loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 193 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tùy duyên thuận pháp'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 03-03-2015

Câu hỏi:

Dạ kính thưa Thầy. Ý con là tánh biết luôn luôn biết khi tâm phóng dật hay tạo tác 1 điều gì đó theo ý đồ của bản ngã thì tánh biết luôn luôn nhận thức được điều đó 1 cách tự nhiên con không hề chế ngự gì hết con vẫn để tánh biết trong sáng để nhìn thấy các pháp sanh lên và diệt. Khi nào tâm không con phóng dật hay lăng xăng tạo tác nữa thì con lại trở về với thân hành. Con nghĩ cũng nhờ quan sát tâm như vậy thì con mới thấy được sự tham ái và tất cả những phiền não phát sanh, nhờ tất cả tham ái và những phiền não phát sanh thì mới phát huy dần dần tánh biết bén nhạy hơn và trong sáng hơn. Khi thân bệnh thì con nhận thấy tâm con cũng dần dần đỡ lo sợ hơn lúc trước rất nhiều. Khi tiếp xúc với những âm thanh không vừa ý thì con cũng bớt sân nhiều hơn. Mọi thứ, con vẫn để tất cả các pháp sanh và diệt tự nhiên con chỉ nhìn các pháp đang vận hành mà thôi con không can thiệp gì hết.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Hôm qua con nghe Bài Giảng "Sự Tương Giao và Mối Quan Hệ" của Thầy, con mới ngộ ra vì sao trước kia con hay bị dính mắc, mệt mỏi và có Bản Ngã với người thân, bà con và bạn bè. Khi con nghe em trai con nặng lời với con, con rất tức giận. Nhưng cách đây 2 ngày, con nhẹ nhàng nói chuyện với nó thì con biết là tâm nó không cố ý làm con buồn, nó quen nói chuyện với bạn bè như vậy thôi! Và con nghĩ lại, con thấy có lúc con cũng mất chánh niệm, tỉnh giác và vô tình nói lời làm người khác buồn (dù con lớn và có học Phật). <p>
Thầy ạ, con càng tu thì con càng thấy ra sai lầm của con, nên con dễ thông cảm, bao dung với lỗi lầm của người khác và giúp họ tốt hơn (nếu có duyên). Con kể Thầy nghe: trong cái khổ thì con tìm thấy niềm vui và dứt bỏ được dính mắc lớn nhất (em trai con). Bây giờ nó không còn cần con lo cho nó nữa và ít tháng nữa nó về ở với ba mẹ để đi học (nhưng con vẫn âm thầm giúp nó khi cần thiết và con không mong đợi nó sẽ thương con hay tốt với con sau này). Đặc biệt con học ra bài học là: trước kia em trai con không thích vào trường nội trú mà con ép nó vào (vì sợ nó ở ngoài chơi game), nhưng từ lúc nó vào trường nội trú nó học theo tật xấu của nhiều người trong trường và trở nên bướng bỉnh và chơi game nhiều vào cuối tuần. Con ngẫm nghĩ lại biết là con sai vì con dùng Bản Ngã để giải quyết khó khăn, trốn cái khổ này thì gặp cái khổ khác! Cảm ơn Thầy đã khai thị cho con và giúp con tìm thấy trí tuệ sẵn có nơi con dần dần! Sadhu sadhu.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-01-2015

Câu hỏi:

Con chào thầy, xin thầy cho con hỏi: <p>
Con đọc một vài dòng của Osho nói về việc giúp đỡ mọi người rằng: "việc giúp đỡ con người là giúp họ trở thành chính họ, cho họ động lực và niềm tin để họ có thể sống đúng như bản thân mình, không ép buộc, không đường hướng nhất định nào... rồi bông hoa của họ sẽ nở". <p>
Còn con nghĩ: "nhưng lối đi nào đó cũng có giá trị riêng của nó, điều gì cũng mang tính tương đối...", nói đến đây con cảm thấy có điều gì đó không đúng...
Hay là những suy nghĩ này của con là không cần thiết ạ? Con cứ thế mà sống, việc gì đến thì làm? <p>

Thầy cho con hỏi thêm về tùy duyên và ý muốn. Tùy duyên theo con hiểu thì là việc gì đến thì mình làm, nhưng không phải là tùy tiện, làm theo một trí tuệ và tình thương sáng suốt thì là đúng Pháp. Còn ham muốn thì sao ạ? Về lý luận thì ham muốn làm một điều gì đó cũng là tốt, về bản chất mong muốn không là xấu... <p>

Con vẫn có một niềm tin là cho dù con làm thế nào, vùng vẫy thế nào cũng không thể nào ra khỏi bản tâm chân thật. <p>
Con kính đảnh lễ thầy. <p>

Mình tưởng là mình ghê gớm lắm <p>
Ai ngờ đâu là chỉ vô minh <p>
Vẫy vẫy vùng vùng trong ngang dọc <p>
Cũng không bằng tát cá dưới ao.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, <p>
Con xin được hỏi Thầy về lòng thương cảm. Con thường hay phát sinh lòng thương xót người (hoặc vật) có hoàn cảnh hoạn nạn, khó khăn hay khổ đau vì tối tăm trong nhận thức. Do vậy con có hướng tâm để tùy duyên mà chia sẻ vật chất hay tinh thần đến họ. Một thân hữu của con thì phát biểu "Có gì đâu mà phải thương xót đa đoan, duyên nghiệp của ai thì người đó phải chịu, gieo nhân nào thời gặt quả ấy. Họ chỉ đang học ra bài học dành riêng cho chính họ thôi. Giúp ai thì giúp cho ai thì cho nhưng không cần phải thương xót". Vâng, trong sâu thẳm của nhận thức con vẫn biết là như vậy. Từ khi quay về tập sống trọn vẹn với chính mình, con vẫn nhận ra sự vận hành của pháp vốn hoàn hảo vẹn toàn và chung quy tất cả những nỗi khổ của con người chỉ là ảo tưởng. Nhưng sao trên bề mặt cảm xúc, tự nhiên con vẫn không ngăn được lòng thương cảm đối với họ dù được biểu hiện ra bên ngoài hay không. Tuy vậy, con vẫn không quên thận trọng quan sát xem tình cảm đó có rơi vào bi lụy hay dính mắc gì không. Bạch Thầy con có cần phải điều chỉnh nhận thức và hành vi gì thêm ở điểm này không, xin Thầy hướng dẫn cho con. <p>
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-01-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy, con xin phép được trình bày những trải nghiệm khi học thầy từ những pháp hành. <p>
Thưa thầy, con thật là may mắn được nghe được học và được hỏi thầy khi vướng mắc cũng như lúc được cho là hiểu. Năm nay thầy đã lớn tuổi rồi, mọi sự vô thường, một ngày nào đó không còn thầy để hỏi nữa nên con không dám lơ là. <p>
Thưa thầy, con là người mang nhiều bệnh. Trong cuộc sống vợ chồng, con bị bệnh lâu ngày quá như vậy nên tình cảm vợ chồng cũng mòn theo năm tháng. Trong 6 năm nay, con nhớ không nhầm là những lúc con đau yếu kể cho chồng nghe, con không được 1 lời hỏi han chia sẻ, không được tới 5 tiếng "ừ". Anh ấy là người thật thà tốt bụng, vì cuộc sống từ nhỏ anh ấy đã phải trải qua những cảnh nghèo khó cơ cực nên cuộc sống đã huân tập anh ấy thành 1 người chắt chiu, bủn xỉn, lúc nào cũng sợ hết tiền và sợ đói khổ. Lúc trước con khỏe gia đình rất hạnh phúc, từ khi con ốm yếu thì không còn được như vậy nữa. Giờ đây anh ấy hay cáu gắt, chỉ cần 1 sơ hở nhỏ của con là bị chỉ trích đay nghiến, nói những lời khó nghe. Nhớ lời thầy dạy những gì đã qua cho qua luôn, những gì của phút trước hay ngày giờ trước cũng đã thuộc về quá khứ, các pháp vận hành không bao giờ ngừng nghỉ, không nên kéo nó lại để mà khổ, buông hết cái ta bản ngã ra thì ngay đó là giải thoát, cứ như vậy mà con thấy các pháp luôn mới mẻ. Những gì chia sẻ được thì con uyển chuyển tham gia bằng không pháp nó như vậy là như vậy, khởi đầu lúc nào hay kết thúc lúc nào con tùy ý, không thêm, không phê phán, không bỏ bớt, luôn nhớ lời thầy dạy, cái ta với khó chịu hay bất mãn, thấy mình nhục với phải nhẫn, không có nhục khỏi phải nhẫn, cứ trở về với thái độ bình thản, tĩnh lặng trong sáng, trong nghe không thấy ta nghe, trong biết không thấy ta biết, trọn vẹn pháp như nó đang là, tức khắc thoát ra khỏi áp lực, không gian và thời gian. Vẫn tình thương ấy, giờ đây con thương anh ấy nhiều hơn, tình thương không đòi hỏi sự đền đáp và từ đây con yêu thương tất cả mọi người cho tới muôn loài, mà không thấy ta yêu thương ai cả. <p>
Thưa thầy, có lần con trai con nói với con: "Mẹ ơi, sao ba cứ nói những lời khó nghe và thích nói những lời làm cho người khác khổ vậy mẹ nhỉ, khi người ta đau khổ thì ba lại hối hận", con mỉm cười và hỏi ba làm ai khổ, con trai của con trả lời ba làm mẹ khổ đấy, lúc đó con ôn tồn nói: "Mẹ đâu có khổ, mỗi người đều có viên ngọc quý, ba đang bào gọt giúp mẹ đấy chứ." Mỗi lần như vậy con lại khuyên các con của mình không được có thái độ không đúng với ba, công ơn dưỡng dục sinh thành không bao giờ các con trả hết đâu, nếu các con thấy đó là sai thì đừng học cái đó là được, ai gieo nhân nào ắt sẽ gặt quả đấy, nhưng đừng thấy thế mà coi thường ba con, rồi pháp sẽ nhắc ba con, mỗi người phải tự học ra bài học của chính mình. Về phần mẹ nhìn ba con mồ hôi đầm đìa mệt nhọc, mẹ cũng thương và biết ơn ba con không hết nên không buồn giận ba, các con nói rất khâm phục mẹ. <p>
Thưa thầy, trong cuộc sống hằng ngày con luôn lấy mình làm gương để dạy chúng, sống sao cho hiếu nghĩa thuận hòa và chỉ cho chúng thực nghĩa của sự tu hành mà thầy đang giảng nói. Thưa thầy, rồi cứ như vậy mà ngày qua ngày con an vui trong sự tĩnh lặng vi diệu ấy, có những lúc con thốt nhẹ lên rằng: "Thầy ơi, đây chính là ý tứ mà thầy đang truyền trao cho mọi người, con sung sướng và thầm tri ân thầy". Con cũng cám ơn chồng con rất nhiều, anh ấy đã giúp con 1 phần học ra bài học giác ngộ. Giờ này con không còn đau khổ nữa, ai thương cũng được, không thương cũng không sao, con bằng lòng với tất cả những gì đang hiện hữu với mình, không oán trách, không giận hờn, tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Từng giây phút trải nghiệm đúng là không thể nghĩ bàn, trọn vẹn với đang là để đền đáp công ơn của thầy. <p>
Tận đáy lòng sâu thẳm, con thành kính tri ân thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2015

Câu hỏi:

Con thành kính tạ ơn Thầy đã chỉ dạy, giúp con nhận ra con chưa lắng nghe pháp thuyết. Nhờ Thầy con mới biết rõ con chưa thật sự hết lòng với pháp.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, <p>

Con thành kính tri ân công đức của Thầy từ bi và chỉ dạy cho con và các bạn kiến thức, chân lý trong cuộc sống, tu tập và học tập nữa.<p>

Con đang thực hành lời Thầy dạy, con thấy rất hiệu quả và tự tin hơn trên con đường Đạo và Đời. Đặc biệt là con đã Thấy ra Bản Ngã trong công việc của con: vì trước kia con cứ cho là khó, phải là thành công, sẽ là.... nên con bị Ách Tắt và mất hứng thú trong công việc của con và Tâm phóng dật nữa. Nghiệm lại lời Thầy dạy con thấy đúng là "Khoa học hay sự phát triển về giáo dục, kinh tế... cũng chỉ để thoả mãn cái Bản Ngã thôi, còn Mục đích của Đạo Phật là để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi!" Nên bây giờ con vận dụng Vô Ngã trong công việc và xem đó là đối tượng để con tu tập, nên con thấy nhẹ nhàng và có hứng thú hơn trong công việc Thầy ạ. <p>

Con chia sẻ thêm là: trước đây con có "hữu" nhiều quá đối với gia đình nên con rất đau khổ, nhưng cũng nhờ cái khổ mà khi học Phật, con đã giác ngộ kịp thời là "Con cái là duyên nợ, dính mắc và nguyên nhân gây ra đau khổ lâu dài nhất" nên con quyết định không sinh con để có thời gian làm những điều cần làm, tu tập và làm phước. Xin lỗi, có thể nhiều bạn sẽ có suy nghĩ khác tôi và phản đối, nhưng tôi chỉ nói thật những gì tôi thấy thôi, chứ không phê phán việc có con cái của người khác. Mỗi người có Duyên Nghiệp khác nhau, nên có đời sống khác nhau, vì vậy chúng ta sống Tuỳ Duyên Thuận Pháp để không dính mắc là tốt nhất. <p>
Con tranh thủ chia sẻ với Thầy và các bạn những bài học của con! Con nghĩ có sai mới có đúng, và khi con chia sẻ thì cũng là cách giúp con điều chỉnh nhận thức và Thầy mới thấy cái sai mà chỉ ra giúp con, nên các bạn đừng sợ mình nói sai mà không dám hỏi hay chia sẻ với thầy hay mọi người nhé! <p>
Thân chúc Thầy và các bạn an vui trong thiện pháp!





Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-12-2014

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy! <p>
Con có một người bạn Phật tử. Người này lúc nào nói chuyện cũng "lạm dụng" hai chữ tùy duyên trong mọi vấn đề. Con có hiểu bốn chữ "tùy duyên thuận pháp" mà thầy vẫn thường hay nhắc. Nhưng với trường hợp bạn con theo con cảm nhận thì hai chữ "tùy duyên" của bạn ấy nghe có vẻ như mơ hồ và phó mặc lắm (cái gì cũng tùy duyên hết). Không biết con có cảm nhận chủ quan không? Con cũng không biết phải giải thích thế nào hợp lí về tùy duyên cho bạn ấy. Xin thầy hoan hỷ giải thích rõ và cho con vài ví dụ thực tế về ý nghĩa tùy duyên để con có thể truyền tải lại đến bạn con ạ. Con sādhu thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 17-10-2014

Câu hỏi:

Thưa Sư, con muốn hỏi rõ hơn về việc thuận pháp, con chưa hiểu rõ lắm. Giả sử như có rất nhiều công việc đến với con để con kiếm tiền, nhưng nếu con cố gắng nhận hết thì lại quá mệt mỏi. Hơn nữa, con cảm thấy đã là không có gì để chấp thì những mục tiêu như làm giàu, địa vị đều là tham cả vì sức mình chỉ có hạn. Như vậy, thuận pháp phải chăng là con nên xét lại việc nào phù hợp thì làm, còn việc nào làm ảnh hưởng đến thời gian, sức khỏe quá thì con từ chối? Xin chân thành cảm ơn Sư!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-10-2014

Câu hỏi:

Thưa sư ông, con thường xuyên lúc rảnh lại mở mục Hỏi đáp giữa sư ông và Phật tử để đọc. Lá thư ngày 28/9 của Phật tử Diệu An làm con như được thức tỉnh, con rất kính phục bạn ấy và thầm gọi rằng: “Diệu An ơi, nếu bạn có khỏe thì viết nữa nhé”. <p>

“Viết cho lịch sử thêm trang <p>
Viết cho Phật pháp rạng ngời ánh dương”. <p>
Con cảm ơn sư ông đã lập ra trang web này để con được học và hỏi sư ông. Diệu An là tấm gương sáng để con noi theo. <p>
Một lần nữa, con đảnh lễ tri ân sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »