loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 148 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thận trọng - chú tâm - quan sát'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 18-10-2019

Câu hỏi:

Mô phật con bạch thầy.
Con thực hành chánh niệm tỉnh giác trọn vẹn với thực tại. Nhưng con thấy thực tại có nhiều thứ lôi kéo tâm con quá. Ví dụ như con ăn, con cũng muốn trọn vẹn với việc ăn, nhưng trong lúc ăn không chỉ có ăn không thôi mà mắt con vẫn thấy sắc tai vẫn nghe ý vẫn khởi lên lôi kéo khiến con không trọn vẹn được hoàn toàn, mà con cảm nhận mùi vị thức ăn một vài giây rồi có âm thanh gì bắt tai tâm con lại duyên theo.... Hoặc con có ý nghĩ hay có điều băn khoăn trong cuộc sống nên ngay cả khi ăn tâm con cũng bị ý niệm đó khởi lên kéo đi. Có thầy nói thiền minh sát tuệ là lấy mọi đối tượng làm đề mục quan sát chứ không cần phải ép mình tập trung vào đối tượng bắt buộc nào cả. Nên con nghĩ có phải là lúc ăn nếu vị giác là đối tượng nổi bật thì mình thấy ngay trên đó, còn khi ăn mà có âm thanh nổi bật lên mình vẫn biết trên nó luôn chứ không cần ép mình phải ở lại cái với việc ăn. Tức là cứ để nó đi đâu thì đi nhưng nó đi đâu mình biết nó ở đó là đc. Hay ý đang có suy nghĩ nào quá mạnh thì mình cứ nghĩ nhưng nghĩ trong cái biết chứ ko nghĩ miên man mê mờ thì cũng đc. (nhưng lúc nghĩ thì con lại quên việc con đang ăn rồi ạ) không biết con hiểu thế có đúng ko. mong thầy chỉ cho con biết rõ hơn ạ
Và điều thứ hai con muốn hỏi. Mắt tai mũi lưỡi thân ý, pháp đến thì thấy biết rõ ràng. Nhưng đó là những lúc mình thụ động theo cảnh tự nhiên. Nhưng trong cuộc sống có những suy nghĩ những quyết định và những lựa chọn cần suy nghĩ thấu đáo mới quyết định được. Thì những lúc đó con nên sử dụng cái thận trọng chú tâm quan sat như thế nào để không bị đi lầm vào vọng tưởng. Ví dụ con cần suy nghĩ để quyết định giữa hai sự lựa chọn con cần phải nghĩ xem nếu mình chọn lam điều A thì sự việc sẽ diễn ra như này như này... Còn nếu chọn làm điều B thì mình sẽ như này... Nhưng con không biết dùng cái thận trọng chú tâm quan sát như nào cho đúng. Tức là con không biết khi suy nghĩ con đang thận trọng chú tâm quan sát hay là đang bị cái ảo tưởng của bản ngã vẽ ra cho con. Thưa thầy mong thầy khai thị cho con hiểu
Con thành kinh tri ân thầy. Con chúc thầy sức khỏe ạ
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-09-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy.
Thời gian qua con ứng dụng lời thầy sống tùy duyên Thuận pháp tỉnh thức trọn vẹn pháp thực tại đang là, Tuệ cứ vậy ứng hiện trong thấy biết. Vì mới vấp ngã do cái "tôi" tạo dựng nên trong thấy con chỉ có thấy không có cái tôi thấy, pháp tròn đủ ngay nơi đây, đôi lúc như vỡ òa. Nhớ lời Thầy con vẫn điềm tĩnh, cứ vậy ngày qua ngày.
Cho tới sáng nay khi con đang trọn vẹn cảm nghe nơi thân tâm trong rỗng lặng tự nhiên, lại nữa sự vỡ òa trong con những thấy biết vô cùng trong sáng và thực nghiệm lời Thầy Thế nào là "sống thiền, tu là một quá trình trở về thấy ra sự thật nơi chính mình, sáng suốt định tĩnh trong lành, thận trọng chú tâm quan sát, tinh tấn chánh niệm tỉnh giác". Vâng thưa Thầy, dòng tuệ giác thấy ngay thấy tức khắc, thấy liền biết liền tại đây ngay bây giờ, những thấy biết rất tự nhiên vô cùng trong sáng, con ví như con mắt Tuệ hé mở, thấy biết không chớp nhoáng như những lần trước mà chiếu soi rõ ràng trung thực khi buông "nỗ lực trở thành", không phải sự thấy biết của học hiểu mà thực thể nghiệm lời Thầy. Suốt bảy năm trời thực hành có khi sự thanh tịnh tĩnh lặng cùng hỷ lạc khinh an đến với con kéo dài 7 tháng, con như thấm nhuần sự bình yên, nhưng rồi sự dính mắc vi tế vào pháp ấy con không nhận ra nên tiếp tục vẽ rắn thêm chân, thế là con tự rời xa thực tại đang là, vô minh tiếp tục che mờ tánh sáng.
Thưa Thầy, khi con sáng suốt hay lúc vô minh che phủ là do nơi con, giờ con đã thấy ra nguyên nhân của nó, lúc này đây con như đứa trẻ vừa đón nhận món quà vô giá mà người Cha ban tặng, niềm sung sướng hân hoan dâng trào, tâm con sống với thực tại đang là cùng sự rỗng rang trong sáng tự nhiên "pháp như nó đang là". Con phấn khởi trình bày pháp hành, vừa tỏ lòng tri ân và kính mong Thầy dạy thêm cho con.
Tận đáy lòng sâu thẳm con thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, trong các bài giảng thầy thường kêu một người làm việc gì đó và chỉ ra rằng đó là đang thận trọng chú tâm quan sát, thầy nói rằng khi mình làm một việc gì đó thì đã ứng ra thận trọng chú tâm quan sát rồi. Con không biết phải ứng ra như thế nào vì khi trong lúc làm việc gì đó nếu như con không nghĩ mình thận trọng… thì lúc đó con lại đang thận trọng…, nhưng khi quay về để xem mình đang thận trọng… như thế nào thì lại rơi vào cảm giác không tự nhiên. Còn nếu làm việc việc bình thường thì lại rơi vào sự quán tính thói quen mà không thấy chính mình.
Mong Thầy chỉ dạy giúp con! Con xin thành kính tri ân Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 18-09-2019

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy,

Con thành kính tri ân Thầy đã luôn hỗ trợ Phật tử chúng con, từ trả lời câu hỏi cho tới những bài học thực tế nhất từ thân giáo của Thầy ạ. Dạo này con có một số chuyển biến như sau, kính mong Thầy chỉ dạy con thêm ạ:
- Gần đây nhất là con ngồi thả lỏng buông thư ở công viên, và tự nhiên tâm rỗng lặng hoàn toàn, bặt hết tất cả các niệm bên ngoài, và sau đó con chạm mặt với “ ông mặt trời”, một sự thấy biết toàn thể, tai nghe âm thanh, gió mát, mùi hương thơm, ông mặt trời trong con tự chiếu hết mọi Pháp xung quanh một cách tự nhiên, vô tâm. Hoàn toàn rỗng lặng trong sáng mà biết rõ khắp, không thời gian, không gian.
- Và phần Pháp thoại thì hôm qua con nghe cả trong mơ, thực hành thận trọng chú tâm trong cả giấc mơ.

Con xin được dừng bài trình pháp tại đây. Con không biết tri ân Thầy cách nào ngoài sự chân thành thực hành giáo pháp cụ thể trong đời sống. Con kính chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe để dẫn dắt chúng con trên đường tu học ạ. Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.

Kính,
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-09-2019

Câu hỏi:

Xin thầy giải thích cho con sự khác nhau giữa tự kỉ ám thị và tư duy tích cực để chiêu cảm điều lành ạ... cuộc sống của con tuy đầy đủ, nhưng nó đang nhuốm màu bế tắc và con không biết cách vượt qua, vì đi tới đi lui đều có thể thất bại và tổn hại tiếp tục... Kính mong thầy cho con xin vài lời khuyên ạ! Mô Phật!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, xin Thầy cho con cho con lời khuyên. Con nghe và hiểu Thầy giảng trọn vẹn với thực tại là gì. Nhưng đến giờ này vẫn chưa thực sự biết cái gọi là ứng dụng tánh biết vào sinh hoạt hằng ngày. Ngoại trừ lúc ngồi buông xả thư giản thì con thấy được các cảm thọ khởi lên nhưng không phản ứng thì nó mất đi. Nhưng con chỉ thấy được giai đoạn nó sinh lên, trụ lại, còn giai đoạn nó trụ lại bao lâu rồi diệt đi lúc nào thì tâm con buông lung nên không thấy. Con có nên lúc buông xả thư giãn nếu có cảm thọ hay suy nghĩ thì cố ý hướng tâm tới nó để quan sát nó một cách trọn vẹn để thấy ra sự sinh diệt của nó hay không?

Vấn đề thứ hai, như con nói con vẫn chưa thực sự hiểu ứng dụng tánh biết một cách tự nhiên vào đời sống là như thế nào. Con thử thận trọng chú tâm quan sát trong từng việc thì có vẻ như là cố làm vậy nên được một lúc thì tâm lại buông lung quên mất. Một phần tập khí của con là người cẩu thả, sống bừa bãi, rất dễ buông lung phóng dật. Vậy cho con hỏi nếu con chưa vào được thận trọng chú tâm quan sát nhưng trong mọi việc cuộc sống hằng ngày con cố ý làm chậm lại để tạm thời đối trị tập khí sống cẩu thả hấp tấp nóng vội bụp chụp có được không?

Và xin Thầy hướng dẫn chỉ con cách nào để thâm nhập vào được ứng dụng thận trọng chú tâm quan sát một cách tự nhiên, vì con nghe thì hiểu nhưng không hiểu phải làm như thế nào để thấy ra được điều này.
Con xin thành kính tri ân Thầy!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2019

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,
Lúc nhỏ không biết sao con đã dính vào con đường thỏa mãn dục rất sớm, vô tình cảm giác ấy làm con chìm đắm, mà lúc đó con còn rất nhỏ và không biết gì về nó. Cứ như vậy tò mò rồi bị nó lôi kéo mãi. Bây giờ con đã 24 tuổi và thấy ra những mất mát, đau khổ, mặc cảm tự ti, ngại giao tiếp, đủ thứ... Con đã rất ăn năn hối hận và con cũng quyết rời xa nó. Nhiều lần thất bại và hiện tại con đã rời xa nó khoảng 4 tháng. Trong thời gian đó con biết đến thầy, nghe pháp thoại của thầy, con thấy trong con đã có sự chuyển hóa rất tích cực. Thầy giảng dạy cho con thấy tại sao nó lại đến sớm với con như thế ạ. Con xin cám ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-07-2019

Câu hỏi:

Thầy kính mến! Thầy có chỉ bốn nguyên lý thiền. Khi hữu sự thận trọng, chú tâm, quan sát. Còn mấy nguyên lý sau con quên, mong thầy nhắc lại. Con xin cảm ơn thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2019

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy!
Chánh niệm tỉnh giác là trong thấy chỉ thấy, trong nghe chỉ nghe, trong biết chỉ biết mà không có nỗ lực của bản ngã. Nhưng theo con để thấy nghe như thế lại cần nỗ lực thận trọng chú tâm quan sát, nếu lơ là sẽ bị vọng tưởng dẫn đi rất xa. Vậy chú tâm quan sát thế nào để không là nỗ lực của bản ngã, không rơi vào cái bẫy của bản ngã?
Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 31-05-2019

Câu hỏi:

Dạ, con xin đảnh lễ Thầy.
Con đang học Pháp của Thầy, có phải là mỗi ngày trong cuộc sống mình phải thận trọng chú tâm quan sát, rồi sẽ đến trở về trọn vẹn tỉnh thức, rồi sẽ tới sáng suốt định tĩnh trong lành và cuối cùng là rỗng rang lặng lẽ trong sáng, không cần phải ngồi thiền phải không ạ? Đời con khổ lắm, con thích tu nhưng lại không ngồi thiền được. Kính xin Thầy dạy cho con. Con xin cảm ơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »