loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-05-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy sống trên đời này cứ luân hồi sinh tử vì người ta cứ chìm trong ảo mộng, mê man vì một chút lạc của bản thân bị ảnh hưởng mà gây tai hại đến người khác. Lần trước, tôi gây sai cho anh, tôi đã sai. Lần này anh đòi nợ tôi, anh lại gây nghiệp ác lên tôi nên anh sai trong hiện tại.
Quả thực trong giấc mộng dài này ai cũng sai cả, nhưng may mắn có con đường Bát Chánh Đạo, ai thấy ra là có con đường thoát khỏi cơn mơ vô tận, dường như không có lối ra này.
Không ai nhận ra: A ta sai rồi!
Mà chỉ có hỏi: Tại sao lại đối xử với tôi như vậy, làm sao để cho tôi được yên bình, an lạc.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-05-2022

Câu hỏi:

Con xin được quỳ lạy và đảnh lễ sư Ông, con kính chúc Sư Ông và Chư Tăng Ni luôn vui khỏe an yên.
Con có một số tình huống như là kinh nghiệm quán xét thấy trong đời sống hiện thực hành:

Tình huống ngay ngày hôm qua khi tự rửa xe, tới phần lau vết bẩn ghế ngồi và bục bước chân lên xuống của các vị trí, con nhận ra trong 4 vị trí ở 4 cánh cửa khi bước lên xuống thì chỗ tài xế là sạch bụi đất nhất. Điều này giúp soi sáng con rất rõ đó là sự chú tâm trong hiện tại. Chú tâm trong đi đứng nằm ngồi... và từ đó có thói quen tự nhiên rất tốt Sư Ông ạ. Như cách Sư Ông lấy tình huống CẦM CÁI LY LÊN UỐNG NƯỚC vậy. Con thấy hay quá và cứ như thế thực hành thôi ạ.

Tình huông hôm nay: Sáng nào con cũng có thói quen dậy 5:00AM, xong các việc cơ bản con thường pha cafe ra ngồi cửa sổ ngắm xung quanh và mở máy tính đọc báo/tin tức. Và con nhận ra vui thay việc này vẫn còn, nhưng trong con không còn bám vào tin gì nội dung gì nữa Sư Ông ạ, nó trôi qua rất nhanh, trước kia đọc rồi phân tích rồi suy diễn... đủ thứ tạp niệm nghĩ ngợi mông lung. Giờ các buổi sáng vẫn thế nhưng thêm phần vào mục hỏi đáp của trungtamhotong.org đọc các câu hỏi mới và tự con trả lời với tình huống của con cho các câu hỏi đó (dừng khoảng chừng 5 giây) rồi mới mở ĐÁP ÁN CỦA SƯ ÔNG. Con thấy rất thú vị. Thông qua việc này con quán xét thấy tạp niệm nhiều là do MỐI LIÊN HỆ "relationship" như Sư Ông thường dạy chúng con, người càng thành công thành danh Ở ĐỜI càng nhiều tập khí này. Và con biết con đã bị nó che mờ và gánh nặng kinh khủng, học hành, thành tựu đỗ đạt/ phương pháp này/ luận điểm kia ... ôi đủ thứ dính mắc Sư Ông ạ. Ngay cả những giấc chiêm bao cũng vậy, nó là các relationship đã tạo tác ở đời này hay nghiệp quá khứ nó ùa về trong mơ một cách ngẫu nhiên. Giờ thì con chỉ biết vậy thôi, con cũng chỉ biết SỰ TƯƠNG GIAO THUẦN TÚY "interaction" biết nó mà không thêm không bớt. Cái mắc kẹt của bản ngã là từ Relationship và Interaction phải không Sư Ông? Bám là Dính mà dính là không BUÔNG.

Tình huống ngay và luôn lúc này: Con viết tay con xúc chạm trên bàn phím và mắt con nhìn ký tự đúng sai trên màn hình. Nhưng có lúc lý trí lại lôi con đi và suy nghĩ lại hỏi viết thế nào, viết ra sao... đúng hay sai... nó đi một lèo. Con cười và gửi đây ạ.
Con không biết ý đã dẫn con đi đâu luôn rồi Sư Ông ơi.
Con mong được gặp Sư Ông nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Từ xưa tới nay, xã hội rất đề cao chữ Đức trong cuộc sống, trong sinh mệnh như Đức năng thắng Số hay nhất Đức nhì Mệnh ba Phong thuỷ...
Con tìm hiểu thì thấy có định nghĩa trên Wiki như thế này ạ!

Đạo đức theo Kinh Dịch
Đạo (道) theo quan niệm của người xưa là con đường, là năng lực phổ biến điều hành mọi sự, mọi sự vận động và biến hóa không ngừng của vạn vật và sự việc quanh ta. Đạo trong Kinh Dịch đặt trên nền tảng thiên kinh địa nghĩa: trật tự xã hội phản ánh trật tự vũ trụ. Không có một đấng tối cao nào có thể tùy tiện ban phúc giáng họa mà chỉ còn các nguyên lý vô ngã Âm Dương, ngã 我 = tôi, vô ngã = không có cái tôi, mà theo ngôn ngữ hiện đại được hiểu là quy luật khách quan. Nói một cách khác theo ngôn ngữ của chúng ta ngày nay thì Đạo là quy luật xảy ra xung quanh ta không tùy thuộc vào ý nguyện cá nhân của bất cứ ai.
Đức 德 là hiểu Đạo. Đức là mức độ tập trung của Đạo ở một con người. Nói theo ngôn từ ngày nay Đức là trình độ năng lực nắm vững và vận dụng quy luật. Trình độ cao bao nhiêu thì Đức dày bấy nhiêu.
Thánh nhân là người có Đức. Theo cách hiểu ngày nay thánh nhân đơn giản chỉ là "người có trình độ" nắm vững được sự vận động khách quan của quy luật, kể cả quy luật tự nhiên lẫn quy luật xã hội.
Một khái niệm khác về Đạo Đức là Đức Hạnh.
quẻ Bát Thuần Khảm - Lời tượng viết: nước chảy không ngừng là hình tượng của quẻ tập Khảm. Người quân tử lấy việc rèn luyện năng lực thực hiện làm trọng.
Tượng Viết: Thủy tấn chí, tập khảm, quân tử dĩ thường đức hạnh, tập giáo sự. 象曰: 水洊至, 習坎, 君子以常德行, 習教事.
Hành 行- Một âm là hạnh - đức hạnh.
Như ở trên đã trình bày, năng lực là đức 德, khi thi hành gọi là hạnh 行. Chữ hạnh 行 này cùng một chữ với hành của hành động 行動.

Như vậy, Đạo có thể là Tánh biết, Đức chính là Hành vi và Nhận thức. Một người sống với tâm trong sáng chính là người Sống có Đạo đức!

Xin thầy chỉ bảo! Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Thái độ - Trạng thái, Tánh biết - Bản ngã, Chân như - Huyễn hóa, Bản lai - Giả tạm, Thật tướng - Huyễn tướng, Tánh - Tướng, Nước - Sóng,...
Thật ra đều thể hiện cùng bản chất.
Chán ngán cuộc đời có hai thái độ:
- Tiêu cực, cho rằng mình sai vì ai cũng không chán chỉ có mình chán thôi, muốn theo ý mình.
- Tích cực, mình nhận định đúng, tùy theo cuộc sống, không cần theo ý mình.
Tuy nhiên, chán ngán nói chung vẫn là trạng thái, còn thái độ (cái biết) vẫn ở đó quan sát tùy trạng thái chạy tới chạy lui.
Nhận thức và Hành vy biểu hiện qua Lời nói và Hành động. Tu sai hay đúng nằm ở điểm này, nói bậy và làm sai là cần tu thêm, vẫn chưa xong.
Tu thêm là vì chưa hoàn toàn sống với cái biết vẫn còn bị thói quen, tập khí lôi kéo.
Có những ngày con sống rất tỉnh thức, nhưng có lúc con lại hôn trầm. Tuy vậy, cái biết vẫn thấy những trạng thái này và nó đang điều chỉnh dần giúp con tỉnh táo lại.
Thế giới này sẽ là một đống lộn xộn nếu con cứ mê ngủ như vầy hoài, phải là Người tỉnh thức mới phá được vòng vây.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!
Con vẫn nghe pháp thầy giảng hàng ngày, gần đây con được nghe đến phần thầy giảng về hành thiền con thấy thật sự có ý nghĩa với con quá. Con chợt nhận ra nhiều điều ạ. Trước đây, con lao vào đọc, vào nghe, ghi chép, suy ngẫm, và con thấy mình khi đó đúng là tu theo bản ngã, cố gắng mong đạt được. Ngay cả việc ngồi thiền, có lúc con cố gắng ngồi nghiêm túc, tâm tâm niệm niệm theo cách sách vở hướng dẫn. Nhưng sau đó con cũng thấy mình cũng kỳ kỳ, ngồi xong lại "sân lên" khi chồng hay con con trêu, gọi.
Giờ con nghe bài giảng của thầy xong, con chánh niệm vào việc mình làm. Như hôm qua, trong lúc con tập trung vào nấu cơm. Khi đang nấu, thấy chồng con kể chuyện công việc, thì con tham gia, xong con nhận ra mình thất niệm khi tranh luận quá hăng hái, nhận ra "sân" khi nghe ý kiến trái chiều, và thấy cái tâm mình đang dính mắc khi chuyện kia không liên quan. Thế là con quay lại làm công việc của con là nấu cơm. Nhưng khi chồng con lại tiếp tục nói và kể nữa, thì con thấy mình sân hơn vì nghe nhiều và gây mất tập trung, thì con lại xuất hiện ý nghĩ phải dừng việc này, quay ra nói với chồng là "anh nói nhiều quá, dừng được không?" Cái bản ngã muốn dừng lại mọi chuyện nó làm cho mình sân hơn, bực hơn và sau đó con buông, quay về tập trung vào nấu cơm. Rồi tâm sân nó biến mất lúc nào không biết. Và con chỉ tập trung vào việc nấu các món, dọn lên bàn. Trong các mối quan hệ, con cũng thấy mình chả nên xen vào việc vận hành của pháp. Chỉ sinh ra phiền não, sân si nhiều hơn trong khi mọi cái đâu sẽ vào đó. Và con thấy cái gì càng dụng công sức, thời gian theo tư ý của mình thì ngay đó sinh khởi bản ngã, đau khổ có mặt. Con xin trình pháp với Thầy, không biết cách con hiểu, con thực hành và quan sát có sai ở đâu không ạ? Mong thầy từ bi chỉ dạy giúp con. Con xin cảm ơn Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông.
Có một ngày kia, trên đường đi thiền hành, con vẫn nhận biết bước chân chạm đất và mọi thứ diễn ra chung quanh, con đã thực tập thời gian lâu rồi, đến lúc đó tự nhiên bật lên một nhận biết rõ ràng trước mặt hơn. Con nhận biết trong tâm trống trơn, không cần mình nhìn vào bên trong, tự nó đã rõ biết, không có gì, trạng thái bình an, không có bất cứ ý niệm nào, con vẫn bình lặng quan sát và từ từ mất đi...
Con nghiền ngẫm nó nhưng không biết là gì, kính xin sư ông chỉ dạy. Con thành kinh tri ơn sư ông, con kính chúc sư ông được nhiều sức khỏe và an vui.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2022

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy.
Con có trình pháp với Thầy bài kệ:
Một và Hai!
Xa cố quận,
Chân và Mê tưởng một.
Trở về nhà,
Rõ Chân một, Mê hai.

Và con đã được Thầy đã từ bi khai thị cho con:
"Không Một nói chi Hai
Chân - Mê vốn bất nhị
Tuy ngàn biệt muôn sai
Chỉ thấy pháp như thị!"

và Thầy cũng đã từ bi chỉ rõ rằng đó chính là "không lưu dấu":

Không Dấu!
Không lưu dấu,
chẳng sinh, chẳng diệt
Lưu dấu rồi,
sinh tử trôi lăn.

Con kính tri ân Thầy.
Con
Tánh Thuần Khiết

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-04-2022

Câu hỏi:

Kính đảnh lễ Thầy.

Con kính trình pháp lên Thầy:

Một và Hai!
Xa cố quận,
Chân và Mê tưởng một.
Trở về nhà,
Rõ Chân một, Mê hai.

Con kính tri ân Thầy chỉ dạy cho Con.

Con
Tánh Thuần Khiết

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 24-04-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Nay đã tròn 2 năm kể từ ngày con được quy y. Con thành kính đảnh lễ và biết ơn Thầy.
Hai năm, con có những khoảnh khắc/ giai đoạn an vui; nhưng cũng có những khoảnh khắc/ giai đoạn bất an, khổ đau. Con nhận thấy những khi bất an, khổ đau con mới thấy mình rõ hơn: ảo tưởng, tham, sân đủ cả. Rất nhiều lúc con thất niệm, lăng xăng, không trọn vẹn, đau khổ rồi tự trách mình. Con vẫn từ từ chậm rãi đón nhận & học từ những điều đó...
Con thành kính tri ân Thầy.
Con kính chúc Thầy sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-04-2022

Câu hỏi:

Con xin kính chào Sư Ông!
Con xin bộc bạch với Sư Ông một số điểm thấy biết của con, mong Sư Ông cho con nhận xét định hướng:
Phật dạy "chỉ nơi Pháp hiện tại - Tuệ quán chính là đây" và Ngài dạy chúng ta trở về tuệ tri nơi Thân, Thọ, Tâm, Pháp của mỗi người.
Gộp hai điều đó lại, chính ngay nơi sự sống đang là trong từng khoảnh khắc hiện tại của mỗi người mà tuệ tri trọn vẹn thì sẽ thấy ra tất cả đều ở đó:Niết Bàn, Tịnh Độ, Cực Lạc, Chân Như, Đạo, Thượng Đế... đều ở đó cả.
vì đó là cái thực, nếu chúng ta bỏ quên cái thực tại đang là nơi chính mình mà chìm đắm trong cái không thực, mang tính giả danh như danh xưng, địa vị, cái tôi ảo tưởng v.v. sẽ phát sinh phiền não khổ đau ngay.
Bây giờ thì con đã hiểu vì sao Bồ-Đề Đạt-Ma khuyên: "trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Rồi những vị Tổ xưa đánh hét, hoặc chỉ vào cây Tùng ngoài sân, hoặc hỏi nghe tiếng suối đang chảy không v.v. khi có người hỏi Đạo là gì, Niết-bàn ở đâu. chỉ vì các Tổ muốn người hỏi quay về với cái thực nơi thân tâm cảnh của mình mà tuệ tri, tất cả chân lý đều ở đó.
con xin gửi bài thơ con làm khi nhận ra điều đó ạ :
Pháp
Nó chỉ là nó
Ngay giây phút này
Trong nơi sự sống
Diệu kì ngay đây

Nó chỉ là nó
Định nghĩa làm chi
Đến thì thấy rõ
Đi thì tùy nghi

Nó chỉ là nó
Lưu tâm làm gì
Nhạn qua hồ nước
Bóng hiện rồi đi

Nó là tự nó
Chẳng phải do ai
Duyên khởi trùng trùng
Tương sinh, tương diệt

Nó chỉ là nó
Chỉ vô thường thôi
Chỉ là vô ngã
Chấp thì "than ôi"!

Con xin cảm ơn những bài pháp thoại của Sư Ông đã khai sáng và truyền cảm hứng cho con!

Xem Câu Trả Lời »