loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Con thưa sư Ông
Con nghe Pháp của sư ông và hành theo “khi làm việc thì thường biết mình”, khi tu tập thì “không mong cầu, tâm rỗng lặng trong sáng”.
Lúc con làm việc và ngồi thiền đều buông xả nhưng vẫn còn buông lung. Con chỉ dùng cái biết để biết mọi chuyện nhưng vẫn luôn có cái gì đó lảm nhảm trong đầu con, nó hùa theo những vọng tưởng, đôi khi nó ủng hộ đôi khi nó không ủng hộ. Khi con dùng cái biết nhìn nó thì nó im nhưng cũng không thường xuyên lắm, nhiều lúc còn theo nó nữa. con vẫn biết và thường kiểm tra lại mình, con không biết những thứ lảm nhảm đó là gì mà con không thể dừng lại được.
Thời gian gần đây con ngủ rất nhiều, trong giấc mơ con thường mơ những cảnh ái dục và tham lam. Con biết cái tâm của con rất dễ sợ nếu mình không thường biết như vậy. Nhưng khi ý thức khởi lên thì những lảm nhảm đó đi theo và không ngừng thì thầm, suy diễn, tưởng tượng trong đầu con. Con không thể biết một cách tự nhiên được, thỉ thoảng con sân và và rơi vào tình trạng hối quá.
Kính xin sư Ông giúp đỡ cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Dạ kính bạch Thầy,
Thầy khai thị giúp con 2 câu hỏi ạ.
1. Cách đây hơn 2 năm, con nhớ sau khi nghe pháp thoại của thầy khoảng 2 tuần con thử nằm thiền. Khi đó con rơi vào trạng thái nửa ngủ nửa tỉnh, là lúc đó con vẫn nhận biết được thân tâm nhưng lại như là ngủ con rất khó diễn tả ạ. Khi con tỉnh lại thì thấy rất khỏe, thấy mọi thứ xung quanh sáng bừng. Hồi đó con có hỏi thì thầy trả lời là cứ thấy vậy thôi. Con trước khó ngủ nên con thường nghe pháp của thầy và nằm thiền thì đợt này con dễ ngủ hơn. Tuy nhiên con lại rất hay rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ, lần thì vài phút lần thì hơn 10 phút. Khi đó con vẫn cảm nhận được thân tâm, mà có cái rất lạ là khi đó con cảm nhận con thở rất rất chậm so với khi bình thường. Có lúc hình như con còn không cảm nhận được hơi thở. Như vậy là con rơi vào trạng thái gì vậy thầy, con có thực hành gì sai không ạ. Con hỏi để cho biết chứ không cố gắng hay tham đắm gì lặp lại trạng thái đó.

2. Sau một thời gian con thực hành nằm thư giãn buông xả. Con tập thực hành trong đời sống. Con cảm nhận khi bị dính mắc là cơ thể và đầu óc mệt mỏi. Khi con nhận ra điều này thì con có thể chủ động buông được ra. Là khi con nhận ra con có thể buông được ngay, con chủ động như vậy không biết đã tự nhiên chưa. Và khi con buông ra, con cố để tâm dính mắc trở lại cũng không thể được, con thử rồi. Và khi buông ra vẫn suy nghĩ như lúc dính mắc nhưng không thấy mệt. Hiện tượng như vậy là con buông đã đúng chưa thầy?

Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Thầy kính, ngồi ngắm nghía nỗi buồn và niềm vui một hồi con nghĩ suy cho cùng thế giới cũng không hẳn là ảo giác, mà nó là trùng trùng điệp điệp của những tư duy ẩn hiện thôi. Chỉ có điều nó quá mạnh đến nỗi nhiều khi mình bị cuốn theo nó. Còn cái biết thì vẫn biết, khi nào nó bị che lấp thì bị cuốn theo dòng thác tư duy và cảm xúc thầy ạ. Còn tại sao khởi tư duy vậy thì nó cứ tự nhiên nó khởi, chắc do tích luỹ qua bao nhiêu kiếp thì hình thành kinh nghiệm vậy thôi. Có điều ngồi quan sát nó cũng vất vả thầy ạ, thả cho nó vui đến tột đỉnh, và buồn khổ đến tận cùng để quan sát và cũng phải kiên nhẫn lắm, nhiều khi nó hành hạ mình ra trò. Không thích nhất là trạng thái tâm nặng trịch, khi nào cũng thấy đời bế tắc âm u, trạng thái này nó cứ bao bọc lấy con, nhìn mãi mới phát hiện được.

Tâm con giờ cũng ít ham thích những gì ở đời, nhưng cũng không thấy u phiền khi mình không còn ham thích gì như ngày xưa. Thấy rỗng rang khá thoải mái. Không sợ mất mát ý niệm gì lắm nữa. Chẳng thấy đời có ý nghĩa gì, cũng chẳng thấy đời vô nghĩa.

Thưa thầy con quan sát vậy không biết có bị lệch lạc gì không? Định của con cũng vẫn còn yếu, nên không phải lúc nào cũng trong sáng nhẹ nhàng được. Con có cần làm gì nữa không thưa Thầy? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-07-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Con xin chia sẻ những điều con thấy ra như sau trong thời gian qua:
Khi bất lực trước hoàn cảnh, khi không còn niềm tin và hy vọng cứu vãn tình thế, nỗi sợ xâm chiếm toàn bộ cơ thể và tâm trí hành hạ đủ kiểu... thậm chí có thể điên loạn, hoàn toàn mất kiểm soát - hoàn toàn mù trước thực trạng. Vậy phải sẽ ứng xử ra sao đây? Đó là câu hỏi mà có lẽ ai cũng muốn tìm lời giải đáp.
Thông thường nếu chưa tới mức điên loạn mất mình hoàn toàn, ta hay tìm tới THA LỰC, loay hoay và hoài nghi với TỰ LỰC.
- Trải nghiệm thấy rõ diễn biến trên thân, trên tâm những giây phút, khoảng khắc sợ hãi hoang mang, bất hạnh, buồn đau, lo lắng bệnh tật... quan sát chiêm nghiệm con thấy khởi lên ý nghĩ:
1- Theo vật lý ở mọi thời điểm - hay trong hiện tại mọi lực tác động tương hỗ đều bằng 0 - Theo cách nói của Phật giáo: Pháp luôn thanh tịnh. Điều đó có nghĩa là: tôi - chúng ta và cả vũ trụ là MỘT. Đã là MỘT thì vô cùng vững chắc, vô hạn về năng lượng và năng lực - Ta đã có tất cả đầy đủ và hoàn hảo ở đây và bây giờ.
2- Archimede đã từng nói, “nếu cho tôi một điểm tựa tôi có thể bẩy cả trái đất...” Điểm tựa để lật đổ mọi gánh nặng, vượt qua mọi thử thách cuộc sống, đó chính là Mình trong sự tịch tịnh - là toàn thể vũ trụ, khi chúng ta là MỘT thì đó là điểm tựa vững chắc nhất. Điểm tựa đó xuất phát từ NIỀM TIN nơi TAM BẢO là vậy và đó cũng chính là lời dạy của Đức Phật: nơi nương nhờ vững chắc là chính Mình.
Tóm lại, trong hiện tại, khi ta luôn Bình thản - Thanh tịnh, vững tin nơi Tam Bảo, nơi chính mình thì cả vũ trụ - bất kỳ ai, bất kỳ cái gì đều là điểm tựa, là nguồn năng lượng năng lực vô hạn giúp chúng ta từng bước vượt qua mọi thử thách cuộc đời.
Tìm ra câu trả lời, thấy ra được sự thật mới chỉ là giác ngộ về mặt tâm lý, tinh thần thoát khổ về tâm. Để chuyển hoá được về mặt thân vật chất còn phải kiên nhẫn thực hành - trả nghiệp nữa phải không Thầy?
3- Con quyết định bỏ mấy ngày đi chơi, không điện thoại mặc dù công việc mọi thứ xung quanh vẫn sục sôi đòi hỏi... nhưng con nghĩ nếu chưa có giải pháp cụ thể rõ ràng thì mọi suy nghĩ, lời nói, hành động vội vàng hấp tấp chỉ có hại mình hại người thêm mà thôi. Cho dù mình có mang tiếng chậm trễ, vô trách nhiệm... thì mình sẽ chịu trách nhiệm về quyết định đó nhưng sự tĩnh tâm sáng suốt mà không có thì còn vô ích và nguy hiểm hơn. Con chỉ biết gửi thông điệp yêu thương, cảm thông, xin sám hối tha thứ và biết ơn từ tâm đến những người có bị ảnh hưởng trong mối quan hệ với con và chúc phúc, bình an thành đạt cho họ.
Con mong Thầy chỉ dạy.
Con hết lòng thành kính và biết ơn vô hạn đến Thầy cùng toàn thể! Chúc Thầy khỏe mạnh và Bình An vô lượng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-07-2018

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy, hai tuần nay con chỉ thấy như thị đang là đau, đang là khổ, đang là vui, đang là buồn... mọi thứ như nó đang là, và con thấy ra được những ý đồ bên trong của bản ngã, thấy ra cái ảo của bản ngã, thấy ra cái thực của các pháp như nó đang là. Thấy được khi vọng niệm khởi lên con thấy ra là luân hôi sanh tử ngay tại đây và bây giờ, khi không có vọng niệm khởi lên thì chỉ còn như nó đang là ngay nơi thực tại này. Vậy mọi thứ chỉ để yên thôi không làm gì cả, chỉ thấy ra đâu là luân hồi sanh tử đâu là giác ngộ giải thoát. Chỉ có các pháp như thị như nó đang là thì mọi phiền não sẽ chấm dứt. Chỉ có ý đồ của bản ngã mới gây ta mọi phiền não khổ đâu. Giờ con thấy như vậy mà bớt chấp vào cái này hay cái kia gì cả. Có đỡ hơn lúc trước còn chấp cái này hay cái kia nên sinh khổ. Nguyên lý của Thầy chỉ dạy cho chúng con thật vi diệu. Con xin cảm ơn Thầy, giờ con tiếp tục thấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-07-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Cũng một thời gian con không gửi câu hỏi về các thắc mắc của con, cũng vì con muốn tự mình chiêm nghiệm để thấy ra sự thật rồi đến khi thực sự bế tắc con mới hỏi ạ!
Sau một thời gian nghe pháp thoại của thầy qua youtube và trang web này con bắt đầu thấu hiểu về "thiền" mà thầy muốn truyền đạt đến các Phật tử. Thầy đã giúp con nhận thức được thực sự thiền là gì. Các bài giảng qua pháp thoại của thầy rất nhiều nhưng con chưa có thời gian để nghe hết con mới nghe được khoảng vài chục bài giảng nhưng con cũng đã hiểu được cái gọi là "thiền" và ứng dụng vào trong đời sống làm việc và sinh hoạt hằng ngày của mình. Một thời gian dài con chánh niệm để quan sát thân thọ tâm pháp, mỗi lần tâm có tham con biết có tham, sân biết sân, si biết si (hôn trầm, trạo cự, nghi). Mặc dù nói là quán khi các pháp đó đến và xem diễn biến của nó nhưng con vẫn không thoát được sự trói buộc của nó. Cơn sân xuất hiện khi con gặp hoàn cảnh trái ý mình con phát hiện ra nó lúc nó bắt đầu chi phối và con bắt đầu cảm nhận "uy lực" của nó, con cảm nhận những cảm giác mà nó gây ra cho thân mình (mồ hôi thì toát ra, thân thì nóng lên ở sau gáy v.v...). Đúng là nếu trọn vẹn hoàn toàn thì tâm sẽ chú ý đến cảm giác chứ không phóng dật theo đối tượng và cơn sân sẽ dịu đi rồi biến mất, lúc đó con nghĩ nếu cứ trọn vẹn như vậy thì sân sẽ chỉ là một cảm giác hay trạng thái của mình mà thôi, nó sẽ không trói buộc để con gây ra những hành vi nguy hiểm nữa.
Cứ thế mỗi khi tham hay sân xuất hiện thì con cứ làm vậy. Nhưng đó là những cơn sân nhẹ, rồi con gặp sự việc quá vô lý, cơn sân mạnh đến nổi con không thể quan sát được cảm giác trong thân nữa mà toàn suy nghĩ dính mắc hoàn toàn trên đối tượng. Cũng không hẳn là không quán sát được cảm giác mà là tâm phóng dật trên đối tượng mạnh đến mức cái quan sát kia giờ chẳng nghĩa lý gì nữa. Vừa thấy cảm giác trong thân vừa phóng dật trên đối tượng và bây giờ không những thấy những cảm giác đó sẽ giúp con giảm bớt sân hận như trước đây mà ngược lại nó lại làm động lực đẩy cơn sân mạnh mẻ thêm. Sau những lần trải nghiệm như vậy con bắt đầu chán ghét bản thân con trách bản thân mình, con ghét con vì con đầy sân hận và lòng ái dục. Con không thoát khỏi được nó, con phụ những lời thầy dạy. Con mệt mỏi, buông xuôi và hành động theo những gì mình thích. Mặc dù vậy thì tâm con vẩn theo dõi những gì xảy ra nơi chính mình khi làm các hoạt động theo sở thích của con, hình như chú tâm quan sát đã tự nó miên mật như vậy lúc nào không hay, có muốn phóng tâm ra ngoài hoàn toàn cũng không được, nó vẫn trở về để thấy.
Lúc rảnh con chơi game, xem phim, khi thỏa mãn và bắt đầu thấy chán thì con vào đọc kinh sách và tìm hiểu về vi diệu pháp. Cứ như vậy đọc và nghiên cứu no nê rồi thì lại tính nào tật nấy cứ chơi theo cảm xúc vậy. Mấy hôm nay khi đi làm mọi việc vẫn tiếp diễn, cơn sân đến khi thấy người khác sai khiến những việc mà trách nhiệm không thuộc về mình. Nói chung tham sân si ba anh em này luôn có mặt thầy ạ. Tuy nó có chia nhau đến thăm nhưng tuyệt đối không chịu tha cho con. Nó như muốn nói với con rằng "ta là bất khả khuất phục, bất khả chiến bại và bất khả từ bỏ", đúng là bộ ba hoàn hảo. Rồi con bất chợt nhớ lại lời thầy hay dạy là pháp đến để dạy mình hiểu ra một cái gì đó. Lúc trước con nghĩ là nó dạy con là con biết rõ ràng toàn bộ về hoạt động của nó. Ừ thì đúng là biết nó nguy hiểm, nhưng nguy hiểm thì thấy rõ mà loại bỏ và tránh nó thì không bao giờ được. Đúng là một bài học quý giá, bài học đó học xong rồi giờ nó muốn dạy gì nữa đây? Con bắt đầu đặt câu hỏi để xem mình sai ở đâu và nó muốn giúp hiểu cái gì.
Câu hỏi đầu tiên mà con hỏi bản thân mình là "tại sao mình sân?" Câu trả lời bắt đầu hé lộ rằng "mình sân là vì sự việc đó quá vô lý". Ồ hóa ra là tại "vô lý" à. "Vậy tại sao có cái vô lý" ấy? Lại tiếp tục có câu trả lời, chính câu trả lời này khiến con như khai thông mọi bế tắc lâu nay. Câu trả lời mà con nhận được là cái mà ông gọi là "vô lý" là do ông tự dựng lên chứ ở cảnh trần chẳng hề có cái "vô lý" đó. Sau khi nhận được câu trả lời con hiểu ra vấn đề của mình lâu nay. Thực ra ngoại cảnh chỉ như nó đang là mà thôi còn chỉ khi qua tiến trình nhận thức chủ quan của mình mới có vấn đề. Mình nhận thức hình tướng của sự vật theo ảo tướng mà mình dựng lên chứ thực ra nó vô tướng, và thầy đã dùng từ "như nó đang là" là chính xác và sát thực nhất rồi. Con cứ vậy quan sát và quán chiếu như vậy thì con hiểu thêm được rất nhiều điều.
Nói ra dài dòng văn tự nên thôi con không viết nữa. Nhưng tất cả những gì con hiểu cũng chỉ nằm trong tam tướng "vô thường, khổ não, vô ngã". Bài học pháp dạy con là vô ngã vì nó là tiến trình của ngũ uẩn khởi lên chớp nhoáng không thể muốn nó theo ý mình, nó hoạt động theo duyên sinh, nó biến đổi vô thường theo thời gian, và nếu chấp lầm nó là "ta" thì khổ não sẽ theo hoài không buông tha. Bây giờ con thực sự có cái nhìn hoàn toàn khác trước, con nhìn tiến trình khởi lên ảo tưởng như một đối tượng bên ngoài. Con bây giờ mới thực sự hiểu được "thực tánh pháp" mà con vẫn thường nghe thầy nói. Có câu nói trong dân gian rằng "chín người mười ý" mỗi người sẽ dựng lên một ảo tướng về pháp chẳng ai giống ai, nó là không thực và cái thực chỉ như nó đang là thầy nhỉ.
Còn rất nhiều những điều con trải nghiệm muốn chia sẻ với thầy nhưng con cũng viết khá dài rồi nên con xin dừng ở đây. Con cám ơn công lao của thầy dạy bảo cho chúng con, con đường tu học còn dài và còn nhiều điều con phải tự khám phá, mặc dù con biết đến Phật giáo và tu học theo lời dạy của thầy hơn 1 năm nhưng bây giờ con cứ thấy như mình mới bắt đầu vậy.
Con chúc thầy luôn có nhiều sức khỏe và an bình, con chân thành tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2018

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy, con xin trình Pháp.
Kể từ khi trong con nhận thấy ngay trên đời sống chính mình nơi đâu, lúc nào, hoàn cảnh ra sao cứ xác lập mối quan hệ là có phiền não khổ đau, luân hồi sinh tử (mối quan hệ với chính mình, với đối tượng bên ngoài) nhận thức trong con âm thầm chuyển hóa, đối với con giờ đây sống giữa cuộc đời này không có gì quan trọng hay giá trị tốt đẹp nào để hướng tới (kể cả gia đình, vợ chồng, con cái), trong con giờ còn lại chỉ một điều duy nhất đó là sống thường biết mình, con nhận thức rất rõ con đường con đang đi, trước đây tu học là điều rất quan trọng đối với con nhưng giờ đây đó là vấn đề sinh tử Thầy ạ.

Trong cuộc sống có rất nhiều những chuyện đến đi, những khó khăn trong đời sống giúp con nhận ra cái gốc đưa đến phiền não khổ đau chính là do vô minh ái dục, nghiệp cũng hình thành từ đây. Do vô minh ái dục nên nhận thức sai, nhận thức sai đưa đến suy nghĩ và hành vi sai đây chính là đang tạo nghiệp (cho dù là thiện hay bất thiện thì vẫn là sản phẩm của vô minh ái dục). Chính vì vậy mà Thầy luôn dạy chỉ có thấy thôi, thấy chính là thắp sáng trí tuệ bên trong, soi sáng chính mình để chuyển hóa nhận thức và hành vi đúng tốt với bản chất thật của cuộc sống. Khi nhận thức đúng sẽ đưa đến hành vi đúng là không còn tạo tác, không tạo tác có nghĩa là không tạo nghiệp.
Trong con có giai đoạn những chuyện diễn ra đều thấy và liên hệ đến nghiệp (có cả nghiệp từ trong kiếp quá khứ), nhưng giờ chuyện gì đang diễn ra thì nó như nó đang là không còn kết luận, kể cả kết luận đó là nghiệp (nghiệp là dùng từ chung để nói nhưng ẩn sau nó là những điều không thể nghĩ bàn, nó vô cùng vi tế và sâu xa, điều này trong chớp nhoáng trong con trực nhận ra).
Con đang ở giai đoạn khi tiếp xử với thực tại có phần hơi lúng túng vì tập khí của những thói quen, của những nhận thức sâu dày trước đây nhưng điều này đang được đoạn giảm mỗi ngày Thầy ạ.
Đúng như Thầy dạy, cuộc đời này chính là một trường thiền, nơi đây dạy cho con đức tính nhẫn nại, lòng vị tha và tình yêu thương được vui bồi từng chút một.
Thưa Thầy, sự phán đoán và trí tuệ quá sắc bén cũng là trở ngại trong tu tập. Với thực tại đang là trôi chảy liên tục không dừng, khi khởi tâm phán đoán về đối tượng bất kể là đối tượng gì (bên trong và bên ngoài) là đã sai rồi. Nhất là về tâm thức một đối tượng, có thể theo nguyên lý hình thành bản ngã, cũng như tính biểu hiện của nó để thấy biết nhưng không thể thông qua đó để nói rõ cảm xúc, nhận biết đang là trong họ như thế nào được, điều này chỉ có chính họ mới thấu rõ được thôi.

Đối với một số người có sẵn trí tuệ nhưng khi đi cùng với nó là sự thiếu trải nghiệm và ngã mạn thì trong việc tiếp xử với người khác kể cả những người đã từng tử tế với mình thì khi họ cảm thấy không như họ muốn, không như họ nghĩ thì sẽ có xu hướng trừng phạt kẻ đó và còn cảm thấy thỏa mãn về điều này. Một người cho dù nhận ra lẽ sống chính mình nhưng không nhận thức rõ và thông suốt được con đường mình đang đi thì chỉ có lang thang bất định, đời không ra đời đạo không ra đạo. Vẫn biết Pháp đang vận hành như vậy thì nó là như vậy, nhưng Pháp thực tại đang là trên mỗi người cũng tương xứng với thái độ nhận thức và thái độ hành vi trên chính đời sống của người đó. Trải nghiệm thực sự không phải là đi nơi này đến nơi kia để thấy những điều mới nơi mình và cuộc sống, trải nghiệm thực sự là ngay tại đây và bây giờ khi căn tiếp xúc với trần bản thân có thấy biết rõ những thái độ nội tâm trong mình hay không? Thấy biết rõ thực tại đang là hay không? Ngay tại đây và bây giờ đã luôn là mới mẻ, sáng tạo rồi không cần khởi ý đi đâu cho tốn kém, nhất là tài vật ấy do người khác cho mà không phải do sức lao động chính mình làm ra, không phải tự nhiên mà thượng đế ban cho con người và muôn loài cái dạ dày.
Việc làm phước cúng dường cũng vậy cũng cần trí tuệ chiếu soi không thì việc làm phước trở thành làm phiền. Ơn Thầy không biết nói sao cho hết chỉ có thể cảm nhận sâu sắc ở trong lòng. Nguyện Thầy luôn khỏe mạnh và bình an. Con chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-07-2018

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Có những người sợ chết đến nỗi lao vào những thú vui nguy hại, tàn phá thân xác để quên đi ngày mai, vì đối với họ: 'Đằng nào cũng chết, cứ hưởng thụ đi đã!'
Có những người khác lại sợ chết đến nỗi ngày đêm chỉ tập trung vào việc rèn luyện tâm sao cho mình đương đầu được với nỗi sợ chết. Họ bỏ qua việc luyện tập thể chất, giữ gìn sức khỏe. Họ hành hạ thể xác bằng việc ngồi thiền hàng tiếng đồng hồ, thâu đêm suốt sáng.
Hai kiểu người trên đều vì sợ chết quá mà bỏ qua sự sống. Trong khi đó, sự sống vốn cũng là một sự thật không kém gì với sự chết cả. Nếu Diệt là một sự thật thì Trụ cũng là một sự thật.
Có những người khác lại chỉ đăm đăm tìm cách sống thật thật lâu dài khỏe mạnh, cố đánh trống lảng với thực tế rằng rồi đến một lúc nào đó mình sẽ bệnh sẽ chết. Đến khi cảm nhận được cái chết gần kề, họ bắt đầu tìm kiếm những thiên đường ở một thế giới khác với hy vọng mình sẽ sống mãi sau khi chết.
Một đằng bỏ Trụ theo Diệt, một đằng bỏ Diệt theo Trụ.
Con đường Trung Đạo là: Trụ thì cứ Trụ cho tốt đẹp an lành, Diệt thì cứ Diệt cho vô tư thoải mái. Làm được gì tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần thì cứ làm. Khi chết thì cứ chết. Không ngả bên này hay bên kia (Trụ-Diệt), vì cả hai bên đều là những sự thật không thể chối bỏ.
Con suy nghĩ vậy có đúng không ạ? Mong thầy chỉ dạy!
Tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2018

Câu hỏi:

Con chào Thầy, con có một thắc mắc nhờ Thầy giải nghi giùm con ạ.
Con thấy rằng khi tâm mình tham hoặc sân. Lúc đó nhận biết và quan sát thì thấy rất rõ các lực bên trong thúc đẩy sự ham muốn điều khiển mình làm điều đó hoặc một lực khiến mình muốn loại trừ, chấm dứt đối tượng mà mình không thích. Trạng thái đó rất rõ ràng trong hiện tại.
Tuy nhiên, con thấy khi tâm lăng xăng, tư duy, nghĩ ngợi thì thời điểm nhận biết rằng mình đang lăng xăng thì tư duy đó đã chấm dứt, làm sao có thể quan sát được cái lăng xăng ạ? Nhưng con thấy rất nhiều người trình pháp rằng, tâm lăng xăng chỉ cần quan sát cái lăng xăng, con thấy rất khác với bản thân mình nên con xin Thầy giải nghi giùm con.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-06-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Khi buông cái muốn thấy thì liền thấy. Khi thấy cái muốn buông thì liền buông. Thật là kỳ diệu quá thưa Thầy!
Quả đúng là "Pháp luôn sáng tạo và mới mẻ" như Thầy thường dạy. Con thấy mình như "mới chào đời" mỗi phút giây! Vào chính ngày sinh nhật của mình, con nhận ra sau bao nhiêu năm từ khi con lọt lòng mẹ, chính giờ phút này con mới "thực sự sống". Con hoan hỉ khi ngay đây và bây giờ con thấy rõ mình, thì ra không phải một con người từ bi, buông xả, tốt bụng, giỏi giang thường hằng... như cái bản ngã vẫn "tưởng", như cái bản ngã vẫn xây dựng, vun đắp và bảo vệ bấy lâu nay. Con hoan hỉ khi thấy ra chính những tâm xấu xa, ích kỷ, ngã mạn, tham, sân... bên trong mình mỗi lúc, thấy chúng sinh rồi chúng diệt, thấy chúng không thường hằng, và chúng không tích tụ để tạo thành "ai".
Con biết ơn Phật đã khám phá ra Pháp, con biết ơn Pháp đã luôn ở đó bên con, con biết ơn Thầy đã chỉ Trăng cho con thấy!

Xem Câu Trả Lời »