loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-10-2017

Câu hỏi:

Kính Thưa Thầy
Lần trước con có hỏi đến Thầy về cái thầy tỉnh thức và thấy như thực. Con có nhận được câu trả lời của Thầy nhưng mà con vẫn chưa thông qua cái thắc mắc của con. Xin Thầy từ bị chi dạy thêm. Cái thấy tỉnh thức nó có thô và tế, phải không Thầy?. Với sự hiểu biết và chiêm nghiệm của con là khi mắt thấy sắc và không có niệm khởi nhưng tâm vẫn còn vọng động hay lăng xăng, thì đó là chỉ là cái thấy của tỉnh thức ở dạng thô. Và khi tâm ở trạng thái yên lặng rỗng rang, thì cái thấy đó là cái thấy tỉnh thức ở trạng thái tế. Vậy thì thấy như thực cùng là cái thấy ở trạng thái tế, phải không Thầy. Cũng cùng một cái thấy giống như câu nói của Đức Phật là trong thầy chỉ có thấy. Con không biết hiểu như vậy có đúng không nữa ?.
Con cảm ơn Thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-10-2017

Câu hỏi:

Dạ con kính bạch sư ông! Dạ sư ông từ bi chỉ dạy giúp con. Nhà con chưa có điều kiện cũng như chỗ để thờ Phật cho trang nghiêm nên mỗi sớm mai trên đường đi làm con thường luôn trì chú đại bi và khi đến nơi con tranh thủ lễ Phật từ 50 đến 100 lần nhưng chỉ ở ngoài trời thôi ạ. Con tự tưởng tượng ra tượng Phật trước mặt nên đều đặn mỗi sáng con lễ như vậy và đã nhiều năm rồi. Nay vô tình con biết được trang này có sư ông nên con mạo muội hỏi là con làm như vậy có được không ạ? Mọi người nói con làm như vậy thiên hạ có dị nghị chi không? Nhưng với con con không sợ ai nói gì, nghĩ gì và con đã lạy nhiều năm rồi. Nay sư ông cho con biết con có nên lễ bái như vậy nữa không? A DI ĐA PHAT.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2017

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Bạch Thầy con hỏi. Trong bài giảng Thầy nói là quay về với thực tại như nó đang là để tâm sáng suốt định tĩnh trong lành, nhưng nếu thực tại đang là, là những điều tiêu cực ví dụ như con cái hư hỏng hay các bức xúc trong cuộc sống thì phải làm như thế nào? Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2017

Câu hỏi:

Con xin chào Thầy,

Gần đây con có chiêm nghiệm nhiều về chữ “Nghi” trong cuộc đời con và của những người xung quanh. Con có rút ra 1 câu nhưng con không biết đúng không, con xin trình đến Thầy. Con nghĩ: “đoạn nghi là bình an” hoặc xa hơn là “đoạn nghi là Niết bàn”.

Con thấy lúc con chưa tu thì vẫn còn loay hoay chọn lựa nhiều thứ của thế gian: học trường nào, làm nghề nào, yêu người nào, mặc quần áo, giày dép của hiệu nào, mua điện thoại Apple hay Android, mua xe hãng nào tốt, đi làm công ty lớn nhưng lương không cao, hay chỗ lương cao nhưng công ty nhỏ, hay chỗ có môi trường phù hợp nhưng lương không cao…

Từ khi biết tu thì gần như không còn phải chọn lựa những thứ của đó nữa. Mỗi buổi sáng rất hạnh phúc là mình không còn phải chọn 1 trong hàng chục cái áo như lúc trước nữa, vì giờ cái nào cũng gần như giống nhau và chỉ có 1 đôi dép để mang. Đi xe nào cũng được, không cần phải đi thật xa để ăn một món thật ngon, xếp hàng để uống/mua một món nào đó đang "hot" hoặc đang có siêu khuyến mãi... Thật không còn hạnh phúc nào bằng.

Nhưng khi đã rũ bỏ những thứ của thế gian thì đường tu cũng lắm phức tạp, có khi còn hơn ngoài đời: pháp học hay pháp hành; nguyên thủy hay đại thừa; Tịnh, Mật hay Thiền; thiền định hay thiền tuệ; định trước tuệ sau hay định tuệ song hành; nếu thiền định thì nên bắt đầu sổ tức hay tùy tức; quan sát hơi thở vô ra hay quan sát phồng xẹp của bụng; thiền tuệ rồi thì chuyên về cái nào trong thân, thọ, tâm, pháp; hay là thân và tâm kết hợp; rồi thiền có phương pháp hay không phương pháp…

Giờ đây thì con biết tất cả đều đúng, nhưng chỉ mỗi người mới có câu trả lời cho chính mình trong những món ăn đã được bày sẵn đó. Đạo Phật là đạo của trí tuệ nên việc nghi ngờ là rất cần thiết, nhưng không giải nghi thì sẽ loay hoay mãi trong đường tu. Không biết mình là ai và từ đó cũng không biết mình hợp với những pháp nào…

Gần đây được dịp hỏi Thầy trong mục hỏi đáp và nghe pháp thoại, gần như con được giải nghi hết tất cả những câu hỏi tiềm ẩn bên trong nhưng không gọi tên ra được rõ ràng. Nhờ việc Thầy trả lời và sau đó con đối chiếu lại những gì mình đã được học và chiêm nghiệm, con thấy mọi thứ ngày càng rõ ràng, tưởng như là con đang trực tiếp xem cuộc đời của Đức Phật một cách chân thực mà không cần qua phim ảnh. Đặc biệt là Ngài đã từ bỏ những pháp tu gì và giác ngộ bằng cách nào, 45 năm đã thật sự dạy những gì, khai thị bằng cách nào. Con thấy người tu học nếu nghiên cứu kỹ cuộc đời Đức Phật thì sẽ không rơi vào nhiều tà kiến phát sinh sau thời gian dài 26 thế kỷ. Con đường tu học con thấy cũng quá nhiều cạm bẫy không kém gì ngoài đời, có khi còn nguy hiểm hơn.

Con cảm thấy khi được giải nghi hết tất cả những điều đó thì mới thật sự an trú được hiện tại một cách trọn vẹn. Lúc viết những dòng này thỉnh thoảng con nhìn những vạt nắng trên những bụi cây ở công viên đối diện, con thấy vui lắm và phát hiện cái nhìn những vạt nắng đó khi đã không còn nghi ngờ khác với thời gian đầu biết Vipassana, lúc trong đầu còn nhiều câu hỏi. Các Thầy đều dạy rằng hiện tại là mầu nhiệm, chỉ có giây phút hiện tại nhưng nếu không chính mình tự giải quyết các nghi ngờ thì cái nhìn vào thực tại ít nhiều là sự cố gắng “cho là” chứ không hoàn toàn tin vào chính mình là chân lý đang nằm ở đó, giải pháp của tương lai đang nằm ở đó.

Hiện tại con cảm giác sự bình an do không còn phải loay hoay các pháp tu nữa. Con mới chiêm nghiệm là, hình như bớt chọn lựa, phân vân, lấy bỏ thì cuộc sống mình càng đơn giản, càng hạnh phúc. Và quá trình rất dài và gian nan đó cũng chỉ để thấy cái đã có sẵn, nhưng nếu gã cùng tử chỉ nghe các Thầy nói “viên ngọc đã có sẵn” mà không tự mình bước đi, tự mình tìm viên ngọc đó trong túi thì những câu hỏi vẫn còn ở đó, vẫn mãi loay hoay và cái thấy của Đức Phật, của các Tổ vẫn không giúp gì được cho mình.

Vì vậy con mới nghĩ là “Đoạn nghi là bình an” hoặc nếu không nói quá “Đoạn nghi là Niết-bàn”. Hiện tại thì con vẫn bị các tập khí, thói quen cũ chi phối và vẫn chưa hết nghi hoặc hoàn toàn. Nhưng con biết bây giờ chỉ là “thấy hay không thấy”, “minh hay vô minh”, “tỉnh thức hay si mê”, “hữu ngã hay vô ngã”, “dụng tâm hay vô tâm” chứ không có gì khác nữa. Con vẫn dùng pháp học và thiền định hoặc đôi khi sử dụng phương pháp chỉ để bổ trợ thêm những lúc cần thiết vì Thầy đã giúp con hiểu được nguyên lý rốt ráo của thiền, của đạo.

Sáng nay đầu tuần con xin trình với Thầy vài việc con chiêm nghiệm trong cuộc đời của mình. Con xin Thầy chỉ dạy thêm.
Con chúc Thầy một tuần nhiều an lạc.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 15-09-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy xin thầy từ bi cho con, nếu con chưa hiển lộ được tánh mà mới chỉ có tướng, nhưng con vẫn thấy tâm rỗng rang và theo dõi được thân, một vài cảm thọ thì con đã có chánh niệm chưa ạ? Con xin đảnh lễ thày, mong có ngày được diện kiến thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2017

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Cho con hỏi chánh niệm vững mạnh có thể thiêu đốt được phiền não và tập khí trong quá khứ không thầy, hay chánh niệm chỉ là phương tiện để cho ta dễ dàng thấy được những phiền não khởi lên trong tâm?
Con cũng thắc mắc có những bậc đạo sư vào rừng, hoặc nhập thất họ không tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài làm sao họ có thể soi sáng tâm mình qua việc tương giao với những người xung quanh, để qua đó họ học ra nhiều bài học giác ngộ.
Nhờ thầy chỉ rõ thêm giúp con.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-09-2017

Câu hỏi:

Bạch Sư, con thắc mắc không hiểu là một người đang thực hiện một hành vi bất thiện bằng tất cả sự thận trọng - chú tâm - quan sát, thì có xem là người đó đang có Chánh niệm hay không ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-09-2017

Câu hỏi:

Thưa Thầy, mấy hôm nay con tiếp tục thực hành như lời Thầy dạy, ngày ngày vẫn nghe pháp thoại của Thầy để xem mình còn vướng mắc nào không.

Con nhận ra lúc trước khi con hành Thiền theo phương pháp, trong đó có 1 kỹ năng là trước khi nói hoặc viết điều gì con quan sát tâm rất kỹ trong khi viết, sau khi viết xong thì con quay ra làm chuyện khác để tạm quên điều đó rồi quay lại đọc với tâm hoàn toàn mới, từ đó con cắt gọt được nhiều đoạn mình viết do phô trương bản ngã hoặc khoe khoang, lan man hoặc chỉ trích một ai đó/điều gì đó mà đoạn đó không cần thiết. Nhờ quan sát tâm kỹ cho nên khi viết ra đoạn văn rất khúc chiết và đúng vấn đề cần nói. Nhưng bên cạnh đó con thấy phương pháp thực hành cũ làm cho mình quá chậm, quá kỹ trong mọi tình huống và không ít trong đó là lo lắng về hình ảnh của cá nhân, của bản ngã.

Khi hành buông xả thì tâm con nhanh hơn, chính vì vậy nên cũng nhiều lúc để bản ngã nói mà không kịp nhận ra, chỉ sau khi dứt lời/viết mới nhận ra và tự điều chỉnh. Nhưng đồng thời con cũng nhận ra là con ít bị kẹt hơn vào việc quan tâm đến việc người ta nghĩ gì về mình, vì con tự biết là mình đã nhận ra lời nói, hành vi của mình chưa đúng tại thời điểm đó rồi, và con của giây phút này khác với con của giây phút trước.

Con đang phân vân là con cần chậm lại hơn hay vẫn cứ giữ nguyên tốc độ như hiện tại, vì con thấy cả 2 cách đều có hay dở của riêng nó. Nhưng con có phần thích cách mới hơn vì con thấy mình ít bị kẹt lại do mình theo pháp kịp, còn việc đúng sai thì con nghĩ pháp tự điều chỉnh. Và con có niềm tin là sau này mình sẽ vẫn giữ theo đúng tốc độ của pháp nhưng vẫn nói năng đủ thận trọng.

Con xin Thầy cho con lời khuyên. Con cũng còn nhiều thắc mắc nữa nhưng con sẽ trình với Thầy sau ạ.

Con cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-08-2017

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ Thầy.
Bạch Thầy, xin Thầy có thể chỉ dạy cho con khái niệm đơn giản nhất thế nào là tinh tấn chánh niệm tỉnh giác được không ạ? Khi con ngồi yên, không suy nghĩ bất cứ điều gì, kể cả việc không chú tâm vào hơi thở có được gọi là chánh niệm tỉnh giác không ạ? Con xin cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-08-2017

Câu hỏi:

Bạch thầy. Cho con hỏi một vài câu hỏi nghiêng về "kinh điển" nhiều hơn vì con đọc đi đọc lại cuốn sách sống trong thực tại của thầy có một số chỗ chưa hiểu.
1) Khi chánh niệm trọn vẹn với tham, sân, si, sợ hãi, bất an... thì tỉnh giác thấy biết những pháp ấy đến từ tướng biết khi bị thất niệm phải không ạ?
2) Trong công việc, ví dụ như người trồng hoa họ quan sát thời tiết, giống hoa... để họ có cách chăm sóc hợp lý thì đó có phải là tùy duyên thuận pháp sự vận hành một cách tự nhiên của pháp?
3) Nỗi sợ hãi, tiếc nuối, lo lắng... nguyên nhân đưa đến kết quả như vậy là có cái ta ảo tưởng suy nghĩ không thầy? Và khi con thấy ra diễn biến đó một cách tự nhiên không qua khái niệm nhưng có lúc có sự tùy duyên thuận pháp khi thấy tâm bất an vẫn còn và có lúc có sự chọn lựa nên lúc nào mỗi khi sợ hãi bất an con đều quán tưởng (tự kỷ ám thị) vì trước đây con nghe pháp của thầy TNT, nhưng vẫn biết đây chỉ là phương tiện ban đầu tập quen thôi.
4) Khi có chánh niệm việc chú tâm khi ngồi thiền hay khi làm công việc thì đó là một sự tùy duyên thuận pháp chứ không phải là sự chọn lựa theo tư ý tư dục?
5) Con thấy vẫn còn nặng về văn tư tu nên có những thắc mắc nghi hoặc mong thầy hoan hỷ. CHÂN THÀNH CẢM ƠN THẦY.

Xem Câu Trả Lời »