loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 302 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thiền tuệ, thiền Minh Sát - Vipassanā'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 26-03-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy. <p>
Thưa thầy đề tài mà con muốn trình pháp với thầy là thiền minh sát và thiền định. Vì đêm qua con nghe bài pháp mới nhất của thầy giảng tại chùa Xá Lợi. <p>
Thiền không phải là một giải pháp cho đời sống theo kiểu tìm kiếm hạnh phúc từ thiền hay thông qua hành thiền để rèn luyện một khả năng hơn người hơn đời. Mà thiền chính là khám phá ra sự thật, thiền là tất cả những gì Đức Phật và Thầy đã khai thị, thiền là đời sống toàn diện chứ không phải là một ngành, một lĩnh vực cục bộ mà nhiều người vẫn đang theo đuổi. Thiền khi nhận thức sai là một thứ xa xỉ phẩm của cuộc đời, không phải để trở về với sự thật mà làm cuộc sống thêm phức tạp và không đi về đâu. Những sách dạy về thiền mà trước đây con đọc, con thấy nó cũng giống như sách dạy võ, dạy nấu ăn... chỉ khác nhau về đối tượng. <p>
Thiền định có phương pháp có cách thức thực hiện, còn thiền minh sát thì ngược lại không có phương pháp, chỉ có khai thị, nhiều lắm là nguyên lý nhưng khi thực tu thì nguyên lý cũng phải bỏ. Mà tánh biết tự khám phá ra sự thực chứ không thể nương tựa hoài vào đáp án của bật giác ngộ. Đề mục của thiền minh sát là toàn bộ cuộc sống do đó không có đề mục cụ thể, cho nên khi đi thì đề mục là đi, khi làm việc thì đề mục là làm việc… Điểm đặc biệt của thiền minh sát là tánh biết thấy pháp. Nói đến tập trung tư tưởng thì ai cũng có thể hiểu nhưng nói đến tánh biết thấy pháp như nó đang là (danh – sắc) thì là điều quá xa lạ. Tu thiền minh sát thì phải bỏ đi ham muốn trở thành vì còn ham muốn trở thành thì không thể tự nhiên và không thể thấy pháp. Tu thiền minh sát thì phải đương đầu với mọi trở ngại cuộc sống, đương đầu không phải để rèn luyện sự chịu đựng mà chính khi phiền não khổ đau đó thấy ra được bản chất ảo của vấn đề và bản chất ảo của tâm cho là. <p>
Khi con trải nghiệm những nghịch cảnh con hiểu ra được tại sao thầy dạy: “trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thì là hoàn hảo rồi”. Tu thiền minh sát không phải trở thành một người bất khả chiến bại với những khả năng ghê gớm, mà là trở về với con người giản dị nhất. Tu thiền minh sát không cần hoàn thiện bản thân theo một tiêu chuẩn nào đó mà khi thấy ra sự thật thì sẽ tự hoàn thiện. Con xin phép thầy cho con dừng tại đây. Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, con muốn chia sẻ thêm với các bạn đồng tu thiền Vipassana. Trong thời gian quan sát thân tâm thường có những phiền não khởi sanh và nhiều tập khí khởi sanh thì mình cứ ứng dụng pháp từ bi và nhẫn nại để thương yêu chúng thì các bạn cảm thấy thân tâm rất dễ chịu (đừng khởi tâm muốn loại trừ chúng, vì làm như thế chỉ càng thêm phức tạp mà không loại bỏ được). Đây là chiêm nghiệm con vừa ngộ ra từ thân tâm con. Con xin cám ơn Thầy cho phép con chia sẻ trải nghiệm của mình. Chúc các bạn tu tập thành công.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trải qua gần 2 tuần tâm con cứ lo âu về bịnh của mình giờ con mới hiểu, mấu chốt là con chưa trọn vẹn quan sát về sự lo âu này. Giờ đây con đã hiểu rồi, khi quan sát thật kĩ thì con thấy tận cùng của sự bất an chính là 1 sự bình an tĩnh lặng vô cùng giống như vực thẳm nào cũng có cái đáy của nó cả dù nó sâu tới đâu đi nữa, đúng như câu nói: "khi tâm bất an mà thấy bất an chính là an rồi". Khi khởi sanh bất an thì cứ quan sát nó thôi, khi tưởng sanh thì thấy biết tưởng sanh, ngay lúc đó không còn lo âu gì cả. Con nghĩ những lúc như thế thì con cần phải hết sức thận trọng quan sát tỉ mỉ thì mới liễu ngộ được. Đúng là rác cũng có cái lợi của rác phải không Thầy! Cái gì cũng có cái lợi của nó cả chỉ vì mình không thấy ra thôi. Con vui lắm vì con đã học thêm bài học của riêng mình. Con xin trình sự trải nghiệm của con trong 2 tuần qua. Con xin cám ơn Thầy để cho con tự học lấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy. <p>
Như Thầy có dạy Thiền minh sát là không dụng cộng gì cả mà chỉ cho Tánh biết hoạt dụng. Thì mỗi lần Thiền con cũng làm như vậy nhưng được chừng 5p là con cảm thấy rất buồn ngủ và dường như không thể nào ngồi tiếp được. Lúc này Tâm con rất mờ mịt không còn nhận biết được gì nữa ngoài việc đi ngủ. Nhưng trước kia con có hành Thiền Định tập trung theo dõi hơi thở, thì Tâm con rất An định không hề buồn ngủ. Vậy kính xin Thầy hướng dẫn cho con cách hết buồn ngủ khi ngồi Thiền mà không cần tập trung theo dõi hơi thở. <p>
Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, thầy hay dạy rằng luôn phải sống trọn vẹn trong thực tại đang là, ngay tại đây và bây giờ, luôn luôn chánh niệm tỉnh giác. Trong trường hợp con áp dụng vào sự thở lúc ngồi thiền thì con làm như sau: <p>
1. Lấy sự thở làm trọng tâm, để tâm rỗng rang buông xả, tri nhận sự thở vào, ra, dài, ngắn, thô, tế. Một lúc sau, thân tâm vắng lặng, chỉ còn tâm tri nhận với sự thở, mọi cảm giác ở trên thân vẫn ghi nhận rõ nhưng những tiếng động nhỏ xung quanh dường như con không để ý đến (như tiếng đồng hồ kêu, tiếng giun dế kêu… đại khái những tiếng động luôn có, không mang tính nhất thời phát sinh lên), như vậy, tâm có xu hướng định hay không? <p>
2. Nói về sự “Ghi nhận” và “Tri nhận”, trong thư trước, thầy có dạy con rằng: Ghi nhận là sự cố ý hướng tâm vào thở, tri nhận là hướng tâm vào sự thở một cách tự nhiên. Tuy nhiên ranh giới giữa ghi nhận và tri nhận đôi lúc còn mong manh con chưa nhận ra được. Có phải rằng “Ghi nhận” là sự nỗ lực của tâm để theo dõi hơi thở hoặc đặt tâm ở một điểm cố định (chóp mũi) để bám sát hơi thở (Tứ) còn “Tri nhận” là để tâm rỗng rang, không nỗ lực, không đặt ở đâu cả nhưng vẫn theo ngắm nhìn sự thở đó một cách khách quan, để tánh biết của tâm tự làm việc còn tâm cứ rỗng lặng, định tĩnh. <p>
3. Lúc pháp đến đi (như tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, mùi hương… những tiếng động nhất thời phát sinh rồi diệt) thì “hiện tại đang là” ở đây là Sự thở hay là Pháp đến đi? Trong trường hợp này, con thường ghi nhận cả 2 cùng lúc, cả hai đều “hiện tại đang là” hay sao? <p>
4. Thầy dạy rõ thêm cho con về “cảm giác toàn thân”, “an tịnh toàn thân”. Ở đây, con thường để tâm đến cả sự thở và cảm giác toàn thân, an tịnh toàn thân cùng lúc. <p>
5. Cho con hỏi thêm, trong năm nay, thầy có tổ chức khóa thiền nào không? <p>
Trên đây là những điều con còn băn khoăn, vướng mắc, kính mong thầy chỉ bày tường tận, con xin chúc thầy sức khỏe, an lành.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi tưởng khởi sanh lên quá mạnh con nhìn thấy như thế và con cũng thấy rõ nguyên nhân sanh lên tưởng nó làm cho tâm con hơi bất an thì con cũng nhìn thấy như vậy. Để giảm bớt tưởng khởi sanh thì con có cần phải làm gì để giảm nó không thưa Thầy hay con cứ trọn vẹn với nó vì nó sanh lên gần 1 tuần rồi mà nó vẫn chưa diệt. Con cũng cố gắng học trải nghiệm này nhưng con chưa thấy rõ nó. Chắc con chưa thấy rõ nó nên nó chưa diệt thì phải. Hay con cứ để nó như thế mà xem nó hả Thầy? Mong Thầy cho con 1 lời khai thị. Con xin cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-03-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin thầy hãy chỉ dạy con về vấn đề này. <p>
1. Có phải thấy ra tiền kiếp là một bước mà ta phải đi qua? <p>
2. Là đúng hay sai khi không bị phản xạ cơ thể chi phối, thậm chí khi đang thiền bị độc trùng cắn? <p>

Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, khi con trở về quán sát nơi thân thọ tâm pháp thì con thấy pháp có vô thường, có vô ngã, nhận diện các pháp như nó đang là, chứ con không thấy có khổ, như vậy có phải con bị thiếu một yếu tố (vô thường, khổ, vô ngã). Xin Thầy khai thị, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đọc trong Kinh Phân biệt về sự thật (số 141 Trung Bộ Kinh) có đoạn ngài Sariputta nói về chánh tinh tấn như sau: "Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì
chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến
cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy
gọi là chánh tinh tấn". <p>

Thưa thầy, con nên hiểu những câu như "khởi lên ý muốn cho sinh khởi, khởi lên ý muốn trừ diêt, khởi lên ý muốn làm cho tăng trưởng, viên mãn, v.v..." như thế nào cho đúng ạ? Đoạn kinh này không phải chỉ được nói một lần bởi ngài Sariputta mà chính Đức Thế Tôn cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi ngài giảng về Tứ Diệu Đế. Con đã phân vân về đoạn kinh này rất lâu trước khi con quyết định hỏi thầy, vì con cũng nghĩ là khi tu hành không thể dùng cái bản ngã để đạt đến cái không còn bản ngã được, tuy nhiên trong kinh đã ghi rõ như vậy nên con cũng cảm thấy rất lúng túng. Liệu có thể có cái sinh khởi hay trừ diệt mà không có cái bản ngã cá nhân trong đó không thầy? Trừ diệt nhưng trừ diệt một cách vô tâm, không có tham sân trong đó? Ví dụ như có Tác ý tâm sở nhưng không có Tư tâm sở chẳng hạn? <p>

Tiện đây con cũng xin thầy giải thích giúp con sự khác nhau giữa Tác ý tâm sở và Tư tâm sở được không ạ? Làm thế nào để khi hành động chỉ có Tác ý mà không có Tư tâm sở được ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch sư, theo con thiền định vẫn cần cho pháp hành minh sát và rất thiết thực, nhưng con theo dõi các pháp thoại của sư thì hình như sư không tán thành pháp hành này, có phải vậy không? Mong sư tha thứ cho con.

Xem Câu Trả Lời »