loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 61 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'hữu vi hữu ngã & vô vi vô ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 14-03-2019

Câu hỏi:

Thưa Sư cho con hỏi, hằng ngày con biết đủ, thấy thân hành và tâm hành, rồi khi con thấy ra được cái gì sai, cái gì đúng, thì con chỉnh lại việc làm hay hành động của con? Vì khi con thấy ra thì con chỉnh lại, con thấy thân tâm nhẹ nhàng, không còn có sợ hãi, hoang mang, lo âu. Con dùng biết đủ và thấy thân hành và tâm hành hằng ngày như vậy để tưới và chăm sóc cho cái cây của con như vậy đã đúng chưa thưa Sư. Con kính cảm ơn Sư.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2018

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Con nghe pháp của Thầy được khoảng 2 năm rồi. Có lúc con thực hành thận trọng, chú tâm, quan sát theo như Thầy hướng dẫn. Nhưng khi thực hành thì con lại thấy tâm nặng nề, đôi khi khá là mệt mỏi. Khi mệt mỏi quá thì con lại ngưng một thời gian (tại con nghĩ thả trôi cho Pháp dạy con ạ). Dừng một thời gian thì con lại thực hành tiếp. Cứ như vậy lúc thực hành, lúc ngưng.
Hôm nay con nghe bài pháp: "Làm sao khi có tạp niệm" thì con nghe Thầy nói: thận trọng, chú tâm, quan sát là đối với thân thọ tâm pháp của chính mình, chứ không phải là trên đối tượng. Thì con mới hiếu ra là lâu nay con thực hành bị sai: con thực hành trên đối tượng. Thầy cho con hỏi: nếu mình thực hành thận trọng, chú tâm, quan sát trên thân thọ tâm pháp của mình, mà không trên đối tượng thì khi đó mình sẽ không tập trung vào đối tượng, lúc đó làm việc sẽ không chính xác nữa. Con hiểu như vậy bị sai chỗ nào ạ? Con mong Thầy chỉ bảo giúp con.
Con đê đầu đảnh lễ Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, các vị thiền sư Trung Hoa tham thiền công án hoặc tham thiền thoại đầu khi đạt được định thì trạng thái định này có thoát ra khỏi tam giới hay không, kính xin Thầy khai thị. Con xin chân thành cảm ơn!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-11-2016

Câu hỏi:

Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe.
Thưa Thầy, làm ơn cho con hỏi, "dĩ vô niệm vi tông, vô môn vi pháp môn". Vô niệm ở đây nên được hiểu như thế nào ạ? Chánh niệm và vô niệm có trái nhau không ạ? Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không phân biệt trắng đen, không nhìn đúng sai, biết việc xảy ra và chỉ là việc xảy ra, không thêm nhận xét nào hết, có thể coi là vô niệm không ạ?
Mong Thầy giải đáp cho con, con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy!
Trước đây con có một hiểu biết sai lệch về thiền định và thiền tuệ, định hữu vi hữu ngã và định vô vi vô ngã. Sau khi con nghe một bài giảng mà Thầy ví dụ về hình ảnh cái ly nước, mà con phần nào hiểu ra một chút ít về những khái niệm này.
Thầy ví dụ rằng có một ly nước nó đang xao động, nếu mình đứng để cố gắng cầm chặt cái ly nước đó lại thì ly nước sẽ bớt xao động, tuy có lợi trước mắt nhưng về lâu về dài thì người cầm ly sẽ mỏi mệt và nếu không chú ý sẽ làm rớt cái ly, đó là mình họa cho thiền định hữu vi, hữu ngã, luyện tập pháp hành này có thể tạm yên lúc đầu nhưng về lâu về dài sẽ rất nguy hiểm.
Còn cũng cái ly nước đó, nếu ta chỉ cần dùng tay đặt ly nước lên bàn cho nước trở về trạng thái tự nhiên thì nó tự thăng bằng và không dao động, đó là hình ảnh minh họa của thiền định vô vi vô ngã. Lúc đầu tâm ta dao động rất nhiều nên phải dùng một cái đề mục nào đó ví dụ hơi thở, niệm Phật, niệm chú mục đích để bớt vọng tưởng. Nhưng nếu vọng tưởng lắng dần thì ta phải buông luôn đề mục để cho tâm thức trở về bản tính tự nhiên của nó cũng giống như ta buông luôn ly nước vậy.
Và cuối cùng cũng hình ảnh cái ly nước đó, ta chỉ cần đơn giản cầm cái ly nước đặt nó xuống bàn một cách tự nhiên và ly nước nó sẽ tự động lấy lại trạng thái như bản chất vốn có của nó, đó là hình ảnh minh họa cho thiền tuệ, trở về trọn vẹn với thực tại, buông bỏ bản ngã xuống, tâm thức sẽ dần đi vào yên tĩnh như bản chất vốn có của nó.
Với trí tuệ còn hạn chế, con chỉ hiểu tới mức đó, không biết là con hiểu như vậy có đúng với ý Thầy giảng không, nhờ Thầy chỉ dẫn con thêm.
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

"Hành như vậy nếu hướng về định thì không những chứng được cận hành định mà tứ thiền cũng được, nếu hướng về tuệ thì có thể chứng được các bậc tuệ tuỳ theo trình độ của hành giả"
Bạch thầy, ý của thầy con chưa rõ lắm nên cho con hỏi lại:
- Nếu hướng về định thì đó có phải là chánh định?
- Nếu hướng về tuệ thì có phải là khi đạt đến sát-na định mới có khả năng chánh niệm tỉnh giác trên thực tánh của đối tượng được (chuyển hướng quan sát thực tánh của đối tượng mà không đi vào định như trường hợp 1). Trong trường hợp thực hành như con, thầy có gợi ý nào về trạng thái sát-na định và tác ý để dễ phân biệt danh sắc.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-06-2016

Câu hỏi:

Thầy cho con hỏi là có vài câu trả lời của Thầy về Định Hữu Vi Hữu Ngã và Vô Vi Vô Ngã.
Hữu Vi Hữu Ngã có phải là cố ép tâm tập trung vào một điểm nào đó ví dụ như giữa hai chặng mày hoặc là một đề mục nào đó do tâm trí biến hiện ra. Định Vô Vi Vô Ngã là thả lỏng cả thân lẫn tâm, mặc kệ Pháp đến đi đúng như Thiền Tông có nói "vạn pháp như thế nào thì cứ để nó như vậy, không thêm bớt tăng giảm điều gì. Nhìn vạn vật như nó vốn là".
Lúc này con cảm nhận rõ những niệm niệm sinh diệt kia chỉ là sản phẩm của tâm, thậm chí việc cố ép tâm tập trung cũng chỉ là sản phẩm của tâm. Thực hành theo cách thứ hai dễ dàng và tuyệt vời hơn cách 1 rất nhiều Thầy ạ. Lúc đó tâm trí đầu óc rất thư thái, minh mẫn, tỉnh táo, dường như Định Tuệ đã là một chứ không còn phân ra Thiền Định hay Minh Sát gì nữa. Dù không chú tâm nhưng cũng chẳng nhầm lẫn. Những bài giảng, câu kinh về Pháp về Ngã cũng chẳng còn văng vẳng trong đầu nữa. Những từ ngữ "tâm, Phật, Thiền,..." cũng bặt tăm. Trong ngoài đều quên mà chẳng phải là đãng trí hay lầm lẫn. Cảm giác như con chả còn tu Phật nữa rồi nhưng lại tuyệt vời hơn rất nhiều so với lúc khởi tâm tu Phật.
Trải nghiệm thực hành của con như vậy có đúng không ạ?
Xin Thầy chỉ giáo thêm ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, dạo gần đây con trải nghiệm được 2 khoảnh khắc hạnh phúc của không làm gì. Một lần trên xe ô tô và 1 lần khi đang uống cafe một mình. Khi đó con không làm gì cả, cũng chẳng ý thức, không thiền, không suy nghĩ, nó đến lặng lẽ, chỉ trong khoảnh khắc. Và khi con biết nó thì nó đi mất. <p>
Con không biết có phải ảo tưởng hay không vì khi đó con không thiền, không làm gì cả.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Con thưa thầy, con có câu hỏi mong được thầy giúp con ạ. Khi con tập trung quan sát, nghe, cảm nhận bằng các giác quan vào những thứ xảy ra trong hiện tại, con thấy hiện tại rất sống động, con cũng cảm nhận được niềm vui khi phát hiện ra vẻ đẹp của hiện tại, tâm không bị vướng bận bởi suy tư về những việc trong quá khứ, tương lai. Nhưng nhìn ngắm hoặc quan sát mãi thì con lại thấy không còn vui thích với hiện tại đó nữa, mà cảm thấy nhàm chán, tâm con tự dưng sẽ lại kiếm tìm một ý nghĩ hoặc một cái gì đó vui thích để nghĩ tới. Con có nghe nói nếu phóng tâm thì biết mình phóng tâm, nhưng con thấy tâm con không quan sát 2 thứ một lúc được, nếu đang vọng tưởng thì không biết mình vọng tưởng, lúc biết vọng tưởng thì cũng ngay đó chặn vọng tưởng rồi. Vậy nên con muốn hỏi thầy làm thế nào để không cảm thấy nhàm chán với hiện tại, và làm thế nào để quan sát vọng tưởng ạ, vì con thấy tâm vọng tưởng và tâm biết vọng tưởng cứ như là 1 vậy.
Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2015

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy. <p>
Trước kia ít lâu con không vào xem được câu trả lời của Thầy nên con cũng ít vào mục hỏi đáp chỉ đọc lại sách của Thầy. Lần hồi con cũng quên đi và cũng có vài thay đổi. Hôm nay con xin trình Pháp với Thầy. <p>
Con rất thích đọc sách và tình cờ đọc được quyển nói về Thiền Định (Chánh Định). Trong ký ức con lại khơi lên những trải nghiệm khi sống có Thiền Định với sự chỉ dạy của Ngài HT. Đương nhiên con không còn sống với trạng thái ấy được nữa nhưng nó như một dấu ấn trong tâm không quên được. và con bắt đầu tu tập Thiền Định lại. Nhưng hoàn cảnh của con không cho phép và sự cố gắng của con thật sự đã đem lại nhiều phiền não. Con bắt đầu thấy buồn như ngày xưa con thường bị vì thấy mình đã vướng vào vòng tục lụy nhiều phiền phức gian truân và thoáng bị mặc cảm như người có tội khi không tròn lời hứa năm xưa với Thầy Tổ. Từ khi gặp lại Thầy con tưởng đã giải tỏa được nổi niềm sâu kín này nhưng thật sự con còn yếu ớt quá. Rồi con lại bỏ hết không cố gắng hành Thiền nữa chỉ trở lại xem Thân Tâm mình và không xua đuổi nỗi buồn riêng này. Lạ thay con điềm tĩnh trở lại và làm tròn bổn phận một cách vui vẻ, không chán nản hay muốn trốn tránh nữa. Cái Tâm thật vô thường và chỉ cần định hướng sai 1 chút là rơi vào vòng luẩn quẩn mịt mù. Con thật vui khi mỗi lần thấy ra "Tùy duyên thuận Pháp, vô ngã vị tha" là cách sống sáng suốt và an lành nhất. Không mong cầu chờ đợi hay tạo tác gì cả, cứ tự nhiên mà sống trong sự biết mình trọn vẹn là đủ rồi. <p>
Bây giờ con đã tìm được trang Web khác để xem được câu trả lời của Thầy tuy rằng đôi khi cũng bị trục trặc nhưng con thấy vẫn phải cần thiết để xem mục hỏi đáp mà nhắc nhở và sách tấn cho chính mình.
Con kính thăm sức khỏe Thầy.
Đệ tử TN.

Xem Câu Trả Lời »