loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 420 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 15-09-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Con bị suy nhược thần kinh, lúc con ngồi thiền tâm con không thể tỉnh táo được, con phải làm sao thưa Thầy?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi nhận biết vô thức chính là hành thiền quán phải không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-09-2017

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Khi mình ngồi thiền bên cạnh người ngủ gật hoặc vọng tưởng nhiều thì mình có bị ảnh hưởng bởi từ trường đó không thưa Thầy? Khi ngồi thiền buổi khuya, con không được tỉnh táo thì có nên dùng cà phê hay trà không? Xin Thầy từ bi chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2017

Câu hỏi:

Con chào thầy,
Thầy cho con hỏi một việc. Trước con chưa tập thiền thì con không để ý, nhưng gần đây con có học ngồi thiền qua Youtube của thầy MN và con phát hiện phía não trái khi suy nghĩ nhiều và phát ra một nguồn năng lượng mà con không thể kiểm soát được. Lúc đó gần như con không kiểm soát được trạng thái cơ thể và suy nghĩ như lúc bình thường, con ngồi 45 phút thì hết. Thầy cho con hỏi con đang bị tâm tưởng hay là có luồng khí bên não trái phát lên làm cho con bị mất kiểm soát trong tâm trí? Và con hay phát sinh ý nghĩ tà dâm và những suy nghĩ không đáng có, con xin thầy chỉ dẫn và hướng giải quyết.
Con xin cám ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2017

Câu hỏi:

Thưa thày, xin thày chỉ giúp cho con: Khi hành thiền có nên ăn hành tỏi không ạ, con ngâm tỏi với mật ong, tỏi không bị hăng buổi sáng ăn 2 lát để tránh cảm cúm như thế có ảnh hưởng đến việc ngồi thiền không ạ?

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2017

Câu hỏi:

Con thưa Thây!
Ngồi thiền, ban đầu chưa có sự tự nhiên, ít nhiều có sự mong cầu. Nhưng có người bảo con mong cầu là bình thường. Nếu cứ hành ngồi thiền, dần dần mong cầu sẽ giảm và tự nhiên hơn. Thầy giúp con chỗ này ạ.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2017

Câu hỏi:

Con xin cảm ơn Thầy rất nhiều vì bài kệ mà Thầy đã làm cho con.

Hình như câu hỏi về tánh và tướng ở phía dưới là Thầy hỏi con hả Thầy?
Thật ra con cũng không chắc là con có cái thấy rốt ráo không nhưng con chỉ buông xả như Thầy dạy và thấy kết quả khác trước. Con xin trình chi tiết với Thầy vài biểu hiện trong cuộc sống gần đây của con.

Lúc mới biết hành thiền thì con tập thiền đi theo kiểu giở - bước - đạp. Sau này thuần thục thì mỗi khi đi đều quan sát bước chân theo tiến trình này, mặc dù mặt vẫn ngước lên trên nhưng tâm thật ra đang trụ trong bước chân. Nhờ Thầy mà con phát hiện ra mình kẹt vào phương pháp thiền hành mỗi khi đi, chính vì vậy nên có người chào từ xa hoặc có gì cần phản ứng thì phải hơi mất chút thời gian kéo tâm về đối tượng kia. Sau khi hành pháp của Thầy thì con nhận ra mình đi nhanh hơn (thật ra là trở lại tốc độ đi bình thường như trước đây) nhưng con vẫn quan sát việc đi chứ không quan sát chi tiết vào từng cử động, và đồng thời vẫn quan sát các đối tượng của mắt và tai cùng 1 lúc. Con thấy mình linh hoạt hơn rất nhiều.

Tương tự với bước chân. Lúc trước con cũng thử thực hành 1 pháp của thiền sư bên Miến Điện là cử động chậm rãi kiểu như … Thái Cực Quyền và quan sát thân trên các cử động đó, thậm chí là quan sát cái tác ý trước khi chuyển động. Lúc trước khi biết pháp của Thầy thì con cứ nghĩ một trong 1 thời điểm tâm mình chỉ có thể chuyên chú vào 1 đối tượng cụ thể thôi, giờ con mới thấy không phải vậy. Tâm vốn rất linh hoạt và rộng lớn, nó có thể tùy cơ ứng biến rất nhanh mà vẫn giữ sự nhận biết rõ ràng và không lay động.

Lúc trước con có rơi vào trạng thái tâm nhanh mà con thấy tâm này giống của các doanh nhân hay của các lãnh đạo. Cái gì làm cũng rốp rẻng, hoàn thành xong cái này xong cái kia trong thời gian đã định. Lúc đó con nhận ra tâm này giống của robot được lập trình sẵn, nó làm theo quán tính và rất dễ nổi sân khi mọi thứ xung quanh không theo ý mình. Lúc đó con mới hiểu tại sao những người làm lãnh đạo thành công hơn người khác nhưng bên cạnh đó đặc điểm của họ cũng dễ nổi sân hơn người thường khi có những thứ xảy ra không theo lập trình, tính toán sẵn.

Chính vì thấy điều này nên sau đó con mới chủ trương thiền phải chậm để giữ sự quan sát cho tốt và mạnh. Kiểu hành thiền chậm này đạt được kết quả là bình an và tạo lập thói quen quay vào chính mình trong thời gian đầu, nhưng cũng rất dễ mất bình an mỗi khi nghịch duyên xảy đến hoặc pháp đến nhanh và quá nhiều hoặc khó khăn mà tâm thì cứ quen với chậm, không linh hoạt để theo kịp. Kết quả là... treo máy, nặng hơn thì rơi vào trầm cảm phải rút về một nơi nào đó bình yên để dưỡng thương, phục hồi năng lượng. Con nhận ra đây là điều rất phổ biến đối với những người hành thiền hướng đến sự bình an, và bị kẹt trong trạng thái này.

Hoặc trước đây con cũng hay làm theo kiểu thắng giải, nhờ đặt chuông chánh niệm 15 phút 1 lần nên sau này con tạo lập được thói quen mỗi khi phiền não đến thì hướng đến một đề mục khác như bước chân hay hơi thở để tắt phiền não đó đi. May mắn là con vẫn thực hành Vipassana nên đa phần con vẫn quan sát chính tâm đang nổi trội đó, ghi nhận trung thực nhưng cũng có nhiều lúc gặp mấy cái khó quá thì lại thắng giải mà không biết, sau này nghe pháp của Thầy mới biết mình vướng vào cái này. Ví dụ như có lần vợ con rủ con đi coi phim ma, sau khi coi phim ma về thì tâm bắt đầu tưởng nhiều thứ, lúc đó con phát hiện mình đang tưởng về mấy hình ảnh mới xem thôi, nhưng vì sợ quá nên tập trung vào bước chân lên cầu thang để khỏi tưởng tầm bậy, sau khi vào phòng bật đèn lên thì thấy trong mình vẫn còn sợ nên bật bài Kinh Rải Tâm Từ lên nghe và hướng về các đối tượng đó. Nhờ sự trợ giúp của Kinh Rải Tâm Từ mà tâm con vượt ra khỏi sự sợ hãi đó rất nhanh. Giờ con mới biết tất cả mình làm đều là kiểu đối trị, thắng giải.

Nhưng giờ nghĩ lại có lẽ con phải cảm ơn việc thực hành các pháp đó để giờ nghe pháp của Thầy con đều hiểu hết và bước vào một giai đoạn thực hành khác để thoát khỏi tất cả vướng kẹt vào các phương pháp của 2 năm qua. Con thấy khi hữu sự thì tâm mình linh hoạt, xử lý tình huống nhanh và chính xác, khi vô sự thì dễ lấy quân bình lại nên đến buổi tối vẫn còn nhiều năng lượng. Ngoài ra con còn thấy mình ít bị kẹt vào việc nhớ về những việc thiện mà mình làm (mặc dù những việc đó cũng khá lớn và quan trọng) và những dằn vặt về những tâm/hành động bất thiện đã mắc phải. Con chỉ ghi nhận hoặc điều chỉnh tức thì và đi tiếp, không để nó kẹt mình lại dù nó là gì. Con có cảm giác mọi thứ như nước chảy mây trôi, pháp tới đâu mình theo đó và không dừng lại ở chỗ nào, hoặc có bị kẹt thì cũng thoát ra đó nhanh hơn lúc trước.

Tối hôm qua con có ngồi buông xả trên ghế và không hiểu sao trong vòng khoảng 10 hay 20 giây con rơi vào trạng thái khá lạ, trạng thái đó cũng không phải cận định vì lúc trước con vào khóa Thiền có rơi vào cận định và thấy không phải. Con cảm thấy nhận biết rõ ràng mọi thanh âm trong phòng, cảm thọ trên thân rõ hơn mức bình thường, thình lình lúc đó có tiếng 2 con chó sủa dưới đất rất lớn và đột ngột (lúc đó hơn 12h khuya) nhưng tâm con cũng nhận biết liền mà không bị giật mình. Nếu lúc trước rơi vào 1 trạng thái hơi tập trung như vậy mà có 1 tiếng điện thoại hay tiếng người thì con dễ giật mình và đồng thời lúc đó tim đập rất mạnh, tâm rất căng thẳng hồi sau mới bình thường lại được. Nhưng lần này có tiếng động đột ngột xen vào nhưng con vẫn bắt kịp và không có gì ngăn trở.

Đó là vài so sánh nhỏ trong 1 tháng nay con hành pháp của Thầy và thấy hiệu quả. Con xin trình đến Thầy và các huynh đệ.
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-08-2017

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy!
Bạch thầy, con thấy trên trang web nhiều thầy dạy đi kinh hành khác nhau mà con không biết nghe theo ai, con xin thầy có thể chỉ cho con cách đi kinh hành chi tiết để con thực hành được không ạ?
Con xin cảm ơn thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-08-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Con kính bạch Thầy.
Con xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con:
1) Khi con ngồi thiền, thỉnh thoảng con thấy đau trên cơ thể, đa số là đau các huyệt dọc sống lưng. Ví dụ con thấy đau tại một điểm trên sống lưng, con quan sát thấy nó xoáy và buốt tận vào bên trong cơ thể. Sau khi con xả thiền, con day ấn vào đúng điểm đó thì rất đau. Con mong Thầy chỉ cho con biết hiện tượng đó là như thế nào ạ?
2) Khi con có vấn đề gì trong cuộc sống mà chưa tìm ra được giải pháp thì khi con ngồi thiền con có cảm giác mình được sáng suốt hơn và thường hay tìm được giải pháp cho các việc đó trong lúc thiền. Thầy cho con lời khuyên là con nên để tâm tỉnh giác rỗng rang hay con cứ để mình tiếp tục luồng suy nghĩ để tìm giải pháp cho công việc của mình.
Con xin thành kính tri ân Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-08-2017

Câu hỏi:

Con kính chào Sư Ông.
Bạch Sư. Cho con xin hỏi thiền là gì ạ? Tác dụng thật sự của thiền là gì? Con thấy người ta ngồi thiền sao mà cực quá vậy. Theo con thấy tu để giác ngộ nhìn thấy ra các pháp nó vốn sẵn như vậy và có thái độ rỗng lặng trong sáng là được rồi, sao nhiều người nói phải ngồi thiền mới an lạc? Chẳng lẽ ngồi thiền mãi sao? Đó đâu có gì là giải thoát đâu ạ. Sư ơi, có thể cho con xin thỉnh một cuốn sách hướng dẫn hành thiền đúng pháp không ạ, có cách nào hành thiền mà không phải ngồi không ạ, vì con chưa biết gì nhiều về thiền hay Phật giáo cả. Với con có nghe trên Youtube audio "Sống trong thực tại" con mới nghe được chút ít nhưng thấy thật hay, Sư cho con xin thỉnh sách được không ạ!
Con cảm ơn Sư.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »