loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-02-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, Thầy cho con hỏi mỗi lần con bị người khác nói nặng thì tâm con dao động nước mắt rơi, con phải làm sao để định tâm, thoải mái như không có gì được ạ? Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa thầy. Khoảng gần tuần nay con gặp phải 1 vấn đề mà không cách giải quyết, trong đầu con, từ trong tiềm thức cứ vangl lên 1 giọng ca lời nhạc từ sáng đến tối, thỉnh thoảng có lúc nó ngưng nhưng sau đó nó tự động có lại, nó tự phát mà con không làm chủ kềm chế được, khiến con không thể duy trì chánh niệm được, vì mỗi lần chú ý đến Thân, thọ, tâm, pháp, thì âm thanh và tiếng nhạc lại trỗi lên trong đầu. Kính thưa nhờ thầy giúp con hướng giải quyết vấn đề đó. Con cám ơn Thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-01-2020

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Dạ, bản tâm vốn rỗng lặng trong sáng, vì khởi niệm nên có luân hồi sanh tử. Trong luân hồi sanh tử mình giác ngộ và trở về được bản thể rỗng lặng đó. Vậy, khi giác ngộ rồi mình cũng phải luôn chánh niệm, tỉnh giác phải không Thầy, nếu không, trong một lúc bất chợt nào đó mình thiếu chánh niệm để niệm khởi sinh thì trở lại luân hồi nữa phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2020

Câu hỏi:

Con xin kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy! Cho con hỏi : Khi mình có cảm giác đau, mình trọn vẹn với cảm giác đó. Nhưng trong khi đang có cảm giác đau, lại có cảm giác khác nữa: như ngứa, nhột..v..v...thì mình trọn vẹn với 1 cảm giác hay chung toàn thân ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2020

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Từ nhỏ con đã không thấy ý nghĩa trong đời sống mỗi ngày cho đến khi biết Phật pháp. Lúc đó con nhận ra con phải tu tập để thoát ra khỏi gông cùm vô hình nào đó, để trở lại với chính tâm hồn mình thì sẽ tìm thấy hạnh phúc.
Nhưng mà con đang bị bế tắc trong chính việc tu tập của mình, giống như con đến được trước ngôi nhà Phật Pháp Tăng, nhưng lạc lõng bất định không biết cách nương tựa vào.
Con biết con cần phải chánh niệm tỉnh giác liên tục liên tục, nhưng thấy cứng nhắc và gượng gạo khi cố gắng thực tập kéo dài, cảm giác rất lý thuyết.
Xin thầy chỉ cho con làm sao vượt qua sự lạc lõng chơi vơi.
Xin thầy chỉ cho con kinh nghiệm làm sao để tạo sự hứng thú giữ chánh niệm tỉnh giác liên tục không rời bỏ.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-01-2020

Câu hỏi:

Dạ thưa Sư Ông, năm mới con chúc Sư Ông mạnh khoẻ và bình an.
Sư Ông cho con hỏi để xác nhận về trải nghiệm có đúng không ạ ?
1/ Bấy lâu nay con nghe Sư Ông giảng về tinh tấn chánh niệm tỉnh giác và con chưa hiểu ra nhưng vẫn hành theo ý mình đó là mỗi khi tính buông lung con thấy được một là ngắt cái tâm đó đi hai là cố quay về thực tại bằng cách cảm nhận một cái gì đó xung quanh để tâm mình định trên đó và dùng ý thức nói đây là thực tại. Nhưng sáng nay bất chợt trong lúc ngủ mơ màng một trải nghiểm đến đó là con cứ thấy, cảm nhận trọn vẹn những suy nghĩ vọng tưởng đến thôi không cố gắng làm gì nữa cả thì vô tình con thấy tâm con quay về thực tại một cách tự nhiên mà không cần nỗ lực gì ngoài việc nhẫn nại trước những suy nghĩ vọng tưởng để không dễ duôi buông lung theo.

2/ Về tâm từ, Sư Ông hay giảng tâm không sân mới chính là tâm từ thực sự. Ngày hôm qua khi dọn dẹp nhà cửa, mà sự bề bộn không đến từ con, con vẫn dọn nhưng tâm có sự chỉ trích, nhưng nó có mặt thì con thấy ra rồi quay lại bình thường. Vô tình một sự trải nghiệm xẹt qua đến và đi rất nhanh đó là con trọn vẹn cảm nhận lại chính mình thấy tâm không sân thì lúc đó con vẫn làm công việc mà không hề cảm thấy khó chịu hay muốn chỉ trích, một cảm giác bình thường nhưng có sự điềm tĩnh không chống đối và con thấy lúc đó sự trải nghiệm này rất rõ ràng. Cái thấy này qua rất nhanh rồi sau đó những khó chịu chỉ trích lại xuất hiện và con cứ thấy nhưng cái thấy lúc sau vẫn có gì đó khác.

Sư Ông cho con hỏi sự trải nghiệm mà con thấy ra có phải là tâm tinh tấn chánh niệm tỉnh giác và tâm từ không ạ. Con xin thành kính tri ân Sư Ông!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, cho con hỏi thêm một điều nữa là khi nói tâm từ bi hỷ xả thì từ là không sân, bi là không oán hại, hỷ là không ganh tỵ đố kỵ, xả là không chấp giữ chuyện đã xảy ra. Vậy khi tâm sân nhưng chánh niệm trên cái sân đó thì có được xem là tâm từ không ạ? Tương tự chánh niệm trên tâm muốn hại, trên tâm ganh tỵ đố kỵ, tâm cố chấp... thì có được xem là bi, hỷ và xả không? Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-12-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Con xin trình cái thấy của con và nhờ Thầy chỉ thêm giúp ạ.
Một lần khi con phải làm 1 công việc con không thích. Nhưng đến lúc làm thì tâm con hoàn toàn bình thường, không khởi thích hay không thích và thấy phải làm thì làm thôi và cũng không vọng tâm suy nghĩ thêm gì nữa. Ngay tại lúc đó, con chợt thấy ra sự thật của câu trong kinh bát nhã về “vì không có chỗ được nên Bồ tát y theo bát-nhã ba-la -mật-đa tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hãi, xa hẳn điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu kính Niết-bàn”.
Con kính bạch thầy chỉ thêm cho con chỗ thấy này còn thiếu sót gì không ạ. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-12-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Thầy cho con được hỏi vài vấn đề con thắc mắc trong sự tu học ạ!
Con đọc kinh Tăng Chi Chương 10, Phẩm Song đối, mục Vô Mình có nói rằng thức ăn của Minh là 7 Giác chi, thức ăn của 7 Giác chi là 4 niệm xứ, thức ăn của tứ niệm xứ thân, khẩu ý đúng, thức ăn của thân khẩu ý là chế ngự các căn, thức ăn của chế ngự các căn là chánh niệm tỉnh giác, thức ăn của chánh niệm tỉnh giác là như lý tác ý, thức ăn của như lý tác ý là đức tin viên mãn, thức ăn của đức tin là nghe diệu Pháp, thức ăn của nghe diệu Pháp là Gặp bậc chân nhân.

1. Vậy chánh niệm tỉnh giác này có Phải là Chánh Niệm Tỉnh Giác mà Thầy nói đến trong Tinh Tấn - Chánh Niệm - Tỉnh giác Thầy vẫn hay giảng không ạ?

2. Chánh niệm (trong chánh niệm tỉnh giác) trong bài kinh Tăng chi đó giống hay khác Niệm trong bài kinh Tứ niệm xứ, trong Thất giác chi, trong Bát chánh đạo ạ?

3. Tứ niệm xứ, Tứ diệu đế, Thất giác chi giống hay khác nhau? Trạch pháp có phải là chánh tư duy không?

4. Thầy dạy rằng khi thấy khổ đế, tập đế thì ngay đó là đạo đế, diệt đế. Vậy thì cần gì tu tập 4 niệm xứ, hay thất giác chi ạ?

Bạch thầy con thấy mơ hồ quá, sao càng nghe người khác giảng càng đọc kinh điển con thấy rối ren như cuộn chỉ. Xin thầy khai thị cho con.
Tại sao khi con gặp chuyện đau buồn con ngồi suy tư thấy rằng tất cả là do con tham ái, do con ảo tưởng... Ngay lúc đó con không buồn, không trách người khác nữa. Nhưng vài ngày sau, hoặc khi ngồi thiền sự đau buồn đó vẫn khởi lên lại, nó cứ dai dẳng và kéo dài trong 1 thời gian rất lâu con mới hết được. Nếu như Thầy dạy thì chỉ cần cảm nhận như nó đang là, quay lại cái thực, suy tư thấy được bản chất thì ngay đó là diệt đế, vậy tại sao con vẫn còn nhớ lại chuyện cũ và bị vọng động trong thời gian dài?
Con xin cảm ơn Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-12-2019

Câu hỏi:

Dạ con kính đảnh lễ Thầy!
Thầy cho con xin hỏi pháp ạ.
Khi làm việc nhà lúc đó con không có ý chánh niệm hay thận trọng chú tâm gì cả mà làm với tâm trong sáng, lúc đó con bắt gặp cái biết, cái biết này hoàn toàn vắng lặng và tự động ứng. Thầy cho con hỏi đó có phải là đặc tính của tâm, là 1 trong những yếu tố của Thất Giác Chi phải không ạ?
Con cảm ơn Thầy!
Con kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thân tâm an lạc!

Xem Câu Trả Lời »