loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 1793 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trình pháp & chiêm nghiệm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-11-2018

Câu hỏi:

"Nếu vậy thì Niết-bàn, Thánh đế cũng chỉ là tiên đề trong thế giới khái niệm? Và câu nói của đức Phật trong Udāna: “Này các Tỳ Kheo, có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành, vì sao vậy? Vì nếu không có cái không sinh, không hữu, không tác, không thành thì không thể trình bày được sự thoát ly khỏi sinh hữu tác thành” có ý nghĩa gì? Đâu là tướng, đâu là tánh? Đâu là hữu, đâu là không? Đâu là sinh tử đâu là Niết-bàn? Hay tất cả chỉ là tiên đề trong thế giới khái niệm?"
Lành thay! Thưa Thầy, Thầy dạy thật hay! Con xin lặp lại một lần nữa lời Thầy. Và từ lâu rồi con vẫn còn trải nghiệm câu nói ấy: "Như Lai không dừng lại cũng không bước tới mà thoát khỏi bộc lưu."
Thực lòng con thấy những khai triển của Thầy, giống như hàm nghĩa của Pháp ngữ "Vô Ngã, Vị Tha" chẳng xa vời mà giản dị sâu sắc không thua gì những lời trong kinh Trung Bộ, "... sống không nương tựa, không chấp trước bất cứ điều gì ở đời..." Những điều trong Kinh Đoạn Giảm thật hàm súc. Tất cả chúng thật có một tương liên sâu sắc ạ!
Con xin cảm ơn Thầy đã nhắc nhở!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-10-2018

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con đã thấy sự bình thản khi con quá mệt
Con đã thấy sự định tĩnh khi con quá sân và tham
Con đã thấy sự trong lành giữa những lo toan cuộc sống
Con đã thấy có 1 cái tâm bình thường giữa vạn pháp vô thường.
Và con biết con cần chánh niệm để không bị ngoại cảnh hoặc nội cảnh xỏ mũi dắt đi.
Hôm nay con không có câu hỏi nào cả. Con mong thầy luôn mạnh khỏe để truyền bá chánh pháp.con xin chân thành cảm ơn thầy !
Con, Chân Quang Đạo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-10-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ những gì con đã học được từ thầy, từ pháp đến đi trong cuộc sống mà con đang trải nghiệm.
2. Những vấn đề cốt lõi trong sự tu học:
- Đừng trốn chạy thực tại bằng những hy vọng hảo huyền. Trên thực tế chưa ai trên đời này sau khi giác ngộ thì biến thành thần thánh bất tử muốn làm gì thì làm. Giác ngộ hay không giác ngộ thì cũng phải sống cho hết một kiếp người. Sinh nghiệp vận hành thế nào thì sống như vậy, không có sự lựa chọn theo ý mình.
- Việc gì thì cũng có lý do của nó. Đau khổ có lý do của nó. Nguyên nhân đưa đến đau khổ (Tập đế) chính là cái ta ảo tưởng. Đã lỡ tạo ra qui trình phát sinh đau khổ rồi, cái ta chịu không nổi sự đau khổ do chính mình tạo ra. Nó đổ lỗi cho khách quan không an toàn. Nó đổ lỗi cho chủ quan là chính nó có vấn đề chưa xử lý được nên nó quyết rèn luyện để đoạn diệt những cái mà nó cho là dư thừa trong sự hiện hữu của nó, ví dụ như: sự sinh khởi lăng xăng, dao động, hoài nghi … bằng cách đóng băng mọi thứ hoặc tạo ra cảnh giới mới bằng năng lực tưởng của tâm. Đây chính là hoàn thiện tiểu ngã thành đại ngã. Vô ích thôi, vì làm tới, làm lui cũng là bãn ngã đang làm. Đau khổ chỉ chấm dứt khi bản ngã chấm dứt.
- Cốt lỗi của sự tu học là thấy ra có cái ta trong mọi hoạt động của nhận thức và hành vi. Không thấy ra có cái ta trong thái độ nhận thức thì cho dù tu vipassana, minh sát tuệ gì đó thì thực ra cũng là cái ta lấy cái tu làm phương tiện để trở thành. Vẫn lại là cái ta. Điều này hết sức quan trọng vì nhiều khi xuất gia mấy chục năm tu hành cuối cùng kiểm tra lại thì vẫn là cái ta tu.
- Đạo phật là con đường giác ngộ giải thoát. Cốt lõi là ở chỗ thái độ nhận thức vô ngã. Thái độ nhận thức mà không có bản ngã (tức vô ngã) thì đó chính là tánh biết. Trong sự rèn luyện trở thành thì bản ngã là chủ thể và cũng là tập đế. Trong sự giác ngộ sự thật thì tánh biết là chủ thể còn bản ngã là đối tượng. Cho nên tánh biết thấy bản ngã sinh diệt. Chủ thể vô ngã khác với cái ta chấp lầm pháp là ta, của ta, tự ngã của ta. Điều này phải thấy ra mới có thể thông suốt được.

Những điều này thầy đã nói hết rồi, con nói có gì sai thầy giúp con chỉnh lại cho đúng. Lần sau con định viết về thiền tứ niệm xứ và giá trị của những sự đến đi trong đời (cuộc đời là trường thiền). Con biết những bài viết của con không có giá trị giúp người khác thấy ra sự thật nhưng nó cá giá trị về nhận thức đúng trong sự tu học. Không phải để người đọc giống con mà giúp cho người đọc loại bỏ đi những thái độ chưa đúng. Ví dụ như tranh nhau ngồi thiền xem ai ngồi lâu hơn hay tranh nhau lấy lòng thầy. Thì thực ra cũng là người này tranh với người kia vô tình đưa nhau vào chỗ mê lầm. Ngược lại sẽ là trở về đối diện lại với chính mình, với thực tại. Con là một trong số đệ tử của thầy, con biết rất rõ là thầy chỉ có một tấm lòng từ bi muốn giúp chúng con trở về đối diện lại với mình và cuộc đời để thấy ra sự thật.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin chia sẽ những gì con đã học được từ thầy, từ pháp đến đi trong cuộc sống mà con đang trải nghiệm.
1. Nhu cầu học đạo: Là thể hiện một người nhiều bụi hay ít bụi trong mắt. Cái chính không phải là khả năng, trí thông minh nơi người đó. Mà cái chính là sự nhận ra nơi người đó. Người đó có thể thành công trong đời, có thể thất bại trong đời… Nhưng dù thành công hay thất bại thì cốt lõi là qua những thăng trầm của cuộc sống người ấy có nhận ra cuộc sống này cho dù có đạt được gì, có đi tới đâu đi nữa thì nó vẫn nằm trong qui trình tạo tác và khổ đau (luân hồi sinh tử). Người ấy nếu nhận ra cái gốc của vấn đề thì chánh pháp sẽ đến và sự tu học mới tương hợp. Ngược lại cho dù người ấy ở trong chùa, gần thầy, nghe hết pháp thoại cũng vô ích. Tệ hại hơn hết là những thái độ tạo mối quan hệ với thầy để có sự quan tâm hay tìm kiếm phước báu gì đó. Ngoài ra còn có những trường hợp được thầy tín nhiệm, giao việc. Người ấy không ngay trên công việc để thấy ra chính mình mà điểu chỉnh nhận thức và hành vi mà ngược lại còn sinh ngã mạn, tự cao, uy quyền gây trở ngại cho phật tử một cách không đáng hoặc giúp đở phật tử một cách không đáng. Mà lỡ là người tu nên phải tạo ra dáng vẻ thiện lành. Điều thầy dạy quá rõ ràng: “Thấy ra”. Bản ngã chỉ cần thấy ra thôi, chứ không phải hoàn thiện nó để trở nên thiện lành. Đã có dáng điệu thiện lành rồi, sao vẫn còn phiền não, khổ đau. Cần phải chấm dứt ngay cái thái độ tạo tác hoàn thiện tiểu ngã thành đại ngã mới phải chứ. Nguy hiểm hơn hết là trường hợp muốn tạo sự ảnh hưởng đến phật tử thông qua việc chia sẽ sự thật. Khổ nổi sự thật này không phải là thấy ra mà là Tà kiến. Cái thấy pháp qua thức tri, tưởng tri mà ngộ nhận đó là pháp thực rồi giảng dạy, thu thập đệ tử… Cái này là nguy hiểm nhất. Điều gì mình không thực sự tuệ tri minh bạch thì đừng chia sẽ với người khác. Còn với mình thì biết rõ là chưa thông suốt. Đừng vì một lý do gì đó mà nói điều mình không thực sự thấy biết. Một người thầy mà không dựa trên thực chứng của mình mà chia sẽ sự thật với đệ tử mà cứ lấy kinh điển ra để phô trương tri thức thì vị thầy ấy vẫn thua Google.
Con tạm chia sẽ vậy thôi. Vì thiền xá khi đi vào hoạt động cần có sự tác động nào đó từ các pháp. Nên con viết vậy, nếu thầy thấy không cần thiết thì xin thầy bỏ qua.
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Hôm nay con xin được trình bày với Thầy cách mà con đã vượt qua những khổ đau trong con và mong được Thầy chỉ dẫn cho con cách mà con đã thực hành đó có sai lầm chi không?
Thưa Thầy, hơn mười lăm năm trước đây con gặp nhiều đau khổ trong cuộc sống, với gia đình và xã hội con luôn thấy nhiều điều bất ý, mà hôm nay con thấy rõ rằng quá 80% những đau khổ đó là do con luôn muốn sắp đặt cuộc sống của mình và của những người thân của mình theo những khuôn khổ và ý muốn của mình; 20% còn lại là những nỗi khổ mà con không thể lý giải được vì sao nó đến với mình khi nghiêm khắc nhìn lại mình con không thấy mình có lỗi trong đó.
Điều may mắn cho con là ngay lúc ấy con được gặp được những Người Thầy chỉ dẫn cho con phương cách để có cách cư xử đúng với những đau khổ ấy và sống trong bình an cho đến hôm nay. Quý Thầy đã chỉ cho con rằng:
- Hãy xem xét tất cả những gì mà con cho rằng đó là đau khổ, hãy xem xét những ai mà con cho rằng đó là người đã đem đến cho con đau khổ trong quy luật nhân duyên sinh diệt;
- Hãy thấy bản thân con có dự phần vào quá trình sinh diệt những đau khổ ấy, đừng bao giờ cho rằng chỉ có người khác đã đem đau khổ đến cho mình còn mình thì chẳng có lỗi lầm gì, hoặc chẳng dự phần gì trong việc tạo ra những khổ đau ấy.
- Tất cả đều vận động không ngừng, biến đổi không ngừng từng sát na đi qua theo quy luật vô thường. Nên đừng tự cột chặt mình trong nhận thức của hôm nay, ngay lúc này, mà bị kẹt mãi trong đó không thoát ra được.
Con đã thực tập theo những chỉ dẫn ấy, với mỗi đau khổ mà con đang mang trong người, với mỗi con người cụ thể mà con phải quan hệ hằng ngày và nhận lấy những điều bất ý, con đều dành thời gian tĩnh tâm để quán chiếu thật sâu sắc nhân duyên sinh ra những đau khổ ấy và thấy rõ mình dự phần vào những nhân duyên ấy như thế nào. Con tin rằng mình đã nhận ra vì nhờ sự thực hành đó mà con dần bớt đi những khổ đau mà mình đang cảm thọ, từng ngày qua con thấy mình hiểu rõ những người xung quanh hơn, hiểu rõ những người mà mình đã kết oan trái hơn, không phải bằng sự oán hận như trước mà là bằng sự yêu thương thật sự. Gia đình con và vợ con của con, bạn bè con đều bày tỏ sự ngạc nhiên về những chuyển biến ấy của con. Vậy là nhờ con đường của Đức Phật đã chỉ bày mà nay con không còn trầm luân trong đau khổ như trước và thấy nhiều bình an hơn trong cuộc sống và tâm tưởng của mình.
Lúc ấy, và cho đến tận lúc này. Con hiểu những điều các vị Thầy ấy đã chỉ dẫn đó là: “vạn pháp do nhân duyên sinh và cũng vì nhân duyên mà diệt” nhân duyên ấy là từ vô tận kiếp trước cho đến hiện tại, không chỉ trong cuộc đời hiện tại này. Con hiểu ra mọi sự đều vô thường và con thấy nếu mình áp đặt cái ta của chính mình cho vạn pháp thì chỉ chuốc lấy khổ đau trong trầm luân.
Nay thì những vị Thầy ấy đã thuận theo lẽ vô thường mà tịch diệt.
Trong vài tháng gần đây, qua sự hướng dẫn của một người bạn thân thiết, con được đến với những Pháp thoại của Thầy qua internet. Có lẽ con đã có nhiều duyên lành trong cuộc sống của mình nên con lại gặp Minh Sư. Những Pháp thoại của Thầy đã cho con thấy rõ hơn con đường đến Giác ngộ và trừ đi được những ngộ nhận của mình về Chánh Pháp.\

Kính bạch Thầy,
Trong tâm tưởng của mình và qua những gì con đã trãi, con đã thấy rằng những điều Thầy chỉ dẫn là con đường đúng đắn để sống đúng. Song con luôn biết cái thấy của mình chắc chắn còn nhiều ngu dại vì bị vô minh nhiều đời nhiều kiếp che mờ, nên con cầu mong được Thầy chỉ dẫn cho sự thực tập mà con đã làm có điều chi không đúng với Chánh pháp, để con sớm sửa sai, không bị lầm lạc.
Con kính chúc Thầy và Đại chúng luôn an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2018

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con xin trình Thầy những trải nghiệm của con thời gian qua ạ.
Con đọc Phật Pháp đã 8 năm, nhưng con chưa hiểu được thật sự Phật Pháp giải thoát khỏi cái gì. Con đọc rất nhiều, nhưng chỉ là để thỏa mãn cái u mê muốn tích lũy thêm thật nhiều kiến thức.
Đã bao lần con rời bỏ, rồi lại quay lại với Phật Pháp. Khi con tự nhận ra, bấy lâu nay mình chỉ là anh chàng học vẹt, càng học càng thấy mình đi vào bụi rậm, thế là con buông hết, mọi kiến thức từ trước đến nay.
Thật bất ngờ, con nhận ra một sự thực, con suy nghĩ quá nhiều, rồi lại tự mình đồng hóa mình với những suy nghĩ ấy. Vì thế mà lời nói và hành động cũng theo đó mà rối loạn.
Con cứ bình tĩnh quan sát những ý nghĩ đến, rồi đi. Con tự tách mình ra khỏi mớ suy nghĩ liên miên, không có điểm dừng ấy. Giờ thì lời nói và hành động cũng tự nhiên hơn Thầy ạ.
Đường còn dài, nhưng đi là sẽ tới, Thầy nhỉ.
Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-10-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, lúc trước con đọc sách Tây phương con cũng nghe là khi có 1 chuyện gì mình không vừa ý thì mình sẽ thay thế suy nghĩ đó thành 1 suy nghĩ dễ chịu hơn, hoặc là cố gắng thoát ra tình trạng đó bằng cách vận dụng ý chí để thoát ra tình trạng đó. Cách đó con áp dụng thấy cũng được, cũng vượt qua. Rồi con cũng sử dụng tánh biết soi sáng, chánh niệm thì cũng hiệu quả. Riêng con thì con làm theo cách 2. Nhưng trong lúc nói chuyện với các bạn đạo thì con thấy bạn ấy chọn cách 1. Mong thầy chỉ dạy cho con để con hiểu thực rõ để không còn biết 1 cách chủ quan hay là do chưa có ai nói rõ ràng minh bạch 2 cách. Con mong thầy có được sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2018

Câu hỏi:

Thầy ơi, gần đây con thấy rõ hơn lời Đức Phật nói với các vị Angulimala, Yasa, Lời của tổ Bồ Đề Đạt Ma nói với Ngài Huệ Khả. Tất cả đều là cho mình quay lại để nhận ra được cái gì là phiền não khổ đau do không thấy đúng bản chất của Pháp, cái gì là Thực Tại tự do giải thoát. Tất cả đều đưa chúng ta nhận thức rõ ra như nó đang là, không còn nhận thức theo những cho là, phải là, sẽ là của phong tục, tập quán, gia đình, xã hội v.v... Chánh Kiến là bước đầu tiên quan trọng nhất. Con biết sống thì có lúc mạnh, lúc yếu, mà con là người dân xứ biển nên con cũng hiểu phần nào được tại sao có sóng mạnh, tại sao có sóng yếu. Con biết bơi lúc năm con 8 tuổi, mà mãi tới bây giờ con mới nhận ra được sóng rất quan trọng vì nó là dấu hiệu báo cho ta biết thời tiết, và con nhận ra được sóng và nước là 1 cặp bài trùng, có sóng là có nước, có nước là có sóng, nếu không có nước và gió v.v... thì ta sẽ không thể nào thấy được sóng, vui nhất là con nhận ra được nước. Thầy, nếu không có Thầy chắc giờ con không có vui như vậy, Thầy âm thầm đi cùng con, chắc Thầy cũng vui vì con đã hiểu được những gì Thầy chỉ ra cho mọi người trở về. Con cảm ơn Thầy với tâm trong sáng, rỗng lặng, với tứ vô lượng tâm, Từ, Bi, Hỷ, Xả, không chút cho là, phải là, ghét pháp nào, thích pháp nào. Cái từ Pháp rất là hay ha Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2018

Câu hỏi:

Hôm nay, trong đầu con tự nhiên xuất hiện những cái tưởng bậy bạ và con thấy ra, nhưng cái thấy hơi yếu và hơi sợ. Về nhà con nghe pháp của thầy về đó là 1 pháp cho con học ra nên cái sợ và lo lắng biến mất.
Con rất đồng ý về việc mình phải tự trải nghiệm và giác ngộ mới nói ra được cái mình thấy. Nhưng con cũng thấy việc dạy trước cái mình chưa biết cũng hay lắm thầy. Con nghe giảng về thất bồ đề phần từ 1 thầy khác và lúc đó con chưa biết gì về thất bồ đề phần hết. Giống như con đã thuộc hết nguyên liệu nhưng chưa biết cách làm bánh vậy. Cho đến khi từ cái tưởng khởi lên và dẫn đển cảm thọ trong thân và đánh tan nó đi thì con mới thấy ra. À! thì ra đây là trạch pháp và thất bồ đề phần. Tuy nhiên giống như thầy nói sau đó con đã quên sạch sành sanh để làm lại y chang như vậy thì không được nhưng con rất vui vì mình đã từng thấy. Con nhìn ra là cuộc sống không phải lò bánh lúc nào cũng ra những mẻ bánh giống nhau. Giờ con chỉ nhắc nhở mình ráng thấy và ráng học hỏi từ trường thiền cuộc đời càng nhiều càng tốt. Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-09-2018

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm nay có một sự cố bất ngờ xảy ra, giống như là pháp gởi đến cho con một bài kiểm tra bất ngờ.
Sáng nay con lái xe đi làm như mọi ngày, khi đến một cung đường cong 45 độ, vì khu vực này gần khu phố mua sắm, nên con chạy rất chậm, phần vì trời mưa lâm thâm làm đường ẩm ướt, khi con quay tay lái để đi vào cung đường cong, không hiểu sao, xe bất ngờ quay tròn gần một vòng, và khi xe chạm phải con lươn giữa đường thì dừng lại, sự việc xảy ra rất nhanh và bất ngờ, con chỉ kịp cảm nhận chiếc xe như không có trọng lượng đang nhẹ lướt một vòng. Khi xe dừng lại, con nhìn thấy trước mặt có 3 chiếc xe dừng hẳn lại trên đường nhìn sự cố xảy ra, bỗng nhiên con chợt mỉm cười cùng với ý nghĩ: ồ thì ra đã có vài người đang chứng kiến màn biểu diễn này, chắc họ nghĩ mình là người đang làm động tác U-turn điêu luyện! Và rồi thật cẩn thận, con cho xe chạy với tốc độ thật chậm để chú ý xem tay lái và bánh xe có gì khác thường không, khi cảm thấy mọi thứ không có vấn đề, con thận trọng lái xe đến chỗ làm như mọi ngày.
Sự cố xảy ra rất nhanh và quá bất ngờ, cho nên gần như các động tác tay giữ tay lái, chân đạp thắng, thân cảm nhận xe lướt nhanh 1 vòng, và cảm giác vui vui với ý nghĩ có người đang chứng kiến màn biểu diễn ngoạn mục... là hoàn toàn không có con trong đó, chỉ là một sự vận hành tự nhiên đến mức rất hoàn hảo mà không phải do con thực hiện.
Chỉ khi xe đã dừng hẳn lại, con bắt đầu quyết định cho xe chạy thẳng với sự rất thận trọng và lắng nghe những dấu hiệu bất thường nếu có xảy ra, do vì rất chú tâm thận trọng chạy xe, nên tâm con không có xuất hiện sự hốt hoảng hay sợ hãi gì suốt cho đến khi đến nơi làm việc.
Thưa Thầy, lẽ ra sự cố xảy ra này sẽ gây ra cho con sự hốt hoảng mất bình tĩnh, nhưng không hiểu sao, mọi thứ lại diễn ra hết sức hoàn hảo, con không mong là sẽ có một sự cố tương tự như vậy sẽ xảy ra một lần nữa, vì thực sự con sẽ không biết màn biểu diễn đó sẽ kết thúc như thế nào, vì thực sự không phải là con đã làm những điều đó.
Con xin Thầy giảng thêm cho con.
Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »