loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 68 câu hỏi có nội dung liên quan đến ' tự nhiên & vô tâm'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-07-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy! Khi con trở về thân và tâm thì thấy mọi thứ rất rõ ràng trong sáng, yên bình, các suy nghĩ ít khởi lên. Nếu có, con biết thì nó dừng lại ngay.
Khi đó con thấy, nghe rất rõ ràng cảnh vật xung quanh. Từ nơi thân ra ngoài rất trong sáng. Nhưng con có cảm giác có một cái gì đó "đọng lại" ở đầu và ngực, con thấy nằng nặng ở đó, cái đó giống như cái mà con hay dùng để chú ý mọi việc thì phải. Con không biết "trở về" như vậy có đúng không? Con nghe mãi mà chưa hiểu lắm "trọn vẹn với thực tại" là khi đó mình làm những gì? Con có cảm giác cái mà mình dùng để biết thân, thọ, tâm, pháp chính là cái "chú ý" mà hằng ngày con hay dùng để làm việc hay làm gì đó.
Xin thầy chỉ dùm con.
Con cảm ơn thầy nhiều!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2017

Câu hỏi:

Kính thưa sư ông,
Con có nghe Sư ông hướng dẫn về cách thực hành thiền, trong đó có phần sư ông nói là phải 'vô tâm' để trả lại trạng thái tự nhiên. Con có phần chưa rõ là thường thì tâm con luôn có tập khí 'muốn' làm theo ý mình và tập khí ấy thường khởi lên lúc con thực tập thiền, nó thường làm con cảm thấy nặng nề mặc dù con cũng nhận biết sự có mặt của nó, nhưng nếu để cho 'vô tâm' trong lúc thiền như Sư ông nói mới cảm nhận mọi thứ tự nhiên thì con lại có cảm giác như mình đang chồng lên thêm một cái 'muốn' lên cái 'muốn' trước. Con có thể đã chưa hiểu rõ lời sư ông hướng dẫn. Kính mong sư ông giúp đỡ.
Cám ơn Sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-03-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy,
Con cảm nhận được thân tâm nhẹ nhàng trong sáng lạ thường; con cảm nhận tâm như mặt trời rực sáng soi chiếu các tâm hành, niệm khởi nhỏ nhiệm... khi các căn tiếp xúc với lục trần & chúng nó như những đám mây mờ nhạt, làn sóng gợn nhẹ che khuất mặt trời sinh lên rồi tan biến. Đôi khi con nhận ra sự tham đắm cố níu lấy của bản ngã đối với các trạng thái an lạc, nhẹ nhàng, và tò mò thắc mắc... nhưng rồi nó cũng tan biến. Tâm con nhận ra điều này và nó không trụ vào đó nữa, mà chỉ ung dung tự tại nhìn chúng. Con luôn nhớ lời thầy đã dạy, không tham đắm, không bám víu, chỉ thấy thôi là được.
Con hành như vậy đúng không? Thầy từ bi chỉ bảo cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2017

Câu hỏi:

Thầy ơi, trong bài thơ của Phật hoàng Trần Nhân Tông có câu "Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền", ý chỉ Ngài tu hành đã thấy được đạo. Mà một vị thiền sư khác lại dạy "Chớ bảo vô tâm là thấy đạo, vô tâm còn cách một bờ rào". Như vậy là sao ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy!

Thưa Thầy! Đã lâu con không trình pháp trên mục hỏi đáp này, nay con xin được trình pháp ạ.
Đó là, khi tâm bất an sinh khởi trong con tự thấy rõ và cảm nhận trọn vẹn như nó đang là thì ngay tại thời điểm đó trong con thấy ra nhân quả của dòng tâm. Tuy nhiên sau đó khi thấy ra điều gì thì cái ta chen vào khái niệm điều thực thấy đó và chính điều này che mờ đi cái thấy sáng trong nơi chính mình về thực tại.
Và có thời điểm nơi con diễn ra trạng thái là tâm sinh khởi ra sao đều thấy biết nhưng cái thấy này cứ mờ mờ, con cảm thấy cứ bức bí, như bị đóng khung lại vậy, tâm không còn sự khoáng đạt. Và khi con thực buông, bức bí thì thấy bức bí, đóng khung thì thấy đóng khung, rồi con khám phá ra có một cái ta đã chen vào đồng hoá với cái thấy nơi chính mình, cái ta đồng hoá này bao trùm tất cả, thấy ra điều này con tiếp tục bắt gặp lại sự khoáng đạt, sáng trong và con cảm nhận tâm như đang mở thêm ra.

Thưa Thầy!
Giờ đây khi đối tượng bên ngoài phản ứng với con, khi con quan sát họ với sự vắng mặt cái ta thì con thấy tâm đang sân không phải thấy đối tượng đang sân, tâm đang ngã mạn chứ không phải đối tượng đang ngã mạn..., con thấy Pháp đang vận hành và đang giáo dục đối tượng đó, con như bắt gặp lại hình ảnh mình trước đây vậy, bên trong con tự khắc cảm thông với họ và con cũng tin rằng ai cũng sẽ thấy đạo bởi Pháp luôn luôn bên cạnh để giúp họ học ra bài học chính mình.
Nhân đây con xin được gửi lời cảm ơn tới chồng con, người đã trợ duyên và chia sẻ Pháp cùng con trên con đường sống đạo.
Kính chúc Thầy luôn luôn mạnh khỏe. Gia đình con kính tri ân Thầy rất nhiều ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi về pháp tu trở về trọn vẹn với thực tại và biết một cách tự nhiên. <p>
1. Làm sao mình biết được mình đang cố ý biết hay biết một cách tự nhiên thầy, tại vì nếu cố ý thì sẽ không tốt. <p>
2. Uống nước thì con trở về để biết mình đang uống nước được, nhưng khi ngồi không không làm gì hết (hoặc ngồi thiền) thì con trở về đề mục nào để biết thầy? <p>
Thầy chỉ giúp con, con cảm ơn thầy.
Kính thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-11-2014

Câu hỏi:

Con cung kính đảnh lễ Đức Thầy! <p>
Xin Thầy hướng dẫn thêm cho con pháp hành thiền, lâu nay con vẫn áp dụng cách thiền theo hướng dẫn của Thầy, mỗi ngày con đều nghĩ tới câu: <p>
"Nói làm thường thận trọng,/
Luôn trọn vẹn chú tâm,/
Lắng nghe quan sát kỹ,/
Đến đi pháp lặng thầm" <p>

Mặc dù áp dụng trong ngày khoảng 40% các hành động và suy nghĩ, tuy nhiên con vẫn thấy được sự an nhiên, vô sự khi xúc chạm cuộc sống giữa đời thường. Tâm con luôn hiện hữu câu thơ trong kinh hạnh phúc mà Thầy đã giảng: <p>
"Khi xúc chạm việc đời,/
Tâm không động, không sầu/
Tự tại và vô nhiễm,/
Là phúc lành cao thượng" <p>
Khi làm việc gì con thường nhận biết rõ bằng tâm, pháp hơn thân, thọ. Mỗi khi khởi ý thì con liền nhận ra tâm tham hay tâm sân rất rõ, khi nhìn nhận một việc nào đó con thấy vô thường, khổ, và bản ngã. <p>
Và càng quan sát con thấy bản ngã con cao và dày quá, không biết diệt ngã bắt đầu từ đâu. Nhìn sang người thân thấy họ cũng như mình bản ngã cao vời vợi như núi. Là người kinh doanh, nên mỗi lời nói, quyết định đưa ra ảnh hưởng cảm thọ không ít người như nhân viên, khách hàng, đối tác... Con thấy bản ngã sinh và bản ngã bị diệt, từ ý nghĩ, lời nói, đến hành động đều có bản ngã hiện hữu. Khi con nghe người ta nói, con cũng thấy bản ngã của họ, khi con nói con cũng thấy bản ngã của mình. Riết rồi con cũng không dám mở miệng nói, mới nhận ra câu nói của Thầy đúng là chân lý "im lặng là vàng, nói hay cũng chỉ là bạc". Con là người nói nhiều, nhiều lúc nói không kịp nghĩ là mình đã nói gì, nay con ý tứ, thận trọng hơn trong lời nói, hạn chế nói lời vô ích, nói thô lỗ, nói bóng gió, tập nói lời Chân, Thiện, Mỹ. Có lần con lỡ nói thuận theo ý người khác thì vô tình người đó lại nghĩ con cùng tư tưởng với người đó, vô tình con làm người đó càng hoang tưởng hơn nên con biết mình sai và bài học đến với con "im lặng là vàng". <p>

Có lần đang khuya con nằm thiền, cảm giác định tâm đến rất nhanh và một sự an lạc trải qua khắp thân thể con, và cũng liền sau đó, khi con nhận thấy sự an lạc đang hiện hữu thì tự nhiên cảm giác an lạc này muốn biến mất, nó bỗng nhiên mong manh như bọt xà phòng, có thể tan vỡ bất cứ lúc nào và sau đó là an lạc biến mất. Con thấy được sự sinh diệt của sự an lạc, và thấy rõ sự vô thường, không bền vững của sự an lạc. <p>

Vài ngày sau con nằm thiền trước khi ngủ, lúc này cũng ngủ trong tỉnh thức thì con nhận thấy cơ thể mình bị định cứng ngắt lần thứ 1, giống như 1 tảng băng bao phủ khắp người, kế tiếp cứng hơn nữa lần thứ 2, lần này con vẫn biết được cảm giác cứng hơn cơ thể, con biết cảm giác định đến nhưng con không nói được nên con ớ ớ, chồng con nằm bên cạnh nghe con kêu tưởng con mớ nên sờ mạnh người con, làm con la toáng thật to trong đêm, khi con la lên con vẫn biết con đang nổi sân rất rõ. Con không biết hiện tượng này như thế nào. <p>

Con có đọc cuốn "Chân đế và Tục đế" có phân tích Vật chất và Tâm, hiện tượng gì thay đổi là Chân đế, hiện tượng không thay đổi là Tục đế, Thiền minh sát là quán vào Chân đế. Và có nói "Tuệ minh sát được thành đạt qua sự quán sát tinh tế các hoạt động của thân tâm khi chúng diễn ra. Tuệ minh sát không thể thành đạt qua sự quán sát hời hợt các đối tượng, cũng không thể thành đạt qua sự suy tư, phân tích. Vì thế thiền sinh phải chú tâm quán sát các hoạt động như thấy, nghe, sờ, đụng, ngửi, nếm, ăn, uống ... Khi chúng đang diễn tiến không bỏ sót hành động nào." <p>

Thưa thầy, con thấy mình còn hời hợt với các đối tượng thân, tâm, cảnh. Con chưa ghi nhận từng chi tiết chuyển động, nâng đỡ của gió như đi, đứng, nắm, bước, sờ... Con thường nhận biết các hoạt động sau khi con vừa làm, đôi khi không để ý do hoạt động này là thói quen nên con chỉ thận trọng thôi. Xin Thầy hướng dẫn cho con cách để thành đạt quán sát tinh tế các hoạt động thân tâm cảnh ạ. <p>
Con xin chào Đức Thầy ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2014

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. <p>

Con xin cám ơn thầy đã trả lời về câu hỏi hôm trước. Hôm nay con không hỏi câu gì cả, mà con xin chia sẻ cái thấy biết của con với thầy. Thưa thầy ở ngoài Bắc mùa này mưa phùn dày đặc, ngoài trời cũng như trong nhà luôn luôn ẩm ướt, rất khó chịu. Sáng hôm nọ trên đường đi đến cơ quan, khi đang tập trung chú ý trên đường đến ngã tư đèn đỏ dừng lại, con trở về với tâm rỗng lặng. Bỗng con nhận thấy mưa phùn này sao nó lại yên bình và "đẹp" lạ. Thầy ơi khi tâm con thảnh thơi con thấy hạt mưa rơi nhè nhẹ, mát mẻ, chứ không "bẩn" như mọi người tưởng, hai hàng cây bên đường con thấy rất "hớn hở" như vẫy chào mọi người, lá cây như múa, như chào. Dưới lòng đường mọi người khi di chuyển con bỗng thấy hôm nay sao đi lại chầm chầm trật tự thế êm đềm quá (so với khi trời không mưa con thấy mọi người ai cũng vội vã, đi lại chen lấn, tắc đường...). Ôi, hay sao mùa mưa phùn ai cũng thấy nhớp nháp, khó chịu mà con lại thấy trong con nó hay nó đẹp chả khó chịu thế nào thầy ạ. Sau cái cảm xúc mà con bất chợt vừa qua, con thấy chỉ có con người hàng ngày đem cái ngã chen ngang làm nó khổ như vậy phải không thầy? <p>
Vâng, một lần nữa con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, mỗi khi có một sự kiện xảy ra, mình đều nên tự hỏi mình, đây là bài học dạy cho mình cái gì, có phải không ạ? <p>
Con tự hỏi con câu này rất nhiều từ ngày được học hỏi với Thầy. Con chỉ thấy có một cái mà con chưa gỡ ra được, là con không biết câu trả lời cho những câu hỏi có đúng hay không. <p>
Nhiều lúc con thấy câu trả lời chỉ là con tự ngụy biện cho mình. <p>
Nhiều lúc con thấy câu trả lời rất rõ ràng trong sáng. <p>
Và cũng có rất nhiều khi câu trả lời mang đầy sự mơ hồ, không rõ ràng, không biết phải làm sao. <p>
Con kính xin Thầy chỉ cho con biết nên làm thế nào trong những trường hợp mà câu trả lời không được rõ ràng trong sáng. <p>
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy Viên Minh!<p>

Hôm nay 6-9-2013, con có đến chùa Linh Sơn thấy đang xây dựng chùa nên con vào cúng tiền xây dựng chùa, gặp thầy Thích Thiện Minh. Thầy hoan hỉ và mời ở lại ăn cơm vì ngày hôm nay giổ tổ khai sơn Thích Từ Sơn 2-8 âm lịch.<p>

Ngồi chơi ở cổng tam quan con lại gặp 1 vị sư trẻ, con có kính biếu thầy 2 cuốn sách mới và 1 đĩa sư Viên Minh giảng ở chùa Pháp Luân Huế. Vị sư trẻ rất hoan hỷ kính trọng khi nhận đĩa sư Viên Minh giảng và có tặng cho con 1 cuốn sách mới in của sư: CON ĐƯỜNG TRÍ TUỆ qua kinh PHÁP BẢO ĐÀN của LỤC TỔ HUỆ NĂNG (Thích Thiền Lâm). Cuốn sách bìa vàng chữ bạc thêm bìa bao offset rất đẹp, phía sau có 2 câu chữ nho bút pháp rất đẹp.<p>
Khi mở sách ra con chợt thấy lời giới thiệu của sư Viên Minh: <p>

"Nắng lung linh trên những đọt non của những cây đậu biếc mới ươm cách đây mấy hôm trong vườn Trà Thất, dây đậu biếc bám vào cội thông già dường như vươn lên nhanh hơn trong ánh nắng bình minh. Tôi cảm hứng lấy bút viết lên tấm đá dựng trong vườn hai chữ: “hồn nhiên“, rồi tự mỉm cười, “đã hồn nhiên lại còn chữ nghĩa!“... Hôm nay dây đậu biếc đã nở hoa thật xanh, một màu xanh trong sáng hồn nhiên và tĩnh lặng, sự tĩnh lặng lan tỏa đến vô cùng... Tôi lại mỉm cười nhìn hai chữ “hồn nhiên“ viết hôm kia trên tấm đá, bây giờ nó cũng đang lặng lẽ hồn nhiên trong sự tịch tịnh vô cùng của vạn pháp..." <p>
Xin sư từ bi giảng cho chúng con 2 chữ "hồn nhiên". <p>
Thiện Dũng 6-9-2013

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »