loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 661 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tinh tấn chánh niệm tỉnh giác'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Pháp "Như lý tác ý" có thể dùng để hỗ trợ cho việc trở về - trọn vẹn - trong sáng với thực tại được không? Khi đi kinh hành, làm mọi việc hoặc ngồi tại chỗ, Tâm con thường Phóng dật hoặc đi lang thang thì những lúc như vậy con thường hướng tâm nhắc: "Tâm phải gom về thân hành, thân làm cái gì thì tâm phải biết cái nấy, không được phóng dật ra ngoài, không được đi lang thang, phải gom về thân hành cho thật chặt". Thưa Thầy, con dùng pháp tác ý như vậy có đúng không? Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Cho con được trình pháp. <p>
Trong công việc hằng ngày của con, con có những va chạm với đồng nghiệp. Con không hiểu sao người ta lại có thể dễ dàng tung ra câu nói để hạ bệ người khác như vậy hoặc hạ người khác xuống để chứng tỏ mình có năng lực với cấp trên, con bị áp lực công việc. Trong thời gian dài con cứ sợ hãi, u uất và cảm thấy khổ tâm lắm. Rồi con nhận ra rằng, mình cứ ôm ấp những ý nghĩ như vậy chỉ làm mình thêm phiền não, khổ đau mà thôi, mình chỉ cần làm những việc cần làm cho tròn vai trò của mình ở cuộc đời này là được. Con nhận ra rằng sự chết đang tới gần, sự vô thường trong cuộc sống, hết khổ rồi lạc, lạc rồi khổ. Con cứ buông lung như vậy trong cuộc sống hằng ngày. Sống mà không tỉnh giác tí nào, cứ để phiền não nó chui vào mà không phòng hộ các căn. Con cảm ơn thầy rất nhiều, nhờ những lời thầy dạy mà con còn thấy hướng đi cho đời mình. Con xin tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Con thường có thói quen, làm công việc gì, làm mải miết cho xong, quên nhắc tâm tỉnh thức, như vậy có mất tỉnh thức không thưa Thầy? <p>
Con xin thành kính tri ân và đảnh lễ Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-03-2016

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy! <p>
Kính bạch Thầy, xin phép Thầy cho con được hỏi điều này. Con nhận ra ở bản thân con khi tiếp xúc trần cảnh, thì nội tâm sẽ khởi lên ý tưởng cho là thế này, phải là thế kia... Từ đó sẽ thông qua khẩu và thân để hành động. Thưa Thầy, có phải tham sân si luôn ẩn núp nên khi gặp duyên, sẽ biểu hiện qua ý nghĩ cho là... phải là... sẽ là... hay không ạ? Nếu thận trọng chú tâm quan sát thì ý nghĩ này sẽ được nhận biết, nên không gây ra hành động, nghĩa là ngũ uẩn không tập khởi. Con hiểu như vậy đúng không? <p>
Con kính tri ân Thầy nhiều lắm ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-03-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, con đọc trong Kinh Phân biệt về sự thật (số 141 Trung Bộ Kinh) có đoạn ngài Sariputta nói về chánh tinh tấn như sau: "Này chư Hiền, thế nào là chánh tinh tấn? Này chư Hiền, ở đây Tỷ-kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với cái ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì
chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh khởi, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến
cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này chư Hiền, như vậy
gọi là chánh tinh tấn". <p>

Thưa thầy, con nên hiểu những câu như "khởi lên ý muốn cho sinh khởi, khởi lên ý muốn trừ diêt, khởi lên ý muốn làm cho tăng trưởng, viên mãn, v.v..." như thế nào cho đúng ạ? Đoạn kinh này không phải chỉ được nói một lần bởi ngài Sariputta mà chính Đức Thế Tôn cũng nhắc đi nhắc lại nhiều lần mỗi khi ngài giảng về Tứ Diệu Đế. Con đã phân vân về đoạn kinh này rất lâu trước khi con quyết định hỏi thầy, vì con cũng nghĩ là khi tu hành không thể dùng cái bản ngã để đạt đến cái không còn bản ngã được, tuy nhiên trong kinh đã ghi rõ như vậy nên con cũng cảm thấy rất lúng túng. Liệu có thể có cái sinh khởi hay trừ diệt mà không có cái bản ngã cá nhân trong đó không thầy? Trừ diệt nhưng trừ diệt một cách vô tâm, không có tham sân trong đó? Ví dụ như có Tác ý tâm sở nhưng không có Tư tâm sở chẳng hạn? <p>

Tiện đây con cũng xin thầy giải thích giúp con sự khác nhau giữa Tác ý tâm sở và Tư tâm sở được không ạ? Làm thế nào để khi hành động chỉ có Tác ý mà không có Tư tâm sở được ạ? Con cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-03-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, xin thầy hãy chỉ dạy cho con được hiểu. <p>

1. Trong buổi trà đạo sáng nay, con nghe đạo hữu nhắc đến vấn đề thế lực vô hình gây tai nạn cho người khác. Con không hiểu luật nhân quả có công bình hay không, người tốt vẫn có thể bị ác linh hãm hại dù không thù oán, nhưng ác linh có lẽ sẽ không bị quả báo gì. Hoặc là người này chẳng làm điều xấu với người kia, nhưng người kia sinh hận và hãm hại thì đó là cái quả sao? <p>

3. Thưa Thầy, con thấy sống tùy duyên thuận pháp thật khó. Mình vì muốn tránh phiền phức không đáng có, đồng thời muốn bảo hộ điều mà mình nghĩ là tốt/nên xảy ra mà nghịch ý người khác, nhưng làm sao có thể chiều ý tất cả (vì là tương đối), nhưng không làm vậy có phải là ích kỷ không (vì làm theo ý mình)? Thầy có thể cho con thêm ví dụ để con được thông suốt vấn đề này hơn không ạ? (con có nghe pháp và hiểu nhưng khi áp dụng thực tế thì lại bối rối, không biết là do tâm mình xấu, chứa sợ hãi hay là do không biết cách hành xử tốt hơn).<p>
Con xin cảm ơn thầy và chúc thầy nhiều sức khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-03-2016

Câu hỏi:

Con còn hoài nghi sau khi con người chết đi phần thức đi về đâu xin thầy hoan hỉ chỉ cho con rõ thêm, con xin đảnh lễ thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, xin thầy hãy chỉ bảo giúp con vấn đề này. Nhiều lần trước khi ngủ, con thả lỏng để tâm trải rộng ra xung quanh, nhưng sau mỗi buổi sáng bắt đầu ngày mới, tinh thần con rất mệt mỏi, sa sút và nặng nề. Dạo gần đây tinh thần con ngày càng kém, con nghĩ rằng tinh thần mệt mỏi là một biểu hiện tiêu cực của bản ngã vì nó muốn buông xuôi, nhưng con không biết làm sao cải thiện tình trạng của mình. Hai chữ mệt mỏi luôn đeo bám con và muốn kéo con xuống cùng với nó, con cảm thấy tinh thần của mình dần bị kiệt quệ vậy. Kính xin thầy chỉ dạy cho con biết nên xử lý tình huống này như thế nào. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-02-2016

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con xin được phép trình bày vài điều. <p>
- Có phải khi không chú tâm tỉnh giác thì ý thức bị phân hai, trong đó có "người ý thức và vật được ý thức" điều này gây nên mâu thuẫn. Còn khi chú tâm tỉnh giác thì chỉ có duy nhất ý thức xuyên suốt. <p>

- Khi ta ganh ghét 1 ai đó, ta bắt đầu độc thoại trong ta như "anh chỉ là đồ ngu dốt, điên khùng, v.v.." thì ta chính là sự ganh ghét đó. Nhưng việc nói như thế khiến sinh ra cảm giác có "cái ta" khác đang đứng ngoài và nhìn vào ganh ghét. Nhưng sự thật chỉ có ganh ghét. <p>

- Rồi sau tất cả những điều trên, câu hỏi nảy sinh "ai nhận ra những ảo tưởng trên"? Câu hỏi này vốn sai lầm - mà không khác gì hơn chỉ là suy nghĩ. Con nhận thấy rằng chỉ có sự nhận biết, sự nhận biết này không có ai - không có nguyên nhân - không có khởi đầu. Cái này có phải là tánh biết thầy hay nói đến? <p>
Những nhận thức trên của con có đúng không thầy? Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Tuy con đã thực hành thiền minh sát được một thời gian nhưng còn vẫn còn nhiều khúc mắc trong pháp hành. Con xin trình bày kinh nghiệm của con ở đây mong thầy được thầy giải. <p>

Kỹ thuật thiền đầu tiên mà con học được là trong khóa thiền niệm thọ. Kĩ thuật này chú ý đến việc chánh niệm các cảm thọ bằng cách quét một cách có hệ thống các phần trên thân. Việc kéo chánh niệm đi này đối với con khá căng thẳng và dùng rất nhiều sức, nên mỗi khi hành thiền cơ thể con thường bị nóng lên và có cảm giác mệt mỏi. Giai đoạn này theo con hiểu thì chánh niệm là việc nỗ lực lớn duy trì khả năng nhận biết trên các thân phần nhỏ. <p>

Sau đó, con có may mắn tham gia trọn vẹn một khóa thiền khác về kỹ thuật niệm tâm thì con cảm thấy phù hợp hơn, mặc dù kĩ thuật này đã giúp con thả lỏng hơn kĩ thuật trước nhưng sự cố gắng níu giữ chánh niệm của con vẫn còn khiến con đôi lúc cảm thấy căng thẳng. Trong quá trình hành thiền đặc biệt là khi kinh hành, con đôi lúc con cảm thấy tâm con bị tách làm 2 phần, 1 phần tâm cố gắng điều khiến chuyển động (trong trường hợp kinh hành là bước đi chậm rãi), 1 phần tâm khác quan sát các hiện tượng. Con nhận ra rằng khi con càng cố gắng điều khiển chuyển động thật chậm rãi, thì con càng trở nên căng thẳng hơn, tâm càng trở nên tán loạn và khó nhận biết. Còn lúc con thả lỏng cho thân di chuyển một cách tự nhiên gần như chỉ có ý thức về tâm hay biết hoạt động thì con lại cảm thấy mình ghi nhận được tốt hơn. <p>

Về sau này con cũng có cảm giác tương tự như vậy ở trong lúc thiền ngồi, đôi lúc tâm con vẫn còn những đòi hỏi thô tế muốn bám vào để mục đang chánh niệm (dạng như nếu nó mất đi thì con sẽ tự động điều khiển chánh niệm nhiều hơn vào đó để có thể thấy nó rõ lại). Việc này tạo cho tâm con những căng thẳng ngay lập tức. Còn khi con buông lỏng toàn thân, không còn cố gắng gì nữa, thì có một vài khoảng khắc còn cảm giác khi tâm tĩnh lặng các đối tượng sự tự động đập vào tâm, để tâm ghi nhận một cách tự nhiên. Đến thời điểm hiện tại thì con hiểu chánh niệm theo cách như trên tức là để tâm mình thả lỏng và bình thản (tỉnh lặng) một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực khi tâm đạt đến một mức độ thả lỏng nhất định thì mọi đối tượng sẽ tự động va đập vào tâm dẫn đến việc chánh niệm liên tục mà không căng thẳng. <p>

Con có đọc được trong sách rằng ngài Ajahn Chah có nói đại ý sau khi có được định tâm, sự quán chiếu sẽ tự động tiếp diễn. Con có cảm giác là con hiểu một chút ý của ngài, nhưng con vẫn không thực sự chắc chắn được gì cả. Nên có muốn hỏi thầy cách hiểu của con về chánh niệm như trên có điểm nào không đúng không? Về việc nỗ lực và thả lỏng con vẫn còn nhiều phân vân. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »