loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 226 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'bất an & sợ hãi'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 01-07-2016

Câu hỏi:

Con xin thành kính đảnh lễ Thầy!
Thưa Thầy! Hôm nay con xin trình bày về đề tài bất an. Với con, việc tu chỉ có một ý nghĩa đó là để chữa bệnh bất an vì con ý thức được bất an từ tâm là chủ yếu, đối cảnh bên ngoài chỉ là phụ. Bất an có hai giá trị.
- Giá trị thứ nhất, bất an là một cái cân để xác định thái độ sống của mình như vậy đã đúng chưa. Không cần biết mình đi theo con đường nào Nho giáo, Phật giáo hay là tu thiền định, thiền tuệ... cái nào cũng được miễn sao tâm không còn bất an là được. Như vậy ngược lại, nếu tâm còn bất an hoặc bất an không giảm đi thì phải xem lại hướng tu và thái độ tu của mình, thậm chí là vị Thầy hướng dẫn mình.
- Giá trị thứ hai, bất an có giá trị thức tỉnh. Còn bất an tức là tâm còn có vấn đề, không có câu trả lời nào chính xác cho một trình độ tu tập bằng chính thái độ của người đó khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài. Khi ứng tiếp với đối cảnh bên ngoài mà còn bất an lo sợ thì việc học Phật pháp cho nhiều, đắc định này định kia hay thấy này thấy nọ hoăc được Thầy khen tặng, yêu mến... cũng vô ích luôn. Vì ngay nơi đó chỉ có mình mới là nơi nương nhờ. Với con, thái độ tu tệ hại nhất là xem thường cuộc sống này rồi rèn luyện để đạt được một trình độ tâm nào đó và hi vọng rằng với trình độ tâm đó sẽ kiểm soát được mọi thứ và đạt được hạnh phúc tuyệt đối.
Với con tu rất đơn giản:
1. Nắm vững nguyên lý Thầy hướng dẫn.
2. Lấy cuộc sống làm môi trường trải nghiệm những điều Thầy dạy để thấy ra sự thật. Khi ứng tiếp với những nghịch cảnh của đời sống mà tâm vẫn bình thản ứng tiếp như vậy là tu đúng, tu có tiến bộ.
Theo con một số ham thích cần phải loại bỏ:
1. Ham thích hiểu biết nhiều kiến thức Phật pháp mà mục đích là để khẳng định mình.
2. Ham thích đắc tuệ này tuệ nọ để tự thấy mình ngày càng ghê gớm.
3. Ham thích được Thầy biết đến, Thầy quan tâm chỉ là làm giàu cho tình cảm của bản ngã là đầu mối của sự rắc rối.
4. Ham thích được đạo hữu biết đến, tôn trọng chỉ làm bành trướng cái ngã mạn.
Cuối cùng với con mình là nơi nương nhờ tốt nhất, con đường đạo là con đường cô đơn, cô đơn trên tục đế thì mới không cô đơn trên chân đế.
Con xin kính chào Thầy. Chúc Thầy luôn mạnh khoẻ.
Con Trí Chơn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-06-2016

Câu hỏi:

Nam Mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo.
Con xin thành kính đảnh lễ lên Thầy và con cũng xin được sám hối trước Thầy.
Thật sự trong con giờ có một sự vướng mắc mà đã khiến cho con đau khổ bất an, nay con xin được bày tỏ lên Thầy kính mong Thầy từ bi thương xót chỉ dạy cho con. Con xin phép Thầy cho con không để tên thật và những gì con nói nếu có gì không đúng tốt xin Thầy và mọi người tha thứ cho con.
Đối với con điều mà khiến con khổ đau bất an chính là sự tham ái về sắc ái (nữ sắc). Trong cuộc sống thường ngày thì có những lúc con ý thức được bản thân thì vấn đề về sắc ái không chi phối được tâm con, nhưng đôi khi vì thiếu sự tỉnh giác chỉ do tác động nhẹ bên ngoài như một hình ảnh hay một khuôn mặt... đã khiến con bị chìm đắm trong đó cụ thể là có những suy nghĩ hành động tự thân không đúng tốt sau đó nó đem lại cho con những sự bất an, sợ hãi và lo lắng, luôn tự ti về bản thân. Con chưa thấy ra được sự nguy hại của cuộc sống mặc dù con có thể hiểu được những suy nghĩ hành động không đúng tốt sẽ đưa tới phiền não khổ đau, đời sống đảo lộn. Được một thời gian ý thức về nó rồi một phút chốc lơ là buông lung con lại chìm đắm trong nó dù lúc thức hay lúc ngủ.
Lúc tỉnh thì quên mình chìm đắm.
Lúc ngủ thì những hành động lại diễn ra trong giấc mơ.
Nó khiến con thấy bất an khổ đau cả thân tâm. Con kính mong Thầy cho con lời khuyên con nên làm gì để có thể thấy ra sự nguy hại của đời sống và không còn bị dính mắc vào những cám dỗ của đời sống.
Con không biết những điều con nói trên có điều chi không phải kính mong Thầy và mọi quý đạo hữu tha lỗi cho con.
Con xin thành kính đảnh lễ Thầy.
Nam Mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-05-2016

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy. Con không quên lời dạy của Thầy, con luôn chánh niệm nơi thân tâm mình. Con thấy mình giờ đây tương đối trở về với chính mình nhẹ nhàng hơn không còn dụng công nhiều như trước đây nữa. Nhưng con vì bệnh suy nhược thần kinh là do trước đây con chưa hiểu biết đến pháp Thầy chỉ dạy nên dẫn tới kết quả làm cho thần kinh bị suy nhược như ngày hôm nay. Vì thế trong ngày con dành thời gian tương đối nhiều cho việc buông xả để giúp thần kinh phục hồi lại. Đúng là thần kinh suy nhược cũng ảnh hưởng 1 phần tương đối tới việc thấy pháp tới đi. Vì những chuyện gì tới thì con lại lo sợ trước tiên làm trở ngại cho việc nhìn pháp trung thực. Mỗi lần lo sợ thì dẫn tới thân tâm mệt mỏi vô cùng, kéo dài tới 1 khoảng thời gian thì từ từ tinh thần mới trấn tỉnh lại. Khi trấn tỉnh thì mới thấy lo âu thật quá khủng khiếp vô cùng, nó làm cho con mệt mỏi. Ước gì con có được thần kinh chuẩn để lắng nghe các pháp tới đi thật là hạnh phúc. Vì trước đây con bị rối loạn thần kinh thực vật nên tuy giờ đã giảm nhưng chưa hết hắn nên cũng ảnh hưởng 1 phần cho con thực hành. Cũng nhờ hành pháp Thầy thì tương đối đỡ hơn trước, trước kia con sợ dữ lắm. Con hy vọng 1 ngày bệnh sẽ hết và được trọn vẹn với pháp Thầy chỉ trong giây phút còn lại. Con xin tâm sự với Thầy 1 chút.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2016

Câu hỏi:

Thưa thầy, <p>

Gần đây con có đang làm một nghiên cứu liên quan tới stress và tình cờ tìm được một nghiên cứu của trường đại học Idaho, Mỹ tìm hiểu về ảnh hưởng của thiền quán đối với stress ở sinh viên. Nghiên cứu cũng có so sánh giữa thiền quán và yoga. Kết quả nghiên cứu cho thấy sau 6 tuần thực tập thiền quán, mức độ stress của sinh viên giảm nhiều hơn hẳn so với những sinh viên tập yoga. <p>

Bên cạnh đó, sinh viên thực tập thiền quán có xu hướng ứng phó tích cực hơn với stress. Trong khi đó, sinh viên tập yoga lại cho thấy xu hướng trốn tránh vấn đề. <p>

Không chỉ nghiên cứu này mà còn nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy ảnh hưởng tích cực của thiền quán đối với nhiều vấn đề trong cuộc sống và với nhiều lứa tuổi khác nhau. Ví dụ như với vấn đề cai nghiện thuốc lá ở sinh viên, với trạng thái lo âu ở trẻ em... <p>

Con thấy đây là những nghiên cứu rất có ý nghĩa. Kết quả của các nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng thiết thực của thiền quán trong đời sống, từ đó khuyến khích mọi người thực tập thiền quán. <p>

Vì thế con xin được chia sẻ với thầy và mọi người thông tin này ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 01-04-2016

Câu hỏi:

Dạ con xin đảnh lễ thầy ạ. <p>

Con muốn hỏi là tánh con hay bị mắc cỡ và bối rối. Khi con rơi vào những tình huống đó con đã có sự hay biết và ghi nhận tâm con đang bị bối rối, mắc cỡ, tay chân luống cuống, nói năng lắp bắp... nhưng sao tâm đó vẫn còn cho tới khoảng 1 lúc sau mới hết. Mà từ hồi nhỏ tánh con đã nhút nhát vậy rồi và nó làm con cảm thấy thiếu hoạt bát và tự tin trong giao tiếp hằng ngày. Vậy xin thầy hoan hỷ chỉ dạy con cách nào để điều phục tâm này cho khá hơn ạ. <p>

Con xin cảm tạ sự chỉ dạy của thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, trải qua gần 2 tuần tâm con cứ lo âu về bịnh của mình giờ con mới hiểu, mấu chốt là con chưa trọn vẹn quan sát về sự lo âu này. Giờ đây con đã hiểu rồi, khi quan sát thật kĩ thì con thấy tận cùng của sự bất an chính là 1 sự bình an tĩnh lặng vô cùng giống như vực thẳm nào cũng có cái đáy của nó cả dù nó sâu tới đâu đi nữa, đúng như câu nói: "khi tâm bất an mà thấy bất an chính là an rồi". Khi khởi sanh bất an thì cứ quan sát nó thôi, khi tưởng sanh thì thấy biết tưởng sanh, ngay lúc đó không còn lo âu gì cả. Con nghĩ những lúc như thế thì con cần phải hết sức thận trọng quan sát tỉ mỉ thì mới liễu ngộ được. Đúng là rác cũng có cái lợi của rác phải không Thầy! Cái gì cũng có cái lợi của nó cả chỉ vì mình không thấy ra thôi. Con vui lắm vì con đã học thêm bài học của riêng mình. Con xin trình sự trải nghiệm của con trong 2 tuần qua. Con xin cám ơn Thầy để cho con tự học lấy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-03-2016

Câu hỏi:

Con kính bạch Thầy. Mấy ngày nay cha con bệnh cấp cứu, bác sĩ phát hiện ra nhiều bệnh, toàn bệnh nặng, viêm phổi nặng phải thở ôxi và nhiều bệnh trầm trọng khác. Tinh thần con hoảng loạn bất an, cơ thể thì kiệt sức. Con suy sụp hoàn toàn. Con có quán chiếu cách nào cũng không tự trấn an và tự lấy lại năng lượng cho mình được. Con xin thầy một lời khuyên, con phải làm thế nào để lấy lại sức lực, vì có quá nhiều việc còn phải lo cùng lúc? Con hoang mang và kiệt sức thật sự. Thầy cho con lời khuyên với. Con cám ơn thầy nhiều. Kính chúc thầy an lạc! 

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Thầy ơi, xin thầy hãy chỉ bảo giúp con vấn đề này. Nhiều lần trước khi ngủ, con thả lỏng để tâm trải rộng ra xung quanh, nhưng sau mỗi buổi sáng bắt đầu ngày mới, tinh thần con rất mệt mỏi, sa sút và nặng nề. Dạo gần đây tinh thần con ngày càng kém, con nghĩ rằng tinh thần mệt mỏi là một biểu hiện tiêu cực của bản ngã vì nó muốn buông xuôi, nhưng con không biết làm sao cải thiện tình trạng của mình. Hai chữ mệt mỏi luôn đeo bám con và muốn kéo con xuống cùng với nó, con cảm thấy tinh thần của mình dần bị kiệt quệ vậy. Kính xin thầy chỉ dạy cho con biết nên xử lý tình huống này như thế nào. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 29-02-2016

Câu hỏi:

Con có một việc muốn nhờ Thầy giúp ạ. Thưa Thầy, bà ngoại con năm nay 87 tuổi, thể chất bà rất tốt nhưng 6 năm nay bà bị Tâm Bệnh giày vò. Bà luôn sợ chết, sợ bị bệnh, tóm lại theo con bà bị bệnh SỢ. Bà liên tục bắt người nhà đưa đi viện, uống đủ các loại thuốc vào người nhưng căn nguyên là Sợ Hãi thì theo con hiện tại có bệnh viện nào chữa khỏi đâu. Tất cả các bác, các dì, rồi mẹ con và tất nhiên cả bà ngoại con đều đã rất khổ sở vì bệnh SỢ này. Con không biết phải làm thế nào?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-02-2016

Câu hỏi:

Con thưa Thầy, <p>

Tình trạng thần kinh căng thẳng (stress) kéo dài, khó tập trung suy nghĩ và làm việc có phải do yếu tố sinh hóa không?

Xem Câu Trả Lời »