• Nền Tảng Phật Giáo - Quyển V

    PHƯỚC THIỆN

  • Soạn giả: Hộ Pháp

 

3- Phước Thiện Hành Thiền     (Bhāvanākusala)

 

Bhāvanākusala: Phước thiện hành thiền.

 

Định nghĩa Bhāvanā:

 

“Kusaladhamme bhāveti uppādeti vaḍḍhatī’ti bhāvanā.” Trạng thái nào làm cho thiện pháp cao thượng phát sinh lên đầu tiên, rồi làm cho thiện pháp ấy phát triển, trạng thái ấy gọi là bhāvanākusala: phước thiện hành thiền

 

Định nghĩa bhāvanā có 2 giai đoạn:

 

1- Giai đoạn đầu: Kusaladhamme bhāveti uppādeti:

Trạng thái làm cho thiện pháp cao thượng phát sinh lên đầu tiên.

 

2- Giai đoạn sau: Kusaladhamme bhāveti vaḍḍhati:

Trạng thái làm cho thiện pháp cao thượng phát triển, và tăng trưởng lên.

 

Bhāvanā có 2 loại:

 

1- Samathabhāvanā: Pháp hành thiền định.

2- Vipassanābhāvanā: Pháp hành thiền tuệ, 

 

* Thế nào gọi là pháp hành thiền định?

 

Pháp hành thiền định là định tâm đồng sinh với thiện tâm an trú trong một đề mục thiền định duy nhất (thuộc đối tượng chế định pháp (paññattidhamma)), chế ngự được phiền não, 5 pháp chướng ngại (nivaraṇa) bằng 5 chi thiền, dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc giới và tiếp theo chứng đắc 4 bậc thiền vô sắc giới.

Định tâm an trú trong bậc thiền, để hưởng sự an lạc trong bậc thiền.

Như vậy, gọi là pháp hành thiền định.

 

* Thế nào gọi là pháp hành thiền tuệ?

 

Pháp hành thiền tuệ là trí tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp (thuộc chân nghĩa pháp (paramatthadhamma)), trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, sắc pháp, nên thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, diệt đoạn tuyệt mọi phiền não, mọi tham ái, trở thành bậc Thánh Arahán, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Như vậy, gọi là pháp hành thiền tuệ.

 

* Thực hành pháp hành thiền định như thế nào?

 

Muốn thực hành pháp hành thiền định, hành giả cần phải học hỏi hiểu biết rõ các đề mục thiền định, rồi chọn một đề mục thiền định thích hợp với bản tính riêng của mình, làm đối tượng để thực hành pháp hành thiền định với đề mục thiền định ấy, cho được thuận lợi phát triển thiền định.

 

Đề Mục Thiền Định

 

Thiền định gồm có 40 đề mục:

 

- 10 đề mục hình tròn (kasiṇa),

- 10 đề mục tử thi (asubha),

- 10 đề mục tùy niệm (anussati),

- 4 đề mục tứ vô lượng tâm (appamaññā).

- 1 đề mục vật thực đáng gớm (āhāre paṭikkūlasaññā),

- 1 đề mục phân tích tứ đại (catudhātuvavatthāna)

- 4 đề mục vô sắc giới (āruppa).

 

(Nên xem quyển “Tìm hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ” cùng soạn giả)

 

Sau khi chọn một đề mục nào phù hợp với bản tính của mình xong, hành giả nên tìm đến Ngài Trưởng Lão thiền sư uyên thâm về Pháp học Phật Giáo, đầy đủ kinh nghiệm về Pháp hành Phật Giáo nhất là pháp hành thiền định, để nương nhờ học hỏi phương pháp thực hành pháp hành thiền định về đề mục thiền định ấy.

Trong 40 đề mục thiền định làm đối tượng của pháp hành thiền định, mỗi đề mục thiền định có tính chất khả năng khác nhau như sau:

 

 * 10 Đề Mục Thiền Định Đạt Đến Cận Định  

     (Upacārasamādhi):

 

1- Đề mục niệm 9 Ân Đức Phật,

2- Đề mục niệm 6 Ân Đức Pháp,

3- Đề mục niệm 9 Ân Đức Tăng,

4- Đề mục niệm về giới trong sạch của mình,

5- Đề mục niệm về sự bố thí của mình,

6- Đề mục niệm 5 pháp của chư thiên có trong mình,

7- Đề mục niệm về sự chết.

8- Đề mục niệm trạng thái an lạc tịch tịnh Niết Bàn,

9- Đề mục quán xét vật thực đáng gớm nhờm,

10- Đề mục phân tích tứ đại: đất, nước, lửa, gió.

 

10 đề mục thiền định này có đối tượng là chân nghĩa pháp (paramatthadhamma) vô cùng vi tế, ý nghĩa rộng mênh mông, nên định tâm không thể an trú vững chắc nơi đối tượng được. Do đó, hành giả thực hành pháp hành thiền định 1 trong 10 đề mục thiền định này, chỉ có khả năng đạt đến cận định (upacārasamādhi) mà thôi. Tâm cận định thuộc về dục giới đại thiện tâm, nên không chứng đắc được bậc thiền sắc giới nào cả.

 

* 11 Đề Mục Thiền Định Chứng Đắc Đệ Nhất Thiền Sắc Giới

 

- 10 đề mục tử thi bất tịnh,

- 1 đề mục niệm 32 thể trược trong thân.

 

11 đề mục thiền định này là rất thô, bất tịnh, hành giả thực hành pháp hành thiền định 1 trong 11 đề mục này cần phải có chi thiền vitakka: hướng tâm đến đối tượng. Do đó 11 đề mục chỉ có khả năng chứng đắc đến đệ nhất thiền sắc giới mà thôi, không thể chứng đắc các bậc thiền sắc giới bậc cao hơn được.

 

* 3 Đề Mục Vô Lượng Tâm Chứng Đắc 4 Bậc Thiền Sắc Giới 

 

1- Đề mục niệm rải tâm từ đến chúng sinh vô lượng.,

2- Đề mục niệm rải tâm bi đến chúng sinh vô lượng.

3- Đề mục niệm rải tâm hỷ đến chúng sinh vô lượng.

 

3 đề mục thiền định này chỉ có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ tứ thiền sắc giới mà thôi. Sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới 1 trong 3 đề mục này rồi, hành giả đổi sang thực hành Đề mục niệm rải tâm xả đến chúng sinh vô lượng, để chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới.

Đề mục niệm rải tâm xả này chỉ có khả năng chứng đắc đệ ngũ thiền sắc giới mà thôi, nên không thể bắt đầu thực hành pháp hành thiền định bằng đề mục thiền định niệm rải tâm xả này, mà chỉ thực hành đề mục thiền định  này sau khi đã chứng đắc đệ tứ thiền sắc giới với 1 trong 3 đề mục: niệm rải tâm từ hoặc niệm rải tâm bi hoặc niệm rải tâm hỷ.

 

*11 Đề Mục Thiền Định Chứng Đắc Cả 5 Bậc Thiền Sắc Giới.

 

- 10 đề mục thiền định (kasiṇa),

- 1 đề mục thiền định niệm hơi thở vô - hơi thở ra.

 

11 đề mục thiền định này có khả năng dẫn đến chứng đắc từ đệ nhất thiền sắc giới cho đến đệ ngũ thiền sắc giới.

 

Phước thiện hành thiền (Bhāvanākusala) trong 10 Phước Thiện: Puññakriyavatthu này chỉ có giới hạn trong dục giới đại thiện tâm mà thôi.

 

Samathabhāvanā: Pháp hành thiền định,

 

Bhāvanā: Tâm hành có 3 loại:

 

1- Parikammabhāvanā: Tâm sơ hành giai đoạn đầu của pháp hành thiền định..

2- Upacārabhāvanā: Tâm cận hành giai đoạn giữa của pháp hành thiền định.

3- Appanābhāvanā: Tâm an hành giai đoạn cuối của pháp hành thiền định..

 

Trong 3 loại bhāvanā này, phước thiện hành thiền (bhāvanākusala) này chỉ có giới hạn đến parikamma-bhāvanā và upacārabhāvanā mà thôi. Bởi vì 2 loại bhāvanā này còn thuộc dục giới đại thiện tâm, chưa chứng đắc được bậc thiền sắc giới nào cả.   

 

Samādhi: Định tâm có 3 loại:

 

1- Parikammasamādhi: Sơ định trong đề mục thiền  định ấy.

2- Upacārasamādhi: Cận định trong đề mục thiền định  ấy.

3- Appanāsamādhi: An định trong đề mục thiền định ấy, chứng đắc thiền sắc giới, thiền vô sắc giới.

 

Trong 3 loại Samādhi này, phước thiện hành thiền này chỉ có giới hạn đến parikammasamādhi và upacāra-samādhi mà thôi. Bởi vì 2 loại samādhi định tâm này còn thuộc dục giới đại thiện tâm, chưa chứng đắc được bậc thiền sắc giới nào cả.    

 

* Thực hành pháp hành thiền tuệ như thế nào?

 

Hành giả muốn thực hành pháp hành thiền tuệ cần phải hiểu biết rõ các đối tượng thiền tuệ thuộc chân nghĩa pháp (paramatthadhamma), đó là Thân, Thọ, Tâm, Pháp trong kinh Tứ Niệm Xứ, hoặc danh pháp, sắc pháp pháp vô ngã, không phải ta, không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chúng sinh, không phải vật này vật kia, mà chỉ là thực tánh của danh pháp, sắc pháp mà thôi.

 

Đối Tượng Tứ Niệm Xứ

 

1- Thân niệm xứ. Thân là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 14 đối tượng:

 

1- Niệm hơi thở vô - hơi thở ra,

2- Niệm tứ oai nghi: đi, đứng, ngồi, nằm,

3- Niệm tất cả các oai nghi phụ: đi tới trước, đi lui sau, quay sang bên phải, quay sang bên trái, v.v ...

4- Niệm 32 thể trược trong thân: tóc, lông, móng, răng, da, v.v…

5- Niệm tứ đại: đất, nước, lửa, gió,

6- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa vừa mới chết trải qua 1, 2 ngày.

7- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa bị quạ, diều, chó rừng, …cắn xé ăn thịt.

8- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn bộ xương dính thịt và máu, có gân ràng rịt.

9- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn bộ xương dính thịt rã rời…

10- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn bộ xương khô, không có máu và thịt,…

11- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn xương rã rời, rải rác mọi nơi…

12- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn xương màu trắng…

13- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa  chỉ còn đống xương màu trắng…

14- Niệm tưởng thân của mình như tử thi bỏ nghĩa địa chỉ còn bột xương màu trắng…

 

Đó là 14 đối tượng của phần thân niệm xứ thuộc về sắc phápđối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ. 

 

2- Thọ niệm xứ. Thọ là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 1 đối tượng, chia ra 9 loại thọ.

 

1- Thọ khổ,

2- Thọ lạc,

3- Thọ không khổ không lạc,

4- Thọ khổ liên quan với ngũ dục, ([1])

5- Thọ lạc liên quan với ngũ dục,

6- Thọ không khổ không lạc liên quan với ngũ dục,

7- Thọ khổ không liên quan với ngũ dục,

8- Thọ lạc không liên quan với ngũ dục,

9- Thọ không khổ không lạc không liên quan với ngũ dục.

 

Đó là 1 đối tượng của phần thọ niệm xứ thuộc về danh phápđối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

 

3- Tâm niệm xứ. Tâm là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 1 đối tượng, chia ra 16 loại tâm.

 

1- Tâm có tham, đó là 8 tâm tham,

2- Tâm không có tham, đó là tam giới thiện tâm và  tâm không phải thiện không phải bất thiện,

3- Tâm có sân đó là 2 tâm sân,

4- Tâm không có sân, đó là tam giới thiện tâm và tâm không phải thiện không phải bất thiện,

5- Tâm có si, đó là 12 tâm bất thiện,

6- Tâm không có si, đó là tam giới thiện tâm và tâm 

     không phải thiện không phải bất thiện,

7- Tâm buồn ngủ, đó là tâm tham và tâm sân cần sự tác động.,

8- Tâm phóng tâm, đó là tâm si hợp với phóng tâm,

9- Tâm bậc cao, đó là tâm sắc giới, tâm vô sắc giới,

10- Tâm bậc thấp, đó là tâm dục giới,

11- Tâm có tâm cao hơn, đó là tâm dục giới,

12- Tâm không có tâm cao hơn, đó là tâm sắc giới,  tâm vô sắc giới,

13- Tâm có định, đó là tâm cận định, tâm an định  trong một đối tượng thiền định,

14- Tâm không có định, đó là tâm không có đối tượng thiền định,

15- Tâm giải thoát phiền não từng thời, do diệt phiền  não từng thời, hoặc tâm giải thoát phiền não, do chế ngự phiền não, đó là tam giới thiện tâm.

16- Tâm không giải thoát mọi phiền não, đó là tâm  bất thiện, tâm quả tam giới.

 

Đó là 1 đối tượng của phần tâm niệm xứ thuộc về Danh pháp,đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.



[1] Ngũ dục: sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục.


 

4- Pháp niệm xứ. Pháp là đối tượng của chánh niệm và trí tuệ tỉnh giác, có 5 đối tượng. 

 

1- Pháp Chướng Ngại (Nīvaraṇa) có 5 pháp:

 

1- Tham dục là pháp chướng ngại do tâm tham muốn trong ngũ dục (sắc dục, thanh dục, hương dục, vị dục, xúc dục),

2- Sân hận là pháp chướng ngại do tâm sân không hài lòng trong đối tượng,

3- Buồn chán- buồn ngủ là pháp chướng ngại do 2 tâm sở buồn chán- buồn ngủ đồng sinh với bất thiện tâm cần sự tác động. làm buông bỏ đối tượng,

4- Phóng tâm- hối hận là pháp chướng ngại do 2 tâm sở phóng tâm- hối hận đồng sinh với bất thiện tâm, làm cho tâm không an trú trong đối tượng,

5- Hoài nghi là pháp chướng ngại do tâm hoài nghi trong các pháp.

 

Đó là 5 pháp chướng ngại, là đối tượng của phần pháp niệm xứ thuộc về danh pháp,đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ. (5 pháp chướng ngại này làm chướng ngại đối với hành giả thực hành pháp hành thiền định, nhưng là đối tượng thiền tuệ của hành giả thực hành pháp hành thiền tuệ.) 

 

2- Ngũ Uẩn Chấp Thủ (Upādānakkhandha) có 5 loại

 

1- Sắc uẩn chấp thủ: Sắc uẩn đó là 28 sắc pháp là đối tượng của tham ái và tà kiến chấp thủ.

2- Thọ uẩn chấp thủ: Thọ uẩn đó là tâm sở thọ đồng sinh trong 81 tâm tam giới, là đối tượng của tham ái và tà kiến chấp thủ,

3- Tưởng uẩn chấp thủ: Tưởng uẩn đó là tâm sở tưởng đồng sinh trong 81 tâm tam giới, là đối tượng của tham ái và tà kiến chấp thủ,

4- Hành uẩn chấp thủ: Hành uẩn đó là 50 tâm sở (trừ tâm sở thọ và tâm sở tưởng) đồng sinh trong 81 tâm tam giới, là đối tượng của tham ái và tà kiến chấp thủ,

5- Thức uẩn chấp thủ: Thức uẩn đó là 81 tâm tam giới, là đối tượng của tham ái và tà kiến chấp thủ.

 

Đó là ngũ uẩn chấp thủ, là đối tượng của phần pháp niệm xứ thuộc về sắc pháp danh pháp,đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ. 

 

3- Thập nhị Xứ (Āyatana) có 12 pháp:

 

1- Nhãn xứ: đó là nhãn tịnh sắc là nơi cho tâm với tâm sở phát sinh.

2- Nhĩ xứ: đó là nhĩ tịnh sắc là nơi cho tâm với tâm sở phát sinh.

3- Tỷ xứ: đó là tỷ tịnh sắc là nơi cho tâm với tâm sở  phát sinh.

4- Thiệt xứ: đó là thiệt tịnh sắc là nơi cho tâm với tâm sở phát sinh.

5- Thân xứ: đó là thân tịnh sắc là nơi cho tâm với tâm sở phát sinh.

6- Sắc xứ: đó là đối tượng sắc là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

7- Thanh xứ: đó là đối tượng thanh là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

8- Hương xứ: đó là đối tượng hương là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

9- Vị xứ: đó là đối tượng vị là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

10- Xúc xứ: đó là đối tượng xúc là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

11- Ý xứ: đó là 89 tâm là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

12- Pháp xứ: đó là 52 tâm sở, 16 sắc vi tế, Niết Bàn  là nhân cho tâm với tâm sở phát sinh.

 

12 xứ có 6 xứ bên trong và 6 xứ bên ngoài, xứ bên trong với xứ bên ngoài từng cặp thành 6 cặp như sau:

 

1- Nhãn xứ với đối tượng sắc xứ làm nhân phát sinh nhãn thức tâm có 7 tâm sở, nhìn thấy các đối tượng sắc.

2- Nhĩ xứ với đối tượng thanh xứ làm nhân phát sinh nhĩ thức tâm có 7 tâm sở, nghe các đối tượng âm thanh.

3- Tỷ xứ với đối tượng hương xứ làm nhân phát sinh tỷ thức tâm có 7 tâm sở, ngửi các đối tượng hương.

4- Thiệt xứ có đối tượng vị xứ làm nhân phát sinh thiệt thức tâm có 7 tâm sở, nếm các đối tượng vị.

5- Thân xứ với đối tượng xúc xứ làm nhân phát sinh thân thức tâm có 7 tâm sở, xúc giác các đối tượng xúc nóng, lạnh, cứng, mềm, v.v…

6- Ý xứ với đối tượng pháp xứ làm nhân phát sinh các tâm có các tâm sở biết các đối tượng.

 

 

Đó là 12 xứ, là đối tượng của phần pháp niệm xứ thuộc về sắc pháp danh pháp,đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ. 

 

4- Thất Pháp Giác Chi (Bojjhaṅga) có 7 pháp:

 

1- Pháp niệm giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở niệm đồng sinh với đại thiện tâm làm phận sự niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp.

2- Pháp phân tích giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở trí tuệ đồng sinh với 4 đại thiện tâm hợp với trí tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của các pháp,

3- Pháp tinh tấn giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở tinh tấn đồng sinh với đại thiện tâm,

4- Pháp hỷ giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở hỷ đồng sinh với đại thiện tâm,

5- Pháp an tịnh giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở an tịnh đồng sinh với đại thiện tâm,

6- Pháp định giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở nhất tâm đồng sinh với đại thiện tâm,

7- Pháp xả giác chi là pháp dẫn đến chứng ngộ chân

lý tứ Thánh Đế, đó là tâm sở trung dung đồng sinh với đại thiện tâm.

 

 Đó là 7 pháp giác chi, là đối tượng của phần pháp niệm xứ thuộc về danh pháp, là đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

 

5- Tứ Thánh Đế (Ariyasacca) có 4 pháp:

 

1- Khổ Thánh đế: Khổ là sự thật chân lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ, đó là ngũ uẩn chấp thủ,

2- Nhân sinh khổ Thánh đế: Nhân sinh khổ là sự thật chân lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ, đó là 3 loại tham ái,

3- Diệt khổ Thánh đế: Diệt khổ là sự thật chân lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ, đó là Niết Bàn,

4- Pháp hành diệt khổ Thánh đế: Pháp hành diệt khổ là sự thật chân lý mà bậc Thánh nhân đã chứng ngộ, đó là Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

 

 Đó là tứ Thánh đế, là đối tượng của phần pháp niệm xứ thuộc về sắc pháp danh pháp,đối tượng của pháp hành tứ niệm xứ, hoặc là đối tượng của pháp hành thiền tuệ.

Tứ niệm xứ: Thân niệm xứ có 14 đối tượng, thọ niệm xứ có 1 đối tượng, tâm niệm xứ có 1 đối tượng, pháp niệm xứ có 5 đối tượng gồm có 21 đối tượng mà mỗi đối tượng đều có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng đắc 4 Thánh Đạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn, trở thành bậc Thánh A-ra-hán, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong ba giới bốn loài.

Sau khi đã hiểu rõ các đối tượng thiền tuệ thuộc chân nghĩa pháp (paramatthadhamma), hành giả nên tìm đến Ngài Trưởng Lão thiền sư uyên thâm về Pháp học Phật Giáo, đầy đủ kinh nghiệm về Pháp hành Phật Giáo nhất là pháp hành thiền tuệ, để nương nhờ học hỏi phương pháp thực hành pháp hành thiền tuệ.

Hành giả thực hành pháp hành thiền tuệ nếu có khả năng phát sinh trí tuệ thiền tuệ thì theo tuần tự trải qua 16 loại trí tuệ thiền tuệ như sau:

 

1- Trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, của sắc pháp thuộc chân nghĩa pháp (paramatthadhamma), đúng theo thực tánh của các pháp, tiếp đến

2- Trí tuệ thứ nhì gọi là Nāmarūpapaccayapariggaha-ñāṇa: Trí tuệ thấy rõ, biết rõ nhân duyên phát sinh mỗi danh pháp, mỗi sắc pháp, tiếp đến

3- Trí tuệ thiền tuệ thứ 3 gọi là Sammasanañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, của sắc pháp do nhân duyên diệt, nên thấy rõ, biết rõ trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã của danh pháp, sắc pháp, tiếp đến

4- Trí tuệ thiền tuệ thứ tư gọi là Udayabbayañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của danh pháp, của sắc pháp, nên trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng thái chung: trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã, tiếp đến 

5- Trí tuệ thiền tuệ thứ năm gọi là Bhaṅgānupassanā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ đặc biệt sự diệt của danh pháp, của sắc pháp, tiếp đến

6- Trí tuệ thiền tuệ thứ sáu gọi là Bhayatupaṭṭhāna-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ sự diệt của danh pháp, của sắc pháp đáng kinh sợ, tiếp đến

7- Trí tuệ thiền tuệ thứ bảy gọi là Ādīnavānupassanā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp đầy tội chướng, tiếp đến

8- Trí tuệ thiền tuệ thứ tám gọi là Nibbidānupassanā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp thật đáng nhàm chán, tiếp đến

9- Trí tuệ thiền tuệ thứ chín gọi là Muñcitukamyatā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ tha thiết mong thoát khỏi danh pháp, sắc pháp, tiếp đến

10- Trí tuệ thiền tuệ thứ mười gọi là Paṭisaṅkhā-nupassanāñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ trở lại danh pháp, sắc pháp có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã một cách rõ ràng, để tìm ra phương pháp giải thoát khỏi khổ đế của danh pháp, của  sắc pháp, tiếp đến

11- Trí tuệ thiền tuệ mười một gọi là Saṅkhārupekkhā-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thấy rõ, biết rõ danh pháp, sắc pháp thật sự là pháp vô ngã, nên trí tuệ thiền tuệ đặt tâm trung dung trong danh pháp, trong sắc pháp có trạng thái vô thường, hoặc trạng thái khổ, hoặc trạng thái vô ngã làm đối tượng, tiếp đến

12-Trí tuệ thiền tuệ thứ mười hai gọi là Anulomañāṇa: Trí tuệ thiền tuệ thuận dòng theo 8 trí tuệ thiền tuệ phần trước và thuận dòng theo 37 pháp chứng đắc Thánh Đạo phần sau, tiếp đến

13- Trí tuệ thiền tuệ thứ mười ba gọi là Gotrabhu-ñāṇa: Trí tuệ thiền tuệ chuyển từ dòng phàm nhân sang bậc Thánh nhân, vì thấy rõ, biết rõ Niết Bàn làm đối tượng, tiếp đến

14- Trí tuệ thiền tuệ thứ mười bốn gọi là Maggañāṇa: 

Thánh Đạo tuệ thuộc về trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới, có Niết Bàn làm đối tượng, diệt đoạn tuyệt được mọi phiền não, mọi tham ái tùy theo khả năng của mỗi Thánh Đạo tuệ, tiếp đến

15- Trí tuệ thiền tuệ thứ mười lăm gọi là Phalañāṇa: Thánh Quả tuệ thuộc về trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới, có Niết Bàn là đối tượng, tiếp đến

16- Trí tuệ thứ mười sáu gọi là Paccavekkhaṇañāṇa: Trí tuệ quán triệt Thánh Đạo, Thánh Quả, Niết Bàn đã chứng đắc, phiền não đã bị diệt đoạn tuyệt, và mọi phiền não chưa diệt đoạn tuyệt được.

 

4 Bậc Thánh Nhân Trong Phật Giáo

 

* Nếu hành giả là phàm nhân thực hành pháp hành thiền tuệ, có khả năng phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự, bắt đầu từ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thứ 16, trải qua 16 loại trí tuệ thiền tuệ lần thứ nhất thì chắc chắn trở thành bậc Thánh Nhập Lưu.

* Nếu hành giả là bậc Thánh Nhập Lưu tiếp tục thực hành pháp hành thiền tuệ, có khả năng phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự, bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thứ 16, trải qua 13 loại trí tuệ thiền tuệ lần thứ nhì thì chắc chắn trở thành bậc Thánh Nhất Lai.

* Nếu hành giả là bậc Thánh Nhất Lai tiếp tục thực hành pháp hành thiền tuệ, có khả năng phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự, bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thứ 16, trải qua 13 loại trí tuệ thiền tuệ lần thứ ba thì chắc chắn trở thành bậc Thánh Bất Lai.

* Nếu hành giả là bậc Thánh Bập Lai tiếp tục thực hành pháp hành thiền tuệ, có khả năng phát sinh trí tuệ thiền tuệ theo tuần tự, bắt đầu từ trí tuệ thiền tuệ thứ tư cho đến trí tuệ thứ 16, trải qua 13 loại trí tuệ thiền tuệ lần thứ tư thì chắc chắn trở thành bậc Thánh A-ra-hán.

 

Trí tuệ thiền tuệ có 16 loại chia ra làm 2 loại:

 

1- Trí tuệ thiền tuệ tam giới (Lokiyavipassanāñāṇa) kể từ trí tuệ thứ nhất cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 12, gồm có 12 loại trí tuệ thiền tuệ.

2- Trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới (Lokuttara-vipassanāñāṇa) gồm có 2 trí tuệ thiền tuệ Siêu tam giới là trí tuệ thiền tuệ thứ 14: Maggañāṇa trí tuệ thiền tuệ thứ 15: Phalañāṇa.  

 

1- Bắt đầu từ trí tuệ thứ nhất: Nāmarūpapariccheda-ñāṇa cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 12: Anulomañāṇa gồm có 12 loại trí tuệ thiền tuệ này xét về tâm là  dục giới đại thiện tâm, và về  đối tượngdanh pháp, sắc pháp tam giới, nên thuộc về trí tuệ thiền tuệ tam giới (lokiyavipassanā).

2-  Trí tuệ thiền tuệ thứ 14: Maggañāṇa trí tuệ thiền tuệ thứ 15: Phalañāṇa  2 loại trí tuệ thiền tuệ này xét về tâm là Siêu tam giới tâm và về đối tượng là Niết Bàn Siêu tam giới, nên thuộc về  trí tuệ thiền tuệ siêu tam giới (lokuttaravipassanā).

 

 * Đối với trí tuệ thiền tuệ thứ 13: Gotrabhuñāṇa này, xét về tâm còn là dục giới đại thiện tâm và xét về đối tượng là Niết Bàn Siêu tam giới.

 

* Đối với trí tuệ  thứ 16: Paccavekkhaṇañāṇa là trí tuệ quán triệt Thánh Đạo, Thánh Quả và Niết Bàn, mọi phiền não đã diệt đoạn tuyệt được, và mọi phiền não chưa diệt đoạn tuyệt.  

 

Phước thiện hành thiền (Bhāvanākusala) phần pháp hành thiền tuệ trong 10 Phước Thiện: Puññakriyavatthu này chỉ có giới hạn trong dục giới đại tâm mà thôi.

Cho nên, trong 16 loại trí tuệ thiền tuệ, thì chỉ có giới hạn từ trí tuệ thứ nhất gọi là Nāmarūpaparicchedañāṇa cho đến trí tuệ thiền tuệ thứ 11 gọi là Saṅkhārupekkhā-ñāṇa mà thôi, bởi vì 11 loại trí tuệ thiền tuệ này thuộc về dục giới đại thiện tâm, và đối tượng thiền tuệ là danh pháp, sắc pháp. (chưa chứng đắc Thánh Đạo-Thánh Quả, và Niết Bàn) 

 

 Những Tính Chất Của Pháp Thiện Hành Thiền

 

* Kusalavaḍḍhāpanalakkhaṇa: Phước thiện hành thiền có trạng thái làm cho thiện pháp phát triển.

* Akusalapahānarasa: Phước thiện hành thiền có phận sự diệt bất thiện pháp.

* Sattācārokkamanapaccuppaṭṭhāna: Phước thiện hành thiền đúng theo phương pháp thực hành pháp hành thiền     là quả hiện hữu.

* Yonisomanasikārapadaṭṭhāna: Sự hiểu đúng trong tâm phương pháp thực hành pháp hành thiền là nguyên nhân gần của phước thiện hành thiền,

* Paṭikkhepadhamma: Pháp nghịch với phước thiện hành thiền đó là tâm si.

* Anuññātadhamma: Pháp giúp cơ hội phước thiện hành thiền đó là trí tuệ. 

 

(Xong phần phước thiện hành thiền)





[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024