Chỉ Việc Thở Thôi

 

Bài pháp cô đọng quá, súc tích quá – tôn giả Ānanda tuy có thể tuyên thuyết lại được, nhưng về hàm lượng ngữ nghĩa để áp dụng vào đời sống tu tập hằng ngày thì còn nhiều thắc mắc.

Lúc gặp riêng bậc Chưởng giáo, tôn giả Ānanda hỏi:

- Đầu tiên là Bốn lãnh vực quán niệm - nếu nói cạn và sâu, thô và tế thì chúng ta nên đi tuần tự thân, thọ, tâm, pháp, có phải vậy không, hiền huynh?

- Đúng là vậy.

- Bây giờ cho đệ hỏi về thân. Bốn oai nghi đi đứng nằm ngồi, co tay, duỗi chân, mặc y, mang bát, nói cười, tắm rửa, đại tiểu tiện... ta phải thường trực chú niệm mọi cử chỉ, mọi động thái đang diễn ra, đang xảy ra, đang vận hành, đang tương tác với ngoại giới – nghĩa là toàn bộ chúng đều được trực thức nhìn ngắm trong hiện tại, hiện tiền - mà không nên để cho một sát-na thất niệm, buông lung, phóng dật nào?

- Đúng vậy!

- Đối với những người nhiều tham dục, nhiều đam mê thân xác và tình dục - biện pháp đối trị cho căn cơ ấy thì nên quán 32 thể trược và 10 tướng của tử thi?

- Đúng là vậy, hiền đệ đã hiểu rất chính xác.

- Về thân còn có hơi thở. Có cách niệm hơi thở nghiêng vào định, đi sâu vào định. Có cách niệm hơi thở nghiêng về tuệ, phát triển tuệ giác? Tuy nhiên, cả định và tuệ đều phải nhẹ nhàng, thanh thản, tự nhiên - đừng cố gắng thái quá, nỗ lực thái quá; đừng bắt hơi thở phải như thế này, phải như thế kia; nghĩa là hơi thở mình sao thì cứ ghi nhận tự nhiên, trung thực như thế. Và quan trọng nhất, là phải thường trực thắp ở đấy một ngọn đèn!

- Chính xác!

- Tuy nhiên, khi mình nhìn ngm mt ngn núi, mt con sui, mt rng hoa, mt dòng sông, mt con đường mòn... thì chúng ta không th nào va an trú hơi th mt cách trn vn va nhìn ngm đối tượng ngoi gii mt cách trọn vẹn, như thực, như chân được?

- Dĩ nhiên là vy, hin đệ! Vòng tròn ca mt bánh xe ch tiếp xúc mt đất ch mt đim – thì tâm ta cũng vy, ch mt đối tượng; khi có đối tượng này thì không có đối tượng kia. Tâm ta không thể có hai tư tưởng đồng hiện hữu.

- Th, cm giác nơi thân, nơi tâm cũng phi trong sáng và chân thc như thế, t nhiên như thế?

- ! Hin đệ đã nm được nguyên lý.

- Tâm sanh khởi do duyên căn trần; nói cách khác – duyên xúc, thọ mới có ái, thủ, hữu. Vậy, nếu cảm giác được nhìn ngắm trong sáng, chân thực – thì tâm, theo đó, cũng trong sáng và chân thực. Từ đấy mà ta quán tâm, và ta sẽ tuệ tri các trạng thái của tâm - phải vậy không hiền huynh?

- Đúng vậy!

- Duyên căn-trần-thức như thế nên có pháp như thế. Rồi trên lộ trình tu tập, đâu là pháp chướng ngại, kiết sử, phiền não, đâu là pháp thanh lương, quang sáng, vô nhiễm... cũng bởi đó mà ta tuệ tri, chứng nghiệm trong lòng mình – có phải vậy không thưa bậc Chưởng giáo?

- Hay lắm! Tuyệt vời lắm! Tôn giả Sāriputta tán thán - Hiền đệ vừa có trí đa văn, bây giờ lại có thêm trí phân tích, cô đọng rất thiện xảo nữa!

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Và đệ còn biết nữa rằng, chỉ cần thở, chỉ cần an trú trên hơi thở - thì tất cả cái gọi là cảm giác, tâm, pháp gì đó sẽ lần lượt hiện ra để ta tuệ tri như thực; và rồi không chóng thì chầy – cũng nếm thưởng được hương vị của pháp bảo tận đầu nguồn.

- Chỉ việc thở thôi, đúng vậy – Tôn giả Sāriputta cũng mỉm cười đáp lại – Hy vọng bậc đa văn, lợi trí của chúng ta sẽ làm được như thế, sẽ thành tựu được như thế.





[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024