Trung Tâm Hộ Tông Trang Chủ
Lễ Dâng Y Kathina Soạn giả: Hộ Pháp |
PHẦN NGHI LỄ DÂNG Y KATHINA CỦA THÍ CHỦ Tổ Chức Lễ Dâng Y Kathina Mỗi ngôi chùa có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, tại ngôi chùa ấy. Buổi lễ dâng y kathina thường được tổ chức rất long trọng như một ngày lễ hội trong chùa. Những thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có cơ hội tốt rất hiếm có được làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong. Đó là một dịp may, một vinh hạnh lớn lao đối với thí chủ. Trong thời nay, phần đông thí chủ không dâng vải may y kathina (kathinadussa), mà đã may thành tấm y sẵn, làm lễ kính dâng y kathina (kathinacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng tại một ngôi chùa, hoặc một nơi rừng núi, hang động,… Như vậy, tất cả chư Tỳ khưu Tăng không phải vất vả lo may tấm y cho xong trong ngày hôm ấy, để cho vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nghi Thức - Lời Cảm Tưởng Sau khi các Phật tử, cận sự nam, cận sự nữ, lễ bái Taṃ Bảo, kính xin thọ trì phép Taṃ quy và ngũ giới hoặc bát giới xong, trước sự hiện diện của chư Tỳ khưu Tăng, một thí chủ thay mặt tất cả các thí chủ bạch với chư Tỳ khưu Tăng rằng: “Kính bạch chư Đại đức Tăng, tất cả chúng con hết lòng thành kính đảnh lễ chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài cho phép con thay mặt các thí chủ nói lên cảm tưởng của chúng con. Đức Phật dạy: “Buddhuppàdo dullabho lokasmiṃ” Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian này là một điều khó được, rất hiếm có, thật vô cùng hi hữu. Cũng như vậy, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo xuất hiện trên thế gian này cũng là điều khó được, rất hiếm có, thật vô cùng hi hữu. Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng cũng phải là điều khó được, rất hiếm có, thật vô cùng hi hữu. Mà chính hôm nay, tất cả chúng con có cơ hội tốt, một dịp may hiếm có, một vinh hạnh lớn lao, được làm buổi lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại………….(1) này. Tất cả chúng con thành kính tri ân sâu sắc chư Tỳ khưu Tăng tại………………(1) và chư Đại đức Tăng đã đến tham dự buổi lễ dâng y kathina, theo sự thỉnh mời của chúng con. Kính thưa quý Ngài, tuy Phật giáo vẫn lưu truyền trên thế gian, chư Tỳ khưu Tăng vẫn còn hiện hữu, nhưng không phải có mặt khắp mọi nơi. Cho nên chúng con phải chờ đợi qua một thời gian lâu, mãi đến hôm nay, tất cả chúng con mới có được cơ hội tốt, một dịp may hiếm có, một vinh hạnh lớn lao, được làm buổi lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng tại………….(1) Bởi vì, trong một năm có 12 tháng, chỉ có một tháng, tất cả chúng con có cơ hội tốt, có duyên lành làm buổi lễ dâng y kathina. Trong một tháng có 30 ngày, tại ……..……(1) này, tất cả chúng con chỉ có một ngày duy nhất này, mà trong ngày này có 24 giờ, tất cả chúng con chỉ có được giờ này là giờ làm buổi lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng mà thôi. Như vậy, tất cả chúng con không hoan hỷ làm sao được! Thật ra chúng con vô cùng hoan hỷ! Và chúng con vô cùng biết ơn chư Tỳ khưu Tăng đã dành cho tất cả chúng con nguồn phước thiện vô lượng, niềm hạnh phúc vô biên này. Cho nên chúng con không tìm thấy có danh từ ngôn ngữ nào diễn tả được. Tất cả chúng con thành kính đảnh lễ chư Đại đức Tăng với tất cả tấm lòng tôn kính và tri ân của chúng con. Tiếp theo chúng con xin phép làm buổi lễ dâng y kathina”. Người thí chủ thay mặt tất cả các thí chủ, hai tay nâng tấm y kathina (kathinacīvara) hướng dẫn tất cả các thí chủ khác đồng thanh đọc bài dâng y kathina cùng với các thứ vật dụng được phát sinh cùng trong lễ dâng y kathina ấy. Tấm y kathina cùng tất cả các thứ vật dụng đều kính dâng đến chư Tỳ khưu Tăng tại……………….(1) bằng tiếng Pàli và dịch ra tiếng Việt như sau: Lời Dâng Y Kathina (Kathinacīvaradàna) Mayaṃ Bhante, samasaddhā samachandā samacittā saṅgamma, Buddhaṃ, Dhammaṃ, Saṇghañceva kaṃmaṃ kaṃmaphalañca saddahitvà, saṃsāravaṭṭadukkhato mocanatthāya, Nibbànassa sacchikaraṇatthāya, imaṃ saParivāraṃ kathinacīvaraṃ “Viên Không araññe”([1]) bhikkhusaṃghassa sakkaccaṃ damma, kathinaṃ attharituṃ. Sādhu no Bhante, bhikkhusaṃgho imaṃ saParivāraṃ kathinacīvaraṃ paṭiggaṇhàtu, paṭiggaịhitvà iminà kathinacìvarena kathinaṃ attharatu, amhàkaṃ dìgharattaṃ atthāya, hitāya, sukhāya. Tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ: Sādhu! Sādhu! Sādhu! Ý nghĩa: - Kính bạch chư Đại đức Tăng được rõ: Tất cả chúng con có đồng đức tin, đồng nguyện vọng, đồng tâm trí, tin nơi Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, tin nghiệp và quả của nghiệp, có nguyện vọng mong chứng ngộ Niết Bàn, để giải thoát khổ tử sinh luân hồi, cho nên, tất cả chúng con thành kính làm lễ dâng y kathina cùng với các thứ vật dụng này, đến chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại “Núi rừng Viên Không”(2). Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài từ bi tế độ thọ nhận y kathina cùng với các thứ vật dụng này, khi quý Ngài thọ nhận xong, xin quý Ngài làm lễ thọ y kathina với tấm y này, để cho tất cả chúng con được sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng thanh nói lên lời hoan hỷ: Lành thay! Lành thay! Lành thay! Một thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ tự tay đem tấm y kathina dâng đến chư Tỳ khưu Tăng; vị Đại Trưởng Lão thay mặt chư Tăng thọ nhận tấm y kathina để làm lễ thọ y kathina đúng theo luật của Đức Phật đã ban hành. Phát nguyện - Hồi hướng Sau khi những thí chủ dâng tấm y kathina cùng với những thứ vật dụng đến chư Tỳ khưu Tăng xong, trở về chỗ ngồi, hướng dẫn mọi người thành tâm phát nguyện rằng: Idaṃ me kathinadànaṃ àsavakkhayāvahaṃ hotu. Nguyện cầu phước thiện dâng y kathina này, dẫn dắt con chứng đắc đến Arahán Thánh Đạo Arahán Thánh Quả, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não trầm luân. Idaṃ no ñātinaṃ hotu, sukhità hontu ñātayo. Cầu mong phước thiện dâng y kathina thanh cao này được thành tựu đến thân bằng quyến thuộc của tất cả chúng con, cầu mong cho những thân bằng quyến thuộc được thoát khỏi cảnh khổ, được an lạc lâu dài. Imaṃ puññabhàgaṃ màtà-pitu-àcariya-ñāti-mittànañceva sesasabbasattànañca dema, sabbepi te puññapattiṃ laddhàna, sukhità hontu. Chúng con thành tâm chia phần phước thiện dâng y kathina thanh cao này đến ông bà, cha mẹ, thầy tổ, thân bằng quyến thuộc, bạn bè cùng tất cả chúng sinh đồng nhau cả thảy, cầu mong tất cả quý vị hoan hỷ thọ hưởng phần phước thanh cao này rồi, được thoát khỏi mọi cảnh khổ, được an lạc lâu dài. Người thí chủ thay mặt thưa rằng: - Kính thưa tất cả quý vị, phần phước thiện của lễ dâng y kathina của tất cả chúng ta được thành tựu mỹ mãn, về phần vật thí, tuy kẻ ít người nhiều, song về phần phước thiện buổi lễ dâng y kathina thanh cao, tất cả chúng sanh nói chung, mỗi người trong chúng ta nói riêng, phước thiện đồng đều nhau cả thảy. Kính xin quý vị đồng nói lời hoan hỷ (3 lần) Sādhu! Sādhu! Anumodāma!. Lành thay! Lành thay! Tất cả chúng ta đồng hoan hỷ phước thiện lễ dâng y kathina của ngày hôm nay!. (Xong phần nghi lễ dâng y kathina của tất cả các thí chủ) PHẦN NGHI THỨC LỄ THỌ Y KATHINA CỦA CHƯ TĂNG Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ tại một ngôi chùa hoặc một nơi núi rừng, hang động, đang tụ họp tại sìmà. Sau khi tất cả các thí chủ đọc bài lễ dâng y kathina xong, người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đem tấm y kathina đến gần vị Đại đức khoảng cách trong hatthapàda([3]) cung kính dâng tận tay vị Đại đức ấy. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina của thí chủ, đúng theo luật ([4]) của Đức Phật đã chế định. Sau khi thọ nhận tấm y kathina xong, Ngài Đại đức đem tấm y vào trình giữa chư Tỳ khưu Tăng. Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch do đại thiện tâm hợp với trí tuệ của thí chủ, hiểu rõ phước thiện thanh cao của lễ dâng y kathina và quả báu cao quý của lễ dâng y kathina; cho nên, tấm y kathina ấy ví như từ trên hư không rơi xuống giữa chư Tỳ khưu Tăng, không dành riêng cho một vị Tỳ khưu nào cả. Thí chủ đã dâng tấm y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, như vậy tấm y kathina ấy là của chư Tỳ khưu Tăng cả thảy, không phải của cá nhân Tỳ khưu nào. Theo Tạng Luật mà Đức Phật đã chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng: Chư Tỳ khưu Tăng (Bhikkhusaṃgha) hoặc nhóm Tỳ khưu (ganabhikkhu) không thể làm lễ thọ y kathina được, Đức Phật chỉ cho phép một vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina mà thôi. Tuyển chọn Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, đang tụ họp có mặt đông đủ tại sìmà, và tấm y kathina đã phát sinh đến chư Tỳ khưu Tăng rồi, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Theo luật, tất cả chư Tỳ khưu Tăng thường dành ưu tiên cho Tỳ khưu có y cũ, y rách, Tỳ khưu ấy xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy: “Yo idha jiṇṇacìvaro, tassa dadeyya”([5]). “Tại sìmà, chư Tỳ khưu Tăng đang tụ hội đông đủ, Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”. Trường hợp tại nơi sìmà, nếu không có vị Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão, bậc Đại Trưởng Lão hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy: “Tena hi vuddhassa dadeyya”(6). “Nếu không có vị Tỳ khưu có y cũ, y rách thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”. Nếu trường hợp bậc Đại Trưởng Lão không chịu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thì chư Tỳ khưu Tăng trao tấm y kathina đến vị Đại Trưởng Lão bậc thấp theo tuần tự cho đến khi tuyển chọn được một vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. 8 Chi Pháp Vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina cần phải hiểu biết đầy đủ 8 chi pháp như trong Tạng Luật, bộ Parivāra dạy: “Kataṃehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ. Pubbakaranaṃ jānāti, paccuddhāraṃ jānāti, adhiṭṭhānaṃ jānāti, atthàraṃ jānāti, màtikaṃ jānāti, palibodhaṃ jānāti, uddhāraṃ jānāti, ānisamsaṃ jānāti. Imehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ”(7) Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng cần phải biết đầy đủ 8 chi pháp là: 1- Pubbakaranaṃ jānāti: Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y, nhuộm thành tấm y xong trong ngày, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. 2- Paccuddhāraṃ jānāti: Biết cách xả tấm y cũ của mình. 3- Adhiṭṭhānaṃ jānāti: Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng. 4- Atthàraṃ jānāti: Biết cách làm lễ thọ kathina của chư Tăng. 5- Màtikaṃ jānāti: Biết 8 trường hợp mất quả báu kathina. 6- Palibodhaṃ jānāti: Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: chỗ ở và may y. 7- Uddhāraṃ jānāti: Biết cách tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina cũ. 8- Ānisamsaṃ jānāti: Biết rõ 5 quả báu của kathina của chư Tăng. Tỳ khưu biết rõ đầy đủ 8 chi pháp này, xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Phần Giải Thích 8 Chi Pháp 1- Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y Thời xưa, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, làm lễ dâng vải may y kathina (kathinadussa) đến chư Tỳ khưu Tăng, cho nên, sau khi thọ nhận vải may y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu biết công việc ban đầu may thành tấm y. Công việc ban đầu may tấm y không phải việc riêng của vị Tỳ khưu ấy mà toàn thể chư Tỳ khưu không ngoại trừ vị nào, đều đến tụ họp chung lo đo, cắt, may thành một tấm y, nhuộm cho xong trong ngày hôm ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, không thể để trễ sang ngày hôm sau. Thời nay, phần đông thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, không làm lễ dâng vải may y kathina, mà đã may thành tấm y, rồi làm lễ dâng y kathina (kathinacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng. Cho nên, sau khi đã thọ nhận y kathina xong, (toàn thể chư Tỳ khưu không phải chung lo công việc may thành một tấm y nữa), chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu xứng đáng, rồi hành Tăng sự tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu ấy để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. 2- Biết cách xả tấm y cũ của mình Thời nay, thí chủ có đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, thường làm lễ dâng taṃ y: y saṃghāti, y uttarasaṅga, y antaravāsaka. Nếu có đủ 3 tấm y này, thì chỉ chọn 1 tấm nào là tấm y để làm lễ thọ y kathina, còn lại 2 tấm khác không phải y kathina, mà chỉ là những tấm y quả báu của kathina mà thôi. * Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāti, thì phải xả tấm y saṃghāti cũ của mình như sau: “Imaṃ saṃghātim paccuddhārāmi”. (Tôi xin xả bỏ tấm y saṃghāti này). * Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga, thì phải xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình như sau: “Imaṃ uttarasaṅgam paccuddhārāmi”. (Tôi xin xả bỏ tấm y uttarasaṅga này). * Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y antaravāsaka, thì phải xả tấm y antaravāsaka cũ của mình như sau: “Imaṃ antaravāsakaṃ paccuddhārāmi”. (Tôi xin xả bỏ tấm y antaravāsaka này). Vị Tỳ khưu muốn thọ y kathina với tấm y nào trong 3 tấm y trên, thì phải xả tấm y cũ ấy của mình. 3- Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Trước khi nguyện tấm y nào, vị Tỳ khưu cần phải làm dấu “kappabindum karomi” làm dấu vòng tròn bằng mắt con công bằng mực màu đen, hoặc màu xám hoặc màu xanh. * Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y saṃghāti cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y saṃghāti mới của chư Tăng như sau: “Imaṃ saṃghātim adhiṭṭhāmi”. (Tôi xin nguyện tấm y saṃghāti này). * Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y uttarasaṅga mới của chư Tăng như sau: “Imaṃ uttarasaṅgam adhiṭṭhāmi”. (Tôi xin nguyện tấm y uttarasaṅga này). * Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y antaravāsaka cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y antaravāsaka mới của chư Tăng như sau: “Imaṃ antaravāsakaṃ adhiṭṭhāmi”. (Tôi xin nguyện tấm y antaravāsaka này). Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina với tấm y ấy. 4- Biết cách làm lễ thọ y kathina của chư Tăng Vị Tỳ khưu ấy đã nguyện tấm y mới nào của chư Tăng xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y mới ấy như sau: * Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y saṃghāti xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāti như sau: “Imàya saṃghātiyà kathinaṃ attharāmi”. (Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāti này). * Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y uttarasaṅga xong rồi, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga như sau: “Iminà uttarāsaṅgena kathinaṃ attharāmi”. (Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga này). * Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y nội gọi y antaravāsaka xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y nội gọi y antaravāsaka như sau: “Iminà antaravāsakena kathinaṃ attharāmi” (Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y antaravāsaka này). Vị Tỳ khưu ấy chỉ được phép thọ y kathina của chư Tăng với một tấm trong 3 tấm y ấy mà thôi. 5- Biết 8 trường hợp mất quả báu của lễ Kathina Sau khi đã làm lễ thọ y kathina và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, nếu vị Tỳ khưu nào có 1 trong 8 trường hợp sau đây, thì vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina. 5. 1 - Pakkaṃantika: Do từ bỏ ngôi chùa (chỗ ở cũ). Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải phần của mình chưa đủ may thành tấm y, từ bỏ ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, với ý nghĩ rằng: “Ta sẽ không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) này nữa” bước ra khỏi ranh giới chùa (chỗ ở) cũ. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina do từ bỏ ngôi chùa cũ. 5. 2 - Niṭṭhānantika: Do may y xong. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng: “Ta sẽ may y tại ngôi chùa này xong rồi không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”. Như vậy, khi vị Tỳ khưu ấy may xong tấm y, đồng thời cũng mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do may y xong và không trở lại ngôi chùa cũ. 5. 3 - Sanniṭṭhānantika: Do quyết định không may y và cũng không trở lại. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng: “Ta sẽ không may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do quyết định không may y và cũng không trở lại ngôi chùa cũ. 5. 4- Nāsanantika: Do vải may y bị hư, bị mất. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng: “Ta sẽ may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa” Vị Tỳ khưu ấy đang may y chưa xong, thì y của vị Tỳ khưu ấy bị hư, bị mất”. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, khi y bị hư, bị mất. 5. 5- Savanantika: Do nghe tin xả y kathina. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác may y xong sẽ trở lại ngôi chùa cũ. Khi vị Tỳ khưu ấy may y xong, nghe tin rằng: “Ngôi chùa cũ mà mình đã an cư nhập hạ, chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakaṃmavācā xả y kathina rồi”. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do nghe tin tại ngôi chùa cũ chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina xong rồi. 5. 6- Āsāvacchedika: Do mất hy vọng được y. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác với hy vọng rằng: “Tại ngôi chùa này, ta sẽ hy vọng có thí chủ dâng y và không trở lại ngôi chùa cũ”. Khi vị Tỳ khưu ấy đến ngôi chùa mới ấy, với hy vọng có được y, nhưng không được y như đã hy vọng. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do mất hy vọng được y. 5. 7- Sìmàtikkaṃantika: Do quá hạn thời gian hưởng quả báu của kathina. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng: “Ta may y tại ngôi chùa này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.” Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ, thì thời gian đã qua rằm tháng 2. Như vậy, thời gian mà vị Tỳ khưu ấy hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina đã hết. 5. 8- Sahubbhàra: Do cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakaṃmavàca xả y kathina. Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng: “Ta may y tại ngôi chùa mới này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.” Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ đồng thời cùng với chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina tại ngôi chùa cũ. Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina cùng với chư Tỳ khưu Tăng tại nơi chùa cũ. Đó là 8 trường hợp mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina. 6- Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: Chỗ ở và may y Gắn bó, ràng buộc có 2 cách: 6. 1- Àvasapalibodha: Gắn bó, ràng buộc chỗ ở nơi mà mình đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa (cũ), nơi núi rừng, hay hang động... 6. 2- Cìvarapalibodha: Gắn bó, ràng buộc vào sự may y. * Gắn bó, ràng buộc chỗ ở như thế nào? Vị Tỳ khưu nào đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, tại một ngôi chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, vv… được làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã được nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu ấy có phận sự phải đi đến ở một nơi khác, dù thời gian mau hoặc lâu mà tâm của vị Tỳ khưu ấy vẫn luôn luôn nghĩ sẽ trở lại ngôi chùa cũ hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động cũ, vv... mà mình đã từng an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa. Vị Tỳ khưu ấy vẫn hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu của lễ kathina. Như vậy, gọi là vị Tỳ khưu gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở cũ đã an cư nhập hạ. * Gắn bó, ràng buộc vào sự may y như thế nào? Vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa (chỗ ở) mới khác, để may cho thành tấm y, hoặc hy vọng sẽ có thêm vải để may cho thành tấm y. Như vậy gọi là gắn bó, ràng buộc vào sự may y. Nếu vị Tỳ khưu ấy đã cắt, may, nhuộm tấm y xong hoặc tấm y bị cháy hoặc bị mất, không có hy vọng có được tấm y mới nữa, thì vị Tỳ khưu ấy không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa. Thời nay, phần đông thí chủ không dâng vải may y đến chư Tỳ khưu Tăng, mà làm phước thiện cúng dường đến chư Tỳ khưu những tấm y đã may sẵn. Cho nên, chư Tỳ khưu không phải vất vả, cực nhọc lo cắt, may, nhuộm y nữa. Do đó, vị Tỳ khưu không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa, chỉ còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở mà thôi. Vị Tỳ khưu nào còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở, vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết thời hạn quả báu của lễ kathina. 7- Biết cách tụng Ñattidutiyakaṃmavācā xả y kathina cũ Xả y kathina có 2 trường hợp: 7. 1- Sahubbhàra: Vị Tỳ khưu may y xong từ một ngôi chùa khác trở về ngôi chùa cũ (chỗ mà vị Tỳ khưu đã an cư nhập hạ) đúng lúc cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina của chư Tăng, trường hợp này ở trong trường hợp thứ 8, Tỳ khưu hết hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina. 7. 2- Antarubbhàra: Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đang ở tại ngôi chùa mà tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, đang hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina chưa đến ngày rằm tháng 2, (chưa hết thời hạn quả báu của lễ kathina). Trong ngôi chùa này, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ hợp tại sìmà hành Tăng sự tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina cũ, để thọ y kathina mới không phải thời. Trường hợp này, trong Tạng Luật, phần Bhikkhunìvibhaíga, tích chuyện được tóm lược như sau: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của Ông phú hộ Anàthapindika, gần kinh thành Sàvatthi, có một trường hợp như sau: Tena kho pana samayena aññatarena upàsakena samghaṃ uddissa vihàro kàràpito hoti. So tassa viharassa mahe ubhatosaṃghassa akàlacīvaraṃ dàtukàmo hoti. Tena kho pana samayena ubhatosaṃghassa kathinaṃ atthataṃ hoti. Àtha kho so upàsako samghaṃ upasaíkaṃitvà kathinuddhāraṃ yàci. Bhagavato etaṃatthaṃ àrocesuṃ. Atha kho Bhagavà etasmiṃ nidàne etasmiṃ pakarane dhammiṃ kathaṃ katvā bhikkhū āmantesi: “Anujànàmi Bhikkhave kathinaṃ uddharituṃ, …”([8]) Ý nghĩa: Khi ấy, một người cận sự naṃ cho người xây cất một ngôi chùa xong, người ấy tổ chức lễ khánh thành ngôi chùa có nguyện vọng dâng y không phải thời (akàlacìvara) đến chư Tỳ khưu Tăng hai phái: chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, khi ấy, chư Tỳ khưu Tăng hai phái đã làm lễ thọ y kathina xong rồi, người cận sự naṃ đến hầu đảnh lễ chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài xả y kathina cũ. Chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch với Đức Thế Tôn về lời yêu cầu của người cận sự naṃ ấy. Khi ấy, trong trường hợp này, nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp giảng dạy chư Tỳ khưu Tăng xong, Ngài gọi chư Tỳ khưu dạy rằng: “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép các con xả y kathina, …” Hành Tăng Sự Xả Y Kathina Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ họp tại sìmà, một vị Tỳ khưu luật sư rành rẽ cách tụng Ĩattidutiyakaṃmavācā xả y kathina của chư Tăng như sau: “Sunàtu me Bhante Saṃgho, yadi Saṃghassa pattakalaṃ, Saṃgho kathinaṃ uddhareyya, esa natti. Sunàtu me Bhante Saṃgho, Saṃgho kathinaṃ uddharati, yassāyasmato khamati, kathinassa uddhàro, so tunhassa, yassa nakkhamati, so bhàreyya. Ubbhataṃ Samghena kathinaṃ, khamati Saṃghassa, Tasmā tumhì. Evametaṃ dhàrayàmi” Ý nghĩa: Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con. Nếu việc hành Tăng sự hợp thời đối với chư Tỳ khưu Tăng. Kính xin chư Tăng xả y kathina. Đó là lời tuyên ngôn, kính bạch quý Ngài được rõ. Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời thành sự ngôn của con. Chư Tăng xả y kathina, vị Tỳ khưu nào hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy ngồi im lặng; vị Tỳ khưu nào không hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy phát biểu lên giữa chư Tăng. Chư Tỳ khưu Tăng đã xả y kathina rồi, chư Tỳ khưu Tăng đều hài lòng, vì vậy, quý Ngài ngồi im lặng. Con xin ghi nhận trạng thái hài lòng bằng cách im lặng ấy. (Hành Tăng sự xả y xong) Sau khi chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ĩattidutiya-kaṃmavācā xả y kathina của chư Tăng xong, kể từ đó về sau cho đến ngày rằm tháng 2, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa ấy mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. Xả và Không Nên Xả Y Kathina Của Chư Tăng * Trường hợp nào nên xả y kathina của chư Tăng? Trong ngôi chùa đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, nhưng những tấm y phát sinh trong dịp lễ kathina này quá ít, nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ tấm y để mặc, chịu cảnh thiếu thốn y. Nếu có thí chủ phát sinh đức tin trong sạch nơi Taṃ Bảo, có ý nguyện muốn làm lễ dâng y kathina không phải thời (akàlacìvara) cùng với rất nhiều y phụ đến chư Tỳ khưu Tăng một cách đầy đủ, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa hội họp đông đủ tại sìmà, không thiếu vị Tỳ khưu nào, đồng tâm nhất trí xả y kathina của chư Tăng. Sau khi đã xả y kathina của chư Tăng xong rồi, chư Tỳ khưu Tăng mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. Và chư Tỳ khưu Tăng có thể thọ nhận y kathina mới cùng với các y phụ của thí chủ, cốt để cho tất cả chư Tỳ khưu có được đầy đủ y, đồng thời giữ gìn được đức tin trong sạch của thí chủ sau. Như vậy, trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: Lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy quá ít, cho nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ y để mặc; và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, thì phần đông chư Tỳ khưu có được đầy đủ y mặc, cho nên tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ lần sau. Nếu trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu cũng có được y mặc, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina cũng bằng lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí có thể xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ sau, cốt để giữ gìn đức tin trong sạch của thí chủ sau. * Trường hợp nào không nên xả y kathina của chư Tăng? Trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu có được y mặc đầy đủ, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ít hơn lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng không nên xả y kathina của chư Tăng, để cho chư Tỳ khưu được quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, hết thời hạn quả báu kathina. 8- Biết rõ 5 quả báu của kathina Đức Phật dạy: - “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, được thọ y kathina. Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu là: * Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới). * Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ taṃ y (không phạm giới). * Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ gọi tên vật thực ấy (không phạm giới). * Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài taṃ y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới). * Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy. - Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu này”. Như vậy, khi vị Tỳ khưu do chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. 5 quả báu của lễ kathina như thế nào? 1- Quả báu thứ nhất: Anāmantacàra Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau: “Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto samàno santaṃ bhikkhum anàpucchà purebhattaṃ và pacchàbhattaṃ và kulesu càrittaṃ àpajjeyya aññatra samayà, Pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo: cìvaradànasamayo, cìvarakàrasamayo, ayaṃ tattha samayo”([9]) Ý nghĩa: (Tỳ khưu nào được thỉnh mời dùng vật thực (tại nhà thí chủ), không thông báo cho vị Tỳ khưu khác biết, rời khỏi chùa đi đến nhà thí chủ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vị Tỳ khưu ấy phạm giới Pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc làm phước bố thí dâng y kathina, lúc may y. Trong trường hợp này, vị Tỳ khưu ấy không phạm giới Pācittiya). Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ thọ y kathina, dù vị Tỳ khưu nào có phận sự đi khỏi chùa, đi đến nhà thí chủ, mà không thông báo cho vị Tỳ khưu khác ở trong chùa biết, vị Tỳ khưu ấy không bị phạm giới Pācittiya này, cho đến hết rằm tháng 2, hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina. 2- Quả báu thứ nhì: Asamādānacāra Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau: “Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunà ubbhatasmiṃ kathine ekarattaṃpi ce bhikkhu ticìvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyaṃ Pācittiyaṃ”([10]) Ý nghĩa: (Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, nếu vị Tỳ khưu nào ở cách xa taṃ y, ngoại trừ Tỳ khưu bị bệnh, được chư Tăng cho phép, Tỳ khưu ấy phải xả tấm y ấy, rồi xin sám hối giới Pācittiya). Giải thích: Tỳ khưu đã nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong: * Nếu tại chỗ ở ấy không có làm lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10. * Nếu tại chỗ ở ấy có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, cho đến ngày rằm tháng 2. Trong khoảng thời gian đang hưởng quả báu của kathina,Tỳ khưu có thể ở cách xa taṃ y, mà taṃ y ấy không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya. Khi hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina rồi, nếu Tỳ khưu nào ở cách xa taṃ y hoặc 1 tấm y nào quá khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya. Cách Xả Tấm Y: Vị Tỳ khưu mang tấm y bị xả ấy đến một vị Tỳ khưu cao hạ khác xin xả tấm y ấy như sau: “Idaṃ me bhante cīvaraṃ rattivippavuttham aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyaṃ, imàham àyasmato nisajjàmi”. Ý nghĩa: (Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả tấm y này đến Ngài). * Nếu có nhiều (2-3) tấm y ở cách xa mình qua đêm, thì cách xả y như sau: “Imàni me bhante cìvaràmi rattivippavutthàni aññatra bhikkhusammutiyà nisaggiyàni, imàni ahaṃ àyasmato nisajjàmi”. Ý nghĩa: (Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả những tấm y này đến Ngài). Sau khi xả tấm y ấy xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối phạm giới Pācittiya với vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy phải cho lại vị Tỳ khưu tấm y ấy (không cho y lại không được) như sau: “Imaṃ cīvaraṃ àyasmato dammi”. (Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y này). * Nếu có nhiều tấm y thì cách cho lại như sau: “Imàni cīvarāni àyasmato dammi”. (Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y này). Vị Tỳ khưu nhận lại tấm y xong nguyện lại tấm y ấy và giữ gìn tấm y đúng theo giới luật của Đức Phật. Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể ở cách xa tấm y khoảng ngoài 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thậm chí, Tỳ khưu đi nơi nào không mang theo đủ taṃ y, tấm y ấy không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya. Đó là do quả báu của kathina của chư Tăng. 3- Quả báu thứ ba: Ganabhojana Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau: “Gaṇabhojane aññatra samayà Pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo gilànasamayo, cìvaradànasamayo, cìvarakàrasamayo, addhànagamanasamayo, nàvàbhiruhanasamayo, mahàsamayo, samanabhattasamayo, ayaṃ tattha samayo”.([11]) Ý nghĩa: (Chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên dùng các món vật thực theo nhóm Tỳ khưu mà thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực, chư Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc bệnh hoạn ốm đau, lúc làm phước bố thí dâng y, lúc may y, lúc đi đường, lúc đi tàu, thuyền, lúc hội chư Tỳ khưu, lúc dùng vật thực của Samôn, những trường hợp này, chư Tỳ khưu không bị phạm giới Pācittiya). Như vậy, nếu có thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực. Ví dụ: “Ngày mai, con kính thỉnh quý Ngài đến nhà con dùng món cơm, canh, bánh bột lọc, thịt, cá, v.v…” Nếu nhóm Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau đi đến nhà thí chủ dùng các món ấy, thì nhóm Tỳ khưu ấy đều bị phạm giới Pācittiya này. Ngoại trừ 7 trường hợp trên, dù chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, chư Tỳ khưu ấy vẫn không bị phạm giới Pācittiya. Và trường hợp chư Tỳ khưu từ 3 vị trở xuống cùng nhau dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, bất cứ lúc nào chư Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới Pācittiya ấy. Do nhờ hưởng quả báu của kathina, cho nên chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau độ các món vật thực mà người thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực ấy, không bị phạm giới Pācittiya này, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn hưởng quả báu của kathina. 4- Quả báu thứ tư: Yavadatthacìvara Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau: Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunà ubbhatasmiṃ kathine dasàhaparaṃam atirekacīvaraṃ dhàretabbam, taṃ atikkàmayato nisaggiyaṃ Pācittiyaṃ.([12]) Ý nghĩa: (Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài taṃ y) trong vòng 10 ngày, y dư được cất giữ quá 10 ngày phải bị xả và Tỳ khưu bị phạm giới Pācittiya.) Giải thích: Trong thời hạn còn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, Tỳ khưu có thể thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y) dù không nguyện y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), tấm y ấy vẫn không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya. Nhưng khi hết thời hạn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng rồi, nếu có vị Tỳ khưu nào thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y), mà không nguyện thành y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), rồi cất giữ tấm y ấy quá 10 ngày, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu bị phạm giới Pācittiya. * Cách nguyện trở thành y phụ (parikkhàra cola adhiṭṭhāna) - Nếu chỉ có 1 tấm y thì cách nguyện như sau: “Imaṃ cīvaraṃ parikkhàracolam adhiṭṭhāmi”. (Tôi xin nguyện tấm y này trở thành tấm y phụ). - Nếu có nhiều tấm y thì cách nguyện như sau: “Imàni cīvarāni parikkhàracolàni adhiṭṭhāmi”. (Tôi xin nguyện những tấm y này trở thành những tấm y phụ). * Cách làm tấm y thuộc 2 người chủ (vikappanà) Vị Tỳ khưu ấy mang tấm y đến gặp một vị Tỳ khưu khác, xin làm tấm y thuộc của 2 người chủ trực tiếp như sau: - Nếu có 1 tấm y thì cách làm vikappanà như sau: “Imaṃ cīvaraṃ tuyham vikappemi”. (Tôi xin làm vikappanà tấm y này đến Ngài). - Nếu có nhiều tấm y thì cách làm vikappanà như sau: “Imàni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi”. (Tôi xin làm vikappana những tấm y này đến Ngài). Vị Tỳ khưu nhận làm vikappanà đúng theo giới luật xong, trao lại cho vị Tỳ khưu ấy rằng: “Mayhaṃ santakaṃ paribhunja và vasajjehi và yathāpaccayaṃ karohi”. (Tấm y thuộc của tôi, xin Ngài tự nhiên sử dụng hoặc xả đến vị nào, hãy làm tuỳ duyên). Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài taṃ y) và nguyện tấm y ấy trở thành y phụ (parikkhàracola adhiṭṭhāna) hoặc làm tấm y thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanà), thì tấm y dư ấy không phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới Pācittiya. Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài taṃ y) cất giữ quá 10 ngày, thì tấm y dư ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới Pācittiya. * Cách xả tấm y quá 10 ngày - Nếu có 1 tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau: “Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasàhàtikkantaṃ nisaggiyaṃ, imàham àyasmato nisajjàmi”. (Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả tấm y này đến Ngài). - Nếu có nhiều tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau: “Imàni me bhante cīvarāni dasàhàtikkantàni nisaggiyàni, imàni ahaṃ àyasmato nisajjàmi”. (Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả những tấm y này đến Ngài). Sau khi xả tấm y dư quá 10 ngày xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối với vị Tỳ khưu khác về cách phạm giới Pācittiya. Nhận sám hối xong, vị Tỳ khưu khác cho lại tấm y dư ấy cho vị Tỳ khưu như sau: - Nếu chỉ có 1 tấm y dư thì cách cho lại như sau: “Imaṃ cīvaraṃ àyasmato dammi”. (Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y dư này) - Nếu có nhiều tấm y dư thì cách cho lại như sau: “Imàni cìvaràmi àyasmato dammi”. (Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y dư này). Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina của chư Tăng. Do nhờ hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể nhận thêm y dư (ngoài taṃ y) dù không nguyện parikkhàracola adhiṭṭhāna hoặc không làm vikappanà, tấm y dư ấy vẫn không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới Pācittiya. Đó là do nhờ quả báu của kathina của chư Tăng. 5- Quả báu thứ năm: Yo ca tattha cìvaruppàda Tỳ khưu đang hưởng quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng tại ngôi chùa ấy, nếu có thí chủ có đức tin làm lễ dâng y cúng dường đến chư Tăng, vị Tỳ khưu ấy có quyền thọ y của thí chủ. Đó là 8 chi pháp mà vị Tỳ khưu cần phải biết đầy đủ, để xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nhận Xét Về Quả Báu Của Lễ Thọ Y Kathina Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravàda, chư Tỳ khưu đều tuyệt đối tôn trọng lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa trong kỳ kết tập Taṃ Tạng và Chú giải Pàli lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Ràjagaha xứ Màgadha. Kỳ kết tập Taṃ Tạng và Chú giải Pàli lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh Arahán, toàn là những bậc chứng đắc Tứ tuệ phân tích, Lục thông,… thông thuộc Taṃ Tạng và Chú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa chủ trì, Ngài đọc tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kaṃmavācā) có đoạn quan trọng như sau: “… Yadi Saṃghassa pattakallaṃ, Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathā paññattesu sikkhàpadesu samàdàya vatteyya. Esà ñatti…”([13]) Ý nghĩa: … Nếu lời tuyên ngôn hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng không nên chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không nên cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta phải nên giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định. Đó là lời tuyên ngôn cần phải biết … Tất cả 500 vị Thánh Arahán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa, cho nên đoạn cuối lời thành sự ngôn (kaṃmavācā) Ngài khẳng định một lần nữa có một đoạn rằng: “… Saṃgho appaññattaṃ nappannapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathā paññattesu sikkhàpadesu samàdàya vaṭṭati. Khamati saṃghassa, Tasmā tunhì. Evametaṃ dhàràyaṃi”(2). Ý nghĩa: … Chư Tăng không được chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không được cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta cần phải giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định.Tất cả chư Tăng đều hài lòng, cho nên tất cả chư Tăng đều im lặng. Tôi xin ghi nhận sự hài lòng này bằng trạng thái im lặng ấy … Ngài Đại Trưởng Lão Mahàkassapa tụng tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kaṃmavācā) xong, tất cả 500 vị Thánh Arahán đồng hoan hỷ tuyệt đối tuân theo lời giáo huấn của Ngài. Do đó, gọi là “Theravàda” bắt đầu từ đó cho đến nay. Những điều giới của Đức Phật đã chế định rồi, không có một ai có quyền cắt bỏ điều giới nào dù là điều giới nhẹ. Nhưng có một trường hợp thật vô cùng phi thường. Khi chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa rồi, đã được làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina, trong đó có 4 điều giới ngưng hiệu lực (không bị phạm giới) suốt thời gian còn hưởng quả báu của kathina đến thời hạn cuối cùng vào ngày rằm tháng 2. Qua ngày 16 tháng 2 bắt đầu 4 điều giới có hiệu lực trở lại, vị Tỳ khưu nào có tác ý không giữ gìn điều giới ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới. 1 Tên chỗ ở mà chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ. 2 Tên ngôi chùa đang làm lễ. Ở đây ví dụ núi rừng Viên Không “Viên Không aranne”, hoặc Tổ đình Bửu Long thì đọc “Bửu Long àràme” 3 Hatthapàda là khoảng cách từ người thí chủ đến chỗ ngồi của vị Đại đức 2 cùi tay và 1 gang, khoảng 1 mét. 4 Chú y: Để buổi lễ thọ y kathina được thành tựu, tấm y kathina mà thí chủ chưa kính dâng đến tận tay của vị Đại Trưởng Lão. Tỳ khưu không được đụng chạm đến tấm y kathina ấy và cũng không được phép dời tấm y kathina ấy sang chỗ khác. Nếu vị Tỳ khưu nào có tác ý đụng chạm đến tấm y kathina ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới (durupacinnadukkata). Và nếu vị Tỳ khưu nào có tác ý dời tấm y kathina sang chỗ khác, vị tỳ khưu ấy bị phạm giới (uggahitakadukkata) tấm y kathina ấy không hợp theo luật. Dù thí chủ dâng tấm y kathina ấy đến chư Tỳ khưu tăng, nhưng vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng không thành tựu, bởi vì tấm y kathina không còn hợp theo luật. (căn cứ theo điều giới Dantaponasikkhàpada). 5 Chú giải Tạng Luật, bộ Mahàvagga, phần Kathinakkhandha. 6 Chú giải Tạng Luật, bộ Mahàvagga, phần Kathinakkhandha. 7 Vinayapitaka, bộ Parivàra, phần Pubbakarananidànàdivibhàga. 8 Vinayapitaka, Bhikkhunìvibhaíga, dasamasikkhapàda. 9 Bhikkhupàtimokkha, phần Pàcittiya, điều giới thứ 46. 10 Bhikkhupàtimokkha, phần nisaggiya pàcittiya, điều giới thứ 2. 11 Bhikkhupàtimokkha, phần Pàcittiya, điều giới thứ 32. 12 Bhikkhupàtimokkha, phần nisaggiya pàcittiya, điều giới số 1. 13 Vinayapitaka, bộ Cùlavagga, phần Sangitinidàna. |
[Ðầu trang][Trở về trang Mục Lục][Trở về trang Thư Viện]
updated: 2007