loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 420 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Thiền'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 10-12-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trong quyển 'Thiền Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phát triển' ở phần đầu Thầy viết về thiền định, phần sau là thiền tuệ. Phần thiền tuệ thì con biết cách ứng dụng bằng tánh biết để tu như lời Thầy dạy, nhưng phần thiền định thì con chưa biết ứng dụng làm sao, vì nếu con dùng để mục để quán thì trong con đã xác định mục đích như là đạt được quang tướng, tứ thiền bát định rồi. Có phải phần thiền định chỉ dùng cho những ai còn nhiều tham muốn tu tập tạm thời để dễ đoạn trừ như dùng đề mục quán tử thi, sau đó phải chuyển qua tu tập thiền tuệ đúng hướng phát triển tự nhiên phải không Thầy? Hay là trong Phật giáo tuy liệt kê ra thiền định và tuệ nhưng cách ứng dụng tu tập vẫn là thiền tuệ phát triển chánh định tự nhiên. Vì con muốn dùng pháp quán 32 thể trược thuộc thiền định nhưng lại băn khoăn là quán như vậy thì trái với cách tu trong sáng, định tĩnh, trong lành rồi. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-11-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, hôm nay có một câu hỏi thế này mong thầy chỉ bảo: Thiền có phải là một phương pháp tư duy không ạ? Có một giáo sư bảo con rằng nó là một phương cách nghỉ ngơi, thư giãn của đầu óc chứ thiền không phải là tư duy. Còn có một anh cư sĩ thì bảo rằng thiền là cách tư duy một cách vô thức! <p>
Con muốn biết ý kiến của thầy người thân chứng thiền cả lý lẫn sự cho ý kiến ạ! Mong thầy hoan hỉ chỉ dạy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy! Thầy có khỏe không? <p>
Phật tử bên đó chắc được lợi lạc lắm phải không Thầy? <p>
Con có việc xin trình lên Thầy. Con có ý định đi Miến Điện hành thiền học hỏi một thời gian. Con kính thưa lên Thầy ạ. Nếu Thầy cho phép thì con thu xếp khoảng hơn một tháng con đi. Con kính chào Thầy! Con kính chúc Thầy sức khỏe và mong được nhận hồi âm của Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-10-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Con xin đảnh lễ Thầy!
1. Thưa Thầy, càng chú tâm quan sát kỹ bản thân sao con thấy đâu cũng toàn là bản ngã sai khiến. Như đơn giản một bước chân trái phải hình như bản ngã đã dẫn trước, khi nhận ra thế con đã buông ra trụ vào hơi thở, nhưng trong tâm vẫn còn vướng một chút gì đó con không buông được, thấy được tại đây rồi chạy đi... <p>
2. Lúc ngồi thiền sao con ngồi được nửa tiếng đầu là có cảm giác thoải mái nhưng qua 5 phút tiếp con bắt đầu bức rức khó chịu, con ghi nhận cái tâm lúc đó rồi con đã trú vào hơi thở nhưng tinh thần lại nản, con cũng ghi nhận trạng thái lúc đó và thế là con xả thiền... Con như thế là thiếu cái gì đó đúng không Thầy? Ngày con ngồi hai thời thôi lúc đi ngủ và sáng thức dậy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-09-2013

Câu hỏi:

Thưa sư cho con hỏi. Con hành thiền đã nhiều năm nay nhưng gần đây có xảy ra một hiện tượng đó là tân dịch (nước miếng) cứ chảy ra, thỉnh thoảng là phải nuốt vào. Con không biết vì lý do gì nữa, trước đây thì không như vậy. Thưa sư, con phải làm sao ạ? Con thành kính đảnh lễ sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy xin Thầy cho con hỏi pháp môn tu thiền diệu âm có thích hợp với người cư sĩ tại gia không ạ? Hiện tại con tu theo Bắc Tông, mẹ và bác con lại thích tu bên phái thiền này con xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy con phải làm sao vì cũng mới bước chân vào đạo nên con không dám trả lời mẹ và bác thế nào.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy! Hiện nay con đang là một tu sĩ mới tập tu. Do đó, có những suy nghĩ làm tâm con không an, kính xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con. <p>
Hằng ngày sống, tu học, nhìn lại con thấy bản thân mình còn nhiều cái xấu quá làm việc thì dường như còn có sự tính toán, lời nói thì không thật, trong tâm lúc nào cũng không an... Thật sự con rất sợ cảm giác này, đời sống tu sĩ hiện nay không giống như xưa đôi lúc lại đổ thừa cho hoàn cảnh. Kính mong Thầy chỉ dạy để con có thể thay đổi bản thân sống đúng nghĩa là một người xuất gia, để mỗi ngày đi qua không có cảm giác vô dụng và sợ hãi vì thọ nhận của đàn-na. <p>
Sư phụ con tu về thiền nhưng có nhận chúng đi học từ nhiều nơi nên thời khóa chính là tịnh độ, chỉ có trong ba tháng hạ là có thêm hai thời thiền. Xin Thầy hoan hỷ chỉ dạy cho con phương pháp khi mới ngồi thiền như thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-09-2013

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy. <p>
Thầy quý kính, con kính lời thăm Thầy luôn được Pháp thể khinh an. <p>
Ở nơi con đang sinh sống, thỉnh thoảng các cửa hàng thường hay bán các thứ nhu yếu phẩm cần dùng như bột giặt, dầu gội đầu v.v... với giá thật hạ trong suốt một tuần lễ, nhưng khách hàng bị giới hạn số lượng đơn vị, như mỗi khách hàng một lần chỉ được mua 3 hũ thuốc giặt mà thôi. <p>
Trước đây, mỗi lần trong tuần lễ cửa hàng bán giá hạ, để luồn lách luật lệ của cửa hàng, mỗi ngày con đều đến mua các mặt hàng con cần dùng trong suốt một tuần lễ, rồi tích trữ trong nhà, để dành dùng trong khi người ta không có bán giá hạ. <p>
Đến khi con có duyên học bài Kệ “Hữu Sự” của Thầy: <p>
Nói, làm thường Thận trọng <p>
Luôn trọn vẹn Chú tâm<p>
Lắng nghe Quan sát rõ<p>
Đến đi Pháp lặng thầm. <p>
Để ứng dụng lời dạy này của Thầy, suốt ngày trong nhà con làm việc gì cũng Thận trọng, Chú tâm, Quan sát thân tâm, cả những khi uống nước, ăn cơm, rửa chén, bỏ quần áo vào máy giặt, rửa tay, dùng nhà vệ sinh v.v... <p>
Cứ mỗi lần quên, để tâm chạy ngược, chạy xuôi, ngay khi sực nhớ ra, thì con thiết lập lại sự Thận trọng, Chú tâm, Quan sát, vui thì con biết vui, buồn thì biết buồn, có sao biết vậy, mà trong tâm không có khởi lên ý muốn, nó phải là cái khác. <p>
Cách đây vài ngày, con đến cửa hàng để mua thuốc giặt giá hạ, khi vào trong cửa hàng, từ đằng xa con mắt đã láo liên nhìn vào chỗ chất hàng, xem thuốc giặt, có còn nhiều hay không. Khi thấy chỗ để hàng trống trơn, chỉ còn có 1 hũ thuốc giặt, con nghe trái tim con nó thót lại, bất chợt con lại nghe có tiếng chân người đi sau lưng, sợ có người mua giành với mình, chân tự bước nhanh nhanh đến chỗ lấy hàng, định mua giành, mua giựt với người ta. Bỗng dưng, con giật mình sực tỉnh giấc nam kha! Con đứng lại, quán sát tâm tham đang khởi lên thúc đẩy con làm những việc đó, ban đầu thì tâm tham mạnh, rồi yếu dần dần, rồi dứt hẳn, lúc đó trong tâm bặt dứt hoàn toàn, không còn có bất cứ ý muốn nào nữa cả. Con thấy tâm tham thúc đẩy mình làm toàn chuyện xấu, nhớ lại, thấy ở nhà vẫn còn nhiều bột giặt, không cần mua thêm, nên con rời cửa hàng. Những ngày sau đó, mặc dù trước cửa hàng đăng quảng cáo rất nhiều mặt hàng với giá thật hạ, con cũng đứng lại đọc, nhưng thấy lòng rất là dửng dưng, và thấy mình không thật sự cần nhiều thứ đến như vậy. <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy. Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con mới đọc câu hỏi của 1 bạn hỏi thầy về hành thiền một thời gian dài nhưng cái ta ảo tưởng nó ngày càng lớn, con thấy bạn này cũng giống con trước đây nên con mạo muội được chia sẻ tý. <p>

Trước đây con cũng như vậy, con hành thiền sau một thời gian dài thì cái ta con càng lớn, cũng giống bạn đó mọi việc tự mình tưởng ra không, con nhìn thấy hết nhưng không thể khống chế được mình, do cái ta lớn nên hay làm tổn thương người khác, do hay ảo tưởng suy nghĩ viển vông nên đầu óc rất mệt. Vẫn biết và lòng dặn lòng sẽ sửa, nhưng rồi cũng đâu vào đấy. <p>

Chỉ khi con gặp được trang web này, con nghe Thầy giảng và đọc mục hỏi đáp, thì thái độ con thay đổi dần, cứ để mọi thứ như nó đang là. Khi con thiền thì con ngồi không niệm, không quán, cũng không mong cầu gì nữa, con ngồi cứ ngồi và lắng nghe mọi vật xung quanh, lắng nghe hơi thở và lắng nghe cơ thể mình. Con cứ để mọi thứ thật tự nhiên, cũng không có chủ đích là lắng nghe theo trình tự như vậy, cũng tùy duyên thuận pháp thôi. <p>

Con không biết dùng lời lẽ nào để nói nhưng đại khái là vậy, giờ thì con đã giảm cái ta ngạo mạn trước đây nhiều, không còn suy nghĩ viển vông, ảo tưởng này nọ nữa. Con sống với thực tại như nó đang là và thấy thật là tuyệt Thầy à. Con chỉ có vài ý nhỏ để chia sẻ cùng bạn ấy và cũng để trình lên Thầy cách con hành như vậy có đúng không. Con xin cám ơn Thầy, chúc Thầy luôn được khỏe mạnh và an lạc, con thành tâm xin đảnh lễ Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-08-2013

Câu hỏi:

Bạch Thầy con có nghe qua một người nói lại, họ có 3 thắc mắc lớn và tìm kiếm khắp nơi không ai có thể giúp họ được, nhưng khi họ gặp được Thầy thì hoàn toàn khác, tất cả đã được thông suốt, họ vô cùng hoan hỷ và cảm ơn Thầy. <p>

Nội dung câu hỏi xuất phát từ thắc mắc như sau: “Trước khi đức Phật nhập Niết-bàn, mọi người đều hoan hỷ không còn thắc mắc gì, và đức Phật nằm xuống nhập Niết-bàn. Lúc này trạng thái nhập Niết-bàn diễn ra. Kinh điển ghi lại rõ ràng tiến trình nhập vào sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền và từ tứ thiền trở ra tam, nhị, sơ thiền, rồi lại nhập vào lại nhị, tam, tứ thiền... cứ như thế cho đến khi vào tứ thiền lần thứ 4 thì mới chính thức vào Niết-bàn”. <p>

Câu hỏi 1: Đức Phật hoàn toàn không còn dùng lời nói hay cử chỉ gì nữa, vậy sao kinh điển cả Bắc Tông và Nam Tông đều ghi nhận trạng thái như trên, phải chăng là có vấn đề ở chỗ này, liệu ghi chép có sai sự thật không, nếu thông qua kinh điển mà hiểu sai chỗ này thì rất nguy hiểm. <p>

Câu hỏi 2: Vì sao phải như thế (phải nhập ra nhập vào các trạng thái thiền)? <p>

Câu hỏi 3: Vì sao ngay tứ thiền đức Phật nhập Niết-bàn? <p>

Con thành kính tri ân Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »