loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1179 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nguyên lý tu tập'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 25-10-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy kính mến,
Con có một câu hỏi băn khoăn trong sự tu tập của mình. Con mong được thầy chỉ dạy. Con xin hỏi thầy về 1 cuốn sách dạy con người về cách làm lành lánh ác. Nhưng có vài chỗ con thấy không còn hợp với thời đại bây giờ. Ví như phải dùng củi gỗ sạch để nấu nướng. Bây giờ thời đại này người ta không dùng củi đun nữa. v.v.. Con cảm thấy trong sách đúng là khuyên người đoạn ác tu thiện nhưng mang tính áp đặt. Tức gieo vào trong tâm của người đọc nỗi sợ hãi để mà hành theo. Thưa thầy, đó có phải đúng là Pháp được dạy trong đạo Phật không ạ? Đối với con, thì con không thấy thuận lắm. Bởi vì tu là phải thoát ra khỏi sự trói buộc, trong đó có nỗi sợ hãi. Tức phải nhận ra được sự thật để không còn mơ hồ sợ hãi nữa. Trong khi sự áp đặt lại như chuyển đổi nỗi sợ hãi, thay vì sợ hãi rơi xuống địa ngục thì bây giờ là sợ hãi làm sai. Như vậy, thì đâu có tự tại phải không thầy? Con mong thầy chỉ dạy cho con được biết ạ. Con xin thành kính tri ân thầy _()_

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-10-2018

Câu hỏi:

Con kính thưa Thầy!
Con tu tập bằng cách đọc sách và nghe Pháp qua sách và Pháp thoại của Thầy. Con có nhận thức như sau:
1/ Vì tất cả Pháp hữu vi, vô vi đều vô ngã nên Pháp là chân lý. Pháp Đức Phật khai thị như vô thường, khổ, vô ngã, Niết-bàn...pt chúng con khi tu tập phải học Pháp và nhận thức với tánh biết vô ngã, từ đó mới có thể thấy vô thường, khổ, Niết-bàn....
2/ Con người dù đến với đạo Phật, hay không biết gì đến đạo Phật vẫn đối diện với Pháp hằng ngày, hằng giờ. Vậy Pháp bình đẳng trước mọi người nhưng người không tu tập sẽ không có cơ hội tìm ra chân lý giác ngộ, giải thoát. Còn người có duyên tìm đến giáo Pháp Đức Phật Thích Ca sẽ có một quá trình tu tập nhiều đời nhiều kiếp để học bài học giác ngộ, giải thoát.
Con kính mong Thầy có nhiều sức khỏe để dạy chúng con tu tập.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-10-2018

Câu hỏi:

Kính thưa THẦY,
Xin THẦY từ bi chỉ dùm con:
Thí dụ con muốn đi chụp hình, thì ý nghĩ này có phải của bản ngả không? Và khi con nhìn kỹ thì thấy rằng sau ý nghĩ đó thì con muốn có tấm hình đẹp được mọi người khen ngợi, con biết đây chính là ý đồ của bản ngã, nhưng nếu không có ý nghĩ này thì con không hăng hái đi chụp hình, vậy làm cách nào sống thuận pháp mà không có bản ngả xen vào? Xin THẦY giúp dùm con. Con xin đảnh lể THẦY.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-10-2018

Câu hỏi:

Thầy kính!
Hôm nay con phát hiện ra, một điều mà trước đây con từng nghĩ mình hơi "bất lợi" khi không hiểu kinh điển, từ ngữ của Phật Giáo (do không bắt nguồn từ Phật Giáo) đã từng khiến con có phần khó khăn trong việc hiểu và tiếp nhận, nhưng bây giờ con lại phát huy một "lợi thế": đó là con ít bị chấp và "mắc kẹt" vào những kiến thức Pháp Học, kể cả các tư tưởng khác nhau của các Tông Phái Phật Giáo. Chắc do con vốn không hiểu gì hết về Pháp học nên chỉ biết thực hành theo nhận thức mình hiểu ở từng giai đoạn, và đôi khi chính nhờ Pháp hành con lại hiểu hơn một chút về Pháp học nếu có được nghe được kinh điển hay kiến thức gì đó.
Con như cái ly nước trống, không có gì, cứ "rót" những lời Thầy dạy vào, có lúc con hiểu có lúc con không hiểu nhưng con cứ để tự nhiên... Vài ngày trước con chợt phát hiện ra trong 5 giây mở cánh cửa mà tâm con chợt im bặt, sau đó lại lăng xăng thất niệm, tạp niệm, vọng niệm, sai lầm, ăn năn, sám hối nhưng trong con tràn ngập một sự an ổn kỳ lạ.
Con thành kính tri ân Thầy đang cứu con ra khỏi những tâm ma từng ngày, từng ngày, một cách kiên nhẫn và từ bi.
Con ước một ngày con có thể được gặp Thầy.
Con, DH.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-10-2018

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Thầy ạ!
Thưa Thầy có 4 căn cơ tu hành: bản năng, tinh tấn, niềm tin và trí tuệ. Vậy người tu niệm Phật để mong được vàng sanh về cõi Cực lạc thì thuộc căn cơ nào ạ? Con thấy họ cũng có niềm tin như Đao Thiên Chúa, tin có Chúa (Phật), tin có Thiên đàng (cõi Cực lạc), có phải họ giống nhau đều dựa vào tha lực (Phật A-di-đà và Thượng đế) nhưng Đạo Chúa thì vâng ý Cha (chấp nhận mọi khổ đau vì đó là ý của Thượng đế) để buông cái ngã, còn ngươi theo Tinh độ thì không có điều này. Nếu như con nghĩ thì họ thuộc căn cơ nào? Con xin Thầy giải nghi. Con xin cảm tạ ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy !
Con may mắn trực nhận được tánh biết, và hưởng được an lạc từ sự không dính mắc vào các vọng tưởng , tuy nhiên cá tính cũ vẫn không có thay đổi tích cực và vẫn luôn hành xử như cũ, con không biết tại sao như vậy . Nghĩa là lúc sáng biết thì tự tại, nhưng lúc quên mình thì lại hành xử như trước, con nghĩ lẽ ra nếu mình ngộ thì phải có chuyển biến trong nhận thức dẫn đến hành vi thay đổi chứ tại sao vẫn không thấy thay đổi gì.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2018

Câu hỏi:

“.........
Thưa Thầy, có phải là pháp đã đến để cho con một cơ hội thực tập thận trọng chú tâm để lắng nghe? và đó có phải là con đã vô tình làm được việc hữu thức hoá tâm vô thức?

Trả lời:
 Phải, chính khi tâm con rỗng lặng trong sáng và vô tư nhất là lúc con thấy pháp vận hành qua thực tại thân-thọ-tâm-pháp. Lúc đó mới thật sự là thiền Minh Sát Vipassanā.”

Thưa Thầy, ngày hôm nay con thực rất vui, vậy là cuối cùng con đã hiểu ra thế nào là thiền Minh Sát Vipassanā, ý nghĩa hơn là con đã hiểu ra được những lời dạy của Thầy, con thật rất cảm động. Con hiểu rất rõ tình cảm con rất quý kính Thầy, nhưng con luôn tự biết rằng mình là một trong những học trò chậm hiểu, con vẫn luôn nghi ngờ rằng bản thân mình sẽ rất khó thấy ra những gì Thầy chỉ dạy, nhưng do con có đức tin và lòng quý kính Thầy, nên con cứ nhẫn nại lặng lẽ nghe pháp thoại và lặng lẽ lắng nghe thân tâm để có thể thấu hiểu được lời Thầy.
Con hiểu rằng sự biết ơn sâu sắc nhất đối với lòng tận tuỵ của Thầy dành cho chúng con không gì hơn là hiểu ra và thực hành được những nguyên lý Thầy dạy. Con vui vì từ đây con có thể bắt đầu đi vào con đường mà Thầy đã chỉ ra cho chúng con.
Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Kính bạch Thầy, mỗi lần nhớ đến phước duyên được học với Thầy, được Thầy khai thị để thấy ra sự thật, con cảm động muốn khóc luôn, con thấy thật là hạnh phúc biết bao! Con ước mong cho ai cũng đươc học với Thầy hết.
Con có người nhà và một số bạn Đạo, hơn 20 năm qua, họ tu để cầu sanh về cõi Thiên Đường hoặc chỉ tu một đời cho xong, họ nghe băng giảng của những thầy đáp ứng đúng điều mà họ mong cầu.
Con cảm thấy tu như vậy là chưa đúng nên con đã cố nhiều lần giải thích cho người nhà và bạn bè con hiểu để họ không còn những hiểu biết sai lầm lệch lạc về Phật Pháp như vậy.
Nhưng người nhà và bạn bè con vẫn ôm chặt quan kiến của họ, nên cuối cùng con đã quyết định con sẽ không góp ý nữa, ai muốn tu kiểu nào tu.
Kính bạch Thầy, nếu con hành xử như vậy con có quá ích kỷ hay không?
Con thành kính tri ân Thầy và thành kính lắng nghe huấn từ của Thầy.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-09-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy, con thấy một điều, tu không phải là không cần biết gì hết, cái gì có sao cũng được mà là phải càng thấy rõ, thấy càng rõ càng tốt.
Kính thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-09-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy! Con thấy là trong trạng thái khổ con dễ kham nhẫn, còn trong trạng thái lạc con thường hay tham đắm, dễ duôi. Chẳng hạn khi bị những đau đớn về thể xác lẫn tinh thần con chấp nhận mọi thứ đang xảy ra mà không chống đối. Còn trong trạng thái lạc con thường thích thú và thỏa mãn trong cái lạc đó. Con xin Thầy chỉ dạy. Con chân thành cám ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »