loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 24-02-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, nhiều lúc con thấy mình sao cô đơn, buồn và bế tắc trong việc giải quết và xử lý tình huống. Có phải do con quá tham, sân, si và ảo tưởng làm con như thế không? <p>

Con đã trải nghiệm và chiêm nghiệm cuộc đời này, được nghe thầy giảng pháp, đọc sách thầy viết và con hành thiền tuệ, mặc dù con đã thấy pháp một cách chân thật như nó đang là... nhưng không hiểu sao con vẫn còn bị cuốn trong vòng xoáy mà nhiều lúc không kiểm soát được thân và tâm mình! <p>

Tâm tham, sân của con xuất hiện, con biết nó đang tham và sân, vậy mà con không kiểm soát được mà làm theo ý muốn của nó, để rồi buồn vui lại đến! <p>

Như thầy từng nói, cuộc đời này nhờ cái khổ, đau thương mất mát, sự trải nghiệm thực chứng cuộc đời này để tuệ giác phát triển và thấy được các pháp diễn ra một cách chân thật như nó đang là, tánh biết tự nó sẽ biết tất cả. Con không sợ khổ, không sợ đau thương mất mát, buồn hay vui bởi vì con đã khổ từ nhỏ đến giờ! <p>

Con thấy tất cả những gì mình có được trong cuộc đời này không phải tự nhiên mà có, phải có một quá trình, thời gian học tập rèn luyện, tu tập bằng cả trái tim, ý chí và nghị lực của bản thân mình mới có được cái điều mình muốn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, có sự đánh đổi mất mát mới có được điều mình muốn, nhưng tất cả được hay mất không quan trọng, điều gì làm chúng ta thấy biết để giác ngộ giải thoát mới quan trọng, con nghĩ vậy có đúng không thầy? <p>

Nhưng thầy ơi, con không biết sao đến giờ con vẫn chưa kiểm soát được bản thân mình, con vẫn bị xoáy vào vòng xoáy cuộc đời này, thế là buồn, vui, sầu, giận, trách móc nghi ngờ đến trong con, thật là vô lý và mâu thuẫn đúng không thầy? <p>
Con xin trình bày suy nghĩ, trải nghiệm của con để thầy nhận xét chỉ dạy. Con thành kính tri ân đảnh lễ thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-02-2016

Câu hỏi:

Thầy kính mến. Tuy con đã thực hành thiền minh sát được một thời gian nhưng còn vẫn còn nhiều khúc mắc trong pháp hành. Con xin trình bày kinh nghiệm của con ở đây mong thầy được thầy giải. <p>

Kỹ thuật thiền đầu tiên mà con học được là trong khóa thiền niệm thọ. Kĩ thuật này chú ý đến việc chánh niệm các cảm thọ bằng cách quét một cách có hệ thống các phần trên thân. Việc kéo chánh niệm đi này đối với con khá căng thẳng và dùng rất nhiều sức, nên mỗi khi hành thiền cơ thể con thường bị nóng lên và có cảm giác mệt mỏi. Giai đoạn này theo con hiểu thì chánh niệm là việc nỗ lực lớn duy trì khả năng nhận biết trên các thân phần nhỏ. <p>

Sau đó, con có may mắn tham gia trọn vẹn một khóa thiền khác về kỹ thuật niệm tâm thì con cảm thấy phù hợp hơn, mặc dù kĩ thuật này đã giúp con thả lỏng hơn kĩ thuật trước nhưng sự cố gắng níu giữ chánh niệm của con vẫn còn khiến con đôi lúc cảm thấy căng thẳng. Trong quá trình hành thiền đặc biệt là khi kinh hành, con đôi lúc con cảm thấy tâm con bị tách làm 2 phần, 1 phần tâm cố gắng điều khiến chuyển động (trong trường hợp kinh hành là bước đi chậm rãi), 1 phần tâm khác quan sát các hiện tượng. Con nhận ra rằng khi con càng cố gắng điều khiển chuyển động thật chậm rãi, thì con càng trở nên căng thẳng hơn, tâm càng trở nên tán loạn và khó nhận biết. Còn lúc con thả lỏng cho thân di chuyển một cách tự nhiên gần như chỉ có ý thức về tâm hay biết hoạt động thì con lại cảm thấy mình ghi nhận được tốt hơn. <p>

Về sau này con cũng có cảm giác tương tự như vậy ở trong lúc thiền ngồi, đôi lúc tâm con vẫn còn những đòi hỏi thô tế muốn bám vào để mục đang chánh niệm (dạng như nếu nó mất đi thì con sẽ tự động điều khiển chánh niệm nhiều hơn vào đó để có thể thấy nó rõ lại). Việc này tạo cho tâm con những căng thẳng ngay lập tức. Còn khi con buông lỏng toàn thân, không còn cố gắng gì nữa, thì có một vài khoảng khắc còn cảm giác khi tâm tĩnh lặng các đối tượng sự tự động đập vào tâm, để tâm ghi nhận một cách tự nhiên. Đến thời điểm hiện tại thì con hiểu chánh niệm theo cách như trên tức là để tâm mình thả lỏng và bình thản (tỉnh lặng) một cách tự nhiên không cần nhiều nỗ lực khi tâm đạt đến một mức độ thả lỏng nhất định thì mọi đối tượng sẽ tự động va đập vào tâm dẫn đến việc chánh niệm liên tục mà không căng thẳng. <p>

Con có đọc được trong sách rằng ngài Ajahn Chah có nói đại ý sau khi có được định tâm, sự quán chiếu sẽ tự động tiếp diễn. Con có cảm giác là con hiểu một chút ý của ngài, nhưng con vẫn không thực sự chắc chắn được gì cả. Nên có muốn hỏi thầy cách hiểu của con về chánh niệm như trên có điểm nào không đúng không? Về việc nỗ lực và thả lỏng con vẫn còn nhiều phân vân. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-02-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! <p>
Con thành kính đảnh lễ Thầy! Kính bạch Thầy,
Con xin phép Thầy cho con được hỏi hai điều sau: <p>
1. Khi tâm khởi lên hình ảnh do tiếp xúc 6 trần thì hình ảnh này là pháp trần, không cần phải có thái độ tiêu diệt vì đó là việc của Pháp. Điều cần quan tâm là cảm xúc đối với hình ảnh này, lúc này con chỉ nhìn thôi, thì sau một lúc hình ảnh không còn mà cảm xúc cũng không phát triển thêm. Con hành như vậy đúng chưa ạ? <p>
2. Thưa Thầy, Tánh Biết còn được gọi là Chân Tâm, Bản Lai Diện Mục phải không?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-02-2016

Câu hỏi:

Con kính đảnh lễ thầy, thưa thầy cho con hỏi: <p>
- Linh tính có phải là một phần của tánh biết không? <p>
- Điềm gở hay điềm lành cũng là sự vận hành của pháp phải không? <p>
- Con chưa hiểu rõ lắm về sự trọn vẹn, như khi đau bệnh phải trọn vẹn cái đau đó như thế nào nó mới bớt đau thường thì con chỉ biết đối trị lại thôi, như là uống thuốc hoặc đi bệnh viện xin thầy từ bi chỉ dạy cho con, cám ơn thầy nhiều.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2016

Câu hỏi:

Kính bạch thầy cho con hỏi: <p>
1) Tiềm thức và tánh biết giống nhau hay khác nhau? <p>
2) Nếu mình nhìn thấy, nhận biết các sự vật hiện tượng đúng theo quy luật, tất cả các pháp như nó đang là, không có sự can thiệp sự hiểu biết của ý thức vào để phân tích hay giải thích thì sẽ thấy tất cả các pháp một cách chân thực nhất. Chỉ có tâm chúng ta là xao động lăn tăn, biến đổi nên mới thấy có sự sai khác mà sinh lo âu, ưa ghét... đúng vậy không thầy? <p>
Kính bạch thầy chỉ dạy. Con thành kính tri ân thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-01-2016

Câu hỏi:

Xin thầy cho hỏi bằng cách nào hay phương pháp nào để mình phát triển tánh biết ạ. Hằng ngày con vẫn quan sát thân tâm và mọi việc xảy ra xung quanh nhưng con có cảm giác đó là do con nỗ lực ý thức để quan sát chứ không phải do tánh biết tự soi chiếu sự việc.
Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2016

Câu hỏi:

Con chào thầy ạ! Thầy cho con hỏi trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền có đoạn con chưa rõ. Sắc uẩn khởi lên khi có căn-trần-thức, rồi thầy lấy dụ những người ngồi đây khi thầy giảng thì sắc uẩn không khởi sanh. Nhưng con thấy lúc đó có mắt, có nhãn thức và đối tượng của mắt (vì đang xem thầy giảng bài) nhưng sao không được gọi là sắc uẩn ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-01-2016

Câu hỏi:

Con thưa thầy, con có câu hỏi mong được thầy giúp con ạ. Khi con tập trung quan sát, nghe, cảm nhận bằng các giác quan vào những thứ xảy ra trong hiện tại, con thấy hiện tại rất sống động, con cũng cảm nhận được niềm vui khi phát hiện ra vẻ đẹp của hiện tại, tâm không bị vướng bận bởi suy tư về những việc trong quá khứ, tương lai. Nhưng nhìn ngắm hoặc quan sát mãi thì con lại thấy không còn vui thích với hiện tại đó nữa, mà cảm thấy nhàm chán, tâm con tự dưng sẽ lại kiếm tìm một ý nghĩ hoặc một cái gì đó vui thích để nghĩ tới. Con có nghe nói nếu phóng tâm thì biết mình phóng tâm, nhưng con thấy tâm con không quan sát 2 thứ một lúc được, nếu đang vọng tưởng thì không biết mình vọng tưởng, lúc biết vọng tưởng thì cũng ngay đó chặn vọng tưởng rồi. Vậy nên con muốn hỏi thầy làm thế nào để không cảm thấy nhàm chán với hiện tại, và làm thế nào để quan sát vọng tưởng ạ, vì con thấy tâm vọng tưởng và tâm biết vọng tưởng cứ như là 1 vậy.
Con xin tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 03-01-2016

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ thầy. Thưa thầy cho con trình bày về sự toàn diện và cục bô. <p>
Thưa thầy khi tâm con khởi sân và con theo dõi sân thì đó vẫn còn cục bộ. Khi tâm con thường tỉnh thức, sân khởi thì sân cứ khởi, không cần thấy sân mà vẫn biết sân đang vận hành thì đó là toàn diện. <p>
Con có nghe bài pháp “Thiền là chiếu sáng” thầy có hướng dẫn hành thiền. Trong đó thầy dạy buông cái bản ngã xuống thì tánh biết thấy pháp tự nhiên, còn pháp vận hành thế nào là chuyện của pháp. Khi con trải nghiệm con thấy ra đó là pháp thiền toàn diện vì chỉ khi tâm hoàn toàn lặng lẽ và sáng suốt thì mới thấy pháp như nó đang là. Còn nếu như niệm thân, niệm thọ hay tập khí khởi lên mà biết một cách cục bộ trên đối tượng đó thì đó là tâm đang bị chi phối bởi chính đối tượng đó. Thưa thầy những gì thầy dạy con là giúp con thấy ra cái thực, còn pháp hành mà thầy dạy có phải chỉ có 4 chữ là: Buông xuống tự nhiên, đúng không thưa thầy? Con xin chúc thầy luôn mạnh khoẻ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2015

Câu hỏi:

Thưa Sư kính, con xin hỏi Sư một vấn đề con thắc mắc. <p>
Khi một tâm bất thiện vừa khởi lên, thấy được nó sắp tăng trưởng thì nó từ từ giảm dần và biến mất. Nhờ vậy, tâm ngày càng bớt đi những niệm bất thiện. Nhưng về mặt vi tế thì vẫn luôn có những niệm bất thiện âm thầm tác động, chi phối con người. Và một khi mất cảnh giác thì nó giống như một nguồn nguyên liệu sẽ làm bùng cháy trở lại những tâm tham, sân, si. Như vậy, chúng ta có thể triệt tiêu tận gốc nguồn nguyên liệu này hay không? Hay nó luôn tồn tại như một điều tự nhiên? Và nếu tiếp tục duy trì cách quan sát tâm này có thể chuyển hóa tận gốc những vô minh đó hay không? <p>
Con xin chân thành tri ân Sư!

Xem Câu Trả Lời »