loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, ban đầu con nghĩ cái thấy nó nằm phía trước mắt, con thấy mà mất quân bình với tay chân, và nhìn không kịp những thay đổi của tâm trong thân.
Sau đó con nghĩ tâm trong thân mình có vấn đề nên con quán vào tâm trong thân và thấy nó như trung tâm và xung quanh vọng niệm, vọng tâm, vọng tưởng xoay vòng vòng và quán chúng là vô thường khổ và vô ngã nhưng con thấy vẫn chưa đủ, chưa xong.
Tối hôm qua buôn bán lại có vấn đề cần xử lý, con lại nằm quán tiếp, con thấy lại toàn bộ cơ thể, ban đầu cái vấn đề nó bị điều khiển đeo vào não, thế là nặng đầu và nặng thân. Nhưng kỳ lạ ở chỗ, tất cả chúng chỉ tồn tại ở trong cơ thể này thôi, tivi vẫn phát, chồng và bọn trẻ vẫn nô đùa, khách hàng ở nhà khách thì họ vẫn ở đó, tất cả tách bạch riêng biệt không có gì liên quan tới gì.
Tối qua con nghĩ chắc cái thấy mình nằm sau ót nên nó thấy hết như vậy. Tới sáng nay con thấy đau sau ót, con mới thấy cái thấy không nằm ở đó, nó nằm ngoài tất cả những biến động bên trong cơ thể.
Nó quên là quên những biến động giả tạo đó chứ không quên những dữ kiện thực tế.
Do vậy, diệt hoàn cảnh, diệt cơ thể, diệt trí óc là sai lầm. Diệt là diệt những gì trôi nổi bên trong đầu và thân hay ngôn ngữ Phật pháp gọi là thế gian tập khởi và thế gian đoạn diệt.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông ạ,
Con có tư duy thế này về như lý tác ý, con không biết có đúng pháp không ạ. Con xin sư Ông chỉ dạy cho con.
Đối với các việc làm hiện tại đang là, dù khối lượng công việc hay thông tin đến đi đều là giúp mình hiểu ra thực tế. Vậy đối với các công việc mình đang thực hiện, định hướng đúng như lý tác ý chính là sử dụng hết công năng của thân - tâm, để tạo ra mọi phương tiện và công cụ để đi đến thực trải nghiệm các pháp, dù không có công cụ hay phương tiện thì tạo ra chúng để hoàn thành công việc và có thể thực trải nghiệm trọn vẹn những gì đến đi, nhưng cũng ko dính mắc vào các công cụ phương tiện đó, hiểu ra thực tại thì có thể bỏ nó đi bất cứ lúc nào mà chúng không còn phù hợp với thực tại nữa, không còn công năng sử dụng nữa. Tất cả để trải nghiệm, nhưng với tâm thực chứng sự thật đang là chứ không phải thỏa mãn Bản Ngã, con cảm thấy việc này có thể phân biệt qua cảm nhận của thân tâm, khi có cái Ngã thì tự nhiên cơ thể sẽ phản ứng hoàn toàn khác, con không thể tả bằng lời được, và khi Vô Ngã thì tâm hoàn toàn mát mẻ vắng lặng, không lăng xăng trạo cử nữa.
Không biết con đã định hướng đúng tâm của mình chưa ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con xin được Thầy chỉ dạy.
Chẳng có “Ai” của “một đời”
Chỉ là Cái Biết muôn đời sáng trong
Con Minh Thường

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2022

Câu hỏi:

Kính Thầy,
Con xin cảm ơn Thầy vì chỉ rõ cho con thấy mặt tướng dụng mà bản ngã lăng xăng tìm kiếm. Con đã thử rồi Thầy. Càng cố tìm tướng dụng, thấy nó rồi tự trói vào mình luôn. Chỉ khi thả lỏng, lúc đó mới đủ tỉnh táo để dừng lại ngay hiện tại, thấy rõ thực tánh của nó. Nhưng thấy rồi thôi, chẳng cố ghép nó vào bất cứ định nghĩa gì nữa.
Mà cũng nhờ có duyên xem các video ghi hình Thầy, con thấy tác phong của Thầy không theo phong thái khuôn ép nào cả. Rất thong dong thoải mái, lại vừa có sự định tĩnh rất nhiều trong đó. Tự nhiên nhìn Thầy xong con thả luôn sự kiểm soát theo thói quen, sống tự nhiên thả lỏng, việc thấy biết cũng để tự nhiên không gồng ép. Con rất thoải mái và rất hoan hỷ. Con xin tri ân Thầy! Con kính chúc Thầy luôn khoẻ và bình an.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-04-2022

Câu hỏi:

Thưa sư ông, trong cuộc sống có vô số chuyện đến với con không như ý, như trong công việc, có nhiều lúc bản ngã chủ quan tưởng mình làm đúng, con phản ứng lại với những ai đang đối nghịch với mình. Nhưng từ khi được sư ông khai thị, trong những lúc vậy con lại học ra được bài học, đúng sai chỉ là vô thường, con nhìn lại chính mình trước, thay vì phản ứng lại với người khác để hơn thua thì con chia sẻ để giải quyết mâu thuẫn, tránh hiểu lầm lẫn nhau, những lúc như vậy sự trầm tĩnh lại càng được phát huy hơn nữa... Con xin cảm ơn sư ông rất nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư Ông,
Con có câu hỏi này ạ: Có phải khi buông lung là Tâm là hướng ra ngoài phải không ạ? Và bản ngã hay những xung lực bên trong chính cái thân tâm ngũ uẩn này là hiện hữu của nghiệp lực và chính nó cũng kéo mình ra bên ngoài phải không ạ? Trong một lúc con quan sát ngay trong những việc làm hàng ngày của bản thân, thì ngay đó ý niệm về nghiệp lực - một lực con cảm nhận rất mạnh- chính nó là cái thể hiện ngay trên thân và tâm này, những lực đó vô hình và ẩn sâu, đôi lúc con thấy chính mình rất xấu xa và bất giác giật mình với những ý niệm đó, những lực đó thể hiện ra bên ngoài qua ý nghĩ, và đôi khi cả hành động vô thức ngay đó con cảnh giác với nó. Nhưng có phải những điều ẩn tàng đó khởi lên là để cho chính mình nhận ra và tập luyện sự kiên nhẫn và từ ái với chính thân tâm này.
Con biết ơn sư Ông đã chỉ dạy chúng con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-04-2022

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy ạ!
Kính Bạch Thầy!

Cuộc sống tự nhiên vốn là thiền. Kẻ mê, người ngộ chung một cuộc. Người ngộ trước đó cũng chỉ là kẻ mê nay biết quay về mà thấy, rồi nhận chân mà sống "tùy duyên thuận Pháp" gọi là thiền.
Kẻ mê cũng đang sống trong môi trường vạn Pháp như người ngộ, nhưng không nhận ra, nên cứ mãi trôi lăn, kiếm tìm,... Đâu hay chỉ cần quay về mà thấy, mà nhận chân.
Người ngộ, kẻ mê khác nhau chỉ 1 cái THẤY RA mà cuộc đời đi hai hướng khác biệt. Âu cũng là nhân duyên, nghiệp báo, là tiến trình giác ngộ của mỗi người.

Qua cái thấy biết này con viết vài dòng thơ:

THIỀN
Tứ thiền bát định vẫn còn "ta"
Biết sống an nhiên mới khỏi tà
Mãi ngồi cố gắng chìm trong định
Muôn đời bỏ lỡ pháp đang là.

Muôn đời bỏ lỡ pháp đang là
Vẫn luôn trôi chảy từng Sát-na
Chỉ cần trọn vẹn trong thấy biết
Niết-bàn ngay đấy, kiếm đâu xa.

Thưa Thầy!
Đây là cái thấy biết con cô đọng lại, con cúi xin Thầy chỉ bảo cho con.
Con vô vàn biết ơn và kính chúc Thầy thật nhiều sức khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, từ nhỏ tới trước khi học Phật, con rất vô tư và dễ bỏ qua mọi chuyện. Nhưng đến lúc phát bệnh như ma nhập con mới bắt đầu học. Đến nay con biết con phải tiếp tục học nếu không con sẽ bị nhấn chìm bởi ma chướng, và con biết sự học này sẽ không có ngày dừng lại. Con không muốn trình bày kiểu suy luận vì suy luận phát sinh từ trí óc, mà ma chướng cũng từ trí óc. Con phải mượn từ để ma chướng không đánh gục được con nên có thể giống như con copy lại, nhưng không sao. Thức này, thế gian này như trò ảo thuật, chỉ cần con đứng ngoài dòng chảy này, thì không ai có thể nhấn chìm được con!
Nếu cứ bám chấp vào ta được gì ở thế gian, thì cái không được gì sẽ nhấn chìm ta. Nhưng cái cuộc sống phản ảnh rất rõ hiệu quả mà ta tu tập, nếu ta sai, cuộc sống sẽ cảnh tỉnh ta bằng chính hậu quả mà ta gây ra. Và cuộc sống rất nhân từ, lúc nào ta cũng có thể bắt đầu lại, cửa luôn mở cho những ai biết quay đầu!
Con trình thầy, con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Hôm trước được vào thất của Thầy để được nghe những lời pháp Thầy ban, lòng con thật hoan hỷ biết bao!
Con kính tri ân công đức Thầy!
Hôm đó Thầy đã khai thị cho chúng con về nỗi khổ khi mất người thân. Con nhớ mãi câu mở đầu Thầy dặn: “Nhớ nha, khi nào thấy khổ là biết sai rồi đó”.
Còn con trai con thì tâm đắc với câu khác.
Con nói với cháu rằng Thầy giống như một khu vườn đầy hoa trái, sẵn sàng trao tặng cho bất cứ ai ghé thăm và có nhu cầu hái mang về.
Cũng trong khu vườn ấy, người thì thích hoa này, kẻ thích loại quả kia, mọi người cứ thoải mái lựa chọn cái nào phù hợp với mình, Thầy cho hết.
Chính vì nhớ kỹ lời Thầy dạy hôm đó nên con thường quan sát thân, thọ, tâm, pháp mình xem lúc nào mình “bị” khổ để coi mình sai chỗ nào.
Và tối hôm qua con đã ngụp lặn trong cái khổ ấy mà ngoi đầu lên không nổi Thầy ạ!
Lời Thầy dạy thì vẫn vang vang bên tai mà chìm đắm thì vẫn... chìm đắm.

Số là, con trai của con đêm qua có chương trình quay hình của một Game show. Cháu chỉ là sinh viên, là nghiệp dư, nên cũng chưa rành rẽ về giờ giấc của chương trình quay cho lắm. Chỉ biết người ta gọi có mặt lúc 8g tối thì nghĩ cao lắm là 12g sẽ xong. Đến gần 12h cháu mới biết là khoảng 1-2 g sáng mới bắt đầu quay nên gọi điện về báo mẹ biết.
Và nỗi khổ của con bắt đầu từ chỗ này. Con thấy rõ tiến trình của nó diễn ra như thế nào luôn Thầy ạ!
Đầu tiên là nỗi lo lắng, sợ hãi trào lên trong con. Con lo sợ đường vắng cùng những rủi ro khi đi giữa đêm khuya, con nghĩ đến những tai nạn giao thông khi đêm khuya chạy nhanh, phóng ẩu.
Những vọng tưởng cứ liên tiếp nối đuôi nhau hiện lên trong đầu con. Tâm con bắt đầu tán loạn.
Khi thấy tâm không có điểm dừng, liên tục phóng ra những ảo tưởng, con đã thốt lên: “Thầy ơi, con đã sai rồi.”
Sau đó con nhớ đến các Pháp bổ túc mà Thầy đã giới thiệu nên con bắt đầu sử dụng.
Đầu tiên, con dùng Pháp môn hít thở. Lúc đầu thấy tâm dịu lại và đi vào giấc ngủ. Tuy nhiên, Pháp này chỉ duy trì trong chốc lát nên sau đó con lại thức giấc và các suy nghĩ khởi lên liên tục.
Lúc đó không hiểu tại sao con lại quên mất Pháp môn Niệm Phật mà Thầy thường dặn (ban đầu niệm thật nhanh cho tâm bớt tán loạn).

Con nhìn đồng hồ, đã 3g sáng rồi mà chưa thấy cháu về. Con gọi điện thoại thì không thấy nghe máy (con cũng hiểu là đang ghi hình thì làm sao nghe máy nhưng do vô minh dẫn lối nên cứ làm).
Lý trí thì cứ nhắc nhở: “ngủ đi, ngủ đi, không sao đâu, thức chờ thì cũng có được gì đâu, chỉ tổn hại sức khoẻ thêm mà thôi, khi nào xong việc thì nó về.”
Vậy đó mà con cứ loay hoay, vật lộn với một mớ hỗn độn trong đầu.
Sau đó, con lại dùng Pháp môn quán niệm sự chết. Nhưng con lại không “chết” được Thầy ạ! Những vọng tưởng nó cứ lôi con về thực tại đau khổ này. Pháp môn này con thực hành không thành công.
Lòng con cứ bồn chồn, nghĩ quanh quẩn và vớ vẩn. Rồi bụng lại cồn cào vì đói. Thế là phải đi ăn một chút xíu gì sẵn bụng chờ luôn một thể. Nhưng chờ hoài vẫn không được nên con đành lên phòng nằm.
Lần này con nghĩ ra một Pháp môn mới. Pháp môn “Lắng nghe lời Thầy” (cái này tự con đặt tên).
Thế là con mở pháp thoại Thầy ra. Trong đêm khuya yên ắng, giọng Thầy trầm ấm vang lên, tự nhiên con nghe lòng mình ấm lại, nỗi sợ từ từ lui dần, nghe tới đâu con tỉnh ra tới đó. Một hồi sau, con lại thấy mình có cái gì sai sai. Thì ra là con quá chăm chú nghe, quá tập trung nghe và dùng lý trí để nghe rồi bắt đầu phân tích thành ra tỉnh như sáo; mà lúc này là lúc cần ngủ chứ không cần tỉnh.
Vậy là con lại thả lỏng, tự nhiên, vô tâm để TRONG NGHE CHỈ NGHE mà không có lý trí xen vào.
Thưa Thầy, với Pháp môn này con đã được trở về với chính con. Con bình an đi vào giấc ngủ mà bên tai vẫn văng vẳng lời Thầy. Một lát sau, con lại tỉnh giấc nhưng lần này con “thong dong” cầm máy bấm nút TẮT và êm đềm đi vào giấc ngủ tiếp liền sau đó dù giờ đó con trai của con vẫn chưa về.

Kính thưa Thầy!
Sáng nay khi ngồi nghĩ lại, thấy những vọng tưởng đua nhau cười cợt chế nhạo mình, con chợt biết ơn trong kiếp sống này con đã được gặp Thầy để khai thị cho con một Đạo Phật vô cùng dung dị mà uyên thâm. Chỉ cần biết trở về, còn mọi thứ chỉ là ảo ảnh.
Đúng như lời Thầy nói “Thầy chỉ chỉ ra nguyên lý thôi, còn mọi người phải tự tìm ra cách nào phù hợp với chính mình.”
Đêm qua con vừa tìm ra một Pháp môn cho riêng con khi giải bài tập này, con kính trình Thầy!
Nếu có chỗ nào sai xin Thầy từ bi chỉ dạy thêm cho con.
Con biết ơn Thầy đã chịu khó đọc những lời lẽ dông dài của con.
Kính nguyện Thầy và quý sư được mạnh khoẻ, bình an.
Con kính

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con vẫn nhớ lời dạy của thầy là thấy như camera quan sát, con đã làm hoài không được. Nhưng sau đó học hỏi, va chạm, chiêm nghiệm, con đã biết hành như thế nào rồi. Dù là cách diễn đạt khác nhưng ý nghĩa vẫn tương tự, con xin chia sẻ những điều con thẩm thấu và hành như sau:
Cố tu để có sự trang nghiêm đoan chính, thu mình vô công thức để được như Phật là tu sai hướng. Tất cả bên trong và bên ngoài mình đều là tướng. Con phần lớn là muốn đoạn diệt tướng bên trong lẫn bên ngoài mình. Càng diệt thì nó càng diệt lại mình. Nhưng "Vô đoạn, vô diệt" là vậy, không có pháp đoạn diệt, có pháp biến đổi, tướng đã không thật có, nó chỉ chớp nhoáng như điện và thay đổi không ngừng. Chỉ có tánh là ở đó. Đừng đoạn tướng để trở về với tánh, mà tánh để thấy tướng sinh diệt.
Còn một vấn đề nữa, từ không tin gì cả, đến tin và thấy có thần thông và cảm ứng, rồi đến mượn để hoàn hảo cuộc sống này, con đã rơi vào lưới ma. Con thấy tin vừa đủ để niệm Phật bằng tâm thể không tham cầu là được. Đi xa hơn là đọa.
Nay có thể như vậy cũng gọi là buông được phần nào bên trong và bên ngoài mình.
Con xin trình thầy, con cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »