loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 307 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tánh biết & tướng biết'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 05-11-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Như vậy con xin được hỏi thêm Thầy là con nên làm thế nào thì mới thận trọng chú tâm quan sát ngay lúc các tâm sinh diệt ạ? Con không rõ là do con chưa tu tập đúng cách hay là con chưa thật sự hiểu đúng ý nghĩa của việc thận trọng chú tâm quan sát, nhưng con chỉ thấy rằng con thường không tự kiểm soát được mình. <p>

Cụ thể là lúc bình thường thì không có gì, nhưng mỗi khi con gặp phải một cảm xúc mạnh nào đó thì thường con như bị u mê hẳn đi mất một đoạn thời gian, đến tận lúc cảm xúc ấy tự nó qua đi thì con mới "tỉnh" lại được. <p>

Vậy con xin hỏi là con cần có phương pháp nào, hay là đọc sách nghe pháp thoại nào thì mới có thể thận trọng chú tâm quan sát một cách đúng đắn ạ? <p>
Con xin cảm ơn thầy và chúc thầy luôn mạnh khỏe ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-10-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, con xin Thầy chỉ dạy cho con. Trong tứ oai nghi và những lúc làm việc, con luôn có niệm biết. Cái biết này hầu như lúc nào cũng sáng trong Thầy ạ. cái biết này không phải cái biết của tâm thức mà là cái biết của tự tánh thanh tịnh thưa Thầy. Đó là theo chỗ hiểu của con. Những lúc ngồi thiền, con cũng chỉ duy trì niệm biết thôi, mặc kệ những gì xảy đến cho thân hay ngoài thân. Và dĩ nhiên khi niệm biết có mặt thì không một niệm nào khác xen vào. Bạch Thầy, cứ như thế con hành trì trong suốt thời thiền, có đúng không ạ? Con mong Thầy hướng dẫn cho con. Con kính chúc Thầy luôn khỏe.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-10-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, <p>
1- Tâm rỗng lặng, trong sáng và hồn nhiên là tâm không phê phán, khen chê, thấy đúng sai mà không sinh tâm kỳ thị... khi nhìn mọi sự, phải không, thưa thầy? <p>

2- Con quan sát thấy là khi nhìn mọi sự xảy ra bên ngoài, liên hệ hoặc không liên hệ trực tiếp với mình, bằng tâm rỗng lặng trong sáng không phê phán thì tương đối dễ hơn là nhìn những cảm xúc và suy nghĩ bên trong, phải không thưa thầy? Không lần nào con nhìn được những cảm xúc của mình khởi lên một cách trọn vẹn, lần nào cũng thất bại, con thấy thật là khó. Không biết là thầy có bí quyết gì không, xin dạy cho chúng con với. <p>

3- Cốt lõi pháp thiền mà thầy đang hướng dẫn nằm ở một chữ THẤY thôi, phải không thưa thầy? Nếu phải nói một câu cho cốt lõi của pháp hành thầy đang hướng dẫn, thì đó là câu gì, xin cho chúng con biết để làm hành trang trên đường tu tập giải thoát. <p>
Con kính thầy luôn được nhiều sức khỏe. Con cám ơn thầy nhiều lắm.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-09-2013

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Gần đây con cũng có trải qua những pháp tương tự như đạo hữu đã trình Thầy hôm 23/9:<p>
- Khi vô sự con nằm nghỉ hoặc ngồi thong dong đọc sách, lúc khép nhẹ mắt lại tâm quay vào trong dù không chủ ý gì cả nhưng sao tự động con thấy chuỗi hít thở vào ra rõ mồn một và chỉ còn sự nhận biết của con cùng chuỗi hít thở tồn tại, một cảm giác tĩnh lặng và an lạc nhẹ nhàng lan tỏa. <p>
- Những khi tất bật trong công việc, sực nhớ lại con quay vào thận trọng chú tâm quan sát trên thân tâm và con thường hay thấy "hắn", một thực thể sống động đang song hành làm việc cùng con - chính xác hơn là làm việc dưới sự giám sát, điều động của con. "Hắn" có vẻ như là một công cụ, một người phụ tá giúp việc cho con và từa tựa như vô hồn, có hành động và cảm xúc tách biệt bên ngoài con. Con đã có lần thốt nhiên ngâm nga mô tả: <p>
Hắn đi, hắn đứng, hắn ngồi <p>
Hắn nghe, hắn nói, hắn cười hồn nhiên<p>
Lặng nhìn nắng sớm mai lên <p>
Hắn thương cánh bướm lượn vờn bên hoa. <p>
Vậy thì "hắn" là ai và con đang thấy "hắn" là con đang... ra sao? <p>
Thỉnh cầu Thầy giải nghi cho con. Con có cần điều chỉnh gì trong pháp hành của con không. <p>
Con xin tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-09-2013

Câu hỏi:

Con chào Thầy và xin đảnh lễ Thầy! <p>
Kính thưa Thầy, con được nghe dòng TÂM nơi ta (một chúng sinh chưa giác ngộ) luôn chảy và sinh diệt trong những đơn vị thời gian rất ngắn, mà TÍNH BIẾT là đặc tính của TÂM, vậy phải chăng tính biết cũng sinh diệt? <p>

Tiến trình tâm này nơi một vị Thánh A-la-hán (đã giác ngộ) có điểm gì khác biệt so với chúng sinh chưa giác ngộ không hả Thầy? <p>
Kính xin Thầy khai ngộ, con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-09-2013

Câu hỏi:

Kính thưa thầy,<p>
Con rất biết ơn thầy vì những gì thầy đã chia sẻ và đã giúp con giải tỏa được những khúc mắt trong lòng con từ mấy năm nay. Con rất vui vì đã được biết đến thầy và trang web này. Xin thầy chỉ bảo hướng dẫn cho con điều đã làm con cảm thấy buồn và tự ti, thất vọng với chính bản than mình, mỗi lần con hiểu được điều gì con luôn thực hành ngay và ghi nhớ nhưng con chỉ duy trì được điều đó trong vài ngày thì tâm con lại lăng xăng với những vọng tưởng và suy nghĩ với những ảo tưởng của tương lai và quá khứ để rồi quên mất hiện tại. Vậy làm sao để duy trì chánh niệm trên thực tại?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-08-2013

Câu hỏi:

Xin Thầy hoan hỷ vạch rõ những vướng mắc sau để chúng con khỏi lầm đường tu: <p>

Do nhân duyên sinh khởi, Thân người được hình thành từ tứ đại, chết lại trả về với tứ đại. Còn Tâm từ đâu sinh ra? Nó sẽ đi về đâu? <p>
Tánh biết là tự tánh của tứ đại hay tự tánh của tâm?<p>

Khi tánh biết đã trọn vẹn (rỗng lặng trong sáng) thì tâm đang ở đâu? Nó vẫn núp ở đâu đó hay hoàn toàn không còn cái gọi là tâm? Xin cho ví dụ cụ thể ạ. <p>

Vạn vật trên thế gian đều do duyên mà sinh có tướng, con người có cái gọi là "Tâm" để quan sát nên tìm lại được tự tánh vốn có của mình mà tu, mà chứng ngộ, viên mãn thì đoạn duyên trần nên không còn sinh Tướng. Lúc này là đã đoạn tất cả các duyên hay vẫn còn duyên gì khác. Ví dụ như đức Phật, sau khi đã chứng ngộ viên mãn thành Phật thì cái gọi là duyên còn hay mất (dù ở dạng phàm phu hay thánh hay 1 cõi khác)? <p>

Cây cối hoa lá: có tâm? có tánh biết không ạ? <p>

Con xin thành kính tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 16-08-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, con có 1 vấn đề xin được hỏi thầy. Đó là về việc quan sát. Sau những lần thực tập và trải nghiệm, con thấy thật lạ.<p>

Khi con không có chủ định tìm hiểu rõ tâm mình, những ham muốn hay cảm xúc hay suy nghĩ của mình, con chỉ đơn thuần tôn trọng, để nguyên nó như vậy và quan sát, thì con thấy được rất nhiều cái đột ngột xuất hiện. Những phát hiện rất mới. Ví dụ, tại sao khi đắm chìm vào cảm xúc thì cảm xúc tăng, khi cố kiềm nén thì cảm xúc cũng tăng, nhưng khi quan sát được thì cảm xúc lại biến mất... <p>

Con cảm thấy rất hứng khởi với những phát hiện đó, nên con muốn tìm hiểu nó rõ hơn, sâu hơn... Nhưng ngay sau đó, con giống như bị bịt tắt, không quan sát được, không thấy được gì hết... <p>
Đến khi con buông xuống, không có ý định gì trong đầu... thì một vài điều lại dần dần hiện ra trở lại... Con thấy điều này thật lạ và cũng thật hay.<p>

Con mong được thầy giải thích cặn kẽ hơn cho con hiểu. Và con cũng thắc mắc, liệu ta có thể ứng dụng điều này như thế nào vào những vấn đề khác trong cuộc sống. Khi mà có quá nhiều rắc rối: giáo dục, kinh doanh, tình cảm,... Khi mà ai ai cũng muốn hiểu rõ hơn vấn đề nhưng đa số vẫn lâm vào bế tắc, và phải chấp nhận một giải pháp hạn chế. <p>
Con thấy giống như là, khi mình không còn cố gắng giải quyết cái gì hết thì tự nhiên giải pháp hiện ra. <p>
Con rất mong được thầy chỉ dẫn. <p>
Con cảm ơn thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-05-2013

Câu hỏi:

Thưa thầy, xưa nay cảnh vật, con người luôn thay đổi liên tục, nhưng ta lai đem cái bản ngã nhìn mọi vật nên không theo kịp sự thay đổi, dần dần tạo thành thói quen và thành kiến. Để theo kịp sự thay đổi chỉ có chánh niệm, tỉnh thức, khi đó sẽ thấy sự vật đúng mà không cần bản ngã xen vào, những lúc như thế con thấy không dính mắc gì, mà không dính mắc thì không tạo nghiệp, tâm sẽ không bị ràng buộc, không tạo mầm mống phiền não trong tiềm thức. Con muốn hỏi thầy xem con thấy đúng không a, con tu tập mà chưa tìm được một vị thầy, với con còn trẻ nữa, con rất thích nghe thầy thuyết pháp, tiếc là thầy ở xa, con chưa có duyên để gặp thầy mong thầy nhiều sức khoẻ ạ!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2013

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy! Xin Thầy cho con hiểu thêm. Khi tâm rỗng lặng, trong sáng thì mình thấy rõ, thấy đúng sự thật, thì trí tuệ tự nó phát sáng, tự nó sẽ cho ta biết phải làm gì với thực tại hiện tiền, phải không Thầy? Nếu vậy thì con nghĩ với tâm rỗng lặng vô tham, vô sân, vô si của mọi người như tờ giấy trắng như nhau, như vậy trí tuệ của mọi người đều bằng nhau cả, không ai thông minh, trí tuệ hơn ai sao! Nhưng thực tế con thấy không phải vậy. Con không hiểu vì sao cùng với tâm rỗng lặng, mà mỗi người lại trí tuệ khác nhau, trí tuệ do đâu mà có? Hiểu được bản chất của trí tuệ thì dễ dàng phát huy trí tuệ hơn phải không Thầy? Con xin tri ân Thầy đã giúp con thêm hiểu biết!

Xem Câu Trả Lời »