Trung Tâm Hộ Tông Trang Chủ
Quy Y Tam Bảo Soạn giả:
Tỳ-khưu Hộ Pháp |
TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÉP QUY Y TAM BẢO Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng trong Phật giáo. * Tầm quan trọng ấy như thế nào?
1- Phép quy y Tam Bảo để trở thành vị Sadi, vị Tỳ-khưu như thế nào? Trong thời kỳ đầu Phật giáo phát triển, chư Tỳ-khưu Tăng toàn là bậc Thánh Arahán số lượng rất ít, nên Đức Phật cho phép mỗi vị Tỳ-khưu, đi mỗi con đường để thuyết pháp tế độ chúng sinh, truyền bá Phật giáo, hai vị Tỳ-khưu không nên đi cùng chung một con đường. Một vị Tỳ-khưu đi thuyết pháp tế độ chúng sinh, có số người phát sinh đức tin trong sạch, có ý nguyện muốn xuất gia trở thành Sadi, Tỳ-khưu. Vị Tỳ-khưu ấy dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia trở thành Sadi, Tỳ-khưu. Có những miền xa xôi Tỳ-khưu vất vả dẫn giới tử về hầu Đức Phật, xin phép xuất gia. Cho nên, Đức Phật cho phép Tỳ-khưu rằng: “Anujanāmi Bhikkhave, imehi tīhi saraṇagamanehi pabbajjaṃ upasampadaṃ”. “Này chư Tỳ-khưu, Như Lai cho phép thọ Sadi, Tỳ-khưu bằng cách cho thọ phép quy y Tam Bảo”. NGHI THỨC THỌ SADI - TỲ KHƯU Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, Tỳ-khưu, trước tiên phải cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán, xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi. Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:
Khi giới tử lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành Sadi-Tỳ-khưu trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Đó là cách thọ Tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo (Saraṇagamanū-pasampadā). Trải qua một thời gian sau, Phật giáo càng ngày càng phát triển, Tỳ-khưu càng ngày càng đông. Cho nên, Đức Phật truyền dạy chư Tỳ-khưu được biết rõ, từ đó về sau, bỏ cách xuất gia thọ Tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo. Đức Phật cho phép xuất gia thọ Tỳ-khưu bằng cách tụng một lần Tuyên ngôn (Ñatti) và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn (Kammavācā) gọi là ñatticatutthakammavācā.. Đức Phật dạy như sau: “Yā sā Bhikkhave, mayā tīhi saraṇagamanehi upasampadā anuññātā, taṃ ajjatagge paṭikkhipāmi. Anujānāmi Bhikkhave, ñatticatutthena kammena upasampādetuṃ”. “Này chư Tỳ-khưu, trước kia, Như Lai cho phép thọ Tỳ-khưu bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo, kể từ nay về sau, Như Lai bỏ cách thọ Tỳ-khưu ấy. Này chư Tỳ-khưu, Như Lai cho phép thọ Tỳ-khưu bằng cách tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn”. Cách thọ Tỳ-khưu bằng cách tụng 1 lần Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Thành sự ngôn Pāḷi gọi là: Ñatticatutthakammūpasampadā. Cách thọ Tỳ-khưu này bắt đầu từ Ngài Đại đức Rādha và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay. Hiện nay các nước Phật giáo theo truyền thống Theravāda như nước Srilankā, nước Myanmar, nước Thái lan, nước Campuchia, nước Lào, Phật giáo Nguyên thuỷ tại Việt Nam v.v... nghi thức lễ xuất gia thọ Tỳ-khưu hầu như giống hệt nhau về nghi thức thọ Tỳ-khưu tụng 1 lần Ñatti: Tuyên ngôn và tiếp theo tụng 3 lần Kammavācā: Thành sự ngôn, hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi. 2- Phép quy Tam Bảo để trở thành vị Sadi như thế nào? Người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhận thức đời sống tại gia có nhiều điều ràng buộc, khó có thể hành phạm hạnh cao thượng, nên người ấy có ý nguyện từ bỏ nhà đi xuất gia. Bởi vì đời sống bậc xuất gia nhẹ nhàng, không bị nhiều ràng buộc, thuận lợi hành phạm hạnh cao thượng: Học pháp học, hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ v.v... Đức Phật chế định người giới tử đủ 20 tuổi trở lên, được phép thọ Tỳ-khưu; người dưới 20 tuổi được thọ Sadi (Sāmaṇera). Đức Phật cho phép xuất gia thọ Sadi rằng: “Anujānāmi Bhikkhave, tīhi saraṇagananehi sāmaṇerapabbajjaṃ, evañca pana Bhikkhave pabbajjetabbo”. “Này chư Tỳ-khưu, Như Lai cho phép xuất gia thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo. Này chư Tỳ-khưu, như vậy gọi là xuất gia thọ Sadi”. Nghi thức thọ Sadi Giới tử có ý nguyện muốn thọ Sadi, trước tiên cạo tóc, râu, mặc y cāsa màu lõi mít, để chừa vai bên phải, vào đảnh lễ Thầy tế độ, xong ngồi chồm hổm chắp hai tay để ngang trán xin thọ phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi. Vị Thầy tế độ (upajjhāya) hướng dẫn phép quy y Tam Bảo bằng tiếng Pāḷi trước, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo, lặp lại đúng từng chữ, từng câu theo vị Thầy tế độ như sau:
Khi giới tử đã lặp lại đúng từng chữ từng câu theo vị Thầy tế độ, giới tử thọ phép quy y Tam Bảo đầy đủ 3 lần xong, giới tử ấy chính thức trở thành vị Sadi trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Ngài Rāhula khi ấy mới lên 7 tuổi, là vị Sadi đầu tiên trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Nghi thức lễ thọ Sadi bằng cách thọ phép quy y Tam Bảo này được lưu truyền từ thời kỳ Đức Phật mãi cho đến ngày nay, Phật lịch 2.548 trên các nước Phật giáo Theravāda. 3- Phép quy y Tam Bảo để trở thành người cận sự nam, cận sự nữ như thế nào? Một người muốn trở thành người cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā) được gần gũi thân cận với Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo. Điều trước tiên, người ấy phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, có nhận thức đúng đắn rằng: Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng, người ấy tìm đến hầu đảnh lễ vị Đại Trưởng Lão, thành kính xin thọ phép quy y Tam Bảo phổ thông như sau: Kính thỉnh vị Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo, và người đệ tử lặp lại thọ phép quy y Tam Bảo theo vị Đại Trưởng Lão:
Người đệ tử lặp lại theo vị Đại Trưởng Lão đầy đủ 3 lần, mỗi lần: - Khi lặp lại câu quy y Phật: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật. - Khi lặp lại câu quy y Pháp: “Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp. - Khi lặp lại câu quy y Tăng: “Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng. Lần thứ nhì và lần thứ ba cũng như lần thứ nhất. Như vậy, khi thành tựu phép quy y Tam Bảo, ngay khi ấy, người ấy được chính thức trở thành một người cận sự nam (upāsaka), hoặc người cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo đến trọn đời trọn kiếp. Thật ra, địa vị người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo rất khó được, mà người nào có được thì thật là cao quý. Bởi vì, Đức Phật xuất hiện trên thế gian là một điều khó. Cũng như vậy, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo xuất hiện trên thế gian cũng là điều khó. Cho nên, được trở thành người cận sự nam, hoặc người cận sự nữ cũng là điều rất khó. Trong thời kỳ nào có Tam Bảo xuất hiện và còn tồn tại trên thế gian, trong thời kỳ ấy, chúng sinh có duyên lành được cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo: quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo. Tam Bảo không phải lúc nào cũng hiện hữu trên thế gian này đâu! Khi nào có Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên thế gian, khi ấy mới có Tam Bảo, mà Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là một điều vô cùng hi hữu, rất hiếm có. Như Đức Phật đã dạy: “Buddhuppādo dullabho lokasmim...” Đức Phật xuất hiện trên thế gian này là điều khó được. Thật vậy, có khi suốt thời gian lâu dài một a-tăng-kỳ kiếp trái đất, trải qua 4 thời kỳ thành-trụ-hoại-không mà không có một Đức Phật Chánh Đẳng Giác nào xuất hiện trên thế gian, gọi là Suññakappa: trái đất không có Đức Phật Chánh Đẳng Giác. Thật hy hữu và vô cùng diễm phúc trong kiếp trái đất hiện tại mà chúng ta sống, có 5 Đức Phật Chánh Đẳng Giác xuất hiện trên trái đất này. Trong thời quá khứ đã có ba Đức Phật: Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Koṇāgamana và Đức Phật Kassapa xuất hiện trên trái đất này, Đức Phật thứ tư là Đức Phật Gotama của chúng ta đã xuất hiện và Ngài đã tịch diệt Niết Bàn cách đây 2.548 năm rồi, nhưng giáo pháp của Ngài vẫn còn lưu truyền lại trên thế gian cho đến ngày nay, nên chúng ta có duyên lành, được có cơ hội tốt đến xin thọ phép quy y Tam Bảo. Những người nào thành tựu được phép quy y Tam Bảo xong rồi, những người ấy chính thức trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Cận sự nam, cận sự nữ là hai chúng trong tứ chúng: Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam và cận sự nữ. Như vậy cận sự nam, cận sự nữ cũng là một địa vị cao quý trong Phật giáo. Trong kinh sách dạy rằng: Giáo pháp của Đức Phật Gotama chỉ tồn tại trên thế gian này khoảng 5.000 năm. Sau thời gian 5.000 năm giáo pháp của Đức Phật Gotama bị mai một, bị hoại diệt hoàn toàn, vì không còn các hàng đệ tử có khả năng giữ gìn duy trì được nữa. Trong thời hiện tại này, giáo pháp của Đức Phật Gotama vẫn còn đang lưu truyền, ba ngôi Tam Bảo vẫn còn hiện hữu. Những người cận sự nam, cận sự nữ có duyên lành đã thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu xong rồi, nên có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nhất tâm giữ gìn duy trì phép quy y Tam Bảo, cho được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn. Những người ấy, chắc chắn sẽ được quả báu lớn lao, vô cùng phong phú, được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến khi đạt đến Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong tam giới. Như vậy, Phép quy y Tam Bảo có một tầm quan trọng không những đối với bậc xuất gia Sadi, Tỳ-khưu, mà còn đối với các hàng tại gia cận sự nam, cận sự nữ nữa. NGƯỜI CẬN SỰ NAM VÀ CẬN SỰ NỮ TRONG PHẬT GIÁO Đối với người cận sự nam, cận sự nữ còn là hạng phàm nhân, thọ phép quy y Tam Bảo là bước đầu tiên vào ngưỡng cửa Phật giáo. Phép quy y Tam Bảo của mỗi chúng sinh phải trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu: Là giai đoạn thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp tam giới (lokiyasaraṇagamana). Giai đoạn giữa: Là giai đoạn có cơ hội tốt thọ phép quy y Tam Bảo. Trong những buổi lễ làm phước bố thí, thường có lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, bát giới... Và hằng ngày, hằng đêm tụng kinh lễ bái Tam Bảo. Trước tiên, nên đọc thọ phép quy y Tam Bảo, để trở thành một thói quen tốt lành, trong kiếp tử sinh luân hồi của mình. Giai đoạn cuối: Là giai đoạn tiến hành thiền tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo, sát-na Thánh Đạo Tâm phát sinh, có đối tượng Niết Bàn. Đó là giai đoạn thành tựu phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới (Lokuttarasaraṇagamana) và liền tiếp theo chứng đắc Thánh Quả, không có thời gian ngăn cách (akālika). Đó là quả báu của phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới, Thánh Đạo Tâm và Thánh Quả Tâm chắc chắn chỉ có đối tượng Niết Bàn mà thôi. Phép quy y Tam Bảo của mỗi người cận sự nam, cận sự nữ hoàn hảo giai đoạn đầu, hoàn hảo giai đoạn giữa và hoàn hảo giai đoạn cuối, có mục đích cứu cánh cuối cùng là Niết Bàn. Phép quy y Tam Bảo và các Pháp Để phép quy y Tam Bảo được hoàn hảo, người cận sự nam, cận sự nữ cần phải hành các pháp hỗ trợ cho phép quy y Tam Bảo được hoàn hảo và cũng nhờ có được đức tin trong sạch nơi Tam Bảo hỗ trợ cho các pháp hành được hoàn thiện. Các pháp ấy là: - Hành phước thiện bố thí. - Giữ gìn ngũ giới, bát giới, cửu giới, thập giới,... - Hành 10 nghiệp thiện, tránh xa 10 nghiệp ác. - Sống theo chánh mạng, tránh xa cách sống tà mạng. - Không nuôi mạng bằng 5 nghề buôn bán có hại như:
- Tiến hành pháp hành thiền định, pháp hành thiền tuệ, v.v... * Người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo như thế nào? Người cận sự nam, cận sự nữ trong Phật giáo nên tìm hiểu bài kinh Mahānāmasutta được tóm lược như sau: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Nigrodhārāma, xứ Kapilavatthu; khi ấy, Đức vua Mahānāma dòng Sakya, đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ bèn bạch rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là cận sự nam (cận sự nữ)? Bạch Ngài. Đức Phật dạy rằng: - Này Mahānāma, người có đức tin nơi Tam Bảo đến xin quy y nơi Đức Phật Bảo, xin quy y nơi Đức Pháp Bảo, xin quy y nơi Đức Tăng Bảo. Này Mahānāma, người đã thọ phép quy y Tam Bảo như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ). - Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có giới? Bạch Ngài. Đức Phật dạy rằng: - Này Mahānāma, cận sự nam (cận sự nữ) tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi. Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) có tác ý thiện tâm tránh xa 5 điều giới như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có giới. - Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin đầy đủ? Bạch Ngài. Đức Phật dạy rằng: - Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) trong Phật giáo này, là người có đức tin trong sạch nơi sự tự chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của Như Lai rằng: Đức Thế Tôn là: Đức Arahán là Bậc cao thượng có thân khẩu ý hoàn toàn trong sạch và thanh tịnh, xứng đáng thọ nhận sự lễ bái cúng dường của chư thiên, phạm thiên và nhân loại. Đức Chánh Đẳng Giác là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, mọi ác pháp không còn dư sót, đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh; đặc biệt diệt được mọi tiền khiên tật, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, độc nhất vô nhị. Đức Minh Hạnh Túc là Bậc có đầy đủ Tam Minh, Bát Minh và 15 Đức Hạnh cao thượng. Đức Thiện Ngôn là Bậc thuyết pháp chân lý đem lại lợi ích thật sự cho chúng sinh. Đức Thông Suốt Tam Giới là Bậc thấy rõ, biết rõ chúng sinh thế giới, cõi thế giới, pháp hành thế giới. Đức Vô Thượng giáo hóa chúng sinh là Bậc giáo huấn chúng sinh cải tà quy chánh, cải ác làm thiện, từ hạng phàm nhân lên bậc Thánh Nhân. Đức Thiên Nhân Sư là Bậc Thầy của chư thiên, chư phạm thiên, nhân loại... Đức Phật là Bậc tự mình chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn đầu tiên trong toàn cõi thế giới chúng sinh, trở thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác độc nhất vô nhị, rồi Ngài thuyết pháp giáo huấn chúng sinh có duyên lành cũng chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế y theo Ngài (cũng chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh Quả và Niết Bàn tùy theo năng lực ba-la-mật và hạnh nguyện của mỗi chúng sinh). Đức Thế Tôn là Bậc có 6 Ân đức đặc biệt do đầy đủ trọn vẹn 30 pháp hạnh ba-la-mật của Ngài. - Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin trong sạch nơi sự chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác của Như Lai như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có đức tin đầy đủ. - Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có phước bố thí đầy đủ? Bạch Ngài. Đức Phật dạy rằng: - Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) trong Phật giáo này là người không có tâm keo kiệt, bủn xỉn trong của cải của mình, biết đem của cải ra, làm phước bố thí với thiện tâm trong sạch, với đôi bàn tay dịu dàng của mình, có thiện tâm hoan hỷ bố thí đến những người đáng bố thí, không có tâm thiên vị, luôn luôn hoan hỷ phân phát của cải của mình đến cho người khác. Này Mahānāma, làm phước bố thí như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có phước bố thí đầy đủ. - Kính bạch Đức Thế Tôn, thế nào gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có trí tuệ? Bạch Ngài. Đức Phật dạy rằng: - Này Mahānāma, người cận sự nam (cận sự nữ) tiến hành thiền tuệ, có trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp; trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp - sắc pháp, dẫn đến chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, tham ái trở thành bậc Thánh Nhân. Này Mahānāma, có trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới như vậy, gọi là người cận sự nam (cận sự nữ) có trí tuệ...”. Thanh Văn đệ tử của Đức Phật, có 4 hạng: Tỳ-khưu, Tỳ-khưu ni, cận sự nam, cận sự nữ; dù là các bậc xuất gia tu sĩ, hoặc các hàng tại gia cư sĩ cũng đều có khả năng chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh Nhân. Cận sự nam - cận sự nữ thấp hèn hoặc cao quý Người cận sự nam, cận sự nữ đã quy y Tam Bảo rồi, trở thành người cận sự nam hoặc cận sự nữ cao quý hoặc thấp hèn do căn cứ vào 5 chi pháp đang hiện hữu trong người cận sự nam, cận sự nữ ấy. 5 chi pháp ấy mà Đức Phật đã thuyết dạy trong bài kinh Caṇḍālasutta là: * 5 chi pháp của người cận sự nam - cận sự nữ thấp hèn - Này chư Tỳ-khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ thấp hèn, ô nhiễm và đáng chê trách. 5 chi pháp ấy như thế nào? - Người cận sự nam, cận sự nữ là người không có đức tin nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người phá giới, không có giới. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người mê tín dị đoan, tin nhảm nhí vô căn cứ, không tin nơi nghiệp và quả của nghiệp. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người mong cầu phước thiện bên ngoài Phật giáo. - Người cận sự nam, cận sự nữ lo hộ độ, phục vụ, giúp truyền bá duy trì ngoại đạo tà giáo. Này chư Tỳ-khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ thấp hèn, ô nhiễm và đáng chê trách. * 5 chi pháp của người cận sự nam - cận sự nữ cao quý - Này chư Tỳ-khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ cao quý, cận sự nam, cận sự nữ ngọc, cận sự nam, cận sự nữ như đóa sen hồng, đóa sen trắng. 5 chi pháp ấy như thế nào? - Người cận sự nam, cận sự nữ là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người có giới, giữ gìn giới đầy đủ trọn vẹn. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người có chánh kiến, không tin nhảm nhí vô căn cứ, chỉ tin nghiệp và quả của nghiệp. - Người cận sự nam, cận sự nữ là người mong cầu phước thiện trong Phật giáo. - Người cận sự nam, cận sự nữ lo hộ độ, phụng sự, giúp truyền bá duy trì Phật giáo. Này chư Tỳ-khưu, người cận sự nam, cận sự nữ có 5 chi pháp này là người cận sự nam, cận sự nữ cao quý, cận sự nam, cận sự nữ ngọc, cận sự nam, cận sự nữ như đóa sen hồng, đóa sen trắng. Người Phật tử tại gia cận sự nam, cận sự nữ cần phải có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp, có chánh kiến nơi nghiệp của mình (kammassakatā sammādiṭṭhi), không mê tín dị đoan, không tin nhảm nhí vô căn cứ, không tin vào sự may rủi... mà chỉ có tin nơi nghiệp và quả của nghiệp của mình mà thôi. Như vật người Phật tử ấy gọi là người có chánh kiến nơi nghiệp của mình, tin chắc rằng: “Kammassako m hi, kammadāyādo kammayoni kammabandhu kammapaṭisaraṇo, yaṃ kammaṃ karissāmi kalyāṇaṃ vā pāpakaṃ vā, tassa dāyādo bhavissāmi” “Ta có nghiệp là của riêng, ta là người thừa hưởng quả của nghiệp, nghiệp là nhân sinh ra ta, nghiệp là bà con thân quyến của ta, nghiệp là nơi nương nhờ của ta, ta sẽ là người thừa hưởng quả của nghiệp thiện hoặc nghiệp ác ấy. Nếu nghiệp ác có cơ hội cho quả, thì phải chịu quả khổ não, mà không oán trách ai cả, cố gắng tạo nghiệp thiện, rồi hoan hỷ trong nghiệp thiện. Nếu nghiệp thiện có cơ hội cho quả, thì được hưởng quả an lạc, không phát sinh tâm ngã mạn, cố gắng tạo nghiệp thiện, bồi bổ tích lũy nhiều nghiệp thiện.” Bởi vì, người Phật tử có chánh kiến, có đức tin rằng: “Ngoài nghiệp của mình ra, không một ai có khả năng cho quả khổ não hoặc an lạc cả”. NGHI THỨC THỌ PHÉP QUY Y TAM BẢO VÀ NGŨ GIỚI Thời xưa, theo kinh sách ghi lại, người ta đến lắng nghe chánh pháp, rồi phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, xin thọ phép quy y Tam Bảo, mà không thọ trì ngũ giới, bát giới, cửu giới,... cùng một lúc. Thời nay, lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới v.v... cùng một lúc đã trở thành một nghi lễ phổ thông trong Phật giáo theo truyền thống trong các nước Phật giáo Theravāda. Phép quy y Tam Bảo có một tầm rất quan trọng đối với người chưa từng thọ phép quy y Tam Bảo, nay xin thọ phép quy y Tam Bảo được thành tựu xong; ngay khi ấy, người ấy chính thức trở thành người cận sự nam hoặc người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo, kể từ lúc đó cho đến trọn đời. Đối với người cận sự nam hoặc người cận sự nữ đã từng thọ phép quy y Tam Bảo, có xin thọ phép quy y Tam Bảo lại nhiều lần cho càng thêm vững chắc, trở thành thói quen tốt lành làm tăng trưởng đức tin trong sạch nơi Tam Bảo trong kiếp hiện tại, và để tạo duyên lành cho những kiếp vị lai. Và thọ trì ngũ giới là thường giới (niccasīla) của người tại gia nói chung, đối với người cận sự nam, cận sự nữ nói riêng. Người cận sự nam, cận sự nữ giữ gìn ngũ giới trong sạch và trọn vẹn hoàn toàn, giúp hỗ trợ phép quy y Tam Bảo được hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm do bởi phiền não. Do đó, xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cùng một lúc. Lễ sám hối Tam Bảo Lễ sám hối Tam Bảo là một điều rất cần thiết trước khi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Trong đời sống hàng ngày, đối với hạng phàm nhân có phiền não, nên thân, khẩu, ý khó tránh khỏi phạm những sai lầm với Tam Bảo, do cố ý hoặc vô ý. Nếu đã phạm lỗi lầm rồi, thì thân, khẩu, ý không còn trong sạch, do bị ô nhiễm bởi phiền não. Muốn cho thân, khẩu, ý trở lại trong sạch thanh tịnh, thì chỉ có cách sám hối tội lỗi của mình, rồi cố gắng giữ gìn, không để tái phạm nữa. Khi đại thiện tâm phát sinh có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, khi ấy, nên xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới... Cũng như theo lẽ thường, người ta muốn mặc một bộ quần áo mới đẹp sang trọng, trang điểm những đồ trang sức quý giá như kim cương, hột xoàn, ngọc manī... Điều trước tiên, người ta cần phải tắm rửa cho thân hình sạch sẽ, sau đó, mới mặc quần áo mới đẹp sang trọng, trang điểm những đồ trang sức quý giá ấy. Đó là thuộc về phần thân. Còn về phần tâm, muốn thỉnh Tam Bảo: Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo ngự vào trong tâm của mình, điều trước tiên, phải nên làm cho tâm của mình trở nên trong sạch thanh tịnh, bằng cách sám hối những lỗi lầm với Tam Bảo. Khi đại thiện tâm đã trở nên trong sạch thanh tịnh, khi ấy, mới nên xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới v.v... Theo truyền thống của người Myanmar (Miến Điện), từ khi còn nhỏ, cha mẹ đã dạy con học thuộc lòng bài sám hối Tam Bảo, cho nên trong những buổi lễ dù nhỏ, dù lớn thuộc về Phật giáo, như lễ làm phước thiện bố thí, lễ nghe thuyết pháp, ngày giới “uposathasīla” hằng tháng, thậm chí kể cả hằng ngày, lễ bái Tam Bảo... Trước tiên mọi người đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo, tiếp theo mới xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới, hoặc cửu giới... trở thành một phong tục tập quán theo truyền thống từ xưa cho đến nay. Nhận xét, thấy truyền thống lễ sám hối Tam Bảo của người Myanmar (Miến Điện) đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn trong kiếp vị lai. Do đó, người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên bắt chước để trở thành một truyền thống tốt lành trong Phật giáo. Bài sám hối Tam Bảo Trong buổi lễ dù nhỏ, dù lớn, có một người hoặc nhiều người hết lòng thành kính đảnh lễ Tam Bảo xong, có sự hiện diện của chư Tỳ-khưu Tăng (hoặc một vị Tỳ khưu), tất cả mọi người đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo. Bài sám hối của người Myanmar đại ý như sau: Okāsa, okāsa... Kính bạch Ngài, con xin phép Ngài cho con một cơ hội... Thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp, ý ác nghiệp trong ba loại ác nghiệp này, nếu có nghiệp nào con lỡ phạm đến Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, đến ông bà, cha mẹ, Thầy tổ v.v... Để mong tránh ác nghiệp ấy không có cơ hội cho quả khổ, nên con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo, thành tâm xin sám hối Tam Bảo về những lỗi lầm ấy của con, lần thứ nhì, lần thứ ba. Do năng lực đại thiện tâm sám hối những lỗi lầm này, con cầu mong luôn luôn tránh khỏi 4 cõi ác giới, 3 nạn tai họa, 8 trường hợp bất lợi, 5 loại kẻ thù... và mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. Nội dung bài sám hối Tam Bảo có 3 phần chính - Sám hối tội lỗi, để tránh khỏi những tai họa, mọi nghiệp ác không có cơ hội cho quả xấu, quả khổ. - Cầu mong tránh khỏi mọi trường hợp bất lợi. - Mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn. Giải thích: Thân ác nghiệp có 3 nghiệp ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Khẩu ác nghiệp có 4 nghiệp ác là nói dối, nói lời đâm thọc chia rẽ, nói lời thô tục chửi rủa mắng nhiếc, nói lời vô ích. Ý ác nghiệp có 3 nghiệp ác là tham lam, thù hận, tà kiến. 4 cõi ác giới: địa ngục, atula, ngạ quỷ, súc sanh. 3 nạn tai họa: Nạn bom đạn chiến tranh. 8 trường hợp bất lợi: Chúng sinh, ở trong những hoàn cảnh sau đây không thể hành phạm hạnh cao thượng, không chứng đắc Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn đó là: - Chúng sinh trong cõi địa ngục. - Chúng sinh trong cõi súc sinh. - Chúng sinh trong cõi ngạ qủy. - Phạm thiên trong cõi sắc giới Vô Tưởng Thiên (chỉ có thân mà không có tâm), kể cả phạm thiên còn phàm trong cõi vô sắc giới (chỉ có tâm mà không có thân) không nghe được chánh pháp. - Dân chúng sống vùng hẻo lánh. - Sinh trưởng trong gia đình ngoại đạo tà kiến. - Người khuyết tật câm điếc. - Người có trí tuệ mà không gặp được Đức Phật, hoặc chư Tỳ-khưu Tăng. 5 loại kẻ thù gây tai họa của cải tài sản: - Nước lụt phá hũy của cải tài sản. - Lửa cháy thiêu hủy của cải tài sản. - Kẻ trộm cướp chiếm đoạt của cải tài sản. - Vua tàn bạo chiếm đoạt của cải tài sản. - Con cái hư đốn làm tiêu tan của cải tài sản... Lời chúc lành Sau khi mọi người cận sự nam, cận sự nữ xin phép làm lễ sám hối Tam Bảo xong, Ngài Đại Trưởng Lão thay mặt chư Tăng chúc lành đến cận sự nam, cận sự nữ. Lời chúc lành của mỗi vị Đại Trưởng Lão (hoặc vị Đại đức, hoặc vị Tỳ-khưu) về lời không giống nhau, song về ý thì đều giống nhau. Quý Ngài thường cầu chúc cho tất cả người cận sự nam, cận sự nữ sớm được thành tựu những điều mong ước của mình. Chư Phật Độc Giác thường cầu chúc rằng: Icchitaṃ patthitam tumhaṃ, Điều mong ước, ý nguyện của các con Mọi người cận sự nam, cận sự nữ đều hoan hỷ đồng nói lên lời: Sādhu! Sādhu!
Xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Tiếp theo mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc lời xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau: Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante. Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante. Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ dhammaṃ yācāmi, anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante. Nghĩa: “Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba”. Trên đây là nghi thức lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... phổ thông trong nước Myanmar (Miến Điện) đã trở thành truyền thống từ xưa cho đến nay. PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TẠI VIỆT NAM Chư cố Đại Trưởng Lão có công đem Phật giáo Nguyên thủy Theravāda về truyền bá trên quê hương, trong đó Ngài Cố Đại Trưởng Lão Hộ Tông là Sư Tổ có công lớn nhất. Ngài đã dịch và ấn hành nhiều sách, nhiều kinh tụng hằng ngày cho Sadi, Tỳ-khưu, cận sự nam, cận sự nữ. Trong những bài kệ lễ bái Tam Bảo, có 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và có 3 bài kệ khẳng định không quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y Đức Phật, quy y Đức Pháp, quy y Đức Tăng mà thôi. Những bài kệ này có thể đem sử dụng vào trong trường hợp trước và sau khi thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoặc bát giới hoặc cửu giới, thì thật là hợp thời. Trước khi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới thì nên đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo: Sám hối với Đức Phật Bảo, sám hối với Đức Pháp Bảo, sám hối với Đức Tăng Bảo, để làm cho tâm của mình trở nên trong sạch nơi Tam Bảo, rồi xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, thì thật hợp thời. Và sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, mà chỉ có quy y Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng trưởng đức tin càng thêm vững chắc, thì cũng thật hợp thời. Nghi thức lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Trong các buổi lễ dù nhỏ, dù lớn, dù có một người hoặc nhiều người, có sự hiện diện chứng minh của Ngài Đại Trưởng Lão, hoặc Ngài Đại đức, hoặc vị Tỳ-khưu, Sadi... trước tiên thành kính đảnh lễ Tam Bảo xong, rồi đồng thanh đọc ba bài kệ sám hối Tam Bảo. Bài kệ sám hối Tam Bảo 1) Bài kệ sám hối với Đức Phật Bảo
Nghĩa:
2) Bài kệ sám hối với Đức Pháp Bảo
Nghĩa:
3) Bài kệ sám hối với Đức Tăng Bảo
Saṃgho khamatu taṃ mamaṃ. (Xăng-khô khá-má-tú tăng má-măng). Nghĩa:
Bài kệ cầu nguyện
Nghĩa:
Lợi ích của sự sám hối và cầu nguyện Năm điều tai họa (antarāyikadhamma):
Trong 5 điều tai họa ấy, có 3 điều: Tai họa do trọng ác nghiệp, tai họa do phiền não tà kiến cố định và tai họa do quả tái sinh, cả 3 điều tai họa này xảy ra trong kiếp hiện tại, vô phương cứu chữa, đành phải chịu quả khổ của ác nghiệp mà thôi. Riêng 2 điều: Tai họa do chê trách bậc Thánh Nhân và tai họa do phạm giới, cả 2 điều tai họa này, ngay trong kiếp hiện tại, có thể cứu chữa bằng cách làm lễ sám hối lỗi lầm của mình. Tai họa chê trách bậc Thánh Nhân bao gồm cả Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, bậc Thầy tổ, ông bà, cha mẹ, những bậc Trưởng Lão, bậc có giới đức,... Nếu có lỡ lầm xúc phạm đến các bậc ấy, thì chỉ có phương cách làm lễ sám hối lỗi lầm của mình với những bậc ấy mà thôi. Sau khi làm lễ sám hối xong, người ấy phải luôn tâm niệm không để tái phạm; như vậy, người ấy tránh được mọi điều tai họa, sẽ thành tựu được sự lợi ích, sự tiến hóa trong mọi thiện pháp, sự an lạc cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai. Do đó, lễ sám hối Tam Bảo là điều lợi ích lớn lao. Tai họa do phạm giới đối với hạng phàm nhân vốn có phiền não còn nặng nề, trong cuộc sống hàng ngày khó tránh khỏi điều phạm giới. Nếu đã phạm giới dù nhỏ dù lớn, thì cũng có thể gây ra tai họa trong kiếp hiện tại và kiếp vị lai. Muốn tránh khỏi điều tai họa xảy đến cho mình, thì chỉ có phương cách làm lễ sám hối, rồi xin thọ trì giới trở lại, đó là phương cách duy nhất, để cho giới của mình trở nên trong sạch trở lại. Lễ sám hối là phương cách chung cả cho Sadi, Tỳ-khưu lẫn người cận sự nam, cận sự nữ. Đối với chư Tỳ-khưu, trước khi hành tăng sự như lễ tụng Bhikkhupātimokkha “Lễ tụng giới Tỳ-khưu hằng tháng vào ngày rằm và ngày cuối tháng, chư Tỳ-khưu mỗi vị đều phải làm lễ sám hối āpati 2-3 vị lẫn nhau xong, rồi mới hành Tăng sự tụng Bhikkhupātimokkha”. Đối với Sadi, nên sám hối và chịu hành phạt xong, rồi xin thọ phép quy y Tam Bảo. Đối với hạng cận sự nam, cận sự nữ, nên làm lễ sám hối Tam Bảo xong, rồi mới xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới,... đó là việc hợp pháp, để làm tăng thêm đức tin và lòng tôn kính Đức Phật Bảo, Đức Pháp Bảo, Đức Tăng Bảo. Bài kệ cầu nguyện đó là nguyện vọng tha thiết của mình, mong tránh khỏi tai họa và mong sớm chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn, giải thoát mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới, bốn loài. Nhận xét thấy rằng lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới mà người Myanmar sử dụng rất rõ ràng: - Người xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. - Khẩn khoản thỉnh Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Như vậy, đây là một lễ nghi xin rất hợp tình, hợp lý đối với người xin và người hướng dẫn. Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Sau khi đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và bài kệ cầu nguyện xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau: Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi
anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante. Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
Nghĩa: Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba. Người hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, cửu giới...) có thể là Ngài Đại Trưởng Lão hoặc Ngài Đại đức, hoặc vị Tỳ-khưu, hoặc vị Sadi; nếu không có những bậc xuất gia, thì thậm chí người cận sự nam hoặc cận sự nữ là bậc thiện trí có khả năng hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới đúng theo nghi thức. Thật ra, phép quy y Tam Bảo và ngũ giới được thành tựu phần chính là do người đệ tử biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo, còn vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo, để giúp đỡ hỗ trợ cho người đệ tử thành tựu được phép quy y Tam Bảo. Người đệ tử biết cách thức thọ phép quy y Tam Bảo như sau: - Khi lặp lại câu quy y Phật: “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật. - Khi lặp lại câu quy y Pháp: “Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp. - Khi lặp lại câu quy y Tăng: “Saṃgham saraṇaṃ gacchāmi”, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng. Khi lặp lại câu điều giới nào, thì có tác ý thiện tâm tránh xa đối tượng phạm điều giới ấy, giữ gìn điều giới ấy cho được trong sạch hoàn toàn. Người cận sự nam, cận sự nữ thành tựu được phép quy y Tam Bảo và ngũ giới là do nhờ vị Thầy dạy dỗ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Do đó, vị Thầy có vai trò rất quan trọng đối với các hàng đệ tử. HƯỚNG DẪN PHÉP QUY Y TAM BẢO VÀ NGŨ GIỚI Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới có 3 cách:
1- Cách thứ nhất: Hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi Sau khi tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ làm lễ sám hối Tam Bảo và xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo vị Thầy hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi như sau: Ngài Đại Trưởng Lão truyền dạy rằng: NTL (Ngài Trưởng Lão): Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha). Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng: CSN (người cận sự nam hoặc nữ): Āma! Bhante. (A-má phăn-tê) Lễ bái Đức Phật Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng: NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần) Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài. CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần)
Thọ phép quy y Tam Bảo NTL: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
NTL: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. CSN: Āma! Bhante. Thọ trì ngũ giới Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới: NTL: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi
NTL: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi NTL: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
NTL: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi. CSN: Musāvādā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi.
NTL: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi. NTL: Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamādena sampādetha. CSN: Āma! Bhante.
CSN: Sādhu! Sādhu! Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau: Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới từng câu hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi. Phép quy y Tam Bảo 3 câu cùng một lúc, hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi Theo truyền thống của nước Myanmar (Miến Điện), Ngài Đại Trưởng Lão thường hướng dẫn thọ phép quy y Tam Bảo 3 câu: Quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng cùng một lúc; và các cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại cũng 3 câu cùng một lúc. Sau khi tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ sám hối và cầu nguyện xong, tiếp theo xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi; tiếp theo Ngài Đại Trưởng Lão sẽ truyền dạy rằng: NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha). Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng: CSN: Āma! Bhante. Lễ bái Đức Phật Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng: NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa. (3 lần) Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài. CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần) Thọ phép quy y Tam Bảo
Thọ trì ngũ giới Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới:
Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau: Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới từng câu hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi. 2- Cách thứ nhì: Tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt Sám hối Tam Bảo Bài kệ sám hối với Đức Phật Bảo
Bài kệ sám hối với Đức Pháp Bảo
Bài kệ sám hối với Đức Tăng Bảo
Bài kệ cầu nguyện
Nghĩa:
Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Sau khi đọc 3 bài kệ sám hối Tam Bảo và bài kệ cầu nguyện xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau: Ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi
anuggahaṃ katvā, sīlaṃ detha me, Bhante. Dutiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
Tatiyampi, ahaṃ Bhante, tisaraṇena saha, pañcasīlaṃ
dhammaṃ yācāmi anuggahaṃ katvā sīlaṃ detha me, Bhante.
Nghĩa: Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba. Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt như sau: Ngài Đại Trưởng Lão truyền dạy rằng: NTL: Yamahaṃ vadāmi, taṃ vadehi (vadetha). “Sư hướng dẫn từng chữ từng câu như thế nào, con (các con) hãy nên lặp lại đúng từng chữ, từng câu như thế ấy”. Tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh thưa rằng: CSN: Āma! Bhante. Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài. Lễ bái Đức Phật Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn đảnh lễ Đức Thế Tôn rằng: NTL: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần) Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần) Tất cả người cận sự nam, cận sự nữ đồng thanh lặp lại theo Ngài. CSN: Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần) Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần) Thọ phép quy y Tam Bảo NTL: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. NTL: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. NTL: Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng. NTL: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi.
NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,
CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,
NTL: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,
CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,
NTL: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Dutiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ nhì. NTL: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật, lần thứ ba. NTL: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Dhammaṃ saraṇaṃ gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp, lần thứ ba. NTL: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ gacchāmi. CSN: Tatiyampi Saṃghaṃ saraṇaṃ
gacchāmi. NTL: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba. CSN: Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng, lần thứ ba. NTL: Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. Phép quy y Tam Bảo trọn vẹn bấy nhiêu! CSN: Āma! Bhante. Dạ, xin vâng. Bạch Ngài. Thọ trì ngũ giới Sau khi thọ phép quy y Tam Bảo xong, tiếp theo thọ trì ngũ giới: NTL: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Pāṇātipātā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi. NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh. NTL: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Adinnādānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp. NTL: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Kāmesumicchācārā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm. NTL: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi. CSN: Musāvādā veramaṇisikkhāpada samādiyāmi.
NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối. NTL: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ samādiyāmi. CSN: Surāmerayamajjappamādaṭṭhānā veramaṇisikkhāpadaṃ
samādiyāmi. NTL: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi. NTL: Tisaranena saha pañcasīlaṃ sādhukaṃ katvā appamāden sampādetha. Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong, rồi các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch hoàn toàn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh. CSN: Āma! Bhante. Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài. NTL: Sīlena sugatiṃ yanti
Lành thay! Lành thay! Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo nên đọc bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm cho tăng thêm đức tin như sau: Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi có nghĩa tiếng Việt. 3- Cách thứ ba: Hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt Hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt. Thật ra, điều quan trọng để thành tựu phép quy y Tam Bảo là cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt hiểu rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng. Khi đọc câu quy y Phật, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Phật. Khi đọc câu quy y Pháp, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 6 Ân đức Pháp. Khi đọc câu quy y Tăng, với đại thiện tâm hợp với trí tuệ có đối tượng 9 Ân đức Tăng. Do đó, dù bằng tiếng Pāḷi hoặc nghĩa tiếng Việt cũng phải hiểu rõ đúng nghi lễ, biết cách thức thọ đúng theo phép quy y Tam Bảo, thì mới thành tựu được phép quy y Tam Bảo. Nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng nghĩa tiếng Việt Những người cận sự nam, cận sự nữ đảnh lễ Tam Bảo xong đều đồng thanh đọc bài sám hối Tam Bảo. Sám hối Tam Bảo Bài kệ sám hối Đức Phật Bảo
Bài kệ sám hối Đức Pháp Bảo
Bài kệ sám hối Đức Tăng Bảo
Bài kệ cầu nguyện
Sau khi đọc bài sám hối Tam Bảo xong, tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ đều đồng thanh đọc bài xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới như sau: Xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ nhì. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão, con xin thọ trì phép quy y Tam Bảo và ngũ giới. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài từ bi tế độ hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới cho con, lần thứ ba. Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt như sau: NTL: Này các con, Sư hướng dẫn từng câu như thế nào, thì các con hãy nên lặp lại đúng theo từng câu như thế ấy! CSN: Dạ, xin vâng. Kính bạch Ngài. Lễ bái Đức Phật NTL: Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần) CSN: Con đem hết lòng thành kính đảnh lễ Đức Thế Tôn, Đức Arahán, Đức Chánh Đẳng Giác (3 lần) Thọ phép quy y Tam Bảo NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ nhì. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ nhì. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ nhì. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ nhì. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ nhì. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ nhì. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ ba. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật,lần thứ ba. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ ba. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp,lần thứ ba. NTL:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ ba. CSN:Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng,lần thứ ba. NTL:Phép quy y Tam Bảo trọn vẹn bấy nhiêu! CSN:Dạ, xin vâng, kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão. Thọ trì ngũ giới NTL:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh. CSN:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự sát sanh. NTL:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp. CSN:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự trộm cắp. NTL:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm. CSN:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự tà dâm. NTL:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối. CSN:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự nói dối. NTL:Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi. CSN: Con xin thọ trì điều giới, có tác ý tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi. NTL: Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, các con nên cố gắng giữ gìn cho được trong sạch hoàn toàn, bằng pháp không dể duôi, để làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh. CSN: Dạ xin vâng. Kính bạch Ngài Đại Trưởng Lão.
CSN: Lành thay! Lành thay! Sau khi đã thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới xong rồi, tiếp theo cận sự nam, cận sự nữ nên đọc 3 bài kệ khẳng định không có quy y nương nhờ nơi nào khác, chỉ có quy y nơi Đức Phật Bảo, nơi Đức Pháp Bảo, nơi Đức Tăng Bảo mà thôi, để làm tăng đức tin cho càng thêm vững chắc như sau: Bài kệ khẳng định quy y Tam Bảo
Hoàn thành xong lễ thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt. Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới hoàn toàn bằng nghĩa tiếng Việt, thì dễ dàng và phổ thông đến cho mọi người Việt Nam . Song không phổ thông đến cho những người cận sự nam, cận sự nữ từ các nước Phật giáo Theravāda trong một buổi lễ thuần túy Phật giáo. Thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, hoặc cửu giới) hoàn toàn bằng tiếng Pāḷi, đó là một trong những truyền thống từ xưa cho đến nay, được phổ thông đến cho tất cả mọi người cận sự nam, cận sự nữ trong các nước Phật giáo Theravāda. Trong một buổi lễ chung Phật giáo, gồm có các Phật tử từ những nước Phật giáo Theravāda đến tham dự; mặc dù mỗi nước có ngôn ngữ riêng của mình, khi Ngài Đại Trưởng Lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo và ngũ giới bằng tiếng Pāḷi, thì tất cả mọi người đều đồng thanh lặp lại theo Ngài đúng từng chữ từng câu, làm cho buổi lễ thật trang nghiêm, tạo nên bầu không khí hòa hợp thân mật giữa những người con Đức Phật, không còn phân biệt dân tộc. Bởi vì, tất cả mọi người Phật tử có chung một ngôn ngữ Pāḷi, ngôn ngữ của Đức Phật Đấng Từ Phụ Tối Thượng. Mọi người Phật tử có bổn phận học tiếng Pāḷi để giữ gìn duy trì Phật giáo nguyên thủy. Bởi vì, Phật giáo là lời giáo huấn của Đức Phật, mà Đức Phật giáo huấn chúng sinh bằng tiếng Pāḷi, không phải thứ tiếng nào khác. Đức Phật thuyết pháp tế độ chúng sinh suốt 45 năm, kể từ khi đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác cho đến lúc Đức Phật tịch diệt Niết Bàn đã 2.548 năm qua. Giáo pháp của Đức Phật đã kết tập thành Tam Tạng và các bộ Chú giải bằng tiếng Pāḷi. Người Phật tử nào khả năng có trí nhớ, trí tuệ đặc biệt, học thuộc lòng Tam Tạng và Chú giải Pāḷi, thì vị ấy thật là đặc biệt, đáng tôn kính. Nếu không học thuộc lòng chánh pháp bằng tiếng Pāḷi được nhiều, thì ít nhất cũng nên học thuộc lòng, hiểu biết rõ được những pháp bằng tiếng Pāḷi như phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, hoặc bát giới, hoặc cửu giới... 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng, những bài kinh tụng lễ bái Tam Bảo hằng ngày, những bài kinh Parittapāḷi... Để cho chính mình có nơi nương nhờ nơi Pháp học Phật giáo Nguyên thủy, làm duyên lành cho cả kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, đồng thời giữ gìn duy trì pháp học Phật giáo... Chắc chắn đem lại sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp chót chứng đắc 4 Thánh Đạo - 4 Thánh quả và Niết Bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. BẬC THIỆN TRÍ QUY Y TAM BẢO Thành tựu phép quy y Tam Bảo chình là do nhờ người đệ tử hiểu biết rõ cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo. Để trở thành người cận sự nam hoặc cận sự nữ là do nhờ đã thành tựu phép quy y Tam Bảo và có sự hiện diện của bậc thanh văn đệ tử của Đức Phật, kính xin ngài chứng minh và công nhận người ấy là cận sự nam (upāsaka) hoặc cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời trọn kiếp. Bậc thiện trí có đức tin nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt, hiểu biết rõ 9 Ân đức Phật, 6 Ân đức Pháp, 9 Ân đức Tăng; có nhận thức đúng đắn rằng: “Đức Phật cao thượng, Đức Pháp cao thượng, Đức Tăng cao thượng,” có ý nguyện muốn trở thành người cận sự nam (hoặc cận sự nữ) trong giáo pháp của Đức Phật Gotama. Bậc thiện trí ấy đến hầu Ngài Đại Trưởng Lão hoặc bậc thanh văn đệ tử nào như vị Đại đức, hoặc vị Tỳ-khưu, vị Sadi, thậm chí người cận sự nam, cận sự nữ thiện trí trong Phật giáo; kính thỉnh quý Ngài chứng minh buổi lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới của người thiện trí ấy, và tiếp theo sau đó, kính xin quý Ngài công nhận người thiện trí ấy trở thành người cận sự nam (hoặc cận sự nữ) đã quy y Tam Bảo, kể từ đó cho đến trọn đời trọn kiếp. Trường hợp đặc biệt, nếu bậc thiện trí ấy đã hiểu biết rõ cách thức thành tựu phép quy y Tam Bảo, thì bậc thiện trí ấy không kính thỉnh Ngài Trưởng lão hướng dẫn phép quy y Tam Bảo mà chỉ kính thỉnh Ngài chứng minh buổi lễ xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới của mình mà thôi. Bậc thiện trí tự mình làm đúng theo nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới (hoặc bát giới, cửu giới,...) từ đầu đến cuối. Nghi thức xin thọ phép quy y Tam Bảo Bậc thiện trí ấy làm đúng theo nghi thức tuần tự như sau: - Lễ bái Tam Bảo. - Kính thỉnh Ngài Đại Trưởng Lão chứng minh buổi lễ. - Bậc thiện trí đảnh lễ Ngài Đại Trưởng lão, rồi bạch rằng: Kính bạch (thưa) Ngài, kính xin Ngài chứng nhận những lời chân thành của con như sau: Lễ sám hối Tam Bảo
Bài kệ cầu nguyện
Lễ bái Đức Phật. Namo tassa Bhagavato Arahato sammāsambuddhassa (3 lần) Thọ phép quy y Tam Bảo
Tisaraṇagamanaṃ paripuṇṇaṃ. Thọ trì ngũ giới:
Tiếp theo đọc câu chót. Kính xin Ngài công nhận * Nếu là người nam, thì đọc câu chót: “Upāsakaṃ maṃ bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetaṃ saraṇaṃ gataṃ”. * Nếu là người nữ, thì đọc câu chót: “Upāsikaṃ maṃ bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā”. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận con là người cận sự nam (upāsaka), hoặc người cận sự nữ (upāsikā) đã quy y Tam Bảo và ngũ giới, kể từ nay cho đến trọn đời trọn kiếp. * Nếu có 2 người nam trở lên, thì câu chót là: “Upāsake no bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupete saraṇaṃ gate”. * Nếu có 2 người nữ trở lên, thì câu chót là: “Upāsikāyo no bhavaṃ dhāretu, ajjatagge pāṇupetā saraṇaṃ gatā”. Kính bạch Ngài, kính xin Ngài công nhận chúng con là những người cận sự nam, hoặc những người cận sự nữ đã quy y Tam Bảo và ngũ giới, kể từ nay cho đến trọn đời trọn kiếp. Lời khẳng định quy y Tam Bảo
Như vậy, sau khi đã làm lễ đúng theo nghi thức thọ phép quy y Tam Bảo và ngũ giới, trước sự hiện diện của bậc thiện trí, kính thỉnh Ngài chứng minh và công nhận xong. Ngay khi ấy, người ấy chính thức trở thành người cận sự nam, hoặc cận sự nữ đã quy y Tam Bảo và ngũ giới trọn đời, trọn kiếp trong giáo pháp của Đức Phật Gotama, đồng thời trở thành vị thanh văn đệ tử là một hạng người trong tứ chúng: Tỳ-khưu (bhikkhu), Tỳ-khưu ni (bhikkhuni), cận sự nam (upāsaka), cận sự nữ (upāsikā) của Đức Phật Gotama. Hương Tam quy và ngũ giới Một hôm Ngài Đại đức Ānanda, sau khi làm phận sự thị giả phục vụ Đức Phật xong, trở về chỗ nghỉ của mình, Ngài tư duy rằng: Trong đời này, hương thơm có 3 loại: Hương thơm của rễ cây, hương thơm của lõi cây, hương thơm của các loài hoa; những hương thơm này tỏa ra bay thuận theo chiều gió, không thể bay ngược chiều gió. Vậy có thứ hương thơm nào có thể tỏa ra bay ngược chiều gió hay không? Để giải đáp điều thắc mắc của mình, Ngài Đại đức Ānanda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch hỏi Đức Thế Tôn rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, có loại hương thơm nào tỏa ra bay thuận chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được, loại hương thơm ấy có trong đời này hay không? Bạch Ngài. - Này Ānanda, trong đời này có loại hương thơm tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được. Đại đức Ānanda bạch tiếp rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, loại hương thơm nào mà có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được? Bạch Ngài. - Này Ānanda, trong đời này, người cận sự nam, cận sự nữ ở trong xóm, ở trong làng, trong tỉnh... nào, là người có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo. Là người có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp. Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có thiện tâm hoan hỷ trong việc làm phước thiện bố thí, với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí. Đối với người cận sự nam, cận sự nữ ấy được các Samôn, Bàlamôn khắp mọi nơi, mọi phương hướng, đều tán dương ca tụng giới đức của họ rằng: “Người cận sự nam, cận sự nữ ở trong xóm, trong làng, là người quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo, quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo. Là người có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh sự dể duôi trong mọi thiện pháp. Là người có giới hạnh trong sạch và trọn vẹn, có thiện pháp phát triển, không có tâm keo kiệt bủn xỉn trong của cải của mình, có thiện tâm hoan hỷ trong việc làm phước thiện bố thí với đôi bàn tay dịu dàng, đáp ứng đúng với nhu cầu của những người thọ thí”. Chư thiên khắp mọi nơi cũng đều tán dương ca tụng người cận sự nam, cận sự nữ ấy, như các Samôn, Bàlamôn đã tán dương ca tụng vậy. Này Ānanda, đó là loại hương thơm có thể tỏa ra bay thuận theo chiều gió cũng được, tỏa ra bay ngược chiều gió cũng được vậy. Đức Phật thuyết dạy bài kệ rằng:
ÂN ĐỨC THẦY (ACARIYAGUNA) Ân đức Phật vô lượng, Ân đức Pháp vô lượng, Ân đức Tăng vô lượng; để biết được Ân đức Tam Bảo vô lượng, người đệ tử cần phải đến nương nhờ vị tôn sư của mình để học hỏi, và vị tôn sư cũng tận tâm dạy dỗ, thì người đệ tử mới có được sự hiểu biết trở thành bậc đa văn túc trí. Cho nên, đối với người đệ tử Ân đức Thầy cũng là vô lượng, người đệ tử muốn đền đáp Ân đức của Thầy một cách xứng đáng, không phải là việc dễ làm. Thật vậy, nên tìm hiểu qua đoạn kinh Dakkhiṇāvibhaṅgasutta và Chú giải được tóm lược như sau: Bà Mahāpajāpatigotamī là chánh cung Hoàng hậu của Đức vua Suddhodana cũng là bà dì ruột của Đức Phật. Sau khi chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, lần đầu tiên Đức Phật ngự trở về kinh thành Kapilavatthu, theo lời thỉnh mời của Đức vua cha là Suddhodana. Đức Phật thuyết pháp tế độ Đức vua cha chứng đắc thành bậc Thánh Nhất Lai, và bà Mahāpajāpatigotamī chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu, cùng thân quyến trong dòng Sakya chứng đắc thành bậc Thánh Nhân rất đông. Bà Mahāpajāpatigotamī là người dì ruột cũng là nhũ mẫu của Thái tử Siddhattha, sau khi Thái tử đản sanh được bảy ngày, thì bà Mahā-mayādevī, thân mẫu của Ngài quy thiên. Bà Mahāpajāpatigotamī được chọn làm nhũ mẫu của Thái tử, thì bà giao Hoàng tử Nanda (hạ sanh sau Thái tử Siddhattha 2-3 ngày) cho nhũ mẫu khác nuôi nấng dưỡng dục, còn bà làm bổn phận nhũ mẫu nuôi nấng dưỡng dục Thái tử Siddhattha khôn lớn. Thái tử Siddhattha sống tại cung điện đến năm 29 tuổi mới xuất gia, năm 35 tuổi Ngài chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, một năm sau Đức Thế Tôn ngự trở về kinh thành Kapilavatthu. Bà Mahāpajāpatigotamī chiêm ngưỡng kim thân Đức Phật có 32 tướng tốt của bậc Đại Nhân và 80 tướng tốt phụ, phát sinh đức tin trong sạch và vô cùng hoan hỷ, rồi suy nghĩ rằng: “Ta muốn dâng y đến Đức Phật; trong kinh thành Rājagaha có rất nhiều thứ vải tốt mà ta không hài lòng, ta muốn tự tay kéo sợi dệt thành tấm vải, thì ta mới hài lòng hoan hỷ nhiều”. Để thực hiện ý định của mình, bà đã dệt xong được hai tấm vải, bà đến chầu Đức vua Suddhodana, xin phép đem hai tấm vải đến kính dâng Đức Phật. Đức Phật đang ngự tại ngôi chùa Nigrodhārāma gần kinh thành Kapilavatthu. Khi ấy bà Mahāpajāpatigotamī đội trên đầu một cái hộp có hai tấm vải quý giá đến hầu đảnh lễ Đức Phật xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, hai tấm vải mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt xong, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn. Kính xin Đức Thế Tôn có tâm đại bi tế độ, thọ nhận hai tấm vải y mới này của con, bạch Ngài. Nghe bà bạch như vậy, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng: “Saṃghe Gotami dehi, saṃghe te dinne ahañceva pūjito bhavissāmi saṃgho ca”. (Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tăng, khi nhũ mẫu đã kính dâng đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng). Bà Mahāpajāpatigotamī bạch lặp lại như lần trước, đến lần thứ ba, và Đức Thế Tôn cũng truyền dạy bà đến lần thứ ba như trên. Nghe Đức Thế Tôn truyền dạy như vậy, Ngài Đại đức Ānanda bèn bạch rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, kính xin Ngài thọ nhận hai tấm vải của bá mẫu Mahāpajāpatigotamī. Kính bạch Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī là bà dì ruột của Ngài, bà có nhiều Ân đức đối với Ngài; khi Ngài đản sanh 7 ngày, thì Phật mẫu quy thiên, chính bà là nhũ mẫu đã hiến dâng đôi bầu sữa ngon lành, để nuôi nấng dưỡng dục Ngài đến khi lớn khôn. Kính bạch Đức Thế Tôn, và Ngài cũng có nhiều Ân đức đối với bá mẫu Mahāpajāpatigotamī nữa. Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī đã quy y Phật Bảo, quy y Pháp Bảo, quy y Tăng Bảo. Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi. Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Thế Tôn; có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Pháp, có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc không lay chuyển nơi Đức Tăng, có đầy đủ trọn vẹn giới mà chư Thánh Nhân yêu quý. Kính bạch Ngài, được nương nhờ nơi Ngài, bá mẫu Mahāpajāpatigotamī đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Nhân Sanh Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Niết Bàn Diệt Khổ Đế, đã đoạn tuyệt được hoài nghi trong Đạo Đế, pháp hành chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Đế (chứng đắc thành bậc Thánh Nhập Lưu). Đức Phật truyền dạy rằng: - Này Ānanda, sự thật đúng như vậy! Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, đã được đến quy y Phật Bảo, đã được đến quy y Pháp Bảo, đã được đến quy y Tăng Bảo. Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy. Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có được tác ý thiện tâm tránh xa sự sát sanh, tránh xa sự trộm cắp, tránh xa sự tà dâm, tránh xa sự nói dối, tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sinh dể duôi. Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy. Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có đức tin hoàn toàn trong sạch vững chắc nơi Đức Phật, nơi Đức Pháp, nơi Đức Tăng, không lay chuyển; có đầy đủ trọn vẹn giới mà chư Thánh Nhân yêu quý. Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy. Này Ānanda, người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, đã diệt được hoài nghi trong Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Nhân Sanh Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Niết Bàn Diệt Khổ Đế, đã diệt được hoài nghi trong Đạo Đế, pháp hành chứng ngộ Niết Bàn diệt Khổ Đế. Này Ānanda, Như Lai không thuyết dạy rằng: Sự đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy bằng sự lễ bái, đón rước, chắp tay, cung kính cúng dường bằng y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh của người đệ tử đối với vị Thầy ấy. Qua đoạn kinh trên và phần Chú giải tóm lược: Bà Mahāpajāpatigotamī chiêm ngưỡng Đức Thế Tôn có 32 tướng tốt của bậc Đại nhân và 80 tướng tốt phụ. Bà vô cùng hoan hỷ, phát sinh tác ý thiện tâm muốn dâng y đến Đức Phật. Tấm vải y không phải do người khác dệt, mà phải chính tự tay của bà dệt, thì mà mới hài lòng hoan hỷ nhiều. Bà đã thực hiện đúng theo nguyện vọng của mình, bà đã dệt được hai tấm vải mới thật là tốt đẹp, vô giá, rồi bà đặt hai tấm vải ấy vào trong cái hộp ướp nước hoa thơm xong, bà đến chầu Đức vua và tâu rằng: “Mayhaṃ puttassa cīvarasāṭakaṃ gahetvā gamissāmi”. (Tâu Hoàng thượng! Thần thiếp sẽ đem vải y này, kính dâng đến vị Quý tử của chúng ta). Đức vua truyền lệnh sửa sang trang hoàng con đường từ cung điện đến ngôi chùa Nigrodhārāma rất đẹp đẽ, rồi cho một đoàn tùy tùng hộ giá bà chánh cung Hoàng hậu Mahāpajāpatigotamī đến ngôi chùa Nigrodhārāma. Bà Mahāpajāpatigotamī đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn xong, ngồi một nơi hợp lẽ, bèn bạch rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, hai tấm vải mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt xong, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn. Kính xin Ngài có tâm đại bi tế độ thọ nhận hai tấm vải mới này của con. Bạch Ngài. Nghe bà bạch như vậy, Đức Thế Tôn truyền dạy rằng: “Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tăng, khi nhũ mẫu đã kính dâng đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng...”. Thật ra bà Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm kính dâng hai tấm vải mới đến Đức Phật, không chỉ tỏ lòng tôn kính tri ân Đức Phật, mà còn ẩn chứa một tình mẫu tử thiêng liêng và sâu sắc nữa. Cho nên, bà khẩn khoản bạch với Đức Thế Tôn rằng: - Kính bạch Đức Thế Tôn, con sẽ lấy những tấm vải y từ trong kho kính cúng dường đến hằng trăm Tỳ-khưu, hằng ngàn Tỳ-khưu, hằng trăm ngàn Tỳ-khưu Tăng. Nhưng còn hai tấm vải y mới này, chính tự tay con đã kéo sợi dệt thành, con có tác ý thiện tâm kính dâng lên Đức Thế Tôn; kính xin Ngài có tâm đại bi tế độ thọ nhận hai tấm vải y nơi này của con. Bạch Ngài. Dù bà Mahāpajāpatigotamī tha thiết khẩn khoản, nhưng Đức Thế Tôn vẫn khuyên dạy bà nên kính dâng hai tấm vải y mới đến chư Tăng, bởi những lý do chính như sau: * Đức Phật muốn tế độ nhũ mẫu tăng trưởng phước thiện (mātari anukampāya) Đức Phật tuyên dạy bà Mahāpajāpatigotamī: “Saṃghe Gotami dehi”. (Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tỳ-khưu Tăng). Đức Phật biết rõ rằng: Tác ý thiện tâm 3 thời: (pubbacetanā: tác ý trước khi cúng dường; muñcacetanā: tác ý đang khi cúng dường; paracetanā: tác ý sau khi cúng dường) của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến Như Lai rồi, nay cộng thêm tác ý thiện tâm 3 thời của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến chư Tỳ-khưu Tăng nữa; như vậy, tất cả 6 tác ý thiện tâm của nhũ mẫu phát sinh, hướng tâm cúng dường đến Như Lai và chư Tỳ-khưu Tăng là đối tượng cùng một lúc, sẽ được tăng trưởng phước thiện, sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài đến cho nhũ mẫu. Thật ra, những bậc xứng đáng được cúng dường hơn Đức Phật không co, cả trong thế giới này, lẫn toàn thể thế giới khác, vì Đức Phật là Bậc cao thượng nhất trong toàn thế giới chúng sinh. Người thí chủ có đức tin trong sạch cúng dường đến Đức Phật, chắc chắn được phước thiện cao thượng, có quả báu cao thượng. Trong trường hợp bà Mahāpajāpatigotamī, Đức Phật muốn cho bà tăng trưởng phước thiện, nên truyền dạy bà dâng cúng dường đến chư Tỳ-khưu Tăng có Đức Phật chủ trì; đó là sự cúng dường đến Đức Phật cùng chư Tỳ-khưu Tăng, như Đức Phật dạy: “Khi nhũ mẫu đã kính cúng dường đến chư Tăng rồi, sẽ là cúng dường đến Như Lai và cúng dường đến chư Tăng”. Như vậy bà sẽ được tăng trưởng phước thiện, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. * Đức Phật muốn tế độ chư Tỳ-khưu Tăng Đức Phật tuyên dạy bà Mahāpajāpatigotamī rằng: “Saṃghe Gotami dehi”. (Này nhũ mẫu Gotami, hãy nên kính dâng đến chư Tỳ-khưu Tăng). Đức Phật muốn tế độ chư Tỳ-khưu Tăng, Ngài muốn cho tất cả mọi chúng sinh nói chung, mọi người nói riêng, cả trong thời hiện tại lẫn trong thời vị lai có đức tin trong sạch, có lòng tôn kính đến chư Tỳ-khưu Tăng. Đức Phật biết rõ rằng: Ngài sẽ tịch diệt Niết Bàn, Phật giáo sẽ tồn tại và được gìn giữ duy trì do nhờ nơi chư Tỳ-khưu Tăng, mà chư Tỳ-khưu Tăng tồn tại lâu dài được là nhờ những người cận sự nam, cận sự nữ có đức tin trong sạch, có lòng tôn kính đến chư Tỳ Khưu Tăng. Những người cận sự nam, cận sự nữ ấy là thí chủ làm phước thiện bố thí cúng dường những thứ vật dụng cần thiết đến chư Tỳ-khưu Tăng như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc trị bệnh..., để chư Tỳ-khưu Tăng duy trì sinh mạng, cố gắng tinh tấn học pháp học Phật giáo, hành pháp hành Phật giáo, và duy trì pháp thành Phật giáo được trường tồn đến 5.000 năm trên thế gian này, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài đến tất cả chúng sinh, nhất là chư thiên và nhân loại. Do đó, Đức Phật có tâm đại bi tế độ chư Tỳ-khưu Tăng. Ngài Đại đức Ānanda không hiểu được ý nghĩ của Đức Phật, Ngài chỉ có nhận thức rằng: Đức Phật là Bậc Tối Thượng xứng đáng thọ nhận những lễ vật cúng dường của chúng sinh không một ai sánh được. Cho nên, Ngài thỉnh cầu Đức Phật thọ nhận hai tấm vải mới của bà Mahāpajāpatigotamī, để cho bà có được nhiều phước thiện cao thượng, sẽ có được nhiều quả báu cao thượng, sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài phát sinh đến cho bà. Đức Phật biết rõ bà Mahāpajāpatigotamī có tác ý thiện tâm cúng dường đến cho Ngài rồi, nay cộng thêm tác ý thiện tâm cúng dường đến chư Tỳ-khưu Tăng nữa, thì phước thiện bố thí của bà càng tăng trưởng gấp bội phần, sẽ phát sinh sự lợi ích, sự tiến hóa, dự an lạc lâu dài đến cho bà. Ân đức Thầy vô lượng Người đệ tử nương nhờ nơi vị Thầy nào rồi, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, được thọ phép quy y Tam Bảo, thọ trì ngũ giới, (bát giới, cửu giới...) có đức tin trong sạch vững chắc nơi Đức Phật, nơi Đức Pháp, nơi Đức Tăng không lay chuyển, được chứng ngộ chân lý Tứ Thánh Đế, chứng đắc Thánh Đạo - Thánh Quả và Niết Bàn. Đức Phật dạy rằng: “Na suppaṭikāraṃ vadāmi ti paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”. (Như Lai dạy: “Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình, không phải là việc dễ làm”). Như vậy, dù người đệ tử có hành vi cử chỉ phục vụ tận tình đối với vị Thầy của mình đến đâu đi nữa như: Abhivādana: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đảnh lễ Thầy; khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính đảnh lễ Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm ...; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở. Paccuṭṭhāna: Khi nhìn thấy vị Thầy từ xa đến, người đệ tử đứng dậy, đi đến đón rước Thầy; nếu vị Thầy có đem theo vật gì nặng, thì người đệ tử mang hộ vật ấy cho Thầy; lấy nước rửa chân cho Thầy, lau chân xong thỉnh Thầy ngồi một nơi cao quý, rồi cung kính đảnh lễ Thầy, phục vụ Thầy một cách chu đáo. Añjalikamma: Khi gặp vị Thầy, người đệ tử cung kính đưa hai tay chắp lên trán lễ bái Thầy, khi Thầy khuyên dạy, người đệ tử chắp hai tay để ngang ngực, cung kính lắng nghe lời giáo huấn của Thầy. Khi biết vị Thầy đang ở hướng nào, người đệ tử quay mặt về hướng ấy cung kính chắp hai tay lên trán lễ bái Thầy trước khi đi, đứng, ngồi, nằm; khi nằm luôn luôn quay đầu về hướng vị Thầy của mình đang ở. Sāmicikamma: Người đệ tử hộ độ cúng dường đến cho Thầy những thứ vật dụng cần thiết như y phục, vật thực, chỗ ở, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh... Dù người đệ tử cúng dường y phục quý giá, vật thực ngon lành, chỗ ở sang trọng, thuốc ngừa bệnh, thuốc trị bệnh hảo hạng... với những thứ vật dụng ấy nhiều đến nổi tràn đầy khắp toàn cõi thế giới này, chất chồng cao đến đỉnh núi Sineru (Tu Di Sơn), cũng vẫn chưa có thể gọi là đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy. * Tại sao? Bởi vì, Ân đức Thầy vô lượng. Cho nên, người đệ tử không thể nào đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy, như Chú giải dạy: “Paccupakāraṃ na sukaraṃ vadāmi”. (Như Lai dạy: Người đệ tử muốn đền đáp xứng đáng Ân đức Thầy của mình không phải là việc dễ làm). Tám dòng phước thiện Phép quy y Tam Bảo và ngũ giới không những là nơi quy y nương nhờ cao thượng và giới bảo vệ an toàn cho những người cận sự nam, cận sự nữ, mà còn là tám dòng phước thiện cao quý đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc cho mình và cho tất cả chúng sinh. Tám dòng phước thiện ấy được Đức Phật thuyết dạy trong bài kinh Abhisandasutta ý nghĩa như sau: - Này chư Tỳ-khưu, tám dòng phước thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Tám dòng phước thiện ấy là thế nào? 1) Này chư Tỳ-khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Phật Bảo. Này chư Tỳ-khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhất ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 2) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Pháp Bảo. Này chư Tỳ-khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ nhì ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 3) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã đến kính xin quy y nương nhờ nơi Đức Tăng Bảo. Này chư Tỳ-khưu, đó là dòng phước, dòng thiện thứ ba ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Này chư Tỳ-khưu, năm loại bố thí gọi là đại thí cao quý mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Năm loại đại thí ấy là thế nào? 4) Này chư Tỳ-khưu, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự sát sanh, hoàn toàn tránh xa sự sát sanh. Này chư Tỳ-khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự sát sanh, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (sinh mạng của tất cả chúng sinh), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình. Này chư Tỳ-khưu, đó là sự bố thí thứ nhất gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Này chư Tỳ-khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tư ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 5) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự trộm cắp, hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp. Này chư Tỳ-khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự trộm cắp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (của cải người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình. Này chư Tỳ-khưu, đó là sự bố thí thứ nhì gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Này chư Tỳ-khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ năm ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 6) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự tà dâm, hoàn toàn tránh xa sự tà dâm. Này chư Tỳ-khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự tà dâm, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (vợ, chồng, con cái của người khác), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi người vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình Này chư Tỳ-khưu, đó là sự bố thí thứ ba gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ. Được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Này chư Tỳ-khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ sáu ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 7) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự nói dối, hoàn toàn tránh xa sự nói dối. Này chư Tỳ-khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự nói dối, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây thiệt hại), bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình. Này chư Tỳ-khưu, đó là sự bố thí thứ tư gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Này chư Tỳ-khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ bảy ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. 8) Này chư Tỳ-khưu, còn điều tiếp theo, trong Phật giáo này, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử đã từ bỏ sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp. Này chư Tỳ-khưu, bậc Thánh Thanh Văn đệ tử hoàn toàn tránh xa sự uống rượu và các chất say là nhân sanh dể duôi trong mọi thiện pháp, gọi là bố thí sự vô hại, sự an toàn (không gây ra tai hại) bố thí sự không oan trái, bố thí sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng. Khi đã bố thí sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, sự không làm khổ đến tất cả mọi chúng sinh muôn loài vô lượng, thì vị ấy được hưởng sự vô hại, sự an toàn, sự không oan trái, vô lượng chúng sinh không làm khổ mình. Này chư Tỳ-khưu, đó là sự bố thí thứ năm gọi là đại thí cao quý, mà chư thiện trí, Samôn, Bàlamôn không bỏ bê, trong quá khứ không từng bỏ, trong hiện tại không bỏ, trong vị lai cũng sẽ không bỏ, được biết rằng đó là pháp hành trì của người xưa, theo truyền thống của chư bậc thiện trí, trải qua từ ngàn xưa, thật cao quý. Này chư Tỳ-khưu, đó cũng là dòng phước, dòng thiện thứ tám ấy, sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Này chư Tỳ-khưu, đó là tám dòng phước, dòng thiện này sẽ cho quả tái sinh lên cõi trời, hưởng quả an lạc trong cõi trời, đem lại mọi sự an lạc, đáng mong ước, đáng thỏa thích, đáng hài lòng, để đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an lạc lâu dài. Trong bài kinh này, Đức Phật thuyết giảng phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước, dòng thiện như sau: “Aṭṭhime bhikkhave puññābhisandā kusalābhisandā...”. (Này chư Tỳ-khưu, tám dòng phước, dòng thiện...). Abhisanda: dòng; dòng là một danh từ cụ thể, diễn tả sự trôi chảy không ngừng. Trong bài kinh này, Đức Phật đã cụ thể hóa phép quy y Tam Bảo và ngũ giới gọi là tám dòng phước (puññābhisandā), dòng thiện (kusalābhisandā) thuộc về đại thiện tâm sinh rồi diệt, trôi chảy từ kiếp hiện tại đến vô lượng kiếp vị lai. Trong mỗi kiếp, dù sắc thân (thuộc sắc pháp) có thay đổi thế nào đi nữa, còn phần tâm (thuộc danh pháp) vẫn sinh rồi diệt không ngừng từ kiếp này sang kiếp khác, thì tám dòng phước, dòng thiện này vẫn có khả năng cho quả an lạc tùy theo kiếp tái sinh và cõi tái sinh. Như chúng ta đã từng thấy các con gia súc như con voi báu, con ngựa báuđược nuôi nấng tử tế, có đồ trang sức lộng lẫy, để Đức vua sử dụng làm phương tiện đi lại, hoặc những con chó, con mèo được nuôi nấng chăm sóc đàng hoàng tử tế vv... Đó chính là quả của dòng phước dòng thiện của những con gia súc ấy. Chúng đã từng tạo phước thiện từ kiếp quá khứ, nay kiếp hiện tại, dù chúng là loài súc sanh, vẫn hưởng được quả của phước thiện mà chúng đã tạo từ những kiếp trước. Như vậy, tám dòng phước, dòng thiện này trôi chảy từ kiếp hiện tại sang vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp trở thành bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, khi ấy mới ngừng chảy; bởi vì bậc Thánh Arahán tịch diệt Niết Bàn, đồng thời chấm dứt khổ tái sinh kiếp sau, nghĩa là chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. (Chương IV : QUY Y TAM BẢO đã trình bày xong) Trong kinh Tam Bảo (Ratanasutta), Đức Phật dạy câu kệ rằng:
Trong bài kinh Pubbaṇhasutta, có 3 câu kệ: Câu thứ nhất giống câu trên, còn câu nhì và câu ba là: Câu thứ nhì:
Câu thứ ba:
Trong ba câu kệ trên danh từ “Tathāgatena” ý nghĩa theo từng mỗi câu kệ. Câu kệ thứ nhất: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Phật Bảo cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới. Câu kệ thứ nhì: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Pháp Bảo đó là pháp học và 9 pháp Siêu tam giới cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới. Câu kệ thứ ba: Tathāgatena có ý nghĩa là Đức Tăng Bảo đó là chư Thánh Tăng và phàm Tăng cao thượng hơn tất cả các loại châu báu vô giá trong cõi người, cõi Long vương, cõi trời dục giới và cõi trời sắc giới. Như vậy, người nào có duyên lành, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có trí tuệ sáng suốt đến thọ phép quy y Tam Bảo, nương nhờ nơi Tam Bảo , thì người ấy sẽ trở thành người cận sự nam, hoặc cận sự nữ được gần gũi thân cận với Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, Tam Bảo cao thượng , được sự lợi ích cao thượng, sự tiến hóa trong mọi thiện pháp từ dục giới thiện pháp, sắc giới thiện pháp, vô sắc giới thiện pháp, cho đến Siêu tam giới thiện pháp cao thượng, sự an lạc cao thượng cả trong kiếp hiện tại lẫn vô lượng kiếp vị lai, cho đến kiếp cuối cùng chứng đắc 4 Thánh Đạo, thành tựu được phép quy y Tam Bảo theo pháp Siêu tam giới, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não trầm luân, chứng đắc 4 Thánh Quả và Niết Bàn trở thành bậc Thánh Arahán cao thượng, hết tuổi thọ sẽ tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt mọi cảnh khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài. -ooOoo- Patthanā Iminā puññakammena Do nhờ phước thiện thanh cao này Ciraṃ tiṭṭhatu saddhammo lokasmiṃ Nguyện cầu chánh pháp được trường tồn
trên thế gian, Tỳ-khưu Hộ Pháp (Xem tiếp QUYỂN III: HÀNH GIỚI) |
[Ðầu trang][Trở về trang Mục lục][Trở về trang Thư Viện]
updated: 2008