Trung Tâm Hộ Tông Trang Chủ


Trung Bộ Kinh
Majjhima Nikaya

149. Ðại kinh Sáu xứ
(Mahàsalàyatanika sutta)


Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc).

Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", -- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng Ðại Kinh Sáu Xứ. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng.

-- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, không biết, không thấy như chơn mắt; không biết, không thấy như chơn các sắc; không biết, không thấy như chơn nhãn thức; không biết, không thấy như chơn nhãn xúc; do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không biết, không thấy như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với mắt, ái trước đối với các sắc, ái trước đối với nhãn thức, ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tích trữ trong tương lai. Và ái của vị ấy đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này, chỗ kia; ái ấy được tăng trưởng; những thân ưu não tăng trưởng; những tâm ưu não tăng trưởng; những thân nhiệt não tăng trưởng; những tâm khổ não tăng trưởng. Vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn tai...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn mũi...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn lưỡi...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn thân...; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, không thấy và không biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ; không thấy và không biết như chơn cảm thọ ấy, vị ấy ái trước đối với ý, ái trước đối với pháp, ái trước đối với ý thức, ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ, ... vị ấy cảm thọ thân khổ và tâm khổ.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mắt, thấy và biết như chơn các sắc, thấy và biết như chơn nhãn thức, thấy và biết như chơn nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, thấy và biết như chơn cảm thọ ấy; vị ấy không ái trước đối với con mắt, không ái trước đối với các sắc, không ái trước đối với nhãn thức, không ái trước đối với nhãn xúc. Do duyên nhãn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi vị ấy trú, quán sát vị ngọt, không bị ái trước, hệ lụy và tham đắm, nên năm thủ uẩn đi đến tàn diệt trong tương lai. Và ái của vị ấy, đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm sự hoan lạc chỗ này chỗ kia; ái ấy được đoạn tận; những thân ưu não của vị ấy được đoạn tận; những tâm ưu não được đoạn tận; những thân nhiệt não được đoạn tận; những tâm nhiệt não được đoạn tận; những thân khổ não được đoạn tận; những tâm khổ não được đoạn tận; vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc.

Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy, tư duy ấy là chánh tư duy. Tinh tấn gì như chơn của vị ấy, tinh tấn ấy là chánh tinh tấn. Niệm gì như chơn của vị ấy, niệm ấy là chánh niệm. Ðịnh gì như chơn của vị ấy, định ấy là chánh định. Thân nghiệp, ngữ nghiệp, sinh mạng của vị ấy được thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy, bốn niệm xứ đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn chánh tinh tấn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bốn như ý túc cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm căn cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; năm lực cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn; bảy giác chi cũng đi đến tu tập và phát triển sung mãn. Và nơi vị ấy, hai pháp này được chuyển vận song hành: Chỉ và Quán. Với thượng trí, vị ấy liễu tri những pháp cần phải liễu tri với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy đoạn tận những pháp cần phải đoạn tận với thượng trí. Với thượng trí vị ấy, tu tập những pháp cần phải tu tập với thượng trí. Với thượng trí, vị ấy chứng ngộ những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí ? Cần phải trả lời là năm thủ uẩn, tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Những pháp này là những pháp cần phải liễu tri với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải đoạn tận với thượng trí ? Vô minh và hữu ái, những pháp này cần phải đoạn tận với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp cần phải tu tập với thượng trí ? Chỉ và Quán, những pháp này cần phải tu tập với thượng trí.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn tai...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn mũi...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn lưỡi...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn thân...; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn các pháp; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý thức; này các Tỷ-kheo, thấy và biết như chơn ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ; thấy và biết như chơn cảm thọ ấy, nên vị ấy không ái trước đối với ý, không ái trước đối với các pháp, không ái trước đối với ý thức, không ái trước đối với ý xúc. Do duyên ý xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ, hay bất khổ bất lạc thọ; vị ấy không ái trước đối với cảm thọ ấy... tâm khổ não được đoạn tận. Vị ấy cảm thọ thân lạc và tâm lạc. Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến. Tư duy gì như chơn của vị ấy... hoạt mạng của vị ấy đi đến thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy. Do sự tu tập Thánh đạo Tám ngành này như vậy...Và này các Tỷ-kheo, thế nào là những pháp cần phải chứng ngộ với thượng trí ? Minh và giải thoát, những pháp này cần phải chứng ngộ với thượng trí.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Chân thành cám ơn anh HDC và nhóm Phật tử VH đã có thiện tâm gửi tặng ấn bản điện tử.
(Bình Anson hiệu đính, dựa theo bản Anh ngữ "The Middle Length Discourses of the Buddha", Tỳ kheo Nanamoli và Tỳ kheo Bodhi dịch, 1995).
15-07-2004


Majjhima Nikaya 149

Mahasalayatanika Sutta
The Great Six Sense-media Discourse

Translated by Bhikkhu Thanissaro


I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Savatthi in Jeta's Grove, Anathapindika's Monastery. There he addressed the monks: "Monks!"

"Yes, lord," the monks responded to him.

"Monks, I will teach you the great six sense-media [discourse]. Listen and pay close attention. I will speak."

"As you say, lord," the monks responded.

The Blessed One said: "Not knowing, not seeing the eye as it actually is present; not knowing, not seeing forms...consciousness at the eye...contact at the eye as they actually are present; not knowing, not seeing whatever arises conditioned through contact at the eye -- experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain -- as it actually is present, one is infatuated with the eye...forms...consciousness at the eye...contact at the eye...whatever arises conditioned by contact at the eye and is experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain.

"For him -- infatuated, attached, confused, not remaining focused on their drawbacks -- the five aggregates for sustenance head toward future accumulation. The craving that makes for further becoming -- accompanied by passion and delight, relishing now this and now that -- grows within him. His bodily disturbances and mental disturbances grow. His bodily torments and mental torments grow. His bodily distresses and mental distresses grow. He is sensitive both to bodily stress and mental stress.

"Not knowing, not seeing the ear...Not knowing, not seeing the nose...Not knowing, not seeing the tongue...Not knowing, not seeing the body...

"Not knowing, not seeing the intellect as it actually is present; not knowing, not seeing ideas...consciousness at the intellect...contact at the intellect as they actually are present; not knowing, not seeing whatever arises conditioned through intellect-contact -- experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain -- as it actually is present, one is infatuated with the intellect...ideas...consciousness at the intellect...contact at the intellect...whatever arises conditioned by contact at the intellect and is experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain.

"For him -- infatuated, attached, confused, not remaining focused on their drawbacks -- the five aggregates for sustenance head toward future accumulation. The craving that makes for further becoming -- accompanied by passion and delight, relishing now this and now that -- grows within him. His bodily disturbances and mental disturbances grow. His bodily torments and mental torments grow. His bodily distresses and mental distresses grow. He is sensitive both to bodily stress and mental stress.

"However, knowing and seeing the eye as it actually is present, knowing and seeing forms...consciousness at the eye...contact at the eye as they actually are present, knowing and seeing whatever arises conditioned through contact at the eye -- experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain -- as it actually is present, one is not infatuated with the eye...forms...consciousness at the eye...contact at the eye...whatever arises conditioned by contact at the eye and is experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain.

"For him -- uninfatuated, unattached, unconfused, remaining focused on their drawbacks -- the five aggregates for sustenance head toward future diminution. The craving that makes for further becoming -- accompanied by passion and delight, relishing now this and now that -- is abandoned by him. His bodily disturbances and mental disturbances are abandoned. His bodily torments and mental torments are abandoned. His bodily distresses and mental distresses are abandoned. He is sensitive both to ease of body and ease of awareness.

"Any view belonging to one who has come to be like this is his right view. Any resolve, his right resolve. Any effort, his right effort. Any mindfulness, his right mindfulness. Any concentration, his right concentration: just as earlier his actions, speech, and livelihood were already well-purified. Thus for him, having thus developed the noble eightfold path, the four frames of reference go to the culmination of their development. The four right exertions...the four bases of power...the five faculties...the five strengths...the seven factors of Awakening go to the culmination of their development.[1] [And] for him these two qualities occur in tandem: tranquillity and insight.

"He comprehends through direct knowledge whatever qualities are to be comprehended through direct knowledge, abandons through direct knowledge whatever qualities are to be abandoned through direct knowledge, develops through direct knowledge whatever qualities are to be developed through direct knowledge, and realizes through direct knowledge whatever qualities are to be realized through direct knowledge.

"And what qualities are to be comprehended through direct knowledge? 'The five aggregates of clinging/sustenance,' should be the reply. Which five? Form as an aggregate of clinging/sustenance...feeling...perception...fabrications...consciousness as an aggregate of clinging/sustenance. These are the qualities that are to be comprehended through direct knowledge.

"And what qualities are to be abandoned through direct knowledge? Ignorance and craving for becoming: these are the qualities that are to be abandoned through direct knowledge.

"And what qualities are to be developed through direct knowledge? Tranquillity and insight: these are the qualities that are to be developed through direct knowledge.

"And what qualities are to be realized through direct knowledge? Clear knowing and release: these are the qualities that are to be realized through direct knowledge.

"Knowing and seeing the ear...Knowing and seeing the nose...Knowing and seeing the tongue...Knowing and seeing the body...

"Knowing and seeing the intellect as it actually is present, knowing and seeing ideas...consciousness at the intellect...contact at the intellect as they actually are present, knowing and seeing whatever arises conditioned through intellect-contact -- experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain -- as it actually is present, one is not infatuated with the intellect...ideas...consciousness at the intellect...contact at the intellect...whatever arises conditioned by contact at the intellect and is experienced as pleasure, pain, or neither-pleasure-nor-pain.

"For him -- uninfatuated, unattached, unconfused, remaining focused on their drawbacks -- the five aggregates for sustenance head toward future diminution. The craving that makes for further becoming -- accompanied by passion and delight, relishing now this and now that -- is abandoned by him. His bodily disturbances and mental disturbances are abandoned. His bodily torments and mental torments are abandoned. His bodily distresses and mental distresses are abandoned. He is sensitive both to ease of body and ease of awareness.

"Any view belonging to one who has come to be like this is his right view. Any resolve, his right resolve. Any effort, his right effort. Any mindfulness, his right mindfulness. Any concentration, his right concentration: just as earlier his actions, speech, and livelihood were already well-purified. Thus for him, having thus developed the noble eightfold path, the four frames of reference go to the culmination of their development. The four right exertions...the four bases of power...the five faculties...the five strengths...the seven factors of Awakening go to the culmination of their development. [And] for him these two qualities occur in tandem: tranquillity and insight.

"He comprehends through direct knowledge whatever qualities are to be comprehended through direct knowledge, abandons through direct knowledge whatever qualities are to be abandoned through direct knowledge, develops through direct knowledge whatever qualities are to be developed through direct knowledge, and realizes through direct knowledge whatever qualities are to be realized through direct knowledge.

"And what qualities are to be comprehended through direct knowledge? 'The five aggregates of clinging/sustenance,' should be the reply. Which five? Form as an aggregate of clinging/sustenance...feeling...perception...fabrications...consciousness as an aggregate of clinging/sustenance. These are the qualities that are to be comprehended through direct knowledge.

"And what qualities are to be abandoned through direct knowledge? Ignorance and craving for becoming: these are the qualities that are to be abandoned through direct knowledge.

"And what qualities are to be developed through direct knowledge? Tranquillity and insight: these are the qualities that are to be developed through direct knowledge.

"And what qualities are to be realized through direct knowledge? Clear knowing and release: these are the qualities that are to be realized through direct knowledge."

That is what the Blessed One said. Gratified, the monks delighted in the Blessed One's words.


Note:

1. These thirty-seven qualities are collectively termed the "wings to awakening" (bodhipakkhiyadhamma). [Go back]


[Mục lục kinh Trung Bộ][Trở về trang Thư Mục]