loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 232 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'nghiệp, sinh mệnh & định mệnh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 02-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy! Có phải mọi tai nạn bất thình lình ập tới như khi lái xe gặp tai nạn đều do ác nghiệp đã đến thời trổ quả phải không ạ? Hay một trong số đó là do bất cẩn, thất niệm, không chú ý quan sát mà không phải do quả báo ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-02-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, Albert Einstein từng khuyên các nhà khoa học nên tìm đến tôn giáo để bổ khuyết cho những hạn chế của khoa học. Ông cũng bác bỏ sự thần thánh trong tôn giáo. Ông quan tâm đời sống thực tại và sau khi chết. Thưa thầy, xin thầy cho con biết có hay không về chữ "thần" trong Phật giáo. Luân hồi và tái sinh có phải là "thần thánh" hay là quy luật của trời đất? Con nên làm gì để khi chết được nhẹ nhàng và tái sinh làm kiếp người tốt đẹp hơn? Con ngu muội, xin thầy từ bi soi sáng đường con đi. Con xin cảm ơn thầy, con chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con có duyên được nghe pháp thoại thầy giảng, đọc sách thầy viết, và điều may mắn là được trực tiếp uống trà đạo nghe thầy giảng pháp, cũng được tiếp xúc trao đổi một số bạn đạo hữu gần xa, trau dồi đời sống tâm linh và bài học giác ngộ giải thoát. Con hiểu và thấy sự vận hành của pháp một cách chân thật nhất như nó đang là... mặc dù con không thuộc nhiều kinh điển và kinh tụng Pàli. Con chỉ trải nghiệm và nhìn thấy sự thật vận hành của pháp như lời thầy dạy một cách chân thật. Con thích câu Thầy dạy, mà đó cũng là nguyên lý của pháp, "luôn trở về trọn vẹn trong sáng, thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động của thân và tâm thì con sẽ thấy thường trực an lạc ngay trong đời sống này chứ không phải đâu khác". Con thành kính tri ân và cảm ơn thầy đã chỉ dạy và cho con thấy được điều đó. <p>
Nhưng không hiểu sao con vẫn còn sự mâu thuẫn trong bản thân con, còn vướng mắc, nằm trong vòng luẩn quẩn chưa thoát ra được của bản ngã tham, sân, si, được, mất, công danh, địa vị tiền tài... và các mối quan hệ xã hội trong biển người bao la! Phải ứng xử hài hòa các mối quan hệ lúc vui, lúc buồn làm con nhiều lúc đuối, tinh thần căng thẳng và muốn buông xuôi. Đó có phải là nghiệp trong quá khứ cũng như hiện tại nay đã trổ quả để ta đón nhận tất cả những điều đó không thầy? <p>
Con xin trình pháp cùng thấy. Kính bạch thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-01-2016

Câu hỏi:

Con cần hỏi, mong được thầy trả lời. "Pháp thân còn hiển minh", nên được hiểu như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-01-2016

Câu hỏi:

Kính sư Trưỡng lão, Phật dạy Ananda: Sau khi chết, thức nhập vào bào thai để tái sinh. <p>
Xin thầy cho biết, sau khi chết, Nghiệp cũng chấm dứt hay Nghiệp sẽ đi theo thức để tái sinh? <p>
Con chân thành biết ơn sự chỉ dạy của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con có một câu chuyện mong Thầy khai ngộ giúp con. <p>
Bệnh tật ở đời đều do nghiệp <p>
Thầy thuốc trị bệnh, nghiệp về đâu <p>
Nếu vậy nhân quả, ai người gánh <p>
Muốn vẹn đạo đời, liệu được không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-10-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy cho con hỏi ạ. Con rất tin vào nhân quả nghiệp báo. Thế nên khi sự việc này xảy ra với bạn con, con thấy hơi băn khoăn ạ. <p>
Bạn con đang quen với một bạn trai, hai người đang trong giai đoạn tìm hiểu và rất được gia đình hai bên ủng hộ. Nhưng theo con biết thì, bố mẹ của bạn trai kia trước đây kinh doanh nhà hàng thịt chó, và cũng kiếm được nhiều lợi nhuận từ việc này. Tuy bây họ không làm nữa nhưng nhân quả chắc chắn sẽ xảy ra, không sớm thì muộn. <p>
Con e rằng nếu bạn con hợp duyên và đến với anh ta thì con nghĩ là có thể sẽ phải nhận kết quả do cha mẹ anh kia tạo nghiệp. (cũng có thể đứa bé sinh ra của bạn con và anh kia sẽ chịu nghiệp báo). <p>
Thầy cho con hỏi con suy nghĩ như vậy có đúng không ạ? <p>
Con xin cảm ơn thầy và con kính chúc thầy sức khỏe, an lạc ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-10-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con kính thăm sức khỏe Thầy. Con xin có một câu hỏi, khi con người sinh ra là họ đã mang theo một cái nghiệp định sẵn rồi phải không Thầy? Nếu họ làm gì đi nữa thì cũng do nghiệp thức chủ động, tuy nhiên, duyên theo đó mà con người học hỏi và thấy được đau khổ hay hạnh phúc là tùy vào nhận thức và hành vi của họ. Cho nên trước khi nói hay làm một việc gì mình nên cân nhắc, nếu nói hay làm như vậy hậu quả sẽ đến như thế nào, đau khổ hay hạnh phúc sẽ đến với mình và người như thế nào... Cứ vậy mà sống, nói và làm cho đúng tốt. Con nghĩ vậy đúng không Thầy? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, không ít người hiểu cái ý nghĩa của nghiệp và làm từ thiện là: Ai gây nghiệp thì phải chịu, mình không có lý do gì giúp họ. Con thì thấy đúng là tác nghiệp thì sẽ có hậu quả, nhưng không nên vì vậy mà thấy người đang khổ nạn mà không giúp. Duyên cho mình gặp họ trong khi họ hoạn nạn thì mình giúp họ. <p>
Rồi sinh con ra thì nói là nó đã có nghiệp của nó, miễn mình cho nó đủ cái ăn cái mặc, nó có ra sao thì sao vậy, không cần cha mẹ ở bên cạnh hướng dẫn, dạy dỗ. <p>
Có lần con đọc đâu đó ở một trang Phật pháp về vấn đề này nhưng con không còn nhớ rõ. Xin thầy nói thêm được không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-09-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy. <p>
Câu hỏi sau đây của con đã được thầy giải thích Nhưng vấn đề con quan tâm và là thực tế của nhiều gia đình thì con chưa hiểu.
Ý con muốn hỏi là, trong hoàn cảnh đó thì người phụ nữ Phật tử phải hành động như thế nào? <p>

Con xin copy lại câu hỏi trước: <p>k
Kính bạch thầy,
Xã hội cho rằng, chính quan niệm nghiệp báo của Phật giáo đã ràng buộc người phụ nữ phải chấp nhận bạo hành gia đình và làm mất bình đẳng giới. Ví dụ, khi lấy phải một người chồng vũ phu cờ bạc, thì cho đó là nghiệp báo của mình, nay mình phải cam chịu để trả nghiệp.
Xin thầy giải thích cho con hiểu. Trong trường hợp cụ thể như con đã nêu trên thì người phụ nữ phải làm thế nào để cho đúng chánh pháp. Và thực sự Phật giáo có làm cho phụ nữ bị mất bình đẳng giới hay không?
Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »