• Nền Tảng Phật Giáo - Quyển V

    PHƯỚC THIỆN

  • Soạn giả: Hộ Pháp

 

Đức Phật Thuyết 7 Pháp Giác Chi

 

- Này Kassapa! 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 7 pháp giác chi ấy thế nào?

 

1- Này Kassapa! Pháp niệm giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

2- Này Kassapa! Pháp phân tích giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

3- Này Kassapa! Pháp tinh tấn giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

4- Này Kassapa! Pháp hỷ giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

5- Này Kassapa! Pháp an tịnh giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

6- Này Kassapa! Pháp định giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

7- Này Kassapa! Pháp xả giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 

- Này Kassapa! 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa bạch rằng:

 

- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

- Kính bạch Đức Thiện Ngôn, 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

 

Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa đã khỏi hẳn bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của vị Đại Trưởng Lão Mahākassapa khỏi hẳn, không còn tái phát lại nữa.

 

(Xong bài kinh bệnh thứ nhất)

 

 

* Trường hợp Ngài Đại Đức Mahāmoggallāna lâm bệnh nặng trầm trọng tại núi Gijjhakūṭa. Khi ấy, Đức Thế Tôn ngự đến thăm viếng, thuyết giảng bài kinh Dutiyagilānasutta có 7 pháp giác chi như sau:

 

Kinh Dutiyagilānasutta ([1])

 

Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe viharati Veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena āyasmā Mahāmoggallāno Gijjhakūṭe pabbate viharati ābādhiko dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho Bhagavā sāyanha-samayaṃ paṭisallānā vuṭṭhito yenāyasmā Mahā-moggallāno tenupasaṅkami, upasaṅkamitvā paññatte āsane nisīdi, nisajja kho Bhagavā āyasmantaṃ Mahāmoggallānaṃ etadavoca.

- Kacci te Moggallāna, khamanīyaṃ? Kacci yāpanīyaṃ? Kacci dukkhā vedanā paṭikkamanti, no abhikkamanti, paṭikkamosānaṃ paññāyati, no abhikkamo’ti?

- Na me Bhante, khamanīyaṃ, na yāpanīyaṃ, bāḷhā me dukkhā vedanā abhikkamanti, no paṭikkamanti, abhik-kamosānaṃ paññāyati, no paṭikkamo’ti

Sattime Moggallāna, bojjhaṅgā mayā sammadakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattanti. Katame satta?

*Satisambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Dhammavicayasambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya

nibbānāya saṃvattati.

*Vīriyasambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Pītisambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Passaddhisambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambo-dhāya nibbānāya saṃvattati.

*Samādhisambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā samma-

 dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Upekkhāsambojjhaṅgo kho Moggallāna, mayā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Ime kho Moggallāna, satta bojjhaṅgā mayā samma-dakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattantī’ti

Taggha Bhagavā bojjhaṅgā.

Taggha Sugata bojjhaṅgā’ti.

Idamavoca Bhagavā. Attamano āyasmā Mahā-moggallāno Bhagavato bhāsitaṃ abhinandi. Vuṭṭhahi cāyasmā Mahāmoggallāno tamhā ābādhā, tathāpahīno cāyasmato Mahāmoggallānassa so ābādho ahosī’ti.

 

Ý Nghĩa Bài Kinh Bệnh Thứ Nhì

 

Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Ngài Đại Trưởng Lão Mahāmoggallāna lâm bệnh nặng khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng, tại núi Gijjhakūṭa.

Vào buổi chiều, sau khi rời khỏi nơi thanh vắng, Đức Thế Tôn ngự đến thăm viếng vị Đại Đức Mahāmog-gallāna ngự trên chỗ ngồi đã trải sẵn, Đức Thế Tôn hỏi thăm vị Đại Đức Mahāmoggallāna rằng:

- Này Moggallāna! Con có kham nhẫn nổi thọ khổ không?

Tứ đại của con có được điều hòa không?

Thọ khổ của con thuyên giảm, chứ không tăng thêm phải không?

- Kính bạch Đức Thế Tôn, con không thể kham nhẫn nổi thọ khổ. Con không thể điều hòa tứ đại này được.

Thọ khổ của con không thuyên giảm mà lại tăng thêm.

Bệnh tình tăng thêm rõ ràng, chứ không thuyên giảm chút nào. Bạch Ngài.

 

Đức Phật Thuyết 7 Pháp Giác Chi

 

- Này Moggallāna! 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 7 pháp giác chi ấy thế nào?

 

1- Này Moggallāna! Pháp niệm giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

2- Này Moggallāna! Pháp phân tích giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

3- Này Moggallāna! Pháp tinh tấn giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

4- Này Moggallāna! Pháp hỷ giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

5- Này Moggallāna! Pháp an tịnh giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

6- Này Moggallāna! Pháp định giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

7- Này Moggallāna! Pháp xả giác chi mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

- Này Moggallāna! 7 pháp giác chi này mà Như Lai đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 

 Ngài Đại Đức Mahāmoggallāna bạch rằng:

- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

- Kính bạch Đức Thiện Ngôn, 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

 

Đức Thế Tôn thuyết giảng 7 pháp giác chi xong, vị Đại Đức Mahāmoggallāna phát sinh tâm vô cùng hoan hỷ với lời giáo huấn của Đức Thế Tôn, vị Đại Đức Mahāmog-gallāna đã khỏi hẳn bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của vị Đại Đức Mahāmoggallāna khỏi hẳn, không còn tái phát lại nữa.

          

(Xong bài kinh bệnh thứ nhì)



[1] Saṃyuttanikāya, Phần Mahāvaggapāḷi, Kinh Dutiyagilānasutta


 

* Trường hợp Đức Thế Tôn lâm bệnh nặng trầm trọng tại ngôi chùa Veḷuvana. Khi ấy, Ngài Đại Đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi một nơi hợp lẽ. Đức Thế Tôn truyền bảo Ngài Đại Đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi. Ngài Đại Đức Mahācunda tụng bài kinh Tatiyagilānasutta  có 7 pháp giác chi như sau:

 

Kinh Tatiyagilānasutta ([1])

 

Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Rājagahe viharati Veḷuvane kalandakanivāpe. Tena kho pana samayena Bhagavā ābādhiko hoti dukkhito bāḷhagilāno. Atha kho āyasmā Mahācundo yena Bhagavā tenupasaṅkami, upasaṅ-kamitvā Bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ nisīdi, ekamantaṃ nisinnaṃ kho āyasmantaṃ Mahācundaṃ Bhagavā etadavoca.

 

 “Paṭibhantu taṃ Cunda, bojjhaṅgā”ti.

Sattime Bhante, bojjhaṅgā Bhagavatā sammadakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattanti. Katame satta?

*Satisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Dhammavicayasambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāyanibbānāya saṃvattati.

*Vīriyasambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Pītisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Passaddhisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā sammadakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambo-dhāya nibbānāya saṃvattati.

*Samādhisambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

*Upekkhāsambojjhaṅgo kho Bhante, Bhagavatā samma-dakkhāto bhāvito bahulīkato abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattati.

Ime kho Bhante, satta bojjhaṅgā Bhagavatā samma-dakkhātā bhāvitā bahulīkatā abhiññāya sambodhāya nibbānāya saṃvattantī’ti

Taggha Cunda bojjhaṅgā.

Taggha Cunda bojjhaṅgā’ti

Idamavocāyasmā Cundo. Samanuñño Satthā ahosi. Vuṭṭhahi ca Bhagavā tamhā ābādhā, tathāpahīno ca Bhagavato so ābādho ahosī’ti.

 

Ý Nghĩa Bài Kinh Bệnh Thứ Ba

 

Một thuở nọ Đức Thế Tôn ngự tại ngôi chùa Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc, gần kinh thành Rājagaha. Khi ấy, Đức Thế Tôn lâm bệnh nặng khổ thân hành hạ, bệnh tình trầm trọng.

 Vị Đại Đức Mahācunda đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, rồi ngồi một nơi hợp lẽ, sau khi vị Đại Đức Mahācunda ngồi một nơi, Đức Thế Tôn truyền bảo rằng:

- “Này Cunda! Con hãy nên tụng 7 pháp giác chi.”

 

 Ngài Mahācunda Tụng 7 Pháp Giác Chi

 

- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 7 pháp giác chi ấy thế nào?

1- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp niệm giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 

2- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp phân tích giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

3- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp tinh tấn giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

4- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp hỷ giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

5- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp an tịnh giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

6- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp định giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

7- Kính bạch Đức Thế Tôn, pháp xả giác chi mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

- Kính bạch Đức Thế Tôn, 7 pháp giác chi này mà Đức Thế Tôn đã thuyết giảng chân chính, được thực hành, được thực hành nhiều, để phát sinh trí tuệ thông suốt chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ chân lý tứ Thánh Đế, chứng ngộ Niết Bàn diệt khổ.

 Đức Thế Tôn truyền dạy rằng:

- Này Cunda! 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

- Này Cunda! 7 pháp giác chi thật là huyền diệu!

Vị Đại Đức Mahācunda tụng 7 pháp giác chi xong, Đức Thế Tôn phát sinh tâm hoan hỷ 7 pháp giác chi ấy, Đức Thế Tôn đã khỏi hẳn bệnh ngay tức khắc, căn bệnh của Đức Thế Tôn khỏi hẳn, không còn tái phát lại nữa.

 

(Xong bài kinh bệnh thứ ba)

 

Lợi Ích Của Sự Nghe Tụng Kinh Pāḷi

 

Người bệnh nghe tụng kinh Pāḷi là một trong những truyền thống trong Phật giáo. Bệnh có 2 loai: Bệnh thân và bệnh tâm.

Bệnh thân do có thân. Thân có tứ đại: đất, nước, lửa, gió. Tứ đại không điều hòa nên phát sinh bệnh thân. Tất cả chúng sinh nói chung, con người nói riêng, hễ có thân là có bệnh thân, chỉ có khác nhau bệnh nhẹ hoặc bệnh nặng mà thôi. Cho nên, chư Thánh A-ra-hán và Đức Phật cũng không tránh khỏi bệnh thân.

Bệnh tâm phát sinh do mọi phiền não, mà mọi phiền não đồng sinh với các bất thiện tâm hay ác tâm. Nếu khi bất thiện tâm nào sinh thì ắt có phiền não đồng sinh với bất thiện tâm ấy.

Đối với chư Thánh A-ra-hán và Đức Phật đã diệt đoạn tuyệt mọi phiền não không còn dư sót nữa, cho nên, Chư Thánh A-ra-hán và Đức Phật hoàn toàn không có bệnh tâm nữa, chỉ còn có bệnh thân cho đến khi tịch diệt Niết Bàn, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong tam giới. 

Thật ra, bệnh thân thuộc về quả của nghiệp, còn bệnh tâm do phiền não đồng sinh với bất thiện tâmtâm sở tác ý thuộc về ác nghiệp.

Nếu người nào còn mọi phiền não, mỗi khi có bệnh thân thì tâm tham của người ấy phát sinh muốn mau bớt bệnh; nếu bệnh thân không bớt, thì tâm sân phát sinh làm cho khổ tâm, đó là bệnh tâm.

Người nào còn mọi phiền não, mỗi khi có bệnh thân, nếu người ấy lắng nghe tụng kinh Pāḷi lời giáo huấn của Đức Phật, phát sinh thiện tâm hoan hỷ, có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo thì khi ấy bất thiện tâm không phát sinh, mọi phiền não cũng không phát sinh, nên không có bệnh tâm.

Cho nên, bệnh nhân nên lắng nghe tụng kinh Pāḷi, để phát sinh thiện tâm trong sạch nơi Tam Bảo, có đức tin nơi Tam Bảo, nên chế ngự được mọi phiền não không phát sinh. Vì vậy, bệnh tâm không phát sinh lên đối với bệnh nhân. Đó là điều lợi ích an lạc đối với bệnh nhân.

(Nên xem lời giảng giải 7 pháp giác chi, và nghi thức tụng kinh Pāḷi 7 pháp giác chi riêng cho người bệnh  được chỉ dẫn rõ trong quyển “Bài kinh cho người bệnh” cùng soạn giả.)



[1] Saṃyuttanikāya, Phần Mahāvaggapāḷi, Kinh Tatiyagilānasutta






[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024