Trung Tâm Hộ Tông
Trang Chủ
Tương Ưng Bộ -
Samyutta Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
[22] Chương I Tương Ưng Uẩn (c)-ooOoo- B. Năm Mươi Kinh Ở Giữa I. Phẩm Tham Luyến I. Tham Luyến (Tạp 2, Ðại 2,9a) (S.iii,53) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, tham luyến là không giải thoát. Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 4) Hay do tham luyến thọ ... tham luyến tưởng ... tham luyến hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 5) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, sự tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 6-10) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. 11) Không có chỗ y chỉ ấy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát. Do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". II. Chủng Tử (Tạp 2, Ðại 2,8c) (S.iii,54) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm loại chủng tử. Thế nào là năm? Chủng tử từ rễ, chủng tử từ thân, chủng tử từ đọt, chủng tử từ quả, và chủng tử từ chủng tử là thứ năm. 4) Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, nhưng không có đất, và không có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 5) -- Và này các Tỷ-kheo, nếu năm loại chủng tử này không bị hư hoại, không bị hư thối, không bị gió và nhiệt phá hoại, có lõi cứng, khéo gieo, có đất và có nước, thời này các Tỷ-kheo, năm loại chủng tử này có thể tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh được không? -- Thưa được, bạch Thế Tôn. 6) -- Này các Tỷ-kheo, ví như đất, bốn thức trú cần phải được xem như vậy. Ví như nước, này các Tỷ-kheo, hỷ tham cần phải được xem như vậy. Ví như năm loại chủng tử, này các Tỷ-kheo, thức cùng các món ăn cần phải được xem như vậy. 7) Do tham luyến sắc, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 8-10) Do tham luyến thọ... Do tham luyến tưởng... Do tham luyến các hành, này các Tỷ-kheo, thức có chân đứng được tồn tại. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 11) Này các Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, tăng thịnh hay sự lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 12) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. 13-16) Này các Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... đối với tưởng giới... đối với hành giới... đối với thức giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không có hiện hữu. 17) Không có chỗ y chỉ như vậy, thức không tăng thịnh, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". III. Lời Cảm Hứng (Tạp 2, Ðại 2,16c) (S.iii,55) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi... 2) Ở đấy, Thế Tôn nói lên lời cảm hứng như sau:
3) Ðược nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn: -- Như thế nào bạch Thế Tôn:
4) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu không thấy rõ các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không thấy rõ các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân, quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, quán thọ... quán tưởng... quán các hành... quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. 5) Vị ấy không như thật biết rõ (pajànàti) sắc vô thường là sắc vô thường, không như thật biết rõ thọ vô thường là thọ vô thường, không như thật biết rõ tưởng vô thường là tưởng vô thường, không như thật biết rõ hành vô thường là hành vô thường, không như thật biết rõ thức vô thường là thức vô thường. 6) Không như thật biết rõ sắc khổ là sắc khổ, không như thật biết rõ thọ khổ... tưởng khổ... hành khổ... không như thật biết rõ thức khổ là thức khổ. 7) Không như thật biết rõ sắc vô ngã là sắc vô ngã, không như thật biết rõ thọ vô ngã... tưởng vô ngã... hành vô ngã... không như thật biết rõ thức vô ngã là thức vô ngã. 8) Không như thật biết rõ sắc hữu vi là sắc hữu vi, không như thật biết rõ thọ hữu vi... tưởng hữu vi... hành hữu vi... không như thật biết rõ thức hữu vi là thức hữu vi. 9) Không như thật biết rõ sắc sẽ biến diệt... thọ sẽ biến diệt... tưởng sẽ biết diệt... các hành sẽ biến diệt... không như thật biết rõ thức sẽ biến diệt. 10) Còn bậc Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo thấy rõ các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, thấy rõ các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân, không quán sắc như là tự ngã, hay tự ngã như là có sắc, hay sắc ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong sắc, không quán thọ... không quán tưởng... không quán các hành... không quán thức như là tự ngã, hay tự ngã như là có thức, hay thức ở trong tự ngã, hay tự ngã ở trong thức. 11) Vị ấy như thật thấy rõ sắc vô thường là vô thường, thọ vô thường... tưởng vô thường... hành vô thường... thức vô thường là thức vô thường. 12) Vị ấy như thật thấy rõ sắc khổ là sắc khổ, thọ khổ... tưởng khổ... hành khổ... như thật thấy rõ thức khổ là thức khổ. 13) Vị ấy như thật thấy rõ sắc vô ngã là sắc vô ngã, thọ vô ngã... tưởng vô ngã... các hành vô ngã... thức vô ngã là thức vô ngã. 14) Vị ấy như thật thấy rõ sắc hữu vi là sắc hữu vi, thọ hữu vi... tưởng hữu vi... các hành hữu vi... thức hữu vi là thức hữu vi. 15) Vị ấy như thật thấy rõ sắc sẽ biến diệt là sắc sẽ biến diệt, thọ sẽ biến diệt... tưởng sẽ biến diệt... các hành sẽ biến diệt... thức sẽ biến diệt là thức sẽ biến diệt. 16) Do sắc biến diệt, thọ biến diệt, tưởng biến diệt, hành biến diệt, thức biến diệt, vị Tỷ-kheo nói lên lời cảm hứng:
17) -- Dầu cho quyết tâm như vậy, bạch Thế Tôn, vị Tỷ-kheo có thể cắt đứt hạ phần kiết sử. Nhưng bạch Thế Tôn, biết như thế nào, thấy như thế nào, các lậu hoặc được đoạn tận lập tức? 18) -- Ở đây, này Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu hoảng sợ tại chỗ không có gì đáng hoảng sợ; kẻ vô văn phàm phu hoảng sợ như sau:
19) Và vị Ða văn Thánh đệ tử, này Tỷ-kheo, không hoảng sợ tại chỗ không có gì đáng hoảng sợ; vị Ða văn Thánh đệ tử không có hoảng sợ như sau:
20) Này Tỷ-kheo, do tham luyến sắc, thức có chân đứng được an trú. Với sắc là sở duyên, với sắc là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 21-33) Do tham luyến thọ... do tham luyến tưởng... do tham luyến hành... do tham luyến thức, này Tỷ-kheo, thức có chân đứng được an trú. Với hành là sở duyên, với hành là trú xứ, (thức) hướng tìm hỷ, đi đến tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh. 24) Này Tỷ-kheo, ai nói như sau: "Ngoài sắc, ngoài thọ, ngoài tưởng, ngoài các hành, tôi sẽ chỉ rõ sự đến hay đi, sự diệt hay sanh, sự tăng trưởng, tăng thịnh, lớn mạnh của thức", sự việc như vậy không xảy ra. 25) Này Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với sắc giới; do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu. 26) Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thọ giới... 27) Này Tỷ-kheo, nếu vị Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với tưởng giới... 28) Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với hành giới... 29) Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu. 30) Không có chỗ y chỉ như vậy thức không tăng trưởng, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". IV. Thủ Chuyển (Tạp 2, Ðại 2,9b) (S.iii,58) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. 4) Này các Tỷ-kheo, khi nào Ta chưa như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, thì cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. 5) Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào Ta đã như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác. 6) Và thế nào là bốn chuyển? Ta đã thắng tri sắc, Ta đã thắng tri sắc tập khởi, Ta đã thắng tri sắc đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ta đã thắng tri thọ... tưởng... hành... Ta đã thắng tri thức, Ta đã thắng tri thức tập khởi, Ta đã thắng tri thức đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt. 7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đấy được gọi là sắc. Do các thức ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các thức ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Và con đường đưa đến sắc đoạn diệt là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. 8) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào do thắng tri sắc như vậy; do thắng tri sắc tập khởi như vậy, do thắng tri sắc đoạn diệt như vậy, do thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 9) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy... thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định. 11) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 12) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ! 13-15) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 16) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định. 17) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 18) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành, họ giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 19) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định. 20) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 21) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. V. Bảy Xứ (Sattatthàna) (Tạp 2, Ðại 2,10a; 498c; 875b) (Tăng 35, Ðại 2,754b) (S.iii,61) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một bậc tối thượng nhân. 4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ? 5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo biết rõ (pajànati) sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biết rõ sự xuất ly của sắc. 6-8) ... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành... 9) ... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết rõ sự xuất ly của thức. 10) Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc. Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định... 11) Duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là sự xuất ly của sắc. 12) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 13) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: Thọ do nhãn xúc sanh... thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định. 15) Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ. Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọi là sự xuất ly của thọ. 16) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 17) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 18-20) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 21) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành? Này các Tỷ-kheo, có sáu tư thân: Sắc tư... pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định. 22) Do duyên hành khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của hành. Các hành vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của hành. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với các hành, đây là sự xuất ly của các hành. 23-24) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này... Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến... chánh định. 26) Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức. Thức vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là sự xuất ly của thức. 27) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này. 28) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ giải thoát, không chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ. 29) Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ. 30) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo giới, quán sát theo xứ, quán sát theo duyên khởi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách. 31) Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một vị tối thượng nhân. VI. Chánh Ðẳng Giác. (S.iii,54) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ. 4) Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ. 5-7) Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt tưởng... đoạn diệt các hành... đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, Chánh Ðẳng Giác. Còn vị Tỷ-kheo, này các Tỷ-kheo, được giải thoát nhờ trí tuệ, do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, được gọi là bậc Giải Thoát, không có chấp thủ, giải thoát nhờ trí tuệ. 8) Ở đây, này các Tỷ-kheo, thế nào là sự sai biệt, thế nào là sự đặc thù, thế nào là sự sai khác giữa bậc Như Lai, A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ? 9) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm chỉ đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ y chỉ. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu được Thế Tôn nói lên ý nghĩa của lời này. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì! -- Vậy này các Tỷ-kheo, hãy nghe và khéo suy nghiệm, Ta sẽ nói: -- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. 10) Thế Tôn nói như sau: -- Như Lai, này các Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, làm cho khởi lên con đường (trước kia) chưa khởi, là bậc đem lại con đường (trước kia) chưa được đem lại, là bậc tuyên thuyết con đường (trước kia) chưa được tuyên thuyết, bậc tri đạo, bậc ngộ đạo, bậc thuần thục về đạo. Còn nay, này các Tỷ-kheo, các vị đệ tử là những vị sống theo đạo, tiếp tục thành tựu (đạo). 11) Này các Tỷ-kheo, đây là sự sai biệt, sự đặc thù, sự sai khác giữa Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác và bậc Tỷ-kheo được giải thoát nhờ trí tuệ. VII. Năm Vị (Vô ngã tưởng) (Ðại 2,7c) (Luật tạng, Ðại phẩm q.1, từ trang 3) (S.iii,66) 1) Một thời Thế Tôn ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isìpatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển. 2) Ở đây Thế Tôn nói với đoàn năm vị Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Thưa vâng bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các sắc như sau: "Mong rằng sắc của tôi là như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 4) Và này các Tỷ-kheo, vì sắc là vô ngã. Do vậy sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc: "Mong rằng sắc của tôi như thế này! Mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế này!" 5) Thọ, này các Tỷ-kheo, là vô ngã. Này các Tỷ-kheo, nếu thọ là ngã, thời thọ không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các thọ như sau: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!" 6) Và này các Tỷ-kheo, vì thọ là vô ngã. Do vậy, thọ đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các thọ: "Mong rằng thọ của tôi như thế này! Mong rằng thọ của tôi chẳng phải như thế này!" 7) Tưởng là vô ngã... 8) Các hành là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu các hành là ngã, thời các hành không thể đi đến bệnh hoạn và có thể được các hành như sau: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi chẳng phải như thế này!" 9) Và này các Tỷ-kheo, vì các hành là vô ngã. Do vậy, các hành đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các hành: "Mong rằng các hành của tôi như thế này! Mong rằng các hành của tôi không phải như thế này!" 10) Thức là vô ngã, này các Tỷ-kheo, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được các thức như sau: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!" 11) Và này các Tỷ-kheo, vì thức là vô ngã. Do vậy, thức đi đến bệnh hoạn, và không có thể có được thức: "Mong rằng thức của tôi như thế này! Mong rằng thức của tôi chẳng phải như thế này!" 12) Này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Sắc là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn! -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: " Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 13-15) -- Thọ... Tưởng... Các hành... 16) Thức là thường hay vô thường? -- Là vô thường, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường là khổ hay lạc? -- Là khổ, bạch Thế Tôn. -- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi quán cái ấy là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi"? -- Thưa không, bạch Thế Tôn. 17) -- Do vậy, này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". 18) Phàm thọ gì... 19) Phàm tưởng gì... 20) Phàm các hành gì... 21) Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí tuệ như sau: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". 22) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm y đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". 23) Thế Tôn thuyết như vậy. Nhóm năm vị Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy. Trong khi lời dạy này được nói lên, tâm của nhóm năm vị Tỷ-kheo được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ. VIII. Mahàli (Tạp 3,32, Phú-Lâu-Na, Ðại 2,20b)(Siii,68) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, trong rừng Ðại Lâm, tại Trùng Các đại giảng đường. 2) Rồi Mahàli, người Licchavi, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Mahàli, người Licchavi, bạch Thế Tôn: 3) -- Puràna Kassapa (Phú-lan-na Ca-diếp), bạch Thế Tôn, thuyết như sau: "Không nhân, không duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Không nhân, không duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Không nhân, không duyên, chúng sanh được thanh tịnh". Ở đây, bạch Thế Tôn, Thế Tôn thuyết như thế nào? 4) -- Này Mahàli, có nhân, có duyên là sự nhiễm ô của chúng sanh. Này Mahàli, có nhân, có duyên, chúng sanh bị nhiễm ô. Này Mahàli, có nhân có duyên là sự thanh tịnh của chúng sanh. Có nhân, có duyên, chúng sanh được thanh tịnh. 5) -- Nhưng bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì là sự nhiễm ô của chúng sanh? Do có nhân gì, do có duyên gì chúng sanh bị nhiễm ô? 6) -- Này Mahàli, nếu sắc nhứt hướng khổ, rơi trên đau khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với sắc. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô. 7) Và này Mahàli, nếu thọ nhứt hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời các chúng sanh không tham đắm đối với thọ. Và vì rằng, này Mahàli, thọ là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, cho nên chúng sanh tham đắm đối với thọ. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô. 8-9) Và này Mahàli, nếu tưởng nhứt hướng khổ... nếu các hành nhứt hướng khổ... 10) Và này Mahàli, nếu thức nhứt hướng khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, thời chúng sanh không tham đắm đối với thức. Vì rằng, này Mahàli, thức là lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, do vậy chúng sanh tham đắm đối với thức. Do tham đắm nên bị triền phược, do bị triền phược nên bị nhiễm ô. Này Mahali, đây là nhân, đây là duyên cho sự nhiễm ô của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh sẽ bị nhiễm ô. 11) -- Bạch Thế Tôn, thế nào là nhân, thế nào là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh? Do có nhân như thế nào, có duyên như thế nào, chúng sanh được thanh tịnh? 12) -- Này Mahàli, nếu sắc là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với sắc. Và vì rằng, này Mahàli, sắc là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với sắc. Do yếm ly nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh. 13) Này Mahàli, nếu thọ là nhứt hướng lạc... 14) Này Mahàli, nếu tưởng là nhứt hướng lạc... 15) Này Mahàli, nếu các hành là nhứt hướng lạc... 16) Này Mahàli, nếu thức là nhứt hướng lạc, rơi trên lạc, nhập cuộc với lạc, không nhập cuộc với khổ, thời chúng sanh không nhàm chán đối với thức. Và vì rằng, này Mahàli, thức là khổ, rơi trên khổ, nhập cuộc với khổ, không nhập cuộc với lạc, do vậy chúng sanh mới yếm ly đối với thức. Do yếm ly nên ly tham, do ly tham nên giải thoát. Này Mahàli, đây là nhân, đây là duyên cho sự thanh tịnh của chúng sanh. Do có nhân như vậy, do có duyên như vậy, chúng sanh được thanh tịnh. IX. Lửa Cháy (S.iii,58) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Sắc, này các Tỷ-kheo, đang bốc cháy; thọ đang bốc cháy; tưởng đang bốc cháy; hành đang bốc cháy; thức đang bốc cháy! 4) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc... đối với thọ... đối với tưởng... đối với các hành... nhàm chán đối với thức. Do nhàm chán nên ly tham; do ly tham nên giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát". 5) Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". X. Ngôn Lộ (S.iii,59) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) -- Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. Thế nào là ba? 4) Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; sắc ấy được xác nhận là "đã có", được xưng danh là "đã có", được thi thiết là "đã có". Sắc ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "sẽ có". 5) Phàm thọ gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; thọ ấy được xác nhận là "đã có", được xưng danh là "đã có", được thi thiết là "đã có". Thọ ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "sẽ có". 6) Phàm tưởng gì đã qua... 7) Phàm các hành gì đã qua... 8) Phàm thức gì đã qua, đã đoạn diệt, đã biến hoại; thức ấy được xác nhận là "đã có", được xưng danh là "đã có", được thi thiết là "đã có". Thức ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "sẽ có". 9) Phàm sắc gì chưa sanh, chưa hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là "sẽ có", được xưng danh là "sẽ có", được thi thiết là "sẽ có". Sắc ấy không được xác nhận là "hiện có", không được xác nhận là "đã có". 10) Phàm thọ gì chưa sanh, chưa hiện hữu; thọ ấy được xác nhận là "sẽ có", được xưng danh là "sẽ có", được thi thiết là "sẽ có". Thọ ấy không được xác nhận là "hiện có", thọ ấy không được xác nhận là "đã có". 11) Phàm tưởng gì... 12) Phàm các hành gì... 13) Phàm thức gì chưa sanh, chưa hiện hữu; thức ấy được xác nhận là "sẽ có", được xưng danh là "sẽ có", được thi thiết là "sẽ có". Thức ấy không được xác nhận là "hiện có", thức ấy không được xác nhận là "đã có". 14) Này các Tỷ-kheo, phàm sắc gì đã sanh, đã hiện hữu; sắc ấy được xác nhận là "hiện có", được xưng danh là "hiện có", được thi thiết là "hiện có". Sắc ấy không được xác nhận là "đã có", không được xác nhận là "sẽ có". 15) Phàm thọ gì đã sanh, đã hiện hữu; thọ ấy được xác nhận là "hiện có", được xưng danh là "hiện có", được thi thiết là "hiện có". Thọ ấy không được xác nhận là "đã có", không được xác nhận là "sẽ có". 16) Phàm tưởng gì... 17) Phàm các hành gì... 18) Phàm thức gì đã sanh, đã hiện hữu ; thức ấy được xác nhận là "hiện có", được xưng danh là "hiện có", được thi thiết là "hiện có". Thức ấy không được xác nhận là "đã có", thức ấy không được xác nhận là "sẽ có". 19) Này các Tỷ-kheo, có ba loại này, ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ, không có lẫn lộn, trước không lẫn lộn, nay không lẫn lộn, tương lai không lẫn lộn, không bị các Sa-môn, Bà-la-môn có trí quở trách. 20) Tuy vậy, dân chúng ở Ukkali, những vị thuyết pháp trong thời an cư mùa mưa, các vị vô nhân luận giả, các vị vô tác luận giả, các vị vô hữu luận giả, những vị ấy cũng không có nghĩ rằng ngôn lộ, danh ngôn lộ, thi thiết lộ này không đáng quở trách, không đáng khinh miệt. Vì sao? Vì rằng, họ sợ quở trách, công kích, phẫn nộ, chỉ trích.
II. Phẩm A-La-Hán I. Chấp Trước (Tạp 1. Ðại 2,4b) (S.iii,73) 1) Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc). 2) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. 3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Ai chấp trước, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu, bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt? -- Ai chấp trước sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai chấp trước thọ, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai chấp trước tưởng... Ai chấp trước các hành... Ai chấp trước thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 6) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời nói vắn tắt này của Ta. Ai chấp trước sắc, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai chấp trước thọ... Ai chấp trước tưởng... Ai chấp trước các hành... Ai chấp trước thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Này Tỷ-kheo, lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) Rồi Tỷ-kheo ấy, sau khi hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài và ra đi. 8) Rồi Tỷ-kheo ấy sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, vì mục đích gì mà các thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, mong cầu chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh; vị ấy, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị ấy chứng tri: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. II. Suy Tưởng (S.iii,74) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Rồi một Tỷ-kheo... bạch Thế Tôn: -- Bạch Thế Tôn, lành thay, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con... nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Ai suy tưởng, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt: 6) -- Ai suy tưởng sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ... tưởng... hành... thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời nói vắn tắt này của Ta. Này Tỷ-kheo, ai suy tưởng sắc, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai suy tưởng thọ... tưởng... các hành... Ai suy tưởng thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không suy tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Này Tỷ-kheo, lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. III. Hoan Hỷ (S.iii,75) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3). .. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con... con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Ai hoan hỷ, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không hoan hỷ, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Như thế nào, này Tỷ-kheo, Ông hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt? 6) -- Ai hoan hỷ sắc, bạch Thế Tôn, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không hoan hỷ, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai hoan hỷ thọ... tưởng... các hành... Ai hoan hỷ thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không hoan hỷ, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy Ông đã hiểu một cách rộng rãi ý nghĩa lời Ta nói một cách vắn tắt. Ai hoan hỷ sắc, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không hoan hỷ, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Ai hoan hỷ thọ... tưởng... các hành... Ai hoan hỷ thức, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không hoan hỷ, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. Này Tỷ-kheo, lời nói vắn tắt này của Ta cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Vị Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. IV. Vô Thường (Tạp 1, Ðại 2,3b) (S.iii,76) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi. Rồi một Tỷ-kheo... bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con... con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần... 4) -- Cái gì vô thường, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông phải đoạn trừ lòng dục. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào? 6) -- Sắc là vô thường, bạch Thế Tôn, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô thường, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Như vậy lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Sắc là vô thường, này Tỷ-kheo, ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ là vô thường... Tưởng là vô thường... Các hành là vô thường... Thức là vô thường, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. V. Khổ (S.iii,77) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi. Rồi một Tỷ-kheo... bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con... con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Cái gì khổ, này các Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào? 6) -- Sắc là khổ, bạch Thế Tôn. Ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là khổ, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Sắc là khổ, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục... Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là khổ, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. VI. Vô Ngã (Tạp 1, Ðại 2,3b) (S.iii,77) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi. Rồi một Tỷ-kheo... bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con... con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần. 4) -- Cái gì vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. -- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu. 5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào? 6) -- Sắc là vô ngã, bạch Thế Tôn, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô ngã, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Sắc là vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. VII. Không Ðáng Thuộc Tự Ngã (Tạp 1, Ðại 2,3c) (S.iii,79) 1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi... Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con.... 4) -- Cái gì không đáng thuộc tự ngã, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. -- Con đã hiểu, bạch Thế Tôn! Con đã hiểu, bạch Thiện Thệ. 5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào? 6) -- Sắc không đáng thuộc tự ngã, bạch Thế Tôn, ở đây, con cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức không đáng thuộc tự ngã, ở đây, con cần phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời dạy vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời nói vắn tắt này của Ta, Ông đã hiểu một cách rộng rãi. Sắc không đáng thuộc tự ngã, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ.. Tưởng... Các hành...Thức không đáng thuộc tự ngã, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa. VIII. Chỉ Trú Cho Ô Nhiễm (Tạp 1, Ðại 2,4a) (S.iii,79) 1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi... 3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn: -- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con.... 4) -- Cái gì làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. -- Con đã hiểu, bạch Thế Tôn! Con đã hiểu bạch Thiện Thệ. 5) -- Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào? 6) -- Sắc làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, bạch Thế Tôn, ở đây con cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức làm chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, ở đây, con cần phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 7) -- Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo. Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi. Sắc là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng.. Các hành... Thức là chỗ chỉ trú cho sự ô nhiễm, này Tỷ-kheo, ở đây, Ông cần phải đoạn trừ lòng dục. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Tỷ-kheo, Ông cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. 8-9) Rồi Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy... Tỷ-kheo ấy trở thành một vị A-la-hán nữa! IX. Ràdha (Tạp 6, Ðại 2,37c) (S.iii,79) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2-3) Rồi Tôn giả Ràdha đi đến Thế Tôn sau khi đến... bạch Thế Tôn: -- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân thể có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên"? 4) -- Này Ràdha, phàm có sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần được thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". 5) Phàm có thọ... 6) Phàm có tưởng... 7) Phàm có các hành... 8) Phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần được thấy như thật với chánh trí tuệ là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi". 9) Này Ràdha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn tùy miên". 10). .. Tôn giả Ràdha trở thành một vị A-la-hán nữa. X. Suràdha (S.iii,80) 1) Nhân duyên ở Sàvatthi. 2-3). .. Rồi Tôn giả Suràdha bạch Thế Tôn: -- Biết như thế nào, bạch Thế Tôn, thấy như thế nào đối với thân thể có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn", vượt ngoài mọi phân biệt, thuần tịnh, khéo giải thoát? 4) -- Này Suràdha, phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại... xa hay gần; sau khi thấy với chánh trí tuệ như thật tất cả các sắc là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", (vị ấy) được giải thoát, không có chấp thủ. 5-7) Phàm có thọ gì... có tưởng gì... có hành gì... 8) Phàm có thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; sau khi như thật thấy với chánh trí tuệ tất cả các thức là: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", (vị ấy) được giải thoát, không có chấp thủ. 9) Này Suràdha, do biết vậy, do thấy vậy, đối với thân có thức này, và đối với tất cả tướng ở ngoài, không có tư tưởng: "Ngã kiến, ngã sở kiến, ngã mạn", vượt ngoài mọi phân biệt, thuần tịnh, khéo giải thoát. 10) Rồi Tôn giả Suràdha... trở thành một vị A-la-hán nữa. -ooOoo- |
Mục Lục các Tập (Thiên):