loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 392 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'vô ngã, bản ngã & đại ngã'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 08-10-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Con chúc Thầy sức khỏe. Thưa Thầy con có câu hỏi nhờ thầy giúp đỡ: Vọng tưởng có phải là tướng của tâm không ạ.
Con chân thành cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, con rất hoan hỷ khi nhận được câu trả lời của Thầy. Nhưng con đối với khái niệm đại ngã còn mơ hồ, con tìm hiểu thì thấy có nhiều định nghĩa khác nhau. Con thì hiểu đại ngã là cái "ta" lớn, tự mãn và tự cho mình bao trùm tất cả. Con không biết nó có vi tế hơn không hay con hiểu chưa đúng. Con vô minh mong Thầy chỉ dạy cho con được rõ ạ. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con xin chia sẻ một chút trải nghiệm của mình ạ. Giữa không gian rộng lớn vô cùng này, chỉ khi nào ta tự sa chân vào chiếc hộp nhỏ bé (của bản ngã, cái "ta") thì phiền não, khổ đau mới phát sinh mà thôi. Ta không diệt bản ngã, chỉ là đừng tự chui vài chiếc hộp của nó nữa. Con chia sẻ hy vọng nó có ích và cũng để tự nhắc nhở mình tinh tấn. Con xin cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 19-09-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp.
Thưa thầy gần đây con có đọc mấy bài đầu trong sách Thực tại hiện tiền. Trong quá trình đọc sách ở phần 18 giới, ngũ uẩn,… con nhận ra được nhiều vấn đề nơi mình. Các thuật ngữ chuyên môn làm con rắc rối chút ít. Trong lúc buông xả thư giãn con nhận ra có một ngôi nhà tỉnh thức bên trong. Cái mà trước giờ con tưởng là con thực ra chỉ là một vị khách ở đâu đó đến chơi trong ngôi nhà này. Vị khách này nói năng, tính toán, suy nghĩ lung tung…
Đến tối con nghe thêm bài giảng của thầy về đề tài ứng xử với pháp ở khóa thiền thứ 8. Trong lúc nghe con nhận ra điều thầy giảng đúng như tâm con đang là và tâm con liền bừng sáng. Vậy là con đã tìm về ngôi nhà chánh niệm tỉnh giác và sống trong ngôi nhà này. Thầy dạy: nếu nhận ra được thì cứ sống với điều mình thấy. Con hiểu ra được vô minh. Vô minh khác bản ngã, vô minh là khi tánh biết chưa được thắp sáng. Cho nên vô minh chỉ là đối ngược lại với minh chứ vô minh không tạo tác như bản ngã. Phòng tối là vô minh, khi thắp đèn lên thì hết bóng tối, hết vô minh. Còn bản ngã chính là vị khách không mời mà tới. Lúc đầu con thấy vị khách này nói năng, tính toán, suy nghĩ, thuyết giảng … rất hay sau đó con chú tâm vào vị khách này và con nhận ra là mình liền tin tưởng, phó thác mọi thứ cho vị khách này và con nhận ra trước đây mình chính là vị khách này. Con liền buông ra quan sát vị khách phản ứng được một lát thì vị khách lặng mất và con trở về nhà.
Đúng như thầy đã dạy tu là không làm gì cả. Trả pháp lại cho pháp. Trả tâm lại cho tâm. Tâm, pháp tự vận hành. Con đã phần nào lãnh hội được mục đích thực sự thầy muốn chỉ bày cho chúng con.
Con cám ơn thầy đã khai thị và đọc trình pháp của con. Con chúc thầy luôn mạnh khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2016

Câu hỏi:

Kính Bạch Thầy,
Con có 1 câu hỏi ạ.
Đó là khi nhẫn nại thì có phải là cần đến nỗ lực của bản ngã không ạ?
Hoặc khi tâm quá dao động mà mình dùng pháp hỗ trợ niệm ân đức Phật, thì khi niệm cũng cần đến nỗ lực của bản ngã?
Con cảm ơn Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-09-2016

Câu hỏi:

Bạch Thầy,
Trong quá trình con sống và trải nghiệm, con thấy đầu tiên là con đi theo cái bản ngã, nhưng tới một lúc con lại học chữ buông. Buông ở đây là buông cái thái độ của tâm thôi chứ không phải buông cái gì cả. Thầy cho con hỏi, nếu không đi qua giai đoạn cái bản ngã mà buông sớm quá có tốt không ạ? Con hỏi điều này cho em con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-08-2016

Câu hỏi:

Con cảm ơn Thầy rất nhiều vì đã cho con câu trả lời lần trước. Câu trả lời của Thầy làm con nhận ra mình vẫn chưa dám nhìn thẳng vào sự thật rằng từ trước đến giờ mình đang đặt niềm tin vào một thứ tình cảm, cảm xúc mà mình cứ nghĩ nó là chắc chắn và trường tồn. Mình đang cố bảo vệ cho cái tôi của mình (rằng mình không thể sai). Con không muốn dứt vì con vẫn đang bị lệ thuộc quá nhiều vào nó thế nên con tìm mọi cách để biện minh cho nó. Và sau đó bất chấp lấy cái lý tưởng cao đẹp ra để thuyết phục mình và nâng mình lên rằng mình bao dung thế này thế nọ để mình quên đi cái tôi ngu dốt đó. Đôi lúc thấy cái tôi của mình nó thật yếu đuối, cứng đầu và ngu dốt thật Thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2016

Câu hỏi:

Bạch thầy.
Con có có câu hỏi nhờ thầy giúp đỡ.
Mỗi khi thấy một sinh linh bị con người giết (heo, gà,...), con quan sát thấy tâm con khởi lên cảm giác khó chịu, đau, sợ sợ.
Con muốn hỏi rằng, tâm này có phải là một dạng sân trong con không ạ? (Nếu là sân thì tâm này có phải là tướng do duyên sinh hay do ngã sinh ạ?)
Con chân thành cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con xin trình pháp về thiền Tứ niệm xứ.
Thưa thầy bài trình pháp này của con viết ngày 16/08/2016. Con nhận ra được đây là kim chỉ nam cho cuộc sống của con trong đời này.
Mặc dù con đã làm rất nhiều chuyện trong cuộc sống nhưng cuối cùng cho dù thành công hay thất bại, hài lòng hay không hài lòng thì kết quả vẫn là sầu, bi, khổ ưu, não.
Chính vì vậy mà nội tâm con luôn đi tìm một con đường thật sự để sống đúng tốt và cuối cùng nhờ thầy mà con đã tìm ra. Thiền tứ niệm xứ chỉ đơn giản là trở về quan sát lại thân và tâm, quan sát lại các tình trạng cảm giác của thân và các tình trạng cảm xúc của tâm và đặc biệt là thái độ phản ứng nội tâm trước hoàn cảnh sống.
Thiền tứ niệm xứ bao gồm; niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp. Khi nắm vững nguyên lý và thực hành thiền tứ niệm xứ trong đời sống thì giá trị cốt lõi thiền tứ niệm xứ mang lại là phá đi bản ngã vô minh ái duc. Con người sở dĩ đau khổ chỉ đơn giản là do sống trong vô minh. Vô minh là không biết sự thật. Nếu biết sự thật và sống trong sự thật thì không có phiền não khổ đau. Vậy sự thật là gi? Sự thật là tất cả những gì khi lục căn tiếp xúc với lục trần mà không có cái bản ngã vô minh ái dục chen vào. Như vậy mỗi người đều đang sống trong một tình trạng ảo được kết thành từ những kinh nghiệm, khái niệm, quan điểm… biểu hiện dưới dạng cái “ta”. Phá đi cái ta trong từng hoạt động, trong từng suy nghĩ... thì đó cũng chính là phá đi bản ngã vô minh ái dục chi phối đời sống mỗi người. Phá đi cái ta tức là gỡ ra trói buộc do chính cái ta cột vào. Cột vào như thế nào thì gỡ ra cũng như vậy. Gỡ ra chỉ đơn giản là biết cái ta đã cột vào như thế nào, hậu quả ra sao. Chính vì vậy mà thầy đã dạy chúng con: Chỉ có sự giác ngộ trong tương giao, không có sự giác ngộ cá nhân.
Bản ngã vô minh ái dục hình thành từ đời sống, do đó cũng phải từ đời sống mà phá đi bản ngã vô minh ái dục. Niệm thân, niệm thọ, niệm tâm là giúp cho mỗi người biết trở về nhìn lại thân và tâm, hạn chế tình trạng tâm chạy ra bên ngoài dính mắc vào các đối tượng, hay đắm chìm trong quá khứ hay mộng tưởng tương lại. Niệm pháp là thấy ra trói buộc khi tương giao với hoàn cảnh sống. Thấy ra khổ chỉ là ảo, thấy ra nguyên nhân đưa đến đau khổ là hoạt động tạo tác của bản ngã trong tình trạng vô minh, tà kiến. Khi một tâm sinh lên có thể là do duyên bên ngoài tác động hay tự bên trong phát ra mà tâm ấy là phản ứng của bản ngã đầy chất trói buộc thì đó chính là luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau. Đạo đế chính là tuệ thấy được tâm sinh lên từ sự duyên khởi, thấy trói buộc từ tâm ấy đem đến… cũng tương đương với niệm pháp là con đường duy nhất để tháo gỡ những trói buộc hay phá ra bản ngả vô minh ái dục. Thưa thầy con tin là nếu sống như vậy thì giác ngộ giải thoát là tất yếu. Giá trị sống của con người trên cuộc sống này chỉ có vậy.
Con thành kính tri ân thầy và con chúc thầy luôn mạnh khoẻ. Con xin chào thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-08-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin Thầy chỉ dạy cho con được hiểu. Khi con không nhìn thấy bản ngã, "tâm" lan tỏa xung quanh, nhưng khi gặp sự cố đập đầu vào vật cứng, con ý thức được cơn đau và một ý niệm ấm ức sinh khởi "tại sao chuyện này lại xảy ra" sau đó lập tức biến mất, vì ý niệm đó nhanh quá nên sau khi biến mất thì lý trí con mới nhận biết, con nghĩ rằng thấy ra cơn đau và ý niệm đó trước là tánh biết. Thưa Thầy, tánh biết phải như thế nào để thoát vòng sinh tử? Vì như hiện giờ con thấy tánh biết chỉ đơn giản là nhận biết. "Tâm" con khi không thấy bản ngã thì trải rộng nhưng con không biết kêu nó là gì, có lẽ nó không phải tánh biết. Khi đụng chạm việc đời, bản ngã con xuất hiện ngày càng vi tế, khi con phải làm một việc gì đó, phải suy nghĩ trước sau, thì thật khó dung hợp với "tâm" đó. Con gặp phải vướng mắc vì không nhìn ra được vấn đề ở đâu, mong được Thầy chỉ dạy. Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »