loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 31-12-2012

Câu hỏi:

Con chào sư ông, hôm nay con vô tình đọc được một câu nói của thiền sư Achan Cha làm con nảy sinh thắc mắc, mong sư ông giải thích giúp cho con, câu nói ấy như thế này:<p>

"Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não. Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy. Đức Phật so sánh điều này với lá sen trong hồ nước. Lá sen và nước cùng có mặt. Lá và nước tiếp xúc với nhau nhưng lá không ướt. Nước có thể ví như phiền não và lá sen là tâm giải thoát. Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ. Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả." (Thiền sư ACHAN CHA)<p>

Câu làm con thắc mắc ở đây là: "Đức Phật nói rằng bậc giác ngộ là người đã xa lìa phiền não. Điều đó không có nghĩa là họ chạy trốn phiền não. Họ chẳng bao giờ làm như thế cả. Phiền não vẫn nằm đấy." <p>
- Con được biết là đức Phật có danh hiệu là Araham - người đã diệt sạch mọi phiền não trong tâm và cả tiền khiên tật trong quá khứ, nhưng ở đây tại sao vị thiền sư này nói "phiền não vẫn nằm đấy" là sao con không hiểu?<p>

- Và vị ấy còn so sánh phiền não như nước và lá sen trong hồ, nước và lá sen cùng có mặt, cùng tiếp xúc với nhau nhưng nước không làm ướt lá sen". Có phải là ở đây ý của vị thiền sư này muốn nói là Đức Phật vẫn không tránh khỏi phiền não (phiền não vẫn khởi lên), nhưng phiền não vẫn không làm ảnh hưởng đến tâm giải thoát của ngài => Đức Phật vẫn còn phiền não?<p>
Con xin cám ơn sư ông, mong sư ông giải tỏa thắc mắc nghi ngờ trong tâm con!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-12-2012

Câu hỏi:

Thưa thầy con có một câu hỏi muốn hỏi thầy là: <p>
1. Khi đang ở trong trạng thái lo lắng, hoảng sợ trong con luôn có ý nghĩ chạy trốn nó, nhưng nếu con cố gắng kiểm soát nó thì nó dễ dàng nhấn chìm con. Vậy làm sao để con có thể thấu hiểu nó một cách trọn vẹn?
2. Trong con cũng có những tật xấu khác như sân hận, đam mê... Con đã cố gắng sửa chữa những tật xấu này nhưng một lúc nào đó chúng thường quay trở lại. Hình như con có cảm giác rằng sợ hãi, sân hận, đam mê gắn kết với nhau. Một trong những thứ kia lớn mạnh thì các thứ khác cũng lớn mạnh. Có phải là con đã thực tập không đúng phương pháp, mong thầy chỉ dạy cho con.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-12-2012

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con được đọc quyển "Thực tại hiện tiền", việc "muốn tu học" phải xuất phát từ "chánh kiến" và "tín" thì mới đúng, còn nếu muốn theo ý muốn của vô minh thì sẽ rơi vào đau khổ. Thầy giúp con hiểu rõ vấn đề "chánh kiến" và "tín" để con có hướng đi đúng đắn. Con cảm ơn thầy.<p>

Từ trước đến giờ con nghĩ về Đức Phật để giữ gìn thân tâm trong sáng và hạn chế sự vô minh. Con thường đi Chùa và niệm Phật để đến giờ giống như có niềm tin rất lớn về sự nhiệm mầu của Đức phật trong con (con hiểu như thế thì cũng hơi mang tính chất mê tín), không biết con hiểu như thế có đúng không? Con có nên tiếp tục niệm Phật?<p>

Con cũng mới tập học thiền theo hướng dẫn "các bài thiền cơ bản trong sách của Thầy". Trong lúc thiền phải cảm nhận đúng thực tánh, hiện tượng đang diễn ra. Trong lúc thiền con niệm Phật có được không ạ?<p>

Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-12-2012

Câu hỏi:

Dạ thưa thầy, con có đọc cuốn sách "con đường thiền" trong đó có nói: "mục tiêu gây ra tội ác, không có mục tiêu trong một hành động tốt", con chưa hiểu nên mong được thầy giải đáp thêm ạ. <p>
Dạ thưa thầy cho con hỏi thêm một vấn đề nữa. Con luôn có hiện tượng là "lửa rơm" trong công việc, người ta nói là phải suy nghĩ về mục tiêu của mình hằng ngày để tạo nguồn cảm hưng phấn đấu nhưng rồi con thấy nó không có tác dụng với con. Rồi "trách nhiệm là một liều thuốc màu nhiệm" nhưng con thấy nó cũng chưa phù hợp. Con mong thầy có thể chỉ cho con một con đường đi đúng đắn để con có thể duy trì động lực phấn đấu được không ạ. Dạ không phải con ham muốn tiền tài gì ở đây cả, chỉ là con đang học một ngành để cứu người mà nếu như con cứ lơ lửng như hiện nay thì con sợ là mình chỉ làm hại thêm cho người khác thôi nên con mong thầy chỉ dạy cho con với ạ.<p>
Dạ thưa thầy, thêm một vấn đề là con rất hay bị mất tập trung trong học tập, con thấy thời gian tập trung được của con là 15-30 phút thôi, sau đó là nghỉ một lát và tự nhiên không học được nữa. Dạ mong thầy có thể giúp con được không ạ?<p>
Thưa thầy, con có thể đã hỏi những câu ngoài mục tiêu ở đây nhưng thực sự là con không biết phải nhờ ai giúp đỡ cả, nên mong thầy có thể giúp con với ạ.
Con cảm ơn thầy ạ!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-12-2012

Câu hỏi:

Bạch thầy!
Từ lúc con đọc được câu trả lời của thầy cho một Phật tử: "Niết-bàn là thái độ", con đã suy nghĩ rất nhiều. Con nhớ lại một câu mà con đọc trong kinh Pháp Cú "ý dẫn đầu các pháp". Thái độ, ý nghĩ của ta là nhân tạo nên quả, là lời nói, hành động xấu tốt, đồng thời nếu ta nhìn mọi sự trên đời với thái độ bình thường thì dù quả ở quá khứ có tác động đến ta, ta cũng sẽ không phiền não. Cứ để mọi việc tự nhiên không mong cầu thì dù sống ở đâu cũng thế thôi. Phải chăng đó cũng là Niết-bàn rồi?<p>
Không biết suy nghĩ của con như vậy đúng hay không? Nhưng từ suy nghĩ đó con để mình sống bình thường, con đã không nghĩ nhiều về tương lai, cũng ít nhìn về quá khứ mà con luôn nhìn nhận sự việc tại thời điểm xảy ra theo quan điểm nhân quả. Con sợ cả những ý nghĩ xấu trong đầu con mỗi khi nó xuất hiện. Cứ mỗi lần nó xuất hiện con liền răn đe nó là "mày mà cứ như vậy là bị luân hồi đó".<p>
Tuy nhiên, nhiều lúc con thấy mình hay quên để ý đến ý nghĩ, lời nói, hành động. Lắm lúc con bị cuốn theo những suy nghĩ một lúc lâu rồi mới tỉnh, nói rồi mới biết mình nói điều vô ích, chưa suy nghĩ gì mà chân tay đã hành động rồi. Không biết suy nghĩ của con đúng hay sai, nhưng lúc nào nghĩ về câu nói trên của thầy con hoan hỉ lắm.
Nó như là nguyên tắc mà cũng không phải nguyên tắc cuộc sống của con vậy, vì con thấy thực hiện nó cũng bình thường, không khó lắm.<p>
Xin thầy chỉ dạy cho con!
Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-11-2012

Câu hỏi:

Kính chào Thầy, <p>

Con có cảm nhận "tánh biết" là "tánh giác". Nếu ai muốn tu đúng đường điều đầu tiên nên học & hành "cái gốc" từ pháp môn của Thầy thì sẽ rất tốt vì nó rất tự nhiên, cho ta sự tu tập tự nhiên, đại ý như "tu như không tu vậy". Rồi từ cái gốc bền vững này có thể chăm bón và nở ra những cành lá, bông hoa quả khác cũng được, vì cái gốc tốt thì mọi cái khác đa phần cũng sẽ tốt (ý con nói những pháp môn cao siêu khác). Như con thấy "cái thêm vào này" lại không tốt, con có đọc "Đường Xưa Mây Trắng" Thầy Nhất Hạnh nói Đức Phật không khuyến khích người tu luyện tập cho mình thần thông. Con nghĩ là khi đã tu một cách tự nhiên rồi thì thần thông đến cũng tự nhiên đâu cần phải mong cầu, hay luyện tập gì...<p>

Mong Thầy chỉ dạy thêm cho con, suy nghĩ con như vậy có đúng không ạ.

Con cảm ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-11-2012

Câu hỏi:

Thầy ơi! Con muốn đăng ký thọ nhận phép điểm đạo trên trang Web mattongthiendinh nhưng con còn ngại và sợ. Thầy cho con lời khuyên, những hiện tượng ấn chứng mà những người tu mật tông có được là gì? Con xin cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin hỏi các trạng thái vui, buồn, sợ hãi, sung sướng, bực bội... có phải là Tâm không? Hay đó là Pháp? Và xin thầy chỉ dạy cho chúng con phương pháp để chúng con không bị vướng mắc bởi những cái đó, hướng tới đời sống an lạc trong cuộc sống thường nhật.<p>
Con xin cảm ơn thầy và kính chúc thầy mạnh khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-11-2012

Câu hỏi:

Khổ quá thầy ạ, ở ngoài đời như tụi con sao mà khó tu quá! Phút chốc lại chạy theo đối tượng, thậm chí con cảm thấy sung sướng nữa, con không biết bộc bạch cùng ai. Con thành thật cảm ơn thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-10-2012

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, trước kia con thiền theo mantra thì con cũng có mang hình của vị Thầy khai mở theo đường lối tu thiền này về treo trên tường và con thường ngồi thiền trước vị Thầy đó. Nhưng nay con thiền theo Vipasana, cũng có ngồi thiền như trước nhưng không dùng mantra nữa, con vẫn ngồi ngay trước hình của vị Thầy con mà thiền. Trước khi thiền con cũng chấp tay và niệm Nam-mô A-di-đà Phật 3 lần, rồi bắt đầu buông xả hoàn toàn, để tâm trống rỗng như Thầy hướng dẫn. Con có thắc mắc, nếu con niệm Phật và thiền theo phương pháp Vipassana trước mặt của vị Thầy đó thì có bị tội gì không? Nếu con không treo ảnh nữa không biết có xúc phạm gì đến vị Thầy đó không, có phải con là người phản bội không? Con cũng hơi sợ, không biết phải nên thế nào, xin Thầy cho con lời khuyên. Con xin cám ơn Thầy và chúc Thầy luôn nhiều sức khoẻ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »