loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 142 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'trong thấy chỉ có thấy'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 04-01-2014

Câu hỏi:

Thưa Thầy! Giả sử một người nghiện thuốc phiện, dù người ấy có ý thức về tác hại của việc nghiện hút này nhưng vẫn không thể nào từ bỏ được. Theo con thì cái nhận thức hay sự quán chiếu về tác hại và sự đam mê này không thật sự sâu sắc, sáng tỏ đủ để người này dứt ra khỏi thói quen xấu. Vậy sự quán chiếu sâu sắc để dẫn tới hành động là vô cùng quan trọng. <p>
Và vì vậy con thấy đối với những ai khi chưa có được cái bản lĩnh quán chiếu này thì cho dù có chánh niệm cũng không mang lại ích lợi gì hết. Tham vẫn hoàn tham, si vẫn hoàn si... <p>
Chúng con là những người căn cơ không giống nhau, trình độ tu tập còn yếu kém, vọng tưởng còn quá nhiều, không thể chỉ dùng mỗi cái nguyên lý "chỉ cần có chánh niệm, hay trong thấy chỉ có thấy..." mà Thầy nêu ra. Cái chúng con mong Thầy chỉ dạy là những phương pháp. Dù con biết đó vẫn là những tham muốn, nhưng nếu như không có những tham muốn như vầy thì ngay như bản thân con đây có lẽ vẫn chưa biết đến Phật và đạo pháp, và vẫn chẳng có được sự chuyển hóa tốt đẹp nào trong cuộc đời. <p>
Mong Thầy sẽ hiểu hơn cho tâm tư của chúng con trong những câu hỏi. Con chúc Thầy thân tâm luôn an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-11-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, mỗi khi có một sự kiện xảy ra, mình đều nên tự hỏi mình, đây là bài học dạy cho mình cái gì, có phải không ạ? <p>
Con tự hỏi con câu này rất nhiều từ ngày được học hỏi với Thầy. Con chỉ thấy có một cái mà con chưa gỡ ra được, là con không biết câu trả lời cho những câu hỏi có đúng hay không. <p>
Nhiều lúc con thấy câu trả lời chỉ là con tự ngụy biện cho mình. <p>
Nhiều lúc con thấy câu trả lời rất rõ ràng trong sáng. <p>
Và cũng có rất nhiều khi câu trả lời mang đầy sự mơ hồ, không rõ ràng, không biết phải làm sao. <p>
Con kính xin Thầy chỉ cho con biết nên làm thế nào trong những trường hợp mà câu trả lời không được rõ ràng trong sáng. <p>
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-09-2013

Câu hỏi:

Thầy kính! Hôm nay con có vấn đề này xin thầy chỉ dạy! Khi mới tìm hiểu đạo Phật, con có đọc “Tâm Kinh Bát–nhã ba–la–mật– đa“. Lúc đó con chẳng hiểu gì cả, thấy vừa mơ hồ, vừa thú vị muốn tìm hiểu và ấn tượng nhất cái câu “Độ nhất thiết khổ ách!” mà con bắt đầu tìm hiểu về Tâm Kinh . <p>

1/ Đầu tiên: Có cô Phật tử bảo với con rằng: ”đọc tụng kinh này nhiều lần, sẽ được nhiều phước đức, mọi việc thi cử sẽ dễ dàng (lúc đó con đang là sinh viên năm 2), tai qua nạn khỏi!“ trong lòng con thấy sao nó mơ hồ và “mê tín” quá! Con hỏi cô Phật tử này: ”Cô có hiểu về Tâm Kinh muốn dạy gì không?” Cô trả lời: ”Bồ tát Quan Thế Âm thực hành theo Tâm Kinh này mới thành tựu, Còn mình người trần mắt thịt làm sao hiểu hết được! Đạo Phật cao siêu lắm, cố gắng tu được bao nhiêu thì tu!” Con thấy cô nói có lý, và câu “Độ nhất thiết khổ ách” lúc này được con hiểu là: Tụng kinh này nhiều sẽ được Bồ Tát Quan Thế Âm phù hộ vượt qua mọi đau khổ, tai ách vì đây là “Thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.” <p>

2/ Một thời gian sau, Con có duyên đọc được những bài viết giải thích về Tâm Kinh trên mạng, con đã có những hiểu biết (sở tri) chút ít, tuy vậy vẫn thấy rất “lơ mơ” khi nhắc tới câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”! Mơ hồ về cái được gọi là “Tánh Không”! Bằng sở học, con cố dùng tri thức và lý luận để giải thích và cố tạo cho mình một cách hiểu: Tất cả các vật chất trên cuộc đời này đều do những phân tử, nguyên tử kết hợp lại với nhau nên thành có, Không ở đây là khoảng không giữa các phân tử, nguyên tử chứ không phải không có vật thể đó! Thân người cũng từ tứ đại hợp thành, khi hết duyên thì tan rã! Về mặt “Tâm” thì do “Thọ tưởng hành thức” kết hợp lại mà thành và giữa “Thọ Tưởng Hành thức” nó cũng có cái khoảng không? Vậy không là khoảng không và “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm“! Nhưng “Thọ Tưởng hành thức diệc phục như thị” tức là: “Thọ Tưởng hành thức “bất dị không, không bất dị “Thọ Tưởng Hành Thức”, nếu lý luận như trên thì cái khoảng không của Thọ là gì? Của Tưởng, hành, thức là gì?! Thật là khó hiểu, đau đầu, phiền não! Còn lý luận, còn suy tư, càng thấy rối rắm, và mệt mỏi! Nên thôi không quan tâm đến nó nữa, Và tự thấy căn cơ mình thật thấp kém! Chấp nhận tạm thời chưa hiểu nó, còn hơn cố hiểu để thấy rối loạn hơn! <p>

3/ Hôm nay, tự dưng con thấy ra một điều mới lạ từ “Tâm Kinh” cái mà đã lâu rồi con không muốn nghĩ đến! Con xin trình bày ra đây cái thấy của mình, xin thầy chỉ dạy: <p>

- Trong câu “Sắc bất dị không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc”, từ “Không” trong câu này hay còn gọi là “Tánh Không” chính là “Cái Thấy Biết” khi tâm rỗng lặng trong sáng! Là cái “thấy biết” thầm lặng như một nhân chứng đứng độc lập chỉ quan sát, quan sát tự nhiên thôi, không có cái cố gắng quan sát và không có một cái nhận xét nào! “Thấy chỉ là thấy, trong thấy chỉ có thấy”! <p>

- “Tánh KHông” này sẵn có của Tâm chứ không phải trên sự vật hiện tượng! Khi tâm rỗng lặng trong sáng thì nhìn thấy sắc là sắc! Nhưng khi bị che mờ bởi khái niệm định nghĩa, kinh nghiệm… đã được ghi nhớ (bản ngã) thì nhìn thấy sắc không là sắc nữa mà là “tùm lum” theo cái biết đã được tiếp thu và giữ lại (Sợi dây thừng đã thành con rắn)! Thật là khó diễn tả, con xin lấy ví dụ cụ thể: Ví dụ như nhìn thấy "cái ghế"! Trước đây nhìn thấy cái ghế là: có bốn chân, được đóng từ gỗ và dùng để ngồi! Bây giờ khi tâm rỗng lặng trong sáng nhìn thấy cái ghế là “cái ghế” mà không phải là cái gọi là “cái ghế”! <p>

- Tương tự như sắc thì: “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp “Tức thị không & bất dị không, tức thị & bất dị “Thanh Hương vị xúc pháp, Nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, Thân Thọ Tâm Pháp“! Chỉ là khi ứng ra để sinh hoạt trong đời sống thì như cái biết thông thường, còn khi rỗng lặng trong sáng thì “nó như nó đang là”! <p>

- Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức tạo ra Bản Ngã, Cái bản ngã này không chân thật, ảo tưởng! Nên khi thấy biết thông qua cái bản ngã này rồi coi nó là thật là mình thì đem đến phiền não, tham lam, giận hờn, thù oán… khổ đau! Nhìn nhận thông qua cái bản ngã thì đúng như câu “Nhất thiết duy tâm tạo”, tưởng tượng tạo ra đủ thứ hết như Đôn-ky-hốt nhìn cối xay gió rồi tưởng là người khổng lồ nên mới “đánh nhau với cối xay gió”! Sợi dây thì cho là con rắn! Nhưng cũng cần cái bản ngã này (ứng ra) để tham gia vào đời sống, để trao đổi, học tập và vẫn biết nó chỉ là cái bản ngã không thật thì không còn phiền muộn nữa! (Độ nhất thiết khổ ách)! Nếu không có cái bản ngã này thì cũng không có phương tiện để học tập, tiếp thu, để được thầy chỉ dạy! Bản ngã là phương tiện, thấy nó biết nó thì không khổ còn đồng nhất với nó thì sẽ khổ! <p>

- “Tâm kinh” là dạy và chỉ rõ “Tâm” như thế đó! Chứ không phải “Tâm Kinh” là kinh thuộc lòng để luôn ghi nhớ trong trí não! Chắc có lẽ vì hành "Thâm Bát-nhã” kinh này nên mới gọi người hành là “Quán Tự Tại Bồ Tát”! <p>

- “Vô đắc, dĩ vô sở đắc cố!” Cố tu để đắc cái này, đắc cái kia tức là đem cái bản ngã đi tìm cái “đắc” và đồng nhất với cái bản ngã tìm cầu đó thì chắc chắn đau khổ! <p>

- Trong cuộc sống khi gặp hoàn cảnh không thuận lợi, lòng tự hỏi tại sao hoàn cảnh này lại đến với mình mà không đến với người khác! Sở tri mới giải thích rằng đó là do nghiệp trong quá khứ gây ra, giờ phải nhận quả! Vì vậy phải thực hành nhẫn nhục để trả hết sẽ vượt qua! Nhưng nếu thấy cái hoàn cảnh đó và sự nhẫn nhục của cái bản ngã như nó đang là một cách định tĩnh trong lành thì cuối cùng gọi là nhẫn nhục mà là không có cái gì gọi là nhẫn nhục!<p>

Thật là khó diễn đạt và trình bày nên con viết hơi dài! Mong thầy từ bi hoan hỉ chỉ dạy! Ơn Thầy to lớn!


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến, con rất mừng vì sáng nay mở máy tính đã thấy Thầy trả lời câu hỏi cho con. Qua đó con thấy Thầy động viên con nên hỏi Thầy. Vì thế con xin phép chép lại đoạn văn mà con lúng túng khi đọc lên đây: <p>

"Tuy nhiên, có một điều rất nguy hiểm dễ đưa đến nhầm lẫn giữa cái không tên nhưng có khái niệm và cái không tên vượt ngoài khái niệm. Chính vì điều này mà trong văn học Abhidhamma, Đức Phật đã phân tích “cái tên không tên” một cách rõ ràng hơn Lão Tử Đạo Đức Kinh nhiều. Có hai cái không tên: <p>

a) Cái không tên nhưng có khái niệm gọi là nghĩa khái niệm hay vật khái niệm (attha pannatti), nghĩa là tưởng chỉ nắm bắt đối tượng qua ý tượng (hình ảnh) hay ý niệm (ý nghĩa) chứ không thâm nhập được bản thể chân như (yathàtathatà) hay tự tánh (sabhàva) của pháp. Nói gọn là chỉ thấy tướng không thấy tánh. Hay chỉ thấy ngoại diện mà không thấy toàn diện. <p>

Ngoại diện đại khái gồm có: <p>

- Khái niệm về hình dáng (santhàna) như núi cao, sông dài, đất rộng, mây trắng, nước trong v.v… <p>

- Khái niệm về tổng hợp (samùha) như xe, nhà, làng, bức tranh, pho tượng v.v.. phải tập hợp nhiều yếu tố mà thành chứ không thể tự nhiên có. <p>

- Khái niệm về phương hướng (disà) như Đông, Tây, Nam, Bắc, trên, dưới, trong, ngoài v.v...<p>

- Khái niệm về thời gian (kàla) như sáng, trưa, chiều, tối, xuân, hạ, thu, đông v.v... <p>

- Khái niệm về khoảng không (àkàsa) như hư không, lỗ trống, kẽ hở giữa các sắc tứ đại v.v... <p>

- Khái niệm về đề mục thiền (Kasina) như đất, nưốc, lủa, gió, xanh, vàng, đỏ, trắng v.v... <p>

- Khái niệm về thiền tướng (nimitta) như những hình ảnh thô tướng, tợ tướng, quang tướng v.v... trong thiền định. <p>

b) Cái không tên không khái niệm tạm gọi là chân đế hay đệ nhất nghĩa đế (paramattha sacca), chính cái thực tánh này Lão Tử cũng nói không có tên nhưng tạm gọi là Đạo (Ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo). Đó là thế giới bản nguyên, tự nhiên, của thiên địa vạn vật mà Đạo Phật gọi là tự tánh pháp (paramattha dhammà).<p>

Trong danh chỉ định nếu ta bỏ cái danh đi mà chỉ thấy cái được chỉ định thì có hai trường hợp: <p>

- Trong trường hợp thấy bằng tưởng tri (sanjànàti) hay thức tri (vijànàti) chỉ thấy được vật khái niệm hay nghĩa khái niệm mà thôi (thấy ngoại diện và phiến diện) <p>

- Trường hợp thấy bằng tuệ tri (pajànàti) thì mới thấy được thế giới đệ nhất nghĩa đế hay bản nguyên chân thực của Đạo (thấy toàn diện) <p>

Con lúng túng vì không chắc mình hiểu hết ý Thầy cảnh báo. Và con cũng lúng túng khi liên hệ với việc thực hành trong thấy chỉ có thấy, khi thực hành con nên thấy như thế nào để có thể biết được là đang thấy như mục a hay thấy như mục b trong đoạn văn trên. Ví dụ khi con đang suy nghĩ con thấy đầu tiên là đang suy nghĩ rồi tiếp tới con thấy cả trán đang nhăn, hơi thở không đều, tay chân không tự nhiên... vậy có phải cái thấy đầu tiên là thấy qua khái niệm "suy nghĩ" tức là vẫn ở cảnh báo trong mục (a) phải không ạ, thưa Thầy? Kính mong Thầy chỉ dạy cho con. Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-08-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy kính mến, con có việc này xin thưa hỏi Thầy: <p>
Đã có lần con được Thầy chỉ cho cách học theo cách Trương Vô Kỵ và khi thực hành theo con thấy rất hay. Có những điều Thầy dạy con đọc cách đây vài năm con chưa thực hiểu thì nay nghe hay đọc lại con đã hiểu được. Đọc hay nghe lại những điều Thầy dạy đã và đang giúp con tu học. Mấy hôm nay khi đọc lại và nghe lại lời Thầy giảng trong khóa 8 và sách Thầy viết về chương 1 Đạo Đức Kinh của Lão Tử, con thấy nên viết hỏi Thầy mà không nên cho qua như những lần trước đã đọc, nghe. Con dần thấm nhuần nguyên lý "trong thấy chỉ có thấy... không có cái ta trong đó" và thường xuyên thực hành theo. Khi đọc đến đoạn Thầy cảnh báo về việc dễ nhầm lẫn cái tên không tên qua thấy bằng tưởng tri hay thức tri với thấy bằng tuệ tri thì con lúng túng và lần nào cũng thế vì có lẽ con mới chỉ học tới thấy chỉ là thấy không có cái ta trong đó. Vậy con có nên hỏi Thầy để được Thầy giải thích, để hết lúng túng khi đọc đến đoạn này hay vẫn nên bỏ qua như mọi lần và tiếp tục thực hành "trong thấy chỉ có thấy" để rồi một ngày tự con khám phá ra, thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy. Con Phan Anh.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-08-2013

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, <p>
Con rất cám ơn thầy về những lời thầy chỉ dạy cho con. Thưa thầy, theo sự hiểu biết của con qua các thầy cô chỉ dạy thì tánh thật của các pháp chính là thực tính của các pháp, mà thực tướng là vô tướng, mà vô tướng là không tướng, là như vậy, là như thế... tất cả đều là NHƯ, tất cả hiện tượng thế gian này đều là NHƯ từ vô thủy đến vô chung, cho nên con nhìn hiện tượng thế gian này với con mắt NHƯ THỊ. <p>
Kính bạch thầy, con hiểu như vậy và con tu tập trong cuộc sống hiện tại thầy ạ, khi ngồi thiền và ngay cả đi, đứng, ngồi, nằm con luôn thân đâu tâm đó và luôn sống với cái ĐANG LÀ RÕ BIẾT THƯỜNG HẰNG. <p>
Con mong thầy chỉ dạy cho con, con xin đa tạ thầy, mong thầy luôn khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-07-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con đã được nghe khóa giảng thiền thứ 8 của Thầy, trong đó Thầy có giải thích về bản ngã cũng như tánh biết thấy pháp. Con nhận thấy Thầy giảng rất cặn kẽ và con sáng ra rất nhiều. Tuy vậy con xin hỏi Thầy một việc như sau:<p>
Đôi lúc con thấy mình hình như không còn bản ngã, khi người khác nói năng chạm tự ái con đều bỏ qua, nhưng trong sâu thẳm con thấy mình vẫn có nỗi buồn, một thời gian sau con mới quên. Như vậy con vẫn chưa tốt phải không Thầy? Làm thế nào con khắc phục được điều đó để sự tu tập tiến bộ hơn. <p>
Con xin cám ơn Thầy và chúc Thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-06-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, nếu mình chấp chặt vào 1 quan niệm, quan điểm thì điều đó sẽ làm mình đau khổ. Trước khi học Phật Pháp, con giữ khư khư 1 số quan điểm, rồi cho rằng đó là mình. Và con đã bị 1 trận đau khổ khi có người không chấp nhận quan điểm giống con. Mãi 1 thời gian con mới buông bớt. <p>
Khi gặp Phật Pháp, con tiếp thu, nhưng có vẻ con hơi cứng nhắc và nguyên tắc trong việc học Phật Pháp. Con thấy có gì đó chưa ổn. Nhưng đó chỉ là cảm giác, con chưa thực sự "thấy" được vấn đề. "Một phần nào đó" trong con cứ tìm kiếm "1 thứ gì đó" để bám chấp vào như là 1 chỗ tựa vững chắc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, Thiền Tông có nói kiến tánh thành Phật, nếu không thấy tánh mà tu hành thì cũng như lấy sỏi đá mà nấu thành cơm là không thể được. Vậy làm như thế nào để thấy tánh mà tu hành, làm các việc trong đời thường mà không rời tánh? Xin Thầy chỉ dạy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-06-2013

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con nhận thấy có những khi tâm con buồn muốn khóc, vậy thì mình cứ khóc, phải không Thầy? Nhưng con vẫn chưa biết cách quan sát tâm mình. Khi quan sát là mình tách mình ra với nỗi buồn, với sự khóc đó rồi nhìn vào nó phải không thầy? Nhưng nhìn vào nó như thế nào ạ?<p>
Rồi thế nào là chiêm nghiệm để học ra bài học của pháp? Có phải lúc đó mình phải tự hỏi mình tại sao mình buồn mình khổ,... Mà như vậy là rơi vào suy nghĩ rồi ạ, đôi lúc cứ nghĩ lung tung, con cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Con còn quá nhiều thắc mắc, xin Thầy từ bi chỉ dạy cho con.

Xem Câu Trả Lời »