loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1797 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-11-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, những gì mà kinh điển bây giờ ghi lại đều là của người sau vay mượn của Đức Phật, có thể bị tam sao thất bản. Còn những gì mà chính Đức Phật nói ra được là do chính ngài đã trải nghiệm qua không biết bao nhiêu kiếp sống luân hồi.
Và mỗi người chỉ có thể hiểu ra sự thực trong chính trải nghiệm thông qua đời sống của mình mà không thể vay mượn cái thấy của bất kì ai.
Vì chẳng ai chứng ngộ giúp ai được cả. Mỗi người phải tự trải nghiệm cả 2 mặt của những cảm xúc khổ đau hay hạnh phúc. Để rồi khi thấy ra cả 2 thứ này đều chỉ là những đợt sóng tạm thời do duyên bên ngoài mà quay về với tánh nước muôn đời, không dính mắc vào bên nào.

Dạ còn một điều này con muốn hỏi nữa.
Khó khăn mà một người gặp phải trong sinh nghiệp kiếp này chính là bài học mà Pháp bắt buộc họ phải học đúng không ạ? Giống như em học sinh lớp 5 muốn lên lớp 6 thì phải thi. Nếu em học sinh không chịu thi hoặc bỏ thi thì chắc chắn không lên lớp nên sẽ phải học lại lớp 5 rồi cũng bắt buộc phải thi mới lên được lớp 6.
Nên dù thế nào mỗi người sẽ không có cách nào tránh được những bài học mà Pháp đưa đến khi mình chưa thông suốt bài học đó. Còn bài học nào mình đã thông suốt thì sẽ không còn phải học lại hoặc nếu có gặp lại cũng không thành vấn đề.

Con xin kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-11-2020

Câu hỏi:

Kính thầy, hôm nay nghe pháp thoại của thầy con đã thấy ra thế nào là thế gian. Nó như cái bong bóng bơm đầy hơi rối loạn trong nội tâm, còn thế giới bên ngoài đang vận hành tự nhiên không liên quan gì. Con tự nhiên vừa nghe pháp thoại vừa ngủ một giấc thật ngon và cái bong bóng kia đã xì hơi ra hết.
Con đã biết nguyên nhân "điên" của mình, mỗi cái gì bên ngoài đến, bản ngã tự giải thích cho nó một câu chuyện rất logic hoặc nêu lên những cái đáng lo có liên quan như để tìm cội nguồn của nhân quả.
Cũng từ bài pháp thoại của thầy con nghe đi nghe lại nhằm khắc sâu trong tâm của mình về tầm quan trọng trong quan sát từng hành động nhỏ nhặt trong đời sống hàng ngày, đó là lối ra cho con.
Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-11-2020

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Giờ con đã hiểu lời Thầy dạy tất cả các pháp đều sinh ra do một nhân. Con chỉ cần thấy cái tâm của con và mọi chuyện đã rất ổn với cuộc sống hàng ngày của con ạ. Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-11-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy. Con xin trình Pháp.
Con chợt nhận ra rằng: cái không sinh không diệt, thường biết trong mỗi con người (nói riêng) là của vũ trụ chứ không của riêng ai và tất cả mọi người đều có như nhau, như là sự lập trình của tạo hoá. Mình không có gì cả. Cái mình tưởng là mình có chỉ là bản ngã tạo ra bằng vô minh thôi.
Thầy ơi, xin thầy cho con biết, con nghĩ thế có đúng không ạ?
Con đảnh lễ tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa sư ông!
Trưa nay con hiểu ra được lời sư ông chỉ dạy: Chọn pháp nào thì cũng đều như nhau."Đều như nhau" ở đây đó là đều có chung một nguyên lý chọn cái nào thì phải học bài học về cái đó. Và trong một pháp đều có 2 mặt lợi và hại không bao giờ tách rời được, tuy hai mà một.
Nên bất kỳ ai trên đời lựa chọn một điều gì mà muốn nó hoàn toàn thuận hoặc theo ý mình đều là ảo vọng và tự chuốc lấy khổ đau. Vì vậy người hiểu đạo sẽ không thiên về bên nào, mà tùy duyên pháp đưa đến mặt nào thì ở trong mặt đó mà học bài học tâm không động trước các pháp. Con hiểu ra như vậy có đúng không ạ?
Con xin cảm ơn Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy!
Cái ta thấy chính là tướng biết, là biểu hiện của tâm qua nhân quả, duyên báo… đó chính là ta!
Thực sự nếu ta nói những điều này, về cái Thấy này, có lẽ thật khó có thể hiểu với người khác và khó có thể bảo mọi điều ta thấy chỉ ta thấy giống như mỗi người sống trong một chiều không - thời gian khác nhau, tất cả chỉ là tương đối!
Nhẫn nại với thực tại thực ra là nhẫn nại với chính mình để thấy mọi thứ nó đến rồi đi chẳng hề có đúng, sai, tốt, xấu… mọi thứ chỉ là giả tướng là quan niệm không có thật.
Thật mầu nhiệm thưa thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2020

Câu hỏi:

Thầy dạy:
"Mọi thứ tại đây, bây giờ là hoàn hảo nhưng vì Cái Ta tách khỏi thực tại để tham cầu để rồi rơi vào bẫy thời gian và vì nó tách khỏi sự hoàn hảo của quy luật nhân quả nghiệp báo… nên kết quả luôn là khổ đau.
Tóm lại, cái ta tách rời sự hoàn hảo của pháp nên nó là hiện thân của sự bất toàn. Nó luôn cố gắng trở thành để thực hiện tham vọng cầu toàn, nhưng không biết rằng chính ý muốn đó đã làm cho nó bất toàn và hữu hạn. Sở dĩ có mong muốn trở thành vì cái ta không vừa lòng với chính nó. Không vừa lòng với thực tại là tâm sân, mong muốn trở thành là tâm tham. Vì vậy cái ta không thể nào biết đến tự tại là gì khi đã rơi vào cái bẫy thời gian của sự trở thành giữa bất mãn và tham muốn".
Đúng vậy thưa thầy mọi luôn thứ thuận theo pháp, theo quy luật của trời đất, tự nhiên. Con người càng văn minh, càng pháp triển càng làm mất cân bằng tự nhiên dẫn đến bao thảm hoạ thiên tai…
Có lẽ như lời thầy nói mọi thứ rồi sẽ là bài học của pháp, hi vọng con người sau những hậu quả khổ đau sẽ biết sống thuận theo tự nhiên.

KÍnh chúc thầy luôn khoẻ mạnh! a di đà phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có nhiều thắc mắc về sự tu tập mong thầy chỉ dạy!

1) Trong trà đạo 25/10 khi trả lời câu hỏi về Vô Sư Trí và Hậu Đắc Trí thầy có trả lời ý như sau: ý thức đi tìm kiếm để rồi điều chỉnh đến khi thấy ra sự thực. Hậu đắc trí là trải nghiệm chiệm nghiệm thấy ra sự thực chứ không phải là tìm kiếm sở tri, sở đắc. Tìm kiếm sở tri, sở đắc là của tà kiến tham ái. Mà tà kiến tham ái thì chỉ đi vào luân hồi sinh tử. Còn trải nghiệm chiêm nghiệm thấy ra sự thực thì mới có Hậu đắc trí.
- Thưa thầy, điều trên có mâu thuẫn gì với những lời dạy trước đây của thầy như: "một người sinh ra đã có sinh nghiệp rồi chính sinh nghiệp đã dẫn dắt người đó chọn cái này cái kia để rồi trải qua không biết bao sai lầm khổ đau", "cuộc đời này là trường thiền và ai cũng đang thiền vì chính cuộc sống của mỗi người chính là bài học giúp người đó thấy ra sự thực", "Đức Phật phải trải qua biết bao sai lầm tội lỗi không biết bao nhiêu kiếp mới giác ngộ",....
Thưa thầy như vậy chính tà kiến tham ái của một người dẫn người đó đi tạo tác rồi chính tạo tác đó nếu là sai lầm sẽ dẫn đến khổ đau qua đó người đó học bài học và chính tánh biết hay lương tri bên trong mỗi người giúp người đó học bài học đó. Như vậy việc trải nghiệm chiêm nghiệm và bị tà kiến tham ái dẫn dắt cũng đâu khác gì nhau.
Và thực ra ở cuộc đời này có mấy người may mắn gặp được bậc minh sư hay bậc giác ngộ để được chỉ ra và thấy ra tánh biết để mà biết thận trọng chú tâm quan sát hay cảm nhận chính mình để mà trải nghiệm chiêm nghiệm như thầy chỉ dạy đâu ạ? Con thấy hầu như đều là do bị tà kiến tham ái dẫn dắt rồi qua sai lầm đó họ mới biết sai để rồi hối hận khổ đau rồi mới điều chỉnh lại.
Như vậy lời dạy phía trên của thầy trong trà đạo 25/10 có mâu thuẫn gì không ạ ?

2) Trong buổi thiền chiều 25/10 thầy có dạy khi thận trọng chú tâm quan sát trong chính đời sống hằng ngày sẽ thấy ra được sự vô thường trong tất cả hoạt động đó thì sẽ thấy khổ vô ngã. Thầy có thể chỉ dạy con hiểu thêm về ý này được không ạ? Đúng là trong đời sống hằng ngày mỗi khi hoạt động luôn thay đổi nên con hiểu nó là vô thường, nhưng khổ thì chỉ khi nào va chạm việc gì đó với các đối tượng bên ngoài. Còn vô ngã thì con không cảm nhận được.

3) Thưa thầy, các trạng thái tâm như chán nản, mệt mỏi, thống khổ, đố kỵ, vui vẻ, hân hoan, sung sướng ....Tất cả chỉ là những cơn sóng thay đổi liên tục liên tục. Còn tánh biết giống như nước không dao động trước những trạng thái sóng này đúng không ạ?

4) Thưa thầy, cuộc đời này vẫn luôn luôn là như vậy. Như Đức Phật chỉ dạy: Dù Như Lai ra đời hay không ra đời Pháp vẫn vậy. Cuộc đời đầy những hận thù, tranh đấu, lừa lọc, mánh mung, thủ đoạn và mặt ngược lại. Và bản chất cuộc đời luôn là như vậy theo chính sự vận hành đầy chính xác của những quy luật. Chỉ có bản thân mình khởi lên thái độ muốn cuộc đời phải tốt theo sự chủ quan nên mới đau khổ, còn nếu thấy cuộc đời bản chất nó từ xưa là vậy và không muốn thay đổi bất cứ điều gì ở nó. Và sẵn sàng đón nhận bất cứ điều gì đến như nghệ thuật sống của một người đánh vợt mà tâm không dao động trước nó. Cái THỰC mà thầy thường nói đến chính là sự vận hành của Pháp, còn cái ẢO chính là cái tâm khởi lên mong muốn như ý mình. Con hiểu đúng không ạ?

5) Dạ thưa thầy, có thể sửa đổi, có thể đối trị nhưng chỉ khi nào thấy ra được sự thực ở nơi chính mình thì lúc đó mới biết cần phải sửa hay đối trị như thế nào. Chứ không phải là không đối trị hay sửa đối để yên cho nó ra sao thì ra?

6) Ai rồi cũng phải giác ngộ, mà muốn giác ngộ buộc lòng chúng sanh nào cũng phải trải qua tất cả mọi mặt của thế gian pháp này. Nên nếu một người chưa được học bài học nào đó là vì nhân duyên của người đó do pháp vận hành chưa phải lúc để người đó học bài học đó. Bài học của người này chính là bài học hiện tại mà người này đang có. Còn những bài học mà người này chưa được học thì trước sau gì cũng phải học. Có thể trong kiếp sau hoặc nhiều kiếp nữa cho đến khi giác ngộ.

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy !

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Đầu tiên con xin được cảm ơn và đảnh lễ Thầy. Nhờ những bài giảng của Thầy mà con đã nghe liên tục trong vài năm gần đây mà con nghĩ rằng con đã thấy ra được một số điều về bản chất của cuộc sống, lý do và ý nghĩa của việc sinh ra trong cuộc đời để từ đó đã có nhiều phiền não được hóa giải và con dần thấy ra và định hình được hướng đi của cuộc sống.
Con xin phép trình bày về cái hiểu của con về điều Thầy giảng xuyên suốt các bài giảng của Thầy, kính mong Thầy giảng giải thêm cho con về sự học hiểu này đúng sai như thế nào ạ.
Thầy chỉ ra rằng thực ra không có cái gì gọi là “tu”, mà chỉ có “thấy”. “Thấy” ở đây là “thấy” cái gì. Đó là “thấy” các cảm xúc, cảm giác trên thân và tâm của mình trong mọi hoạt động của đời sống. Có nghĩa là mỗi người vẫn cứ sống cuộc sống bình thường theo hoàn cảnh cụ thể của riêng mỗi người (tùy duyên) nhưng trong khi sống thì luôn cộng thêm thái độ/hay hành động “thấy” – là “thấy” cảm xúc (trên thân) cảm giác (trong tâm)của mình đang khổ, lạc, hay bình thường. Nếu mình cứ nghiêm túc, kiên trì, chân thành làm như thế (một cách sống suốt cả cuộc đời) thì đến một thời điểm nào đó mình sẽ “thấy ra” – tức là rõ ràng tất cả mọi thứ đúng như bản chất thực của cuộc sống, của vũ trụ, của thiên nhiên…, thấy được vì sao con người (trong đó có chính mình) lại thấy khổ đau, thấy được cái gì gây nên cảm giác khổ đau, cái gì không đưa đến cảm giác khổ đau và do đó sẽ an nhiên tự tại cho dù điều gì có đến trong cuộc sống.
Tại sao chỉ cần “thấy”. Vì mọi sự mọi việc trên đời bao gồm cả cái cơ thể con người cũng chỉ là do các yếu tố riêng rẽ kết hợp với nhau theo một cách nào đó mà thành, nhưng cái “hợp thể” được gọi là “con người” thì có đặc tính biết suy nghĩ, tính toán, nói năng, hành động,… mà một hành động thường đi sau, hay là kết quả của cái gọi là “suy nghĩ, tính toán, quyết định” nên người ta cho rằng (nghĩ rằng, tưởng rằng) vì “mình” - cái hợp thể “mình” - đã suy nghĩ, vì có “mình” suy nghĩ, tính toán và quyết định hành động … nên có một kết quả như thế. Nhưng đó là vì về mặt thời gian người ta hầu như chỉ tính đến sự việc diễn ra từ lúc bắt đầu có suy nghĩ nên người ta cho rằng có kết quả đó đó do người ta suy nghĩ, do người ta tính toán và ra quyết định. Nhưng nếu tự hỏi tiếp là tại sao lúc đó lại có suy nghĩ đó thì lại thấy suy nghĩ đó là vì điều này, điều kia, rồi tại sao lại có điều này điều kia vì có một điều gì khác nữa, Cứ như vậy sẽ thấy một việc nào đó xảy ra chỉ là kết quả của một chuỗi việc này việc kia mà không thể biết điểm bắt đầu.
Và như con hiểu thì đó là vô ngã. Vô ngã có nghĩa là thực ra tất cả mọi thứ trên đời bao gồm con người cũng chỉ là một sự kết hợp theo một cách nào đó của các yếu tố (đất nước, lửa, gió) và biểu hiện trong tự nhiên trong một khoảng thời gian nào đó mà qua đó tánh biết được biểu hiện thông qua đó (theo con hiểu tánh biết là một yếu tố của tự nhiên, nó biểu hiện ra ở nhiều thứ như cỏ cây, con vật, con người, kể cả đất nước… – vì con đã đọc sách “Thông điệp của nước”). Điều đó có nghĩa là “con người” cũng chỉ là một trong những phương tiện để tánh biết được biểu hiện (giống như cái quạt, bóng đèn…chỉ là những phương tiện mà qua đó dòng điện được biểu hiện và người ta biết là có dòng điện), chứ bản thân nó không có một năng lực tự thân. Mọi chuyện xảy ra, kể cả cái suy nghĩ trong đầu người ta, cũng chỉ là biểu hiện của một dòng diễn tiến liên tục của tự nhiên/ vũ trụ. Nói cách khác là “ý nghĩ” đã “đến” bộ não của con người chứ không phải do con người chủ động tạo ra “ suy nghĩ”.
Và vì như thế, điều duy nhất con người chỉ có thể làm là “thấy” mà thôi. (Tuy nhiên con hiểu là ai “thấy” được hay không “thấy” cũng là diễn tiến của pháp mà thôi, vì chính cái “thấy” cũng là một pháp). Rồi theo dòng diễn tiến tự nhiên sẽ đến một lúc gọi là “thấy ra”, là lúc các nhân duyên của cái “thấy ra” đó đã đầy đủ. Cái “thấy ra” đó có thể là “thấy ra” một điều gì đó rất đời thường, ví dụ như “thấy ra” trong việc sử dụng gạo, cụ thể “thấy ra” gạo nấu với chừng này nước trong khoảng thời gian này thì sẽ thành cơm, hay nấu nhiều nước trong thời gian lâu hơn lại thành cháo, nấu quá lâu lại thành than. Hoặc ví dụ có thể “thấy ra” mình muốn được đi du lịch nên được đi du lịch mình thấy vui nhưng đi ít ngày đã phải về làm mình lại thấy khổ… Con mới chỉ “thấy ra” những cái đời thường như thế còn cái “thấy ra” rộng khắp, bao trùm của mọi sự mọi việc (như các Thầy giảng) thì con chưa “thấy ra”.
Trên nền của cái hiểu như trên con gần như thường nhìn, quan sát, chiêm nghiệm mọi sự mọi việc diễn ra quanh mình theo cái hiểu là tất cả chỉ là sự vận hành của pháp và con đang thực hiện việc sống cuộc sống của mình theo cách vẫn tương tác với tất cả mọi người/ môi trường xung quanh theo các tình huống thực tế diễn ra và đồng thời “cộng thêm” việc quan sát các cảm xúc/ cảm giác diễn ra nơi mình (mặc dù mức độ trọn vẹn cũng chưa được nhiều, lúc có lúc không nhưng con cũng hiểu là việc lúc có lúc không như thế cũng lại là một sự vận hành của tự nhiên). Con giờ đây gần như thường nhìn, quan sát, chiêm nghiệm mọi sự mọi việc diễn ra quanh mình theo cái hiểu là tất cả chỉ là sự vận hành của pháp. Con vẫn thấy mình có những cảm giác vui hay buồn, tham hay chối bỏ… trong các tương tác trong cuộc sống như những cơn sóng đến và đi, nhưng dường như cường độ và tần xuất của những cơn sóng cũng không dữ dội như trước đây và nó qua đi cũng nhanh hơn khi con đưa về soi chiếu lại qua cái nhìn về pháp.
Đó là sự hiểu và thực hành của con qua những bài giảng của Thầy, kính mong Thầy giảng giải thêm cho con về sự học hành như vậy đúng sai như thế nào ạ. Con viết dài và lủng củng nên xin Thầy thông cảm ạ.
Con chân thành cảm ân Thầy và kính chúc Thầy khỏe mạnh lâu dài để nhiều người được khai sáng nhờ sự khai thị của Thầy ạ,

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-10-2020

Câu hỏi:

Thưa Thầy, thỉnh thoảng con làm việc nhà hoặc việc sinh hoạt cá nhân thì con chỉ thấy cử động của tay, chân đưa lên, duỗi ra... hoàn toàn lặng lẽ, như không có con trong đó. Cái thấy chỉ diễn ra một chút ngắn thôi. Con thấy như vậy có đúng không ạ? Con xin Thầy chỉ dạy thêm cho con. Con kính chúc Thầy mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »