Ngoài ra, khi đám nữ nhân biết rõ nàng đã phá giới hạnh, được chất vấn: - Nữ nhân này đã phạm tà hạnh kia hay là không phạm? Họ cũng thề dối trá: - Nếu chúng tôi biết thì mong chúng tôi trở thành nô tỳ của bà ấy ở kiếp tái sanh. Về sau người gian phụ kia bị hối hận vì tội lỗi cũ giày vò, nên héo mòn dần và qua đời. Nàng được tái sanh làm một nữ quỷ trong một lâu đài bên bờ hồ Kannamunda (Tai cụt) là một trong bảy hồ lớn ở vùng Himalaya (Tuyết Sơn), chúa tể của núi đồi. Hơn nữa, chung quanh mọi phía của lâu đài xuất hiện một hồ sen để vui chơi thỏa thích. Khi đám nữ nhân kia từ trần, do hậu quả lời thề dối trá mà họ đã nói ra, họ liền trở thành bầy nô tỳ của nàng. Trong lâu đài ấy, nhờ các thiện nghiệp nàng đã thực hiện trong kiếp trước, nàng hưởng thọ lạc thú thần tiên suốt ngày, nhưng đến nửa đêm, do động lực của ác hạnh xưa thúc giục, nàng thức dậy từ tọa sàng và đi đến hồ sen, rồi bị một con chó ngao cắn xé tan thân tại chỗ. Ngay sau đó nàng lập tức biến hình trở lại với dung sắc kiều diễm như cũ và bước lên lâu đài của nàng, nằm xuống tọa sàng. Tuy nhiên, đám nô tỳ kia lại phải chịu vất vả nhọc nhằn hầu hạ nàng liên tục ngày đêm. Cứ thế năm trăm năm trôi qua, và bởi vì bọn nữ quỷ nhân hưởng lạc thú thần tiên mà thiếu vắng các đức lang quân, nên chúng bắt đầu mong nhớ họ. Bấy giờ tại nơi ấy có một con sông phát xuất từ hồ Kannamunda và do một kẽ nứt trong núi, đã chảy xuống tận sông Hằng. Gần con sông ấy có một vườn xoài sanh trái tiên, cùng với các loại cây mít và nhiều cây khác. Do vậy bọn chúng suy nghĩ: 'Bây giờ đây, chúng ta sẽ ném các trái xoài này vào dòng sông; như thế khi đã thấy các trái cây trôi bồng bềnh xuống dưới nước, một số nam nhân có thể đến đây để tìm xoài. Sau đó chúng ta sẽ hưởng lạc thú với họ'. Bọn chúng đều làm như vậy. Bấy giờ khi các trái xoài bị thả trôi giạt, đám đạo sĩ khổ hạnh lượm được một ít, các sơn nhân tiều phu tìm được số khác, còn một số nữa tấp vào bờ. Tuy thế, có một quả xoài trôi vào dòng sông Hằng và theo thời gian đến tận Ba-la-nại. Thuở ấy, vua Ba-la-nại đang tắm trên sông Hằng và được một tấm lưới đồng bao bọc. Thế rồi trái xoài kia đã được dòng nước cuốn đi theo hướng ấy và mắc vào lưới đồng. Khi các cận vệ của vua nhìn thấy trái xoài tiên to lớn tuyệt hảo về màu sắc lẫn hương vị, họ liền đem dâng vua. Ðể thử xoài, nhà vua cắt một lát và đưa cho một tên cướp khét tiếng đã bị giam vào ngục. Khi ăn xong, tên cướp trình: - Tâu Ðại vương, tiểu tử chưa bao giờ ăn được thứ xoài như vậy. Có lẽ đây là xoài tiên. Nhà vua cho gã một lát nữa. Sau khi ăn xong, làn da nhăn nheo và râu tóc hoa râm của gã biến mất; gã trở thành một chàng trai tuấn tú và có thể nói gã đã hồi xuân. Khi thấy vậy, nhà vua tràn đầy kinh ngạc, ăn ngay trái xoài và cũng nhận được sự kỳ diệu hy hữu trong cơ thể. Nhà vua liền hỏi: - Các trái xoài này kiếm được ở đâu? Ðám cận thần đáp: - Tâu Hoàng thượng, chúng thần nghe nói ở vùng Tuyết Sơn, chúa tể của núi đồi. - Vậy có thể tìm ra chúng chăng? - Tâu Hoàng thượng, đám thợ rừng có thể biết việc ấy. Nhà vua truyền đưa đám thợ rừng vào, ban một ngàn đồng tiền cho một người thợ nghèo và bảo gã ra đi: - Này, hãy đi mang xoài tiên về cho trẫm ngay. Kẻ ấy đi lên thượng lưu sông Hằng đến tận hồ Kannamunda. Khi gã đã đi quá xa con đường của mọi người, gã gặp liên tiếp ba vị ẩn sĩ khổ hạnh chỉ đường, vị thứ ba khuyên gã: - Hãy rời bỏ sông Hằng lớn này, đi theo dòng sông nhỏ kia và cứ lên mãi cho đến khi chú thấy một kẽ nứt trong núi đá. Rồi chú phải vào sâu trong đó ban đêm với ngọn đèn. Vì con sông này không chảy ban đêm, nên chú có thể du hành cách ấy. Gã làm theo lời dặn, và vào lúc rạng đông, gã đến một vùng có chính vườn xoài tuyệt diệu ấy. Khu rừng vang dội tiếng hót du dương của nhiều đàn chim đủ loại và được tô điểm thêm vẻ đẹp bằng những khóm cây xanh sum suê vươn những cành lá trĩu xuống dưới sức nặng của các chùm trái. Cả vùng rực rỡ trong làn ánh sáng tỏa ra từ vô số châu ngọc. (Hai câu này được bổ sung từ tập Sớ giải của Dhammapala). Thế rồi, khi các nữ nhân vắng chồng đã lâu, nay thấy gã đi đến từ xa, vội chạy tới bảo nhau: - Người này thuộc về ta! Người này thuộc về ta! Thuở ấy, gã chưa từng làm các thiện nghiệp xứng đáng hưởng thọ lạc thú thần tiên với hội chúng này trong tiên cảnh. Vì thế chỉ thoạt trông thấy chúng, gã đã kinh hoàng vừa chạy vừa thét lớn. Khi về tới Ba-la-nại, gã trình nhà vua mọi sự đã xảy ra. Khi nghe việc này, trong tâm nhà vua khởi lên một ước muốn gặp các nữ quỷ thần kia và hưởng thú ăn xoài tiên. Vì thế nhà vua liền giao quốc độ cho các vị cận thần, và lấy cớ đi săn, nhà vua đem cung tên và kiếm cùng vài thị vệ khởi hành về vùng ấy như lời người thợ rừng dặn. Sau khi đi được vài do-tuần, nhà vua giã từ đám cận vệ và tiếp tục đi với người thợ rừng. Sau một khoảng đường nữa, nhà vua lại bảo gã trở về. Vào lúc rạng đông, nhà vua đã đến vườn xoài trong tiên cảnh. Thuở ấy, khi các nữ quỷ thần thấy nhà vua hồi xuân như một tiên đồng giáng thế, liền ra nghênh tiếp và khi biết ngài là một quân vương, chúng liền đưa vào lâu đài, dâng các thứ tiên thực và phục vụ ngài như ý. Thế rồi sau một trăm năm mươi năm trôi qua, một hôm nhà vua thức dậy nửa đêm và thấy nữ quỷ đã phạm giới kia đi ra phía bờ hồ sen. Ðộng lòng hiếu kỳ, ngài đi theo nữ quỷ. Sau đó ngài thấy nữ quỷ bị một con chó lớn vồ xé xác ngay khi vừa mới tới nơi. Suốt ba ngày liền ngài suy xét, không làm sao có thể hiểu được ý nghĩa việc này. Hôm sau này cầm mũi tên nhọn bắn con chó kia bỏ mạng và vừa khi nữ quỷ đã nhảy vào hồ sen, lập tức ngài thấy nàng xuất hiện với dung sắc phục hồi như trước. Ngài liền ngâm kệ hỏi nàng những sự việc đã xảy ra:
Khi được nhà vua hỏi như vậy, nữ quỷ liền kể chuyện đời này:
Nàng nói như vậy xong rồi lại ngâm hai vần kệ ca ngợi đặc ân mà nhà vua đã ban cho nàng:
Ngay lúc ấy bỗng nhiên nhà vua cảm thấy chán sống ở cảnh tiên kia, liền nói ý định giã từ cho nàng biết và ngâm vần kệ cuối cùng:
Khi đã nghe lời của nhà vua, nữ quỷ thần ở lâu đài ấy không chịu nổi sự biệt ly. Lòng nàng rối bời vì đau khổ ưu phiền và toàn thân nàng run lên xúc động. Song dù nàng đã dùng đủ cách khẩn cầu nhà vua, nàng cũng không thể thuyết phục ngài ở lại được nữa. Nàng đành đưa ngài về kinh đô cùng nhiều châu báu và rước ngài vào cung điện. Sau đó nàng than khóc bi thảm và trở về trú xứ của nàng ngay. Khi nhà vua thấy vậy, lòng ngài xúc động vô cùng. Từ đó về sau ngài thực hành nhiều thiện sự như bố thí cùng các phương tiện khác và được sanh lên cõi thiên. Thế rồi khi đức Thế Tôn Gotama giáng sanh ở cõi đời, và theo thời gian đã đến cư trú tại thành Sàvatth, một hôm Tôn giả Mahà-Moggallàna du hành vào vùng núi này trông thấy nữ thần cùng đoàn tùy tùng của nàng, bèn hỏi về hạnh nghiệp mà nàng đã tạo trước kia. Nàng kể với Tôn giả mọi sự và Tôn giả trình bày câu chuyện ấy lên đức Thế Tôn.
13. (25) Chuyện Hoàng Hậu Ubbarì (Ubbarì) Bậc Ðạo Sư kể chuyện này trong lúc đang trú tại Jetavana. Ở Sàvatthi, người chồng của một nữ đệ tử tại gia vừa từ trần. Nàng ưu phiền đi đến nghĩa địa khóc than. Khi đức Thế Tôn nhận thấy nàng đã đạt thành các đức tính đưa đến quả Dự Lưu, ngài động lòng bi mẫn, đi đến nhà nàng và hỏi tại sao nàng khóc. Nàng đáp: - Bạch đức Thế Tôn, quả con đang đau buồn vì xa cách một người thân của con. Sau đó đức Thế Tôn kể một chuyện quá khứ. Thuở xưa trong quốc độ Pancala ở thành Kapila có một vị vua mệnh danh Cùlani Brahmadatta chuyên tâm làm phước nghiệp sự lợi ích cho thần dân và không hề phạm Thập Vương pháp. Một hôm mong muốn nghe thần dân bàn tán việc gì trong xứ sở của mình, ngài bèn cải trang làm một thợ may và rời kinh thành mà không có ai hầu cận. Trong lúc ngài du hành từ làng này sang làng khác, quận này sang quận khác, ngài nhận thấy toàn quốc không có trộm cướp và bất công đàn áp, dân chúng sống thân thiện với nhau và có thể là an trú trong mọi nhà cửa mở toang. Lòng vui mừng hớn hở, ngài khởi hành quay về kinh và đi đến một thị trấn nọ, ngài vào nhà một góa phụ nghèo khó. Khi thấy ngài, bà ấy hỏi: - Này Tôn ông là ai? Tôn ông từ đâu đến đây? Ngài đáp: - Này hiền phụ, ta là một thợ may; ta đang đi quanh quẩn may thuê vá mướn để kiếm tiền. Nếu bà có vật gì cần may, bà hãy đưa cho ta, cả quần áo lẫn khăn đội đầu, ta sẽ may cho bà. Bà liền nói: - Chúng tôi không có việc gì cần làm về quần áo hoặc khăn đội đầu cả. Ông đi làm cho các người khác nhé. Trong khi ngài ở vùng đó vài ngày, ngài thấy con gái bà có đủ tướng mạo tốt lành của phúc phận và đức hạnh, ngày sau ngài liền bảo bà mẹ: - Nếu con gái bà chưa gả cho ai, thì xin bà hãy gả cho tôi. Tôi có đủ khả năng tìm kế sinh nhai để mẹ con bà no ấm. Bà ấy gả con gái cho ngài. Sau khi đã ở lại với nàng vài ngày, ngài đưa cho nàng một ngàn đồng tiền vàng Kahàpana và nói: - Ta sẽ trở lại trong vòng vài ngày thôi. Hiền thê chớ lo buồn gì cả. Ngay sau đó ngài trở về kinh thành. Khi đã truyền lệnh đắp đường thật bằng phẳng giữa kinh đô và làng ấy cùng trang hoàng mọi sự xong xuôi, ngài đi đến nơi kia trong cảnh huy hoàng rực rỡ. Sau khi đã chất một đống tiền vàng lớn trên thân cô thiếu nữ và truyền đem nàng đi tắm rửa trong các chậu bằng vàng bạc, ngài đặt tên nàng là Ubbarì và phong nàng ngôi hoàng hậu. Ngài ban cho quyến thuộc nàng ngôi làng ấy và sau đó đưa nàng về kinh trong cảnh oai nghi lộng lẫy. Ngài sống đời hạnh phúc với nàng, trị nước phồn vinh và sau đó băng hà. Nỗi ưu phiền của Ubbarì được các vị kết tập Kinh điển kể lại như vầy:
Vị khổ hạnh liền bảo hoàng hậu Ubbarì:
Ubbarì:
Vị khổ hạnh:
Ubbarì:
Vị khổ hạnh:
Ubbarì:
Ðể phát họa sự chứng đắc của Ubbarì, bậc Ðạo Sư ngâm bốn vần kệ:
[Phẩm trước][Mục lục][Phẩm kế][ Đầu Trang ] |