Trung Tâm Hộ Tông Trang Chủ
Lễ Dâng Y Kathina Soạn giả: Hộ Pháp |
XUẤT
XỨ CỦA LỄ DÂNG Y KATHINA
Hằng
năm vào ngày rằm tháng 9 (âm lịch), khắp mọi nơi trên các nước Phật giáo Nguyên
Thủy Theravàda, chư Tỳ khưu Tăng sau khi làm đại lễ Pavāraṇā (lễ thỉnh
mời nhắc nhở lỗi lẫn nhau) xong; bắt đầu ngày 16 tháng 9 cho đến ngày
rằm tháng 10, trong suốt 30 ngày ấy, tất cả mọi người Phật tử tại gia là cận sự
nam, cận sự nữ nô nức chuẩn bị làm
lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa,
tại mỗi ngôi chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi. Lễ dâng y kathina là
một nghi lễ theo truyền thống trong Phật giáo từ ngàn xưa cho đến nay.
Trong
đời, có số truyền thống bắt nguồn từ thời gian nào, do một vị nào khởi xướng
đầu tiên khó mà biết được, cho nên người ta thường nói: “Xưa bày nay làm”.
Nhưng truyền thống lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng có xác định thời gian
bắt đầu rõ ràng:
Trong
Tạng Luật, bộ Mahāvagga, phần Kathinakkhandhaka ghi rõ về tích chuyện
bắt đầu Đức Phật cho phép Tỳ khưu thọ y kathina như sau:
Một
thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của ông phú hộ
Anàthapindika gần kinh thành Sàvatthi. Khi ấy nhóm 30 vị Tỳ khưu xứ Pàveyya([1])
đều thọ hạnh đầu đà như: Hạnh đầu đà ở trong rừng, hạnh đầu đà đi khất thực,
hạnh đầu đà thọ taṃ y,… Quý
Ngài đều có ý định đi đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn tại ngôi chùa Jetavana. Trên
đường đi chưa đến kinh thành Sàvatthi, quý Ngài mới đến xứ Sàketa, thì nhằm vào
ngày 16 tháng 6 (âm lịch) là ngày chư Tỳ khưu phải an cư nhập hạ tại một nơi cố
định suốt 3 tháng mùa mưa. Cho nên, quý Ngài
đành phải an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại xứ Sàketa, mà tâm của quý Ngài
luôn luôn hướng về Đức Thế Tôn, quý Ngài thường nói với nhau rằng:
“Đức
Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sàvatthi, khoảng cách
chỗ ở của chúng ta chỉ có 6 do tuần([2]),
nhưng chúng ta không thể đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn được”.
1-
Khi qua 3 tháng mùa mưa, vào ngày rằm tháng 9 (âm lịch), quý Ngài làm đại lễ
Pavàranà (Lễ thỉnh mời nhắc nhở lỗi lẫn nhau) xong, sáng ngày hôm sau (16 tháng
9), quý Ngài tiếp tục lên đường đi đến kinh thành Sàvatthi. Mặc dù tháng cuối
mùa mưa([3])
trời vẫn còn mưa nhẹ hột, trên đường có những vũng nước đầy, đường xá lầy lội,
quý Ngài mặc trên thân mình bộ y bị ướt đẫm và dính đầy sình lầy, thân phải
chịu vất vả, đi đến ngôi chùa Jetavana vào hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi
một nơi hợp lẽ.
Đức
Thế Tôn truyền hỏi chư Tỳ khưu rằng:
-
“Này các con, các con có kham nhẫn được không?
Các
con có điều hòa thân tứ đại này được không?
Các
con sống với nhau hòa hợp, đồng tâm nhất trí, không cãi cọ lẫn nhau, sống an cư
nhập hạ được an lạc trong suốt 3 tháng mùa mưa phải không?
Hằng
ngày các con đi khôngất thực không vất vả lắm phải không?”
Chư
Tỳ khưu bạch với Đức Thế Tôn rằng:
-
“Kính bạch Đức Thế Tôn, chúng con đều kham nhẫn được; chúng con có thể điều hoà
thân tứ đại này được; chúng con sống với nhau hòa hợp, đồng tâm nhất trí, không
cãi cọ lẫn nhau, sống an cư nhập hạ được an lạc trong suốt 3 tháng mùa mưa.
Hằng ngày chúng con đi khôngất thực không vất vả. Bạch Ngài.
Kính
bạch Đức Thế Tôn, chúng con 30 người xứ Pàveyya đều có ý định đi đến hầu đảnh
lễ Đức Thế Tôn, sau đó sẽ an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại kinh thành
Sàvatthi. Khi chúng con đến xứ Sàketa, thì nhằm vào ngày 16 tháng 6, chúng con
đành phải an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại đó, mà tâm của chúng con luôn
luôn hướng về Đức Thế Tôn, chúng con thường nói với nhau rằng:
‘Đức
Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana gần kinh thành Sàvatthi, khoảng cách
chỗ ở của chúng ta chỉ có 6 do tuần, nhưng chúng ta không thể đến hầu đảnh lễ
Đức Thế Tôn được’.
Khi
qua 3 tháng mùa mưa, vào ngày rằm tháng 9 chúng con làm đại lễ Pavàranà xong,
sáng ngày hôm sau (16 tháng 9) tất cả chúng con tiếp tục lên đường đến hầu Đức
Thế Tôn.”
Đức
Phật Cho Phép Chư Tăng Thọ Y Kathina
Khi
ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp tế độ nhóm 30 vị Tỳ khưu xứ Pàveyya, sau khi lắng
nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp, quý Ngài đều chứng đắc thành bậc thánh Arahán.
Nhóm
30 vị Tỳ khưu xứ Pàveyya là nguyên nhân bắt nguồn đầu tiên Đức Thế Tôn cho phép
chư Tỳ khưu, sau khi đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, được thọ y kathina.
Đức Phật dạy rằng:
Này
chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa
xong, được thọ y kathina.
Này
chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu
là:
1-
Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra
khôngỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới).
2-
Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ taṃ y (không phạm giới).
3-
Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ
gọi tên vật thực ấy (không phạm giới).
4-
Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài taṃ y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới).
5-
Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy.
Này
chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu
này([4]).
Sau
khi đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, Tỳ khưu nào đã nói lên lời hoan
hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, không thay đổi chỗ ở, dù đi nơi nào, tâm vẫn
lưu luyến, ràng buộc với ngôi chùa cũ (chỗ đã an cư nhập hạ), vị Tỳ khưu ấy
được hưởng đặc ân 5 quả báu ấy suốt 5 tháng, kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày
rằm tháng 2, hết hạn quả báu kathina.
Nếu
chư Tỳ khưu Tăng không làm lễ thọ y kathina, cũng không làm lễ hoan hỷ y
kathina của chư Tăng, thì chư Tỳ
khưu ấy chỉ được hưởng đặc ân 5 quả báu trong 1 tháng, kể từ ngày 16 tháng 9
cho đến rằm tháng 10, hết hạn quả báu.
Như
vậy, sự thật rõ ràng là Đức Phật cho phép chư Tỳ khưu Tăng, sau khi đã an cư
nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, được thọ y kathina. Cho nên, lễ dâng y kathina
trở thành truyền thống của Phật giáo từ thời kỳ Đức Phật mãi cho đến nay.
Đức
Phật Gotaṃa cho phép Tỳ khưu Tăng được thọ y kathina từ thời gian nào?
Từ
khi Đức Phật Gotaṃa xuất hiện trên thế gian cho đến khi Đức Phật tịch diệt Niết
Bàn có 45 hạ (vassa: năm). Vào hạ thứ 14, Đức Phật cùng chư Tỳ khưu Tăng an cư
nhập hạ tại ngôi chùa Jetavana của ông phú hộ Anàthapindika, gần kinh thành
Sàvatthi. Sau khi ra hạ, nhóm 30 vị Tỳ khưu xứ Pàveyya đến hầu đảnh lễ Đức Thế
Tôn tại ngôi chùa Jetavana. Chính nhóm 30 vị Tỳ khưu xứ Pàveyya là nguyên nhân
bắt nguồn đầu tiên, Đức Thế Tôn cho phép chư Tỳ khưu Tăng sau khi đã an cư nhập
hạ suốt 3 tháng mùa mưa, được thọ y kathina.
Như vậy, lễ dâng y kathina bắt đầu từ sau hạ thứ 14 của Đức Phật và được lưu truyền trở thành truyền thống của Phật giáo mãi cho đến nay. Y
Kathina Không Thành Tựu và Thành Tựu
Thời
xưa, những thí chủ dâng vải đến chư Tỳ khưu Tăng để may y, cho nên, may y là
công việc của chư Tỳ khưu. Đặc biệt vải may y kathina phát sinh một cách hoàn
toàn trong sạch và cao quý. Trong Tạng Luật bộ Mahāvagga, phần
Kathinakkhandhaka, Đức Phật quy định có 24 trường hợp vải may y làm lễ
thọ y kathina không thành tựu và 17 trường hợp vải may y làm lễ thọ y
kathina được thành tựu.
*
Lễ Thọ Y Kathina Không Thành Tựu
Đức
Phật dạy:
-
Này chư Tỳ khưu, 24 trường hợp phát sinh vải may y làm lễ thọ y kathina không
thành tựu như sau:
1-
Tấm vải chỉ vạch đường ngang đường dọc để cắt: Làm lễ thọ y kathina không thành
tựu.
2-
Tấm vải mới giặt: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
3-
Tấm vải mới được chia 5 điều hoặc 7 điều chưa may thành y: Làm lễ thọ y kathina
không thành tựu.
4-
Tấm vải được cắt rời từng điều chưa may thành y: Làm lễ thọ y kathina không
thành tựu.
5-
Tấm y mới được ráp vào: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
6-
Tấm y đang được may chưa xong: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
7-
Tấm y được may hai thành đứng hai bên chưa xong: Làm lễ thọ y kathina không
thành tựu.
8-
Tấm y được may ráp các điều vào chưa xong:
Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
9-
Tấm y được may hai thành y trên và dưới chưa xong: Làm lễ thọ y kathina không
thành tựu.
10-
Tấm y mới được may chỗ cột dây (y chưa xong): Làm lễ thọ y kathina không thành
tựu.
11-
Tấm y mới được kết gút (y chưa xong): Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
12-
Tấm y nhuộm màu còn nhạt: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
13-
Tấm vải may y có được do vị Tỳ khưu biểu lộ bằng lời nói cho thí chủ biết: Làm
lễ thọ y kathina không thành tựu.
14-
Tấm vải may y có được do vị Tỳ khưu nói trực tiếp hoặc gián tiếp với thí chủ:
Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
15-
Tấm vải may y được mượn của người khác: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
16-
Tấm vải may y kathina, vị Tỳ khưu nhận xong cất giữ qua đêm: Làm lễ thọ y
kathina không thành tựu.
17-
Tấm vải may y kathina may chưa xong đã qua rạng đông (sang ngày khác): Làm lễ
thọ y kathina không thành tựu.
18-
Tấm y chưa làm dấu tròn kappabindu: Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
19-
Tấm y không phải là y 2 lớp (saṃghāti): Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
20-
Tấm y không phải là y vai trái (uttarasaṅga): Làm lễ thọ y kathina không thành
tựu.
21-
Tấm y không phải là y nội (antaravāsaka): Làm lễ thọ y kathina không thành tựu.
22-
Tấm y không cắt may thành 5 điều hoặc 7 điều: Làm lễ thọ y kathina không thành
tựu.
23-
Không phải là vị Tỳ khưu: Làm lễ thọ y kathina thì không thành tựu.
24-
Tỳ khưu thọ y kathina bên ngoài sìmà (ngoài phạm vi) và chư Tỳ khưu nói lời
hoan hỷ: Lễ kathina không thành tựu.
-
Này chư Tỳ khưu, đó là 24 trường hợp phát sinh vải may y làm lễ thọ y kathina
không thành tựu.
*
Lễ Thọ Y Kathina Được Thành Tựu
Đức
Phật dạy:
-
Này chư Tỳ khưu, 17 trường hợp phát sinh vải may y làm lễ thọ y kathina được
thành tựu như sau:
1-
Tấm vải còn mới may thành y: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
2-
Tấm vải giặt rồi còn mới may thành y: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
3-
Tấm vải cũ may thành y: Làm lễ thọ y được kathina được thành tựu.
4-
Lượm lặt những tấm vải dơ (paṃsukūlacīvara) may thành y: Làm lễ thọ y kathina
được thành tựu.
5-
Lượm lặt vải người ta xả bỏ may thành y: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
6-
Tấm vải may y có được không phải do vị Tỳ khưu biểu lộ bằng lời nói cho thí
chủ, may thành y: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
7-
Tấm vải may y có được không phải do vị Tỳ khưu nói trực tiếp hoặc gián tiếp với
thí chủ, may thành y: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
8-
Tấm vải may y có được không phải mượn của người khác, may thành y: Làm lễ thọ y
kathina được thành tựu.
9-
Tấm vải may y kathina mà vị Tỳ khưu may thành y xong, không cất giữ qua đêm:
Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
10-
Tấm y kathina may hoàn thành xong trước lúc rạng đông (chưa qua ngày khác): Làm
lễ thọ y kathina được thành tựu.
11-
Tấm y đã làm dấu tròn nhỏ kappabindu xong: Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
12-
Tấm y ấy là y 2 lớp (saṃghāti): Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
13-
Tấm y ấy là y vai trái (uttarasaṅga): Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
14-
Tấm y ấy là y nội (antaravāsaka): Làm lễ thọ y kathina được thành tựu.
15-
Tấm y cắt may đủ 5 điều (hoặc 7 điều) làm xong trong ngày: Làm lễ thọ y kathina
được thành tựu.
16-
Vị Tỳ khưu là người làm lễ thọ y (không phải nhóm hoặc chư Tỳ khưu Tăng): Làm
lễ thọ y kathina được thành tựu.
17-
Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina bên trong sìmà và chư Tỳ khưu Tăng nói lời hoan
hỷ: Lễ thọ y kathina được thành tựu.
-
Này chư Tỳ khưu, đó là 17 trường hợp phát sinh vải may y làm lễ thọ y kathina
được thành tựu.
Lễ
Dâng Y Kathina Thời Xưa và Thời Nay
Trong
thời xưa, thí chủ làm lễ dâng vải may y kathina (kathinadussa) đến
chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa. Sau khi thọ nhận vải
may y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại sìmà, tuyển chọn một vị Tỳ
khưu nào xứng đáng, hiểu biết rõ 8 chi pháp mà Đức Phật đã chế định và ban hành
đến chư Tỳ khưu Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng làm lễ hành Tăng sự tụng
Ĩattidutiyakaṃmavācā trao tấm vải may y kathina đến cho vị Tỳ khưu đã được chọn
ấy.
Việc
may y để làm lễ thọ y kathina rất quan trọng và cần kíp, bởi vì tấm y cần phải
được may xong trong ngày hôm ấy, để làm lễ thọ y kathina trước lúc rạng đông.
Nếu tấm y may chưa xong, trễ sang ngày hôm sau, thì không thể làm lễ thọ y
kathina với tấm y ấy được. Vì vậy, tất cả chư Tỳ khưu trong ngôi chùa, bất luận
là vị Tỳ khưu nào đều phải tập hợp chung, lo may cho xong một tấm y, để kịp làm
lễ thọ y kathina hợp pháp của chư Tăng. Cho nên, mỗi vị Tỳ khưu mỗi việc, trước
tiên, vạch đường ngang đường dọc, cắt tấm vải thành tấm y 2 lớp (saṃghāti),
hoặc y vai trái (uttarasaṅga), hoặc y nội (antaravāsaka), tất cả chư Tỳ khưu,
mỗi vị lo may mỗi phần, ráp vào thành tấm y rồi nhuộm cho đúng màu mà Đức Phật
đã chế định. Vị Tỳ khưu kính thỉnh chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3
tháng mùa mưa tại trong ngôi chùa ấy hội họp lại, để cho vị Tỳ khưu đã được
tuyển chọn làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y ấy xong, tiếp theo vị Tỳ
khưu ấy thỉnh mời tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ
y kathina hợp pháp của chư Tăng. Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời
hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp của chư Tăng.
Sau
khi làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, nếu vị Tỳ khưu nào tâm không muốn
từ bỏ ngôi chùa cũ, thì vị Tỳ khưu ấy hưởng được đặc ân 5 quả báu, kể từ ngày
16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 2 (suốt 5 tháng) mới hết quả báu của kathina.
Trong
thời nay, phần đông thí chủ không làm lễ dâng vải may y kathina, mà dâng y
kathina (kathinacīvara), tấm y đã may sẵn, đến chư Tỳ khưu Tăng
đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại trong ngôi chùa ấy. Cho nên, tất cả
chư Tỳ khưu không bận rộn chung lo công việc may y, để làm lễ thọ y kathina.
Sau khi thọ nhận tấm y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng hội họp tại sìmà, tuyển
chọn một vị Tỳ khưu nào xứng đáng, hiểu biết rõ 8 chi pháp mà Đức Phật đã chế
định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng làm lễ hành Tăng sự
tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā trao tấm y kathina đến cho vị Tỳ khưu đã được chọn
ấy.
Vị
Tỳ khưu ấy làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y ấy, và thỉnh mời chư Tỳ
khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp của chư
Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina hợp pháp
của chư Tăng.
Sau
khi làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong rồi, nếu vị Tỳ khưu nào tâm không
muốn từ bỏ ngôi chùa cũ, thì vị Tỳ khưu ấy hưởng được đặc ân 5 quả báu, kể từ
ngày 16 tháng 9 cho đến rằm tháng 2 (suốt 5 tháng) mới hết quả báu của kathina.
*
Tấm y kathina như thế nào?
Tấm
y kathina
được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch, do thiện tâm trong sáng của thí
chủ. Nếu vải may y kathina (kathinadussa) hoặc tấm y kathina
(kathinacīvara) được phát sinh không hợp pháp, bởi do một nguyên
nhân, một trong những trường hợp mà Đức Phật đã quy định, thì nghi lễ thọ y
kathina chắc chắn không thành tựu, và tất cả chư Tỳ khưu Tăng cũng không hưởng
được đặc ân 5 quả báu của kathina.
Ví
du:
Nếu
có vị Tỳ khưu nào tự mình biểu lộ bằng lời nói để cho thí chủ biết, để làm lễ
dâng y kathina, hoặc Tỳ khưu gián tiếp nói với thí chủ rằng:
“Tấm
vải này làm lễ dâng y kathina được”
hoặc “Thí chủ làm lễ dâng y kathina được nhiều phước thiện thanh cao”
v.v… Khi nghe Tỳ khưu động viên khuyến khích như vậy, thí chủ xin làm lễ dâng y
kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, thì tấm y kathina ấy phát sinh không hợp pháp, vị
Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina với tấm y ấy chắc chắn không thành tựu lễ thọ y
kathina, và tất cả chư Tỳ khưu Tăng cũng không hưởng được đặc ân 5 quả báu của
kathina.
Trong
chú giải bộ Luật Mahāvagga dạy rằng:
“Kathinaṃ
nāma ati ukkaṭṭham vaṭṭati, mātaraṃpi viññāpetuṃ na vaṭṭati, ākāsato
otiṇṇasadisameva vaṭṭati”([5]).
“Gọi
tấm y kathina là tấm y được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý
tuyệt vời, cho nên Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina không được phép xin tấm y, dù
người thí chủ ấy là mẫu thân của mình. Tấm y Kathina nên được phát sinh một
cách hoàn toàn trong sạch, ví như từ trên hư không rơi xuống”.
Thật
ra, Đức Phật cho phép Tỳ khưu có thể xin 4 thứ vật dụng (y phục, vật thực, chỗ
ở, thuốc trị bệnh) từ mẫu thân, phụ thân và những người thân quyến có
thỉnh mời trước, thậm chí từ thí chủ có thỉnh mời trước.
Ví
dụ:
“Kính
bạch Ngài Đại đức, khi Ngài cần thứ vật dụng nào, kính xin Ngài nói cho con
biết, con sẽ dâng thứ vật dụng ấy đến cho Ngài”.
Nhưng
về y kathina, Tỳ khưu không được phép xin trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc biểu
lộ bằng lời nói cho thí chủ biết, để làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu
Tăng, dù thí chủ đó là mẫu thân, phụ thân của mình, huống gì những thí chủ
khác. Bởi vì, y kathina phải được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và
cao quý (kathinaṃ nāma ati ukkaṭṭhaṃ).
*
Kathina nghĩa là gì?
Danh
từ kathina có nhiều nghĩa, trong bộ Vimativinodanīṭīkā, bộ
Vajirabuddhiṭīka định nghĩa rằng:
“Kathinan’ti
pañcānisaṃse anto karanasamatthatāya thiranti attho”.
Kathina:
nghĩa là “vững chắc” bởi vì có khả năng làm cho 5 quả báu được duy trì
trong suốt khoảng thời gian 5 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm
tháng 2, hết quả báu của kathina.
*
Tấm y kathina là tấm y nào?
Đức
Phật chế định cho phép nhiều loại y như:
-
Tấm y 2 lớp
là tấm y dùng để đắp mùa lạnh, gọi là tấm y saṃghāti.
-
Tấm y vai trái
là tấm y mặc che phủ từ cổ xuống dưới đầu gối 4 lóng tay, gọi là tấm y
uttarasaṅga.
-
Tấm y nội
là tấm y mặc che phủ trên lỗ rún xuống dưới đầu gối 8 lóng tay, gọi là tấm y
antaravāsaka.
-
Tấm y tắm mưa
là tấm y dùng để tắm trong mùa mưa, gọi là tấm y vassikasàtika.
-
Các tấm y phụ là những tấm y mặc thay cho tấm y trên, gọi là y
cìvaraparikkhà-racola.
Trong
các loại y trên, Đức Phật cho phép tấm y để làm lễ thọ kathina là 1 trong 3 tấm
y: Tấm y saṃghāti, hoặc tấm y uttarasaṅga, hoặc tấm y antaravāsaka,
còn lại các tấm y khác không thể làm lễ dâng y kathina được.
Tấm
Y Thường Dùng Với Tấm Y Kathina
*
Tấm y thường dùng
gồm các tấm y như tấm y saṃghāti, tấm y uttarasaṅga, tấm y antaravāsaka, các
tấm y cìvaraparikkhàracola, v.v… mà vị Tỳ khưu có thể xin từ mẫu thân, phụ
thân, bà con thân quyến đã từng thỉnh mời, thậm chí có thể xin từ thí chủ đã
từng thỉnh mời rằng:
“Kính
bạch Ngài Đại đức, khi Ngài cần tấm y nào, kính xin Ngài nói cho con biết, con
sẽ dâng tấm y ấy đến cho Ngài”.
Như
vậy, khi nào vị Tỳ khưu cần đến y, có thể đến xin y từ người thí chủ ấy, mà
không có lỗi.
*
Tấm y kathina
chỉ là 1 trong 3 tấm y: Tấm y saṃghāti, hoặc tấm y uttarasaṅga, hoặc
tấm y antaravāsaka mà Đức Phật cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ
suốt 3 tháng trong mùa mưa, được phép làm lễ thọ y kathina.
Tấm
y kathina này được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch do thiện tâm trong
sạch của thí chủ; tấm y kathina có được không phải do vị Tỳ khưu biểu lộ bằng
lời nói để cho thí chủ biết, hoặc xin trực tiếp hoặc gián tiếp từ thí chủ.
Trong
chú giải Tạng Luật, bộ Mahāvagga atthakathā dạy rằng:
“Animittakatena
atthataṃ hoti kathinaṃ, aparikathākatena atthataṃ hoti kathinaṃ”([6])
“Vị
Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina với tấm y không phải biểu lộ bằng lời nói để cho
thí chủ biết, hoặc vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina với tấm y không trực tiếp
hoặc gián tiếp nói xin thí chủ”.
Bởi
vì tấm y kathina phải được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý,
không do Tỳ khưu động viên khuyến khích thí chủ làm lễ dâng y kathina.
Thật
vậy, trong Chú giải Tạng Luật dạy rằng:
“Kathinaṃ
nāma ati ukkaṭṭhaṃ vaṭṭati, màtaraṃpi vinnàpetum na vaṭṭati, ākāsato
otinnasadisameva vaṭṭati”.(2)
“Gọi
tấm y kathina là tấm y được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch và cao quý
tuyệt vời, cho nên, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina không được phép xin tấm y, dù
người thí chủ ấy là mẫu thân của mình. Tấm y kathina nên được phát sinh một
cách hoàn toàn trong sạch, ví như từ trên hư không rơi xuống”.
Thời
Gian Dâng
Y Thường Dùng Với Dâng Y Kathina
*
Thời gian dâng
y thường dùng
Trong
một năm có 12 tháng, thí chủ có
thể làm lễ dâng y thường dùng bất cứ tháng nào, ngày nào, giờ nào, không hạn
định, không bắt buộc, hoàn toàn tuỳ ý của thí chủ. Còn chư Tỳ khưu có thể thọ
nhận y mà thí chủ đem đến làm lễ dâng y thường dùng bất cứ thời gian nào, cũng
không hạn định.
*
Thời gian dâng y kathina
Trong
một năm có 12 tháng, Đức Phật cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3
tháng trong mùa mưa xong rồi, chư Tỳ khưu Tăng ấy được phép thọ y kathina, bắt
đầu từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10. Trong khoảng thời gian 30
ngày ấy, chỉ có một ngày, đối với chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ tại một
ngôi chùa, hoặc tại một nơi chốn nào đó, chư Tỳ khưu ấy chỉ được phép một lần
thọ nhận y kathina, mà thí chủ đem đến làm lễ dâng y kathina mà thôi; còn lại
29 ngày khác, chư Tỳ khưu ấy không được phép thọ nhận y kathina nữa.
Còn
thí chủ có thể làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt
3 tháng trong mùa mưa, kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10. Trong
khoảng thời gian 30 ngày hay 1 tháng ấy, thí chủ có thể làm lễ dâng y kathina,
còn 11 tháng còn lại, thí chủ không thể làm lễ dâng y kathina được.
Chỗ
Ở Được Dâng
Y Thường Dùng Với Dâng Y Kathina
Chỗ ở được dâng y thường dùng
Là
chỗ ở của chư Tỳ khưu, như một ngôi chùa, hoặc một nơi thanh vắng trong rừng
núi, hang động, hoặc tại nhà thí chủ, v.v… Thí chủ có đức tin trong sạch đem
các tấm y đến làm lễ dâng y thường dùng đến chư Tỳ khưu Tăng (saṃghikadāna)
hoặc cá nhân Tỳ khưu (paṭipuggalikadāna) tại nơi ấy, bao nhiêu lần trong một
năm, trong một tháng, trong một ngày cũng được, không hạn chế.
Chỗ ở được dâng y kathina
Là
chỗ ở mà chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng trong mùa mưa tại một ngôi
chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, v.v… Thí chủ có đức tin
trong sạch đem một tấm y đến làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng
(saṃghikadāna), không phải đến cá nhân Tỳ khưu (paṭipuggalikadāna). Tại nơi ấy,
chư Tỳ khưu Tăng được phép thọ nhận y kathina
của thí chủ chỉ có một lần trong một ngày nào trong khoảng thời gian kể
từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10 là hết hạn dâng y kathina.
Cách
Dâng
Y Thường Dùng Với Dâng Y Kathina
Bố
thí (dâng) có 2 cách:
1-
Paṭipuggalikadāna:
Dâng đến cá nhân.
2-
Saṃghikadāna:
Dâng đến chư Tỳ khưu Tăng.
Dâng
(bố thí) đến cá nhân có 14 trường hợp:
Trong kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta, Đức Phật dạy làm phước dâng đến
cá nhân có 14 trường hợp như sau:
1-
Dâng cúng dường đến Đức Phật Chánh Đẳng Giác.
2-
Dâng cúng dường đến Đức Phật Độc Giác.
3-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Arahán.
4-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai đang thực hành thiền tuệ để chứng đắc
thành bậc Thánh Arahán.
5-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Bất Lai.
6-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai đang thực hành thiền tuệ để chứng đắc
thành bậc Thánh Bất Lai.
7-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Nhất Lai.
8-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu đang thực hành thiền tuệ để chứng đắc
thành bậc Thánh Nhất Lai.
9-
Dâng cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu.
10-
Dâng cúng dường đến hành giả đang thực hành thiền tuệ để chứng đắc thành bậc
Thánh Nhập Lưu.
11-
Làm phước cúng dường đến hành giả ngoài Phật giáo, vị ấy đã chứng đắc các bậc
thiền hữu sắc, thiền vô sắc, có ngũ thông.
12-
Làm phước cúng dường đến hạng phàm nhân có giới trong sạch như Tỳ khưu, Sadi,
cận sự nam, cận sự nữ, ...
13-
Làm phước bố thí đến hạng người không có giới.
14-
Làm phước bố thí đến các loài súc sinh.
Dâng
cúng dường đến chư Tăng có 7 trường hợp:
Trong
kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta, Đức Phật dạy dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu
Tăng có 7 trường hợp như sau:
1-
Dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng có Đức Phật chủ
trì.
2-
Dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, sau khi Đức Phật
đã tịch diệt Niết Bàn rồi.
3-
Dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng (Bhikkhusaṃgha).
4-
Dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu ni Tăng (Bhikkhunisaṃgha).
5-
Dâng cúng dường đến một số Tỳ khưu Tăng và một số Tỳ khưu ni Tăng.
6-
Dâng cúng dường đến một số Tỳ khưu Tăng.
7-
Dâng cúng dường đến một số Tỳ khưu ni Tăng.
Cách
Dâng
Y Thường Dùng
Thí
chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, đem các y thường dùng dâng đến cá
nhân Tỳ khưu (paṭipuggalikadāna) hoặc dâng đến chư Tỳ khưu Tăng (saṃghikadāna)
cũng được, tuỳ theo tác ý thiện tâm của thí chủ.
Cách
Dâng Y Kathina
Thí
chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo có trí tuệ hiểu biết rõ rằng: Tấm y
kathina chỉ dâng đến chư Tỳ khưu Tăng (saṃghikadāna) mà thôi, không
phải dâng đến cá nhân Tỳ khưu (paṭipuggalikadāna).
Người
Thí Chủ - Người Thọ Thí
Trong
kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta, Đức Phật dạy Ngài Ānanda rằng:
Này
Ānanda, thiện tâm trong sạch của người bố thí và người thọ thí có 4 trường hợp:
1-
Người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí không có tâm trong
sạch.
2-
Người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí có thiện tâm trong
sạch.
3-
Người bố thí và người thọ thí đều có tâm không trong sạch.
4-
Người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch.
Này
Ānanda, thế nào gọi là người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí
không có tâm trong sạch?
Trường
hợp này, người bố thí là người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp; còn
người thọ thí là người phạm giới, hành ác pháp.
Như
vậy, gọi là người bố thí có thiện tâm trong sạch, còn người thọ thí không có
tâm trong sạch.
Này
Ānanda, thế nào gọi là người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí
có thiện tâm trong sạch?
Trường
hợp này, người bố thí là người phạm giới, hành ác pháp; còn người thọ thí là
người có giới đức trong sạch, hành thiện pháp.
Như
vậy, gọi là người bố thí không có tâm trong sạch, còn người thọ thí có thiện
tâm trong sạch.
Này
Ānanda, thế nào gọi là người bố thí và người thọ thí đều có tâm không trong
sạch?
Trường
hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là những người phạm giới, hành
ác pháp
Như
vậy, gọi là người bố thí và người thọ thí đều có tâm không trong sạch.
Này
Ānanda, thế nào gọi là người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong
sạch?
Trường
hợp này, cả người bố thí lẫn người thọ thí đều là những người có giới đức trong
sạch, hành thiện pháp.
Như
vậy, gọi là người bố thí và người thọ thí đều có thiện tâm trong sạch.([7])
Quả
Báu Của
Paṭipuggalikadāna
Quả
báu
của phước thiện cúng dường đến 14 hạng cá nhân, Đức Phật dạy mỗi hạng
khác biệt nhau như như sau:
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch làm phước thiện bố thí đến loài súc sinh
như chim, cá, v.v… thì thí chủ sẽ hưởng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an
lạc, sức mạnh và trí tuệ được 100 kiếp.
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch làm phước thiện bố thí đến người không có
giới, thì thí chủ sẽ hưởng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an lạc,
sức mạnh và trí tuệ được 1000 kiếp.
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch làm phước thiện cúng dường đến người có
giới hạnh trong sạch, như Tỳ khưu, Sadi, cận sự nam, cận sự nữ, thì thí
chủ sẽ hưởng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an lạc, sức mạnh và trí tuệ
được 100 ngàn kiếp (cả trong cõi người lẫn cõi trời dục giới).
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch làm phước thiện cúng dường đến bậc thiện
trí ngoài Phật giáo, vị ấy đã chứng đắc các bậc thiền hữu sắc, thiền vô sắc, có
thần thông, thì thí chủ sẽ hưởng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an
lạc, sức mạnh và trí tuệ được triệu triệu kiếp (1.000 tỷ kiếp) (cả trong
cõi người lẫn cõi trời dục giới).
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch làm phước thiện cúng dường đến hành giả
đang thực hành thiền tuệ để chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, thì thí
chủ sẽ hưởng được 5 quả báu: Sống lâu, sắc đẹp, an lạc, sức mạnh và trí tuệ vô
số kiếp (cả trong cõi người lẫn cõi trời dục giới).
*
Thí chủ có tác ý thiện tâm trong sạch dâng cúng dường đến bậc Thánh Nhập Lưu,
bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Arahán, chư Phật Độc Giác, Đức
Phật Chánh Đẳng Giác, thì thí chủ sẽ hưởng được 5 quả báu cao quý đặc biệt
trong mỗi cõi được tái sinh. Nếu thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm người,
thì sẽ là người cao quý đặc biệt, hoặc nếu thiện nghiệp ấy cho quả tái sinh làm
chư thiên trong cõi trời dục giới nào, thì sẽ là chư thiên cao quý có hào quang
sáng ngời đặc biệt hơn các chư thiên khác, được vô số kiếp không sao kể xiết.
Đặc biệt, thí chủ đã gieo được duyên lành, chắc chắn sẽ được giải thoát khổ tử
sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.
Quả
Báu Của Saṃghikadāna
Quả
báu của phước thiện dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng (saṃghikadāna) trong 7
trường hợp, chắc chắn nhiều hơn quả báu của phước thiện cá nhân thí
(paṭipuggalikadāna) gấp bội phần.
Trong
7 trường hợp thí chủ làm phước thiện dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng, quả
báu của mỗi trường hợp chắc chắn có sự khác biệt, nhưng vì lớn lao vô lượng nên
không sao kể xiết được.
Trong
kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta, Đức Phật dạy Ngài Đại đức Ānanda có một đoạn
rằng:
Này
Ānanda, trong thời vị lai sau này, sẽ có số người gọi là Bhikkhu: Tỳ khưu, còn
mảnh y nhỏ quấn cổ, là người không có giới, hành ác pháp. Thí chủ có đức tin
trong sạch làm phước thiện dâng cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng, dù trong nhóm
có Tỳ khưu không có giới ấy.
Này
Ānanda, phước thiện cúng dường đến chư Tỳ khưu Tăng, mặc dù trong nhóm có Tỳ
khưu không có giới trong thời kỳ ấy. Như Lai dạy rằng: “Quả báu của phước thiện
bố thí ấy được vô lượng không sao kể được! (asaṅkheyyaṃ), không sao lường được!
(appameyyaṃ)”.
Này
Ānanda, Như Lai không dạy rằng: “Làm phước thiện cúng dường
đến cá nhân sẽ hưởng quả báu nhiều hơn làm phước thiện dâng cúng dường đến chư
Tỳ khưu Tăng”.([8])
[1]
Tạng luật Thái gọi xứ Patheyya. Nhóm 30 vị tỳ
khưu xứ Pàveyya đều là bậc Thánh Hữu Học (bậc Thánh Nhập Lưu, bậc
Thánh Nhất Lai và bậc Thánh Bất Lai) vốn là 30 Hoàng tử huynh đệ cùng phụ hoàng
với Đức vua Pasenadi Kosala.
[2]
Một do tuần khoảng 20 cây số.
[3]
Xứ Ấn Độ mỗi năm có 3 mùa: Mùa mưa, mùa lạnh và mùa nóng; mỗi mùa có
4 tháng.
[4]
Tạng Luật, bộ
Mahàvagga,
phần
Kathinakkhandhaka.
[5] Chú giải Tạng Luật, bộ Mahàvagga, Kathinakkhandhaka. [6]-2 Chú giải Tạng Luật, bộ Mahàvagga, Kathinakkhandhaka. [7]
M.Uparipannasa, kinh Dakkhinàvibhangasutta.
[8]
M.uparipannasa, kinh Dakkhinàvibhaígasutta.
|
[Ðầu trang][Trở về trang Mục Lục][Trở về trang Thư Viện]
updated: 2007