loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 205 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'thực chứng & giác ngộ'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 30-10-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, làm thế nào để những thành tựu của một người tu hành thật sự không là chướng ngại của họ. Con đang thực tập từ kẻ không biết tu, đến lúc biết tu, lúc phước mỏng đến lúc phước dày lên từng chút một, rồi con có chút hãnh diện len lỏi vào, thấy sợ khi tỉnh giác. Con muốn mình thanh tịnh ngay trong nỗi khổ niềm đau và thanh tịnh trong cả sự vinh quang và thành tựu. Con vẫn biết các pháp có sanh thì có diệt, thường nhắc nhở không níu kéo tư tưởng vào pháp, nhưng thấy vất vả lắm.
Xin thầy chỉ dạy thêm cho con. Tri ân Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2016

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy, khi Đức Phật giác ngộ sự thật cách đây mấy nghìn năm và mấy nghìn năm sau cũng thế, nên Ngài nói: "khi xúc chạm việc đời/ tâm không động không sầu/ tự tại và vô nhiễm/ là phúc lành cao thượng".
Nhưng tại sao con thấy kỳ lạ ở chỗ, những điều Đức Phật giác ngộ cách đây mấy nghìn năm rồi, nhưng đến mãi hôm nay chúng sanh vẫn chưa liễu ngộ, học hoài vẫn còn dính mắc, nghi ngờ phân tích...? Theo con nghĩ, hơn hai nghìn năm sau nữa chắc cũng vậy không gì thay đổi?
Kính bạch Thầy nhận xét chỉ dạy.
Con thành kính tri ân đảnh lể Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Con có câu hỏi mong Thầy giúp đỡ.
Thưa thầy con vẫn chưa thông lý về Tướng nên vô sự vẫn chưa thông.
1) Tướng là do Tưởng sinh có phải là những gì mà mình gọi là: cái bàn, cái ghế...? (nó bao gồm có: hình tướng + khái niệm).
2) Tướng do tưởng sinh có phải là vọng tướng?
3) Cái mình thấy (là do giác quan tiếp xúc với trần cảnh) thuộc về giác tri, nó không có khái niệm, thấy chỉ thấy thì có phải là thực Tướng không?
4) Theo như con hiểu, khi vào sự chỉ thấy Thực Tướng KHÔNG Vọng Tướng là Vô Tướng đúng không ạ?
Con cảm ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 08-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy tôn kính.
Thưa Thầy xin thầy cho con được nói lên cái hiểu của con về câu nói của Thầy: “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau" vì con nhận thấy câu nói này tuy dễ hiểu nhưng không hề dễ làm. Con xin lỗi là vì con chỉ nói trên cái hiểu của con chứ chưa phải là điều Thầy muốn nói.
Trước hết con nhận thấy đây là câu nói theo đúng tinh thần giác ngộ của đạo Phật. Câu nói này không nói lên một tình trạng đạt được một trình độ thiền định hay một khả năng mà là sự giác ngộ chân lý trên chính đời sống tục đế đầy những phiền não khổ đau và bất toàn. Câu nói này thể hiện mục đích tối thượng của đạo Phật, mà cụ thể là ở pháp thiền Thầy đang hướng dẫn chúng con.
Câu nói này theo con hiểu nó bao hàm một số ý nghĩa sau:
1. Mình là nơi nương nhờ của chính mình thì mới có thể ung dung tự tại trước những biến cố đời sống.
2. Thái độ tâm hoàn toàn rỗng lặng, trong sáng và trọn vẹn với thực tại, luôn sẵn sàng ứng tiếp với thực tại nên không chạy trốn thực tại, không đối kháng thực tại, không thụ động trước thực tại và không đắm chìm trong thực tại.
3. Là một ẩn số đã được giải mã, là bí quyết sống chân chính của con người phải nên như thế nào khi ứng tiếp với cuộc sống đầy những bất an, lo sợ, phiền não khổ đau.
4. Câu nói này không phải là đích đến để rèn luyện mà nó đang mô tả cái bản chất thực là không phải thay đổi hoàn cảnh, hay rèn luyện để có khả năng đối kháng lại mọi khó khăn trong cuộc đời mà ngược lại là chấp nhận và tôn trọng mọi việc đến đi trong đời bằng thái độ chánh niệm tỉnh giác.
Thưa Thầy nếu con hiểu sai ý Thầy, xin Thầy bỏ qua và đừng đưa lên mục hỏi đáp.
Con chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Sư!
Mấy bữa trước có vào facebook con tình cờ gặp được bài viết có nội dung như sau:
"Thời Đức Phật Thích Ca tại thế Ngài không nói đến Phật A-di-đà và trước khi ngài nhập Niết-bàn ngài cũng chỉ dạy lấy giới luật, lấy giáo pháp làm thầy và tự đốt đuốc lên mà đi. Hơn 300 năm sau Niết-bàn, khi giáo pháp của ngài được kết tập lần thứ 3 và được ghi chép bằng tiếng Pali thành Đại tạng kinh Nikaya thì cũng không có nhắc gì đến Phật A-di-đà..."
Con không biết nên tin hay không nữa nên đã hỏi một số người. Có người thì bảo đó là lời phỉ báng và tà ma ngoại đạo, người thì 50/50. Con cứ bị dính mắc và không biết làm sao, kính mong Sư giúp con ạ.
Con chúc Sư sức khỏe dồi dào.
Con chân thành cám ơn Sư!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-06-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy.
Đã bao năm rồi con đi chùa Bửu Long. Lúc trước con đi chùa nhưng không biết lúc nào có lễ và giảng pháp và lúc đó con đi với tâm cứ như mình là giới tử của chùa, được nghe pháp và được đảnh lễ Thầy. Mặc dù đến bây giờ con chưa đựơc đảnh lễ Thầy. Nhiều khi con muốn đến đảnh lễ nhưng lại thôi. Có thể con chưa đủ duyên lành.
Giờ cuộc sống của con rất thăng trầm con luôn xin Chư Thiên gia hộ cho được lời thỉnh cầu. Trước là con nguyện cầu cho ba mẹ con và mẹ chồng biết tâm tu niệm còn con cuộc sống được ôn hòa để làm Phật sự, nhưng khó quá Thầy ơi!
Xin Thầy cho con lời động viên.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-05-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy nhờ tối qua con nghe được bài pháp Thầy dạy về "Nhẫn nại", giờ con mới hiểu ra lời Thầy nói luôn luôn học ra bài học giác ngộ cho mình, bài học giác ngộ ấy chính là mình luôn luôn giữ thăng bằng trong cuộc sống, giữa cái buồn vui, giữa cái thành bại, giữa cái được mất,... mà tâm mình vẫn an nhiên tự tại. Giác ngộ là giảm bớt đi mọi phiền não mọi dính mắt trong cuộc sống này chứ không phải học thêm vào cho nhiều kiến thức hay nhiều tri kiến. Giờ con mới hiểu. Trước đây con cứ nghĩ giác ngộ là mình phải học để tích lũy kiến thức nên con cứ học hoài nhưng chẳng được gì cả, chỉ làm gia tăng cái bản ngã của mình mà thôi. Vô tình nghe được bài pháp của Thầy làm cho tâm con sáng ra, thật sự rất đơn giản chứ không phức tạp chút nào. Con xin cảm ơn bài pháp Thầy dạy đã giúp con thấy rõ hơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-05-2016

Câu hỏi:

Thưa Thầy, con có đọc được trong một quyển sách mục nói về thiền Tông có bài thơ "Kiến tánh tuy đồng Phật, muôn đời tập khí thâm...", đoạn sau con không nhớ nữa, đại ý là người kiến tánh rồi thì vẫn chịu sự tác động của tập khí tích lũy từ muôn kiếp trước, đến khi tập khí tan hết thi mới thật sự giải thoát. Con muốn hỏi ý bài thơ trên có đúng không, và kiến tánh có phải là trở về với tính biết nguyên sơ tự nhận biết, phản ánh lại thực tại như nóng liền biết nóng, lạnh liền biết lạnh?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-05-2016

Câu hỏi:

Con chào Thầy. Con muốn đóng góp ý kiến cho những bài giảng pháp thoại của Thầy như thế này: <p>
- Thầy có nói trong thời Đức Phật thì ngài chỉ thẳng Lý cho người ta thấy chứ không quan trọng Giáo. Nhưng trong những lần giảng của Thầy thì lại nói Giáo rất nhiều thay vì chỉ ngay Lý cho họ thấy. Sự thật mà Thầy thấy ra với sự thật mà Đức Phật thấy ra là như nhau vậy thì tại sao không chỉ luôn Lý cho họ thấy như Đức Phật đã làm. <p>

- Thầy hay lấy ví dụ trái mít, nhưng trái mít mà mỗi người tưởng tượng ra lại khác nhau. Thay vào đó con có một ý tưởng thế này: Ví dụ như ở ngay bàn thuyết pháp có một cái dĩa bằng gốm chẳng hạn. Sau khi đã nói xong Giáo thì Thầy bất ngờ cầm cái dĩa đó ném xuống sàn cho vỡ ra. Khi đó thì mọi người sẽ chú ý đến hành động đó của Thầy, ai đó đang suy nghĩ vẩn vơ đâu đó cũng sẽ quay về với hiện tại, rồi người này người kia nghĩ hôm nay ông Thầy sao vậy? Ổng bực tức chuyện gì mà lại ném cái dĩa như vậy? Khi đó Thầy mới giải thích cho họ hiểu ra: Thầy ném cái dĩa và cái dĩa vỡ ra đó là Pháp vận hành theo tự nhiên, họ nghĩ là Thầy tức giận hay vì lý do gì đó mà ném cái dĩa là họ đang xen cái ta ảo tưởng vào chứ thực tế thì Thầy không có tức giận hay bực bội gì cả. Họ nghĩ quay về với thực tại để thấy ra cái đang là là khó khăn, nhưng thực tế khi Thầy ném cái dĩa thì họ quay về thực tại ngay mà không khó khăn gì cả. Thấy pháp như nó đang là tức là Thầy ném dĩa thì thấy Thầy ném dĩa, dĩa vỡ thì thấy là dĩa vỡ vậy thôi. Như vậy là họ trải nghiệm ngay Lý và Sự mà không cần nói nhiều về Giáo, do nói Giáo thì mỗi người tùy theo căn cơ – trình độ mà hiểu ra khác nhau rồi lại tiếp tục thắc mắc hỏi lại. <p>

Con nghĩ ra ý tưởng này cũng thấy hơi buồn cười. Nhưng mà trong đó chứa đựng cái hiểu của con đối với những gì Thầy giảng. Vậy con muốn hỏi là hiểu như vậy có nhầm lẫn gì không ạ? Con rất vui nếu nhận được hồi đáp của Thầy.


Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-04-2016

Câu hỏi:

Thua thay, nho 1 duyen lanh con biet den trang web nay tu thang 9/2012 va duoc hoc hoi rat nhieu tu do. Tat ca nhung thac mac cua con deu da duoc cac ban dong dao hoi roi va con du khong truc tiep dat cau hoi cung da gian tiep co duoc cau tra loi minh can. Hien nay con dang dung truoc 1 quyet dinh kho khan ma con khong bao gio ngo rang co ngay con phai dat cau hoi nay voi thay. Sang nay con vua phat hien minh mang thai, thai duoc khoang 1 thang tuoi, truoc gio con khong bao gio nghi minh se sinh em be vi con khong muon em phai lon len trong doi song tran day bat an nay, day chi la 1 chuyen ngoai y muon, vi con da de chuyen xay ra thi con phai chiu trach nhiem, con biet day la suy nghi ich ky va khong chac thay se huong dan con phai lam sao, nhung trong luc boi roi nay, mot loi khuyen cua thay se lam con vung long hon, con cam on thay.

Xem Câu Trả Lời »