loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 61 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu vi hữu ngã & vô vi vô ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 22-01-2021

Câu hỏi:

Kính thưa thầy!
Con mặc dù đã cảm nhận được vào tánh biết, nhưng con vẫn chưa vị tha kiểu vô ngã được, nếu những việc con làm tốt mà vẫn mang hướng của bản ngã, miễn không hại ai thì vẫn được đúng không ạ?
Xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-11-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Lúc con hành thiền, con hay niệm những tâm xuất hiện thì con thấy đầu mình bị cứng lại. Con cảm thấy hơi căng thẳng khi đó, con có nên niệm tiếp không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy cho con hỏi 2 điều:
1. Con đọc Bát nhã tâm kinh thầy giảng thấy có nói pháp hữu vi và vô vi (Niết-bàn) đều vô ngã, nhưng con hiểu pháp hữu vi do duyên sinh thì vô ngã nhưng Niết-bàn không do duyên sinh mà cũng vô ngã xin thầy giảng giải dùm con ý nghĩa pháp vô vi (Niết-bàn) là vô ngã.
2. Về vấn đề bản tâm thanh tịnh theo chỗ hiểu của con thì tâm này vốn tự như vậy, chỉ việc ứng dụng nó mà tu hành, không nên nói chân tâm là cái tâm chân thật của ta bởi nếu nói chân tâm này là ta thì lại lạc và chấp ngã. Không biết như vậy có đúng không?
Kính mong thầy soi sáng.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2020

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ sư ông.
Sư ông cho con hỏi sự khác nhau của mỗi trường hợp sau là như thế nào .
1) khi Hữu sự với khi Đối cảnh
2) Khi Vô sự với khi Vô Tâm

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-12-2019

Câu hỏi:

Thưa sư ông hôm nay lúc con ngồi thiền theo dõi hơi thở, được một lúc con thả lỏng ra không tập trung vào sự phồng xẹp nữa thì bỗng thấy mọi thứ trong sáng rõ ràng cảm giác giống như khi có nước vào tai, tai mình bị ù rồi tự nhiên màng nước trong tai ra vỡ ra nên mình đột nhiên nghe rõ ràng sáng suốt vậy. Lúc đó con không cần tập trung gì mà vẫn thấy hơi thở và đang vẫn cảm nhận được mọi thứ, chỉ có cái thấy thôi, nhưng chỉ được một chút thời gian ngắn thì con lại khởi tâm vui thì nó lại mất, con nghĩ lúc đó là lúc cái thấy tự nhiên phải không ạ. Hay con lại rơi vào cái gì mà không biết. Xin sư ông khai thị cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông.
Sư ông cho con chia sẻ với bạn đặt câu hỏi là có phải bạn ấy tu càng ngày càng kém vì dễ khóc dễ cười và bạn ấy cho rằng trọn vẹn với khóc cười như thế là đúng hay sai.
Con xin phép chia sẻ 1 chút với sư ông và bạn ấy và cũng mong sư ông giải đáp cho con rõ. Do đạo Phật của mình có quá nhiều danh từ và khi con đặt câu hỏi, con luôn hạn chế sử dụng các danh từ quen thuộc mà sư ông giảng, vì như thế sẽ làm sư ông hiểu lầm câu hỏi, có thể từ đó sư ông nghĩ con đã hiểu hoàn toàn nhưng thực tế con chỉ hiểu 1 phần, nó chưa trọn vẹn như sư ông nói và đây cũng là mấu chốt mà các Phật tử hay hành sai. Các danh từ của sư ông nói nó bao hàm rất nhiều cái kèm theo như câu: "như lý tác ý", thực tế ở cuộc sống có rất nhiều "lý" và khi ta chưa hiểu hết cái bản ngã thì coi chừng cái tác ý sẽ sinh ra cái lý khác mà bản ngã đã hướng đi. Việc bạn dễ khóc, dễ cười xem ra bạn đã không hiểu bản chất sự việc thật trọn vẹn, bạn chưa hiểu thật sự cái tôi của mình, và cái hành vô ngã của bạn chưa thấu triệt... nên khi "lý" đến bạn hành trên cái tôi (ngã) của mình nên bạn mới dễ cười, dễ khóc là vậy. Nếu ai đó đã nói bạn tu "kém" thì bạn nên cám ơn và tìm cách hỏi xem có phải như mình nói với bạn không nhé.
Mình nghe pháp rất nhiều, hành miên mật không ngừng. Hầu như các thầy điều nói phương pháp, duy chỉ có sư ông đây nói về nguyên lý, cái mà không ai nói được. Phải nói là sư ông cho con biết 1 sự thật mà trong lòng con luôn thấy nhưng chưa tìm được ai đồng cảm, duy nhất chỉ có sư ông cho con 1 cái nhìn toàn diện, tâm con vững chắc tự tin, vì có những cái con hiểu nhưng không có danh từ "gán" vào cái mà con hiểu. Khi nghe sư ông giảng con mới biết cái hiểu đó là từ gì, ví dụ câu hỏi hôm trước của con, con dùng từ "công tâm", "phân tích" thoạt nghe ai cũng cho là lý trí phân tích, nhưng thực tế nó tương thích với câu chánh niệm tỉnh giác (thấy như thật) nhìn công tâm là nhìn như thật, trên cơ sở chánh niệm của tâm.
Bác sĩ có 2 dạng là bác sĩ nội khoa và ngoại khoa. Khám bệnh thì cần bs nội khoa, nhưng có 1 số bịnh phải cần được mổ xẻ thì bác sĩ ngoại khoa sẽ ra tay. Tâm mình cũng vậy, khi chưa đạt đến chỗ tịch tỉnh như các quý sư thì cũng cần các thầy dạy phương pháp và chúng ta phải hành cho miên mật, phần nào thuần thục thì ta buông và sống trọn vẹn như sư ông đã dạy, phần nào chưa thì phải "mổ xẻ" và hành, cứ như thế đến khi nào "trọn vẹn" mới thôi. Mà theo con nghĩ 2 chữ trọn vẹn này mà "hành" cũng vài a-tăng-kỳ kiếp chứ hổng phải vài kiếp đâu!
Không biết con nói vậy có đúng không, mong sư ông rộng lượng chỉ dạy cho con biết ạ. Con cám ơn sư ông nhiều lắm. Kính chúc sư ông sức khỏe và bình an.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2019

Câu hỏi:

Con xin đảnh lẽ sư!
Trên trang Web này ngày 17/09/2019 có đạo hữu đã trình pháp sư như sau
“Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!

Dạ thưa Thầy.

Thời gian vừa rồi khi quay trở lại với cuộc sống, trải nghiệm thêm nhiều điều rồi đến hôm nay chiêm nghiệm lại con càng thấy rõ hơn. Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm. Và ngẫm lại thì con thấy trong tất cả mọi sự mọi việc xảy đến dù việc lớn hay chỉ là một chi tiết vô cùng nhỏ nhưng tất cả đều như có một bàn tay vô hình đã sắp đặt khít khao đến kỳ lạ, không bỏ sót, không có một chỗ hở nào. Có những việc tưởng chừng như đấy là mình quyết định và kết quả xảy ra bắt nguồn từ quyết định của mình nhưng thực ra không phải. Vẫn là do Pháp sắp đặt như vậy. Con chẳng thể nào có thể làm theo ý mình. …
Và sư đã trả lời
Trả lời:
Rất đúng, giống như Tôn Ngộ Không dùng cân đẩu vân nhảy một bước xa tít tận chân trời, tưởng đã thoát khỏi bàn tay Phật nhưng nhìn lại thì vẫn còn ở trong đó. Người đánh cờ cũng vậy, đi nước cờ nào đều do mình quyết định nhưng thực ra vẫn tuân theo quy luật của bàn cờ. Xe phải đi theo quy luật của xe; pháo, ngựa v.v... cũng đều phải như vậy. Nên đạo Nho nói “Thiên võng khôi khôi sơ nhi bất lậu”, đạo Thiên Chúa nói “Vâng ý Cha” cũng với ý đó.
Chẳng lẽ chúng ta làm sai rồi chúng ta cứ đỗ lỗi cho pháp, Chẳng phải mọi hành vi của con người đều do nhận thức của người đó đưa đến mà do bàn tay vô hình nào sắp đặt sao? chẳng phải sư hướng dẫn chúng con tu theo bát chánh đạo để có nhận thức đúng đưa đến hành vi đúng đó sao? Sư hướng dẫn chúng con thận trọng, chú tâm quan sát thân tâm mình và các mối tương quan với XH là để sống đúng tốt đó sao? Nhưng như đạo hữu đã nói “….Con thấy trong tất cả mọi chuyện xảy đến với con đều không phải do con quyết định. Có những chuyện mà Pháp đưa đến bắt buộc con phải trải nghiệm cho dù con thấy rất rõ rằng điều đó là không đúng tốt, con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”. Nếu nói như thế làm chúng ta rất đễ buông lung và phó mặc cho sự đúng sai. Vẫn có những người sống đúng tốt vậy có phải họ cũng do pháp bắt họ tốt chứ họ cũng ko muốn thế… Dạ con thật sự bối rối với câu “con thực tâm không muốn làm nhưng rồi Pháp bắt buộc con phải làm”, con muốn tu là để sống tốt mà bây giờ qua lời trải nghiệm của đạo hữu này làm con bối rối thật sự ko biết con có sống tốt được ko (vì pháp ko muốn con sống tốt thì phí cả đời con rồi). Rất mong sự chỉ dạy cho con ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy.
Con là Phật tử, đang học Phật học tại Chùa Xá Lợi. Con có câu hỏi, kính xin Thầy hoan hỉ chỉ dạy. Công Đức và Phúc Đức khác nhau như thế nào?
Con xin Kính mong Thầy nhiều sức khỏe để giảng dạy Phật pháp cho chúng sanh.
Kính chào Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đọc được đoạn viết của một bạn khi nghe thầy giảng pháp và bạn ấy hỏi thầy một câu: "từ bi có làm ngăn trở quá trình giác ngộ?" Câu trả lời của thầy: "nếu hiểu từ bi là yêu thương thì có. Yêu thương hay căm ghét đều là cản trở trên con đường giác ngộ."
Con vừa bối rối vừa như thấy ra điều gì đó. Thầy cho con hỏi cặn kẽ hơn được không ạ? Phải chăng bởi ta thường gắn yêu thương với ràng buộc nên nó không đưa ta đến bờ giác ngộ? Yêu thương với lòng từ bi vô hạn mà không vướng mắc, ràng buộc vào đối tượng yêu mới là trạng thái của giác ngộ?
Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-05-2019

Câu hỏi:

Xin sư cho hỏi: việc chứng đắc một pháp môn nào đó có phải chứng được nếu không huân tập liên tục nó sẽ mất không ạ ?

Xem Câu Trả Lời »