• Tìm Hiểu Pháp Hành Thiền Tuệ
  • Tác giả: Hộ Pháp

10. NHỮNG PHÁP NÊN BIẾT (tiếp theo)

6- Ngũ Uẩn Tà Kiến Và Tà Kiến Theo Chấp Ngã

Ngũ uẩn tà kiến dịch từ sakkāyadiṭṭhi. Do 2 từ ghép sakkāya + diṭṭhi. Sakkāya: nghĩa là, tổng hợp các pháp có thật rõ ràng, đó là ngũ uẩn. Diṭṭhi: nghĩa là, tà kiến, thấy sai, hiểu lầm.

Vậy, sakkāyadiṭṭhi là: tà kiến thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm nơi ngũ uẩn, gọi là ngũ uẩn tà kiến.

Tà kiến theo chấp ngã: dịch từ attānudiṭṭhi. Do 3 từ ghép attā + ānu + diṭṭhi. Attā: Ở đây có nghĩa là ngã (ta theo tà kiến). Ānu: Tiếp đầu ngữ có nghĩa là theo. Diṭṭhi: Tà kiến: thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm.

Vậy, Attānudiṭṭhi là, tà kiến theo chấp ngã. Ðó là tà kiến theo chấp lầm nơi ngũ uẩn cho là ta.

Như vậy, ngũ uẩn tà kiến tà kiến theo chấp ngã, hai loại tà kiến này, khác về danh từ, song giống nhau về ý nghĩachi pháp.

Do nguyên nhân nào có ngũ uẩn tà kiến và tà kiến theo chấp ngã?

Trong bộ Patisambhidāmagga [18]  dạy:

Một số phàm nhân trong đời này, vì không được gần gũi thân cận với bậc Thánh nhân, không được lắng nghe chánh pháp, không được hướng dẫn dạy dỗ từ bậc Thánh nhân, không được học hỏi hiểu biết chánh pháp, không được hành theo chánh pháp của bậc Thánh nhân; do đó, số phàm nhân ấy phát sanh tà kiến thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm nơi ngũ uẩn rằng: "Sắc uẩn là ta, ta có sắc uẩn, sắc uẩn ở trong ta, ta ở trong sắc uẩn". Cũng như vậy, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và "thức uẩn là ta, ta có thức uẩn, thức uẩn ở trong ta, ta ở trong thức uẩn". Mỗi uẩn có 4 loại tà kiến, như vậy 5 uẩn gồm có 20 loại tà kiến.

6.1- Ngũ Uẩn Tà Kiến, có 20 loại:

1- Tà kiến ở nơi sắc uẩn, có 4 loại:

1.1- Tà kiến thấy sai "sắc uẩn là ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn cho là ta. Nghĩa là sắc uẩn với ta là một, sắc uẩn như thế nào, ta cũng như thế ấy, ta như thế nào, sắc uẩn cũng như thế ấy.

Ví dụ:

Như cái đèn dầu đang cháy sáng. Người ta nhìn thấy cho rằng: ngọn đèn với ánh sáng là một. Ngọn đèn như thế nào, ánh sáng như thế ấy, ánh sáng như thế nào, ngọn đèn cũng như thế ấy. Cũng như vậy, số phàm nhân có tà kiến, thấy sai, hiểu lầm từ nơi sắc uẩn cho là ta, ta sắc uẩn; sắc uẩn với ta là một.

Nhưng sự thật, tâm tà kiến (chấp ta) không phải là sắc uẩn; sắc uẩn cũng không phải là tâm tà kiến. Sắc uẩn thuộc về sắc pháp; tâm tà kiến thuộc về danh pháp; nhưng do tâm tà kiến thấy sai, hiểu lầm, chấp lầm từ sắc uẩn cho là ta, tasắc uẩn.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "sắc uẩn là ta".

1.2- Tà kiến thấy sai "Ta có sắc uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này có sắc uẩn.

Ví dụ:

Như cây có bóng. Người ta cho rằng: "Ðây là cây, đây là bóng, cây có bóng" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này có sắc uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta có sắc uẩn".

1.3- Tà kiến thấy sai "sắc uẩn ở trong ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, sắc uẩn ở trong ta.

Ví dụ:

Như mùi thơm ở trong đóa hoa. Người ta cho rằng: "Ðây là đóa hoa, đây là mùi thơm, song mùi thơm ở trong đóa hoa này" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, sắc uẩn ở trong ta, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "sắc uẩn ở trong ta".

1.4- Tà kiến thấy sai "ta ở trong sắc uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này ở trong sắc uẩn.

Ví dụ:

Như viên ngọc mani ở trong cái hộp. Người ta cho rằng: "Ðây là viên ngọc mani, đây là cái hộp, viên ngọc mani ở trong cái hộp" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, mà ta này ở trong sắc uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta ở trong sắc uẩn".

2- Tà kiến ở nơi thọ uẩn, có 4 loại:

2.1- Tà kiến thấy sai "thọ uẩn là ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn cho là ta. Nghĩa laø thọ uẩn với ta là một, thọ uẩn như thế nào, ta cũng như thế ấy, ta như thế nào, thọ uẩn cũng như thế ấy.

Ví dụ:

Như cái đèn dầu đang cháy sáng. Người ta nhìn thấy cho rằng: ngọn đèn với ánh sáng là một. Ngọn đèn như thế nào, ánh sáng như thế ấy, ánh sáng như thế nào, ngọn đèn cũng như thế ấy. Cũng như vậy, số phàm nhân có tà kiến, thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn cho là ta, tathọ uẩn, thọ uẩn với ta là một.

Nhưng sự thật, tâm tà kiến (chấp ta) không phải là thọ uẩn; thọ uẩn cũng không phải là tâm tà kiến. Thọ uẩn thuộc về danh pháp; tâm tà kiến thuộc về danh pháp khác, nhưng do tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thọ uẩn, chấp thọ uẩnta, ta thọ uẩn.

Như vậy, gọi là, tà kiến thấy sai "thọ uẩn là ta".

2.2- Tà kiến thấy sai "Ta có thọ uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này có thọ uẩn.

Ví dụ:

Như cây có bóng. Người ta cho rằng: "Ðây là cây, đây là bóng, cây có bóng" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này coù thọ uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta có thọ uẩn".

2.3- Tà kiến thấy sai "thọ uẩn ở trong ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, thọ uẩn ở trong ta.

Ví dụ:

Như mùi thơm ở trong đóa hoa. Người ta cho rằng: "Ðây là đóa hoa, đây là mùi thơm, mùi thơm ở trong đóa hoa này" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta,thọ uẩn ở trong ta, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "thọ uẩn ở trong ta".

2.4- Tà kiến thấy sai "ta ở trong thọ uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này ở trong thọ uẩn.

Ví dụ:

Như viên ngọc mani ở trong cái hộp. Người ta cho rằng: "Ðây là viên ngọc mani, đây là cái hộp, viên ngọc mani ở trong cái hộp" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này ở trong thọ uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta ở trong thọ uẩn".

3- Tà kiến ở nơi tưởng uẩn, có 4 loại:

3.1- Tà kiến thấy sai "tưởng uẩn là ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi tưởng uẩn cho là ta. Nghĩa laø tưởng uẩn với ta là một, tưởng uẩn như thế nào, ta cũng như thế ấy, ta như thế nào, tưởngï uẩn cũng như thế ấy.

Ví dụ:

Như cái đèn dầu đang cháy sáng. Người ta nhìn thấy cho rằng: ngọn đèn với ánh sáng là một. Ngọn đèn như thế nào, ánh sáng như thế ấy, ánh sáng như thế nào, ngọn đèn cũng như thế ấy. Cũng như vậy, số phàm nhân có tà kiến, thấy sai, hiểu lầm nơi tưởng uẩn cho là ta, tatưởng uẩn, tưởng uẩn với ta là một.

Nhưng sự thật, tâm tà kiến (chấp ta) không phải là tưởngï uẩn; tưởng uẩn cũng không phải là tâm tà kiến. Tưởng uẩn thuộc về danh pháp; tâm tà kiến thuộc về danh pháp khác, nhưng do tâm tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi tưởng uẩn, chấp tưởng uẩn cho là ta, ta tưởng uẩn.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "tưởng uẩn là ta".

3.2- Tà kiến thấy sai "Ta có tưởng uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, mà trong ta này có tưởng uẩn.

Ví dụ:

Như cây có bóng. Người ta cho rằng: "Ðây là cây, đây là bóng. Cây có bóng" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này coù tưởng uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta có tưởng uẩn".

3.3- Tà kiến thấy sai "tưởng uẩn ở trong ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, tưởng uẩn ở trong ta.

Ví dụ:

Như mùi thơm ở trong đóa hoa. Người ta cho rằng: "Ðây là đóa hoa, đây là mùi thơm, mùi thơm ở trong đóa hoa này", như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, mà tưởng uẩn ở trong ta, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "tưởng uẩn ở trong ta".

3.4- Tà kiến thấy sai "ta ở trong tưởng uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này ở trong tưởng uẩn.

Ví dụ:

Như viên ngọc mani ở trong cái hộp. Người ta cho rằng: "Ðây là viên ngọc mani, đây là cái hộp, viên ngọc mani ở trong cái hộp", như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta, mà ta này ở trong tưởng uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta ở trong tưởng uẩn".

4- Tà kiến ở nơi hành uẩn, có 4 loại:

4.1- Tà kiến thấy sai "hành uẩn là ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi hành uẩn cho là ta. Nghĩa laø hành uẩn với ta là một, hành uẩn như thế nào, ta cũng như thế ấy, ta như thế nào, hành uẩn cũng như thế ấy.

Ví dụ:

Như cái đèn dầu đang cháy sáng. Người ta nhìn thấy cho rằng: ngọn đèn với ánh sáng là một. Ngọn đèn như thế nào, ánh sáng như thế ấy, ánh sáng như thế nào, ngọn đèn cũng như thế ấy. Cũng như vậy, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi hành uẩn cho là ta, tahành uẩn, hành uẩn với ta là một.

Nhưng sự thật, tâm tà kiến (chấp ta) là 1 hành uẩn; tất cả hành uẩn không phải là tâm tà kiến. Hành uẩn thuộc về danh pháp; tâm tà kiến thuộc về danh pháp khác, nhưng do tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi hành uẩn, chấp hành uẩn cho là ta, ta hành uẩn.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "hành uẩn là ta".

4.2- Tà kiến thấy sai "Ta có hành uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này có hành uẩn.

Ví dụ:

Như cây có bóng. Người ta cho rằng: "Ðây là cây, đây là bóng, cây có bóng" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này coù hành uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là thấy sai, hiểu lầm "ta có hành uẩn".

4.3- Tà kiến thấy sai "hành uẩn ở trong ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta, hành uẩn ở trong ta.

Ví dụ:

Như mùi thơm ở trong đóa hoa. Người ta cho rằng: "Ðây là đóa hoa, đây là mùi thơm, mùi thơm ở trong đóa hoa này", như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta,hành uẩn ở trong ta, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "hành uẩn ở trong ta".

4.4- Tà kiến thấy sai "ta ở trong hành uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta, ta này ở trong hành uẩn.

Ví dụ:

Như viên ngọc mani ở trong cái hộp. Người ta cho rằng: "Ðây là viên ngọc mani, đây là cái hộp, viên ngọc mani ở trong cái hộp" như thế nào. Số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, thức uẩn cho là ta,ta này ở trong hành uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta ở trong hành uẩn".

5- Tà kiến ở nơi thức uẩn, có 4 loại:

5.1- Tà kiến thấy sai "thức uẩn là ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thức uẩn cho là ta. Nghĩa laø thức uẩn với ta là một, thức uẩn như thế nào, ta cũng như thế ấy, ta như thế nào, thức uẩn cũng như thế ấy.

Ví dụ:

Như cái đèn dầu đang cháy sáng. Người ta nhìn thấy cho rằng: ngọn đèn với ánh sáng là một. Ngọn đèn như thế nào, ánh sáng như thế ấy, ánh sáng như thế nào, ngọn đèn cũng như thế ấy. Cũng như vậy, số phàm nhân có tà kiến, thấy sai, hiểu lầm nơi thức uẩn cho là ta, tathức uẩn, thức uẩn với ta là một.

Nhưng sự thật, tâm tà kiến không phải là thức uẩn; thức uẩn cũng không phải là tâm tà kiến. Thức uẩn thuộc về danh pháp; tâm tà kiến thuộc về danh pháp khác, nhưng do tâm tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi thức uẩn, chấp thức uẩn cho là ta, tathức uẩn.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "thức uẩn là ta".

5.2- Tà kiến thấy sai "Ta có thức uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta, ta này có thức uẩn.

Ví dụ:

Như cây có bóng. Người ta cho rằng: "Ðây là cây, đây là bóng. Cây có bóng" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta,ta này coù thức uẩn cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta có thức uẩn".

5.3- Tà kiến thấy sai "thức uẩn ở trong ta" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta, thức uẩn ở trong ta.

Ví dụ:

Như mùi thơm ở trong đóa hoa. Người ta cho rằng: "Ðây là đóa hoa, đây là mùi thơm, mùi thơm ở trong đóa hoa này" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm ở sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta,thức uẩn ở trong ta, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "thức uẩn ở trong ta".

5.4- Tà kiến thấy sai "ta ở trong thức uẩn" như thế nào? Một số phàm nhân trong đời này, là những người có tà kiến thấy sai, hiểu lầm sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta, ta này ở trong thức uẩn.

Ví dụ:

Như viên ngọc mani ở trong cái hộp. Người ta cho rằng: "Ðây là viên ngọc mani, đây là cái hộp, viên ngọc mani ở trong cái hộp" như thế nào, số phàm nhân có tà kiến thấy sai, hiểu lầm nơi sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn cho là ta,ta này ở trong thức uẩn, cũng như thế ấy.

Như vậy, gọi là tà kiến thấy sai "ta ở trong thức uẩn".

Tóm lại, ngũ uẩn tà kiến gồm có 20 loại và cũng là tà kiến theo chấp ngã, vì hai loại tà kiến này liên quan với nhau. Song, ngũ uẩn tà kiến vẫn đóng vai trò chính trong 62 loại tà kiến.


Cho nên, khi bậc Nhập Lưu Thánh Ðạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được ngũ uẩn tà kiến [19] (sakkāyadiṭṭhi) xong rồi, thì các loại tà kiến khác cũng đều bị diệt đoạn tuyệt cùng một lúc, vĩnh viễn không bao giờ phát sanh trong kiếp hiện tại lẫn những kiếp vị lai.

Dĩ nhiên, Chư bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, bậc Thánh Arahán thì hoàn toàn không còn ngũ uẩn tà kiến tà kiến theo chấp ngã.

Tất cả chúng sinh là hạng phàm nhân như: nhân loại, chư thiên ở cõi dục giới, phạm thiên ở cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới vẫn còn nguyên vẹn ngũ uẩn tà kiến tà kiến theo chấp ngã.

Bảng tóm lược "ngũ uẩn tà kiến"

Ngũ uẩn (pañcakkhandha).

1- Sắc uẩn thuộc về sắc pháp.
2- Thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn, là 4 danh uẩn thuộc về danh pháp.

Chấp sắc uẩn là Ta, có 4 loại:

1- Sắc uẩn là Ta, Ta là Sắc uẩn.

2- Ta có Sắc uẩn. (Ta ở đây là 4 danh uẩn).

3- Sắc uẩn ở trong Ta. (Ta ở đây là 4 danh uẩn).

4- Ta ở trong Sắc uẩn. (Ta ở đây là 4 danh uẩn).

Chấp thọ uẩn là Ta, có 4 loại:

1- Thọ uẩn là Ta, Ta là Thọ uẩn.

2- Ta có Thọ uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

3- Thọ uẩn ở trong Ta. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

4- Ta ở trong Thọ uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

Chấp tưởng uẩn làTa, có 4 loại:

1- Tưởng uẩn là Ta, Ta là Tưởng uẩn.

2- Ta có Tưởng uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

3- Tưởng ở uẩn trong Ta. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

4- Ta ở trong Tưởng uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn) .

Chấp hành uẩn là Ta, có 4 loại:

1- Hành uẩn làTa, Ta là Hành uẩn.

2- Ta có Hành uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

3- Hành uẩn ở trong Ta. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

4- Ta ở trong Hành uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

Chấp thức uẩn là Ta, có 4 loại:

1- Thức uẩn là Ta, Ta là Thức uẩn.

2- Ta có Thức uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

3- Thức uẩn ở trong Ta. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

4- Ta ở trong Thức uẩn. (Ta ở đây là 3 danh uẩn và sắc uẩn).

Sự cản trở của ngũ uẩn tà kiến hoặc tà kiến theo chấp ngã

Ðối với hành giả còn là phàm nhân, khi tiến hành thiền tuệ, ngũ uẩn tà kiến hoặc tà kiến theo chấp ngã là một cản trở lớn cho sự phát triển trí tuệ thiền tuệ; cản trở lớn cho việc thấy rõ, biết rõ thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã; cản trở lớn cho sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc 4 Thánh Ðạo, 4 Thánh Quả và Niết Bàn.

Nhưng ngũ uẩn tà kiến hoặc tà kiến theo chấp ngã không cản trở việc phước thiện như: bố thí, giữ giới; cũng không cản trở việc tiến hành thiền định, để chứng đắc các bậc thiền sắc giới các bậc thiền vô sắc giới.

Như vậy, ngũ uẩn tà kiến hoặc tà kiến theo chấp ngã, chỉ cản trở việc trở thành bậc Thánh nhân, nhưng không cản trở việc tái sanh làm người, tái sanh làm chư thiên ở cõi trời dục giới; cũng không cản trở việc tái sanh làm phạm thiên ở cõi trời sắc giới và cõi trời vô sắc giới.

Sự sanh và sự diệt của ngũ uẩn tà kiến

1- Sự sanh của ngũ uẩn tà kiến:

Những phàm nhân trong đời này, là những người không gần gũi, thân cận bậc Thánh nhân, không được lắng nghe chánh pháp, không thực hành theo chánh pháp của bậc Thánh nhân, nên họ là những người có tà kiến, thấy sai, hiểu lầm rằng:

"Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cho là ta".

"Ta có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn."

"Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn ở trong ta".

"Ta ở trong sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn".

Do đó, nên có sự sanh của ngũ uẩn tà kiến.

2- Sự diệt của ngũ uẩn tà kiến:

Bậc Thánh Thanh văn đệ tử của Ðức Phật, là những bậc đã gần gũi, thân cận bậc Thánh nhân, được lắng nghe chánh pháp, đã thực hành theo chánh pháp của bậc Thánh nhân.

Bậc Thánh Thanh văn là bậc Nhập Lưu Thánh Ðạo Tuệ đã diệt đoạn tuyệt được tâm tà kiếnhoài nghi rồi; nên bậc Thánh Nhập Lưu đã có thiền tuệ chánh kiến (vipassanāsammādiṭṭhi), Thánh Ðạo chánh kiến (Maggasammādiṭṭhi), Thánh Quả chánh kiến (Phalasammādiṭṭhi) thấy đúng, biết đúng rằng:

"Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn không phải là ta".

"Không phải ta có sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn".

"Không phải sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn ở trong ta".

"Không phải ta ở trong sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn".

Bởi vì, bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được ngũ uẩn tà kiến, đồng thời cũng diệt đoạn tuyệt tất cả 62 loại tà kiến cùng một lúc, vì tất cả mọi tà kiến phát sanh đều do nương nhờ ngũ uẩn tà kiến.

6.1- Tà Kiến Theo Chấp Ngã (attānudiṭṭhi)

Tà kiến theo chấp ngã thường phát sanh do nương nhờ ở đối tượng chủ thể.

Ðối tượng đó là sắc pháp danh pháp.

Chủ thể đó là tâm biết đối tượng thuộc về danh pháp (sắc pháp hoàn toàn không biết đối tượng).

Có 3 trường hợp như sau:

1- Tà kiến theo chấp ngã, thấy sai cả từ đối tượng lẫn nơi chủ thể.

2- Trí tuệ thấy đúng từ đối tượng; nhưng chưa thấy đúng nơi chủ thể.

3- Chánh kiến thấy đúng, cả từ đối tượng lẫn nơi chủ thể.

1- Tà kiến theo chấp ngã, thấy sai cả từ đối tượng lẫn nơi chủ thể như thế nào?

Một số người phàm nhân trong đời này, không gần gũi thân cận với bậc Thiện trí trong Phật giáo, không được nghe, học hỏi, nghiên cứu về danh pháp, sắc pháp ở bên trong mình và danh pháp, sắc pháp bên ngoài ở chúng sinh khác, vạn vật khác ở trong đời. Do đó, nên thường phát sanh tà kiến theo chấp ngã, thấy sai, chấp lầm từ sắc pháp cho là ta, từ danh pháp cho là ta, gọi là tà kiến theo chấp ngã (attānudiṭṭhi) hoặc ngũ uẩn tà kiến (sakkāyadiṭṭhi) thấy sai, chấp lầm nơi ngũ uẩn.

a) Từ sắc pháp:

Ví dụ: Khi thân đi gọi là "sắc đi". Sắc đi là đối tượng.

Thấy sai từ đối tượng.

Người không học hiểu về danh pháp, sắc pháp, không phải là hành giả đang tiến hành thiền tuệ. Sự thật "thân đi" hay "sắc đi", thấy sai, chấp lầm từ đối tượng "sắc đi" ấy cho là "ta đi".

Ðó là tà kiến theo chấp ngã thấy sai, chấp lầm từ đối tượng.

Thấy sai nơi chủ thể.

Tà kiến theo chấp ngã cũng thấy sai, chấp lầm do nương nhờ nơi chủ thể. Sự thật, danh biết "sắc đi" nhưng tà kiến theo chấp ngã cho là "ta biết ta đi".

Ðó là trường hợp tà kiến theo chấp ngã thấy sai, chấp lầm cả từ đối tượng, lẫn nơi chủ thể. Tương tự như trên, trong các trường hợp sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm....

b) Từ danh pháp:

Ví dụ: Khi phóng tâm, gọi là danh phóng tâm. Danh phóng tâm là đối tượng.

Thấy sai từ đối tượng.

Người không học hiểu về danh pháp, sắc pháp, không phải là hành giả đang tiến hành thiền tuệ. Sự thật phóng tâm gọi là "danh phóng tâm", nhưng tà kiến theo chấp ngã, thấy sai, chấp lầm từ đối tượng "danh phóng tâm" ấy, cho là "Ta phóng tâm".

Ðó là tà kiến theo chấp ngã thấy sai, chấp lầm từ đối tượng.

Thấy sai nơi chủ thể.

Tà kiến theo chấp ngã cũng thấy sai, chấp lầm do nương nhờ nơi chủ thể. Sự thật "danh biết phóng tâm", nhưng tà kiến theo chấp ngã cho là "Ta biết ta phóng tâm".

Ðó là trường hợp tà kiến theo chấp ngã thấy sai, chấp lầm cả từ đối tượng, lẫn nơi chủ thể. Tương tự như vậy, các danh pháp khác cũng giải thích như trên.

2- Trí tuệ thấy đúng từ đối tượng, nhưng chưa thấy đúng nơi chủ thể như thế nào?

Trường hợp đang tiến hành thiền tuệ, hành giả là người có chánh niệm có trí tuệ chỉ theo dõi chăm chú từ đối tượng, nên trí tuệ chỉ thấy đúng từ đối tượng. Nhưng không quan tâm đến chủ thể (danh biết đối tượng). Do đó tà kiến theo chấp ngã ẩn tàng ngầm thấy sai chấp lầm do nương nhờ nơi chủ thể: danh biết đối tượng ấy.

a) Từ sắc pháp:

Ví dụ: Khi thân đi gọi là "sắc đi". Sắc đi là đối tượng.

Thấy đúng từ đối tượng:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ chỉ theo dõi chăm chú dáng đi, tư thế đi ấy, trí tuệ thấy rõ biết rõ "dáng đi, tư thế đi" ấy gọi là "sắc đi" (không phải ta đi).

Ðó là trí tuệ thấy đúng từ đối tượng.

Chưa thấy đúng nơi chủ thể:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ chỉ theo dõi chăm chú dáng đi, tư thế đi ấy, trí tuệ thấy rõ biết rõ "dáng đi, tư thế đi ấy gọi là sắc đi". Nhưng trí tuệ không quan tâm đến chủ thể (danh biết sắc đi). Do đó, trí tuệ chưa thấy đúng nơi chủ thể, cho nên, tà kiến theo chấp ngã ẩn tàng ngầm thấy sai, chấp lầm do nương nhờ nơi chủ thể (danh biết sắc đi) ấy cho là "ta biết sắc đi".

Ðó là trường hợp thấy đúng từ đối tượng, nhưng chưa thấy đúng nơi chủ thể. Tương tự như vậy các "sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm, v.v..." cũng giải thích như trên.

b) Từ danh pháp:

Ví dụ: Khi phóng tâm, gọi là "danh phóng tâm". Danh phóng tâm là đối tượng.

Thấy đúng từ đối tượng.

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ chỉ theo dõi đối tượng phóng tâm ấy, trí tuệ thấy rõ biết rõ "danh phóng tâm" (không phải ta phóng tâm).

Ðó là trí tuệ thấy đúng từ đối tượng.

Chưa thấy đúng nơi chủ thể:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, trí tuệ chỉ theo dõi đối tượng phóng tâm ấy, trí tuệ thấy rõ biết rõ "danh phóng tâm". Nhưng trí tuệ không quan tâm đến chủ thể (danh biết phóng tâm). Do đó, trí tuệ chưa thấy đúng nơi chủ thể, cho nên tà kiến theo ngã chấp ẩn tàng ngầm thấy sai chấp lầm do nương nhờ nơi chủ thể (danh biết phóng tâm) ấy cho là "ta biết danh phóng tâm".

Ðó là trường hợp thấy đúng từ đối tượng, nhưng chưa thấy đúng nơi chủ thể. Tương tự như vậy, các danh pháp khác cũng giải thích như trên.

3- Chánh kiến thấy đúng cả từ đối tượng, lẫn nơi chủ thể như thế nào?

Trường hợp đang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác, trực nhận trực giác ngay trên đối tượng thiền tuệ, vừa quan tâm đến chủ thể (danh biết đối tượng). Do đó, tà kiến theo chấp ngã không thể nương nhờ cả đối tượng lẫn chủ thể để phát sanh. Cho nên, trí tuệ tỉnh giác trực giác ngay thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã cả đối tượng lẫn chủ thể.

a) Từ sắc pháp:

Ví dụ: Khi thân đi gọi là "sắc đi". Sắc đi là đối tượng.

Chánh kiến thấy đúng từ đối tượng:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực nhận, trực giác ngay đối tượng dáng đi, tư thế đi, trí tuệ thấy rõ biết rõ "dáng đi, tư thế đi" ấy gọi là sắc đi (không phải ta đi).

Do đó trí tuệ chánh kiến thấy đúng từ đối tượng.

Chánh kiến thấy đúng nơi chủ thể:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực nhận trực giác ngay đối tượng "dáng đi, tư thế đi", và trí tuệ thấy rõ biết rõ chủ thể (danh biết sắc đi) "sắc đi do danh biết" không phải ta biết sắc đi.

Ðó là trường hợp chánh kiến thấy đúng cả từ đối tượng lẫn nơi chủ thể. Tương tự như vậy, các "sắc đứng, sắc ngồi, sắc nằm v.v..." cũng giải thích như trên.

b) Từ danh pháp:

Ví dụ:

Khi phóng tâm, gọi là "danh phóng tâm". Danh phóng tâm là đối tượng.

Thấy đúng từ đối tượng:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực nhận trực giác ngay đối tượng phóng tâm ấy, trí tuệ thấy rõ biết rõ "danh phóng tâm" (không phải ta phóng tâm).

Ðó là trí tuệ thấy đúng từ đối tượng.

Thấy đúng nơi chủ thể:

Ðang tiến hành thiền tuệ, hành giả có chánh niệm, có trí tuệ tỉnh giác trực nhận trực giác ngay đối tượng phóng tâm, và trí tuệ thấy rõ biết rõ chủ thể (danh biết danh phóng tâm) "danh phóng tâm do danh biết" không phải ta biết danh phóng tâm.

Ðó là trường hợp chánh kiến thấy đúng cả từ đối tượng lẫn nơi chủ thể. Tương tự như vậy các danh pháp khác cũng giải thích như trên.

Hành giả tiến hành thiền tuệ cần phải học hiểu rõ tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp. Trong khi đang tiến hành thiền tuệ, cần phải biết rõ cách ngăn ngừa "tà kiến theo chấp ngã" không thể nương nhờ cả từ đối tượng lẫn chủ thể bằng chánh kiến thiền tuệ thấy đúng, biết đúng ngay cả đối tượng thiền tuệ lẫn chủ thể tâm biết đối tượng.

Khi hành giả tiến hành thiền tuệ có khả năng ngăn ngừa tà kiến theo chấp ngã không thể nương nhờ cả đối tượng lẫn chủ thể; làm cho chánh kiến thiền tuệ phát sanh thấy đúng biết đúng thực tánh của danh pháp, sắc pháp cả đối tượng lẫn chủ thể, trí tuệ đạt đến thanh tịnh gọi là chánh kiến thanh tịnh (diṭṭhivisuddhi).

7- Không Chấp Ngã

Không chấp ngã có 2 cách:

1- Không chấp ngã bằng cách phủ định ngã (ta).

2- Không chấp ngã bằng cách khẳng định không có ngã (ta).

7.1- Không chấp ngã bằng cách phủ định ngã (ta) như thế nào?

Bậc Thiện trí phàm nhân (Kalyāṇaputhujjana) trong đời này, là người thường được gần gũi thân cận với bậc Thánh nhân, bậc Thiện trí trong Phật giáo, được lắng nghe học hỏi, nghiên cứu về pháp học Phật giáo, do nhờ trí tuệ học (sutamayapaññā) nên hiểu rõ tất cả các pháp hữu vi và pháp vô vi đều là pháp vô ngã (anattā).

Pháp hữu vi (saṅkhatadhamma): là pháp được cấu tạo do bởi nhân duyên, có sự sanh, sự diệt là thường, có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã... đó là tâm, tâm sở, sắc pháp thuộc về chân nghĩa pháp (paramatthadhamma).

Pháp vô vi (asaṅkhatadhamma) là pháp không bị cấu tạo do bởi nhân duyên nào, không có sự sanh, sự diệt, không có trạng thái vô thường, trạng thái khổ, trạng thái vô ngã... đó là Niết Bàn và kể cả chế định pháp (paññattidhamma). Song Niết Bàn chế định pháp đều là pháp vô ngã.

Như vậy tất cả các pháp gồm cả chân nghĩa pháp lẫn chế định pháp đều là pháp vô ngã anattā: không phải ta [20], không phải người, không phải đàn ông, không phải đàn bà, không phải chư thiên, không phải phạm thiên, không phải chúng sinh nào, không phải vật này, vật kia v.v....

Tất cả các pháp trong tam giới: dục giới, sắc giới, vô sắc giới, và pháp siêu tam giới đều là pháp vô ngã, không có Ta, chỉ có pháp mà thôi.

Do đó, bậc Thiện trí phàm nhân có thể phủ nhận ngã (ta), mặc dầu, chưa diệt đoạn tuyệt được tà kiến theo chấp ngã (attānidiṭṭhi) trong 4 tham tâm hợp tà kiến của mình.

Như vậy, bậc Thiện trí phàm nhân không chấp ngã bằng cách phủ định ngã (ta), nghĩa là còn có ngã (ta) để mà phủ định nó, theo khả năng trí tuệ học và trí tuệ tư duy đúng đắn của mình.

Thậm chí, bậc Thiện trí phàm nhân này có thể giảng giải về pháp vô ngã đúng theo sở học, sự hiểu biết của mình do nhờ trí tuệ học hiểu rõ về pháp học Phật giáo.

7.2- Không chấp ngã bằng cách khẳng định không có ngã (ta) như thế nào?

Bậc Thánh nhân (Ariyapuggala) trong Phật giáo, là bậc đã hiểu rõ về pháp học Phật giáo, rồi đem thực hành theo pháp hành Phật giáo: hành giới, hành định, hành tuệ, nhất là tiến hành thiền tuệ dẫn đến sự chứng ngộ chân lý Tứ thánh đế, chứng đắc Nhập Lưu Thánh Ðạo – Nhập Lưu Thánh Quả, đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến trong 4 tham tâm hợp tà kiến rồi. Cho nên, bậc Thánh Nhập Lưu không còn thấy sai, chấp lầm từ danh pháp, sắc pháp cho là ngã (ta) nữa.


Theo chánh kiến, thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, không phải ta. Sở dĩ gọi là ngã (ta), là do tâm tà kiến thấy sai chấp lầm từ danh pháp cho là ta, từ sắc pháp cho là ta. Ngã vốn không có thật, nhưng tâm tà kiến là có thật. Do đó, không diệt ngã được; mà chỉ có thể diệt tâm tà kiến theo chấp ngã được mà thôi.

Bậc Thánh Nhập Lưu đã diệt đoạn tuyệt được tâm tà kiếntâm hoài nghi rồi, nên có chánh kiến thấy đúng, biết đúng thực tánh của các pháp, là pháp vô ngã, sự thật hiển nhiên là:

Không có ngã (ta) để chấp.

Không có ngã (ta) để phủ định.

Không có ngã (ta) để diệt.

Do đó: bậc Thánh Nhập Lưu không chấp ngã bằng cách khẳng định không có ngã (ta).

Còn bậc Thánh Nhất Lai, bậc Thánh Bất Lai, hoàn toàn không chấp ngã do tà kiến; nhưng vẫn còn có cái thuộc về ngã (attaniyaṃ) do tham áingã mạn, bởi do chưa diệt đoạn tuyệt được 4 tham tâm không hợp tà kiến (diṭṭhigatavippayuttacitta), nên còn có chấp rằng:

"Của ta" do tâm tham ái.

"Ta hơn người, ta bằng người, ta kém thua người" do tâm ngã mạn.

Chỉ có bậc Thánh Arahán đã diệt đoạn tuyệt được 4 tham tâm không hợp tà kiến, nên không còn tâm tham ái và tâm ngã mạn, đồng thời diệt đoạn tuyệt được tất cả mọi phiền não, mọi ác pháp không còn dư sót.

Do đó, bậc Thánh Arahán hoàn toàn không chấp ngã bằng cách khẳng định không có ngã (ta) nào nữa.

Ví dụ:

Ông A đi đường vào ban đêm, có mang theo đèn. Ông nhìn thấy một sợi dây ngoằn ngoèo (giống như con rắn), nằm ở giữa đường. Ông rọi đèn thấy rõ, chỉ là một sợi dây, ông đi qua tự nhiên không chút sợ hãi.

Cũng đêm ấy, ông B đi qua quãng đường đó, không có mang đèn. Ông nhìn thấy sợi dây ngoằn ngoèo, giống như con rắn nằm ở giữa đường. Ông thấy lầm, tưởng lầm từ sợi dây ngoằn ngoèo kia cho là con rắn độc, ông phát tâm sợ hãi, tránh xa con rắn độc ấy mà đi.

Khi ông B gặp ông A, thuật lại việc con rắn độc nằm ở giữa đường, ông A khẳng định với ông B rằng: "Ðó chỉ là sợi dây!".

Ông B tin theo lời của ông A, nói rằng: "Ðó chỉ là sợi dây!", nhưng chính mắt ông B chưa thấy rõ sợi dây ấy, vì ảnh hưởng tính sợ hãi vừa qua, khiến cho ông còn hoài nghi: "sợi dây hay là con rắn độc?".

Cùng đêm ấy, ông C cũng đi qua quãng đường đó, mọi việc xảy ra giống như trường hợp ông B.

Khi ông C gặp ông B, thuật lại việc con rắn độc nằm giữa đường, ông B phủ định với ông C rằng: "Ðó chỉ là sợi dây, không phải con rắn độc".

Vì bản tính tà kiến chấp thủ của ông C, nên ông C dẫn ông B đến tại nơi sợi dây tưởng lầm con rắn độc ấy, rồi nói với ông B rằng:

Ông nói, "Ðó chỉ là sợi dây, không phải con rắn độc", vậy xin ông thử đụng vào nó xem thế nào!

Ông B tin theo lời ông A, chỉ nhắc lại đúng theo lời ông A: "Ðó chỉ là sợi dây" và ông B còn phủ định: "Không phải con rắn độc". Tuy nói như vậy, song trong tâm ông B vẫn còn hoài nghi: "sợi dây, hay là con rắn độc?". Do đó, nên ông B sợ không dám đụng vào sợi dây tưởng lầm con rắn độc ấy.

Qua ví dụ trên đây để hiểu rõ:

Ðối với bậc Thánh nhân (Ariyapuggala) trong Phật giáo, là bậc đã diệt đoạn tuyệt được tà kiến theo chấp ngã trong 4 tham tâm hợp tà kiến rồi, nên không còn thấy sai, chấp lầm từ danh pháp cho là ta, từ sắc pháp cho là ta nữa; đã từng thấy rõ, biết rõ đúng theo thực tánh của danh pháp là danh pháp, sắc pháp là sắc pháp, danh pháp và sắc pháp đều là pháp vô ngã. Sự thật, hoàn toàn không có ngã (ta) nào cả, để mà chấp.

Cũng như ông A nhờ đèn rọi sáng thấy rõ "sợi dây chỉ là sợi dây", nên không có sự ngộ nhận tưởng lầm, thấy lầm, chấp lầm nào từ sợi dây cho là con rắn độc, vì sự thật chỉ có sợi dây, không có con rắn độc.

Ðối với bậc Thiện trí phàm nhân (Kalyāṇaputhujjana) thường được gần gũi, thân cận với bậc Thánh nhân, hay bậc Thiện trí trong Phật giáo, được lắng nghe học hỏi hiểu rõ về tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp đều là pháp vô ngã. Do nhờ trí tuệ học hiểu rõ như vậy, nên không chấp ngã bằng cách phủ định ngã. Nghĩa là còn có ngã để mà phủ định. Bởi vì, bậc Thiện trí phàm nhân chưa diệt đoạn tuyệt được 4 tham tâm hợp tà kiến si tâm hợp hoài nghi, nên tà kiến theo chấp ngã vẫn còn ngủ ngầm trong tâm.

Cũng như trường hợp ông B nói rằng: "Ðó chỉ là sợi dây, không phải con rắn độc". Nghĩa là còn có con rắn độc ở trong tâm, để cho ông phủ định nó (con rắn).

Ðối với hạng si mê phàm nhân (Bālaputhujjana), không gần gũi với bậc Thánh nhân, hay bậc Thiện trí trong Phật giáo, nên không được nghe, học hỏi về tất cả mọi danh pháp, mọi sắc pháp đều là pháp vô ngã.

Do đó, tà kiến chấp thủ từ danh pháp cho là ta, từ sắc pháp cho là ta. Nhưng sự thật đúng theo thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã (không phải ta).

Sở dĩ ngộ nhận từ danh pháp, sắc pháp ấy là do tà kiến thấy sai, chấp lầm, không đúng theo thực tánh của danh pháp, sắc pháp là pháp vô ngã, nên thường phát sanh nhiều phiền não, tự làm khổ mình, làm khổ người, làm khổ mình lẫn người....

Cũng như trường hợp ông C thấy lầm, chấp lầm sợi dây cho là con rắn độc, nên phát sanh tâm sợ hãi, tự làm khổ mình, làm khổ người.

8- Phân Biệt 2 Sự Thật

Trong đời này có 2 sự thật hiện hữu:

Sự thật theo chân nghĩa pháp.

Sự thật do ngôn ngữ chế định.

Trong 2 sự thật, sự thật chân nghĩa pháp (paramatthasacca) luôn luôn làm nền tảng để chế định ra ngôn ngữ trực tiếp có thực tánh làm nền tảng và chế định ra ngôn ngữ gián tiếp không có thực tánh làm nền tảng.

1- Sự thật theo chân nghĩa pháp như thế nào?

Sự thật đúng theo thực tánh của các pháp:

Sắc pháp: có trạng thái bị huỷ hoại do nóng, lạnh, đói, khát v.v.... mỗi sắc pháp có thực tánh riêng biệt của nó.

Ví dụ:

Chất đất có trạng thái cứng hoặc mềm.

Chất nước có trạng thái lỏng hoặc đông đặc.

Chất lửa có trạng thái nóng hoặc lạnh.

Chất gió có trạng thái phồng xẹp hoặc rung chuyển v.v...

Danh pháp: có trạng thái hướng biết đối tượng.

Mỗi danh pháp có mỗi phận sự biết đối tượng riêng biệt:

Nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần.

Nhĩ thức tâm nghe thanh trần.

Tỷ thức tâm ngửi hương trần.

Thiệt thức tâm nếm vị trần.

Thân thức tâm tiếp xúc trần.

Ý thức tâm biết pháp trần. v.v....

Những thực tánh này không thể có danh từ ngôn ngữ nào diễn tả được, nhưng có thể biết bằng tâm.

Do đó gọi là sự thật theo chân nghĩa pháp.

2- Sự thật theo ngôn ngữ chế định như thế nào?

Sự thật được chế định bằng danh từ ngôn ngữ để thông tin hiểu biết lẫn nhau.

Những ngôn ngữ chế định này do căn cứ sự thật chân nghĩa pháp, có hai loại danh từ ngôn ngữ chế định:

a) Danh từ ngôn ngữ chế định trực tiếp có thực tánh pháp làm nền tảng.

Ví dụ:

Danh từ ngôn ngữ chế định gọi "Nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần"; danh từ gọi "nhãn thức tâm" thuộc về danh pháp và sắc trần thuộc về sắc pháp là những danh từ ngôn ngữ chế định có thực tánh pháp làm nền tảng.

Bởi vì, danh từ gọi là nhãn thức tâm là tâm có phận sự nhìn thấy sắc trần và danh từ gọi "sắc trần" là hình dạng có thật làm đối tượng của nhãn thức tâm. Do đó, những danh từ ngôn ngữ chế định này có thực tánh pháp làm nền tảng.

b) Danh từ ngôn ngữ chế định gián tiếp không có thực tánh pháp làm nền tảng.

Ví dụ: "Tôi thấy người đàn ông".

Danh từ "Tôi""người đàn ông" là những danh từ ngôn ngữ chế định không có thực tánh pháp làm nền tảng.

Bởi vì danh từ gọi là "Tôi" không có khả năng thấy được; và danh từ gọi là "người đàn ông" cũng không thể làm đối tượng để "thấy" được. Do đó, những danh từ ngôn ngữ chế định này không có thực tánh pháp làm nền tảng.

Nếu nói rằng: "nhãn thức tâm nhìn thấy sắc trần" có tính cách chung, người nghe thắc mắc không biết rõ nhãn thức tâm là ai nhìn thấy? Và sắc trần ấy là gì?

Ðể cho người nghe dễ hiểu, không thắc mắc, phân biệt rõ ràng, nên nhân cách hoá "nhãn thức tâm" ấy gọi là "Tôi",sắc trần ấy gọi là "người đàn ông". Như vậy, người nghe hiểu biết được.

Do đó, gọi là sự thật do ngôn ngữ chế định.

* Ðối với hạng phàm nhân, nếu chỉ biết sự thật do ngôn ngữ chế định (samuttisacca), mà chưa biết đến sự thật theo chân nghĩa pháp (paramatthasacca), nên thường hay có tà kiến chấp thủ sai lầm "ta, của ta, người, của người, đàn ông, đàn bà, chúng sinh này, chúng sinh khác, vật này, vật khác..." do tà kiến theo chấp ngã, không còn là những danh từ thuần túy để thông tin hiểu biết lẫn nhau.

Do đó, phát sanh mọi phiền não, tự làm khổ mình, làm khổ người, tự làm khổ mình lẫn người.

* Ðối với bậc Thánh nhân trong Phật giáo, đặc biệt biết cả hai loại sự thật: sự thật do danh từ ngôn ngữ chế định sự thật theo chân nghĩa pháp". Dầu trong cuộc sống hằng ngày, phải dùng đến sự thật do ngôn ngữ chế định gọi là: "Ta, người, đàn ông, đàn bà, chư thiên, phạm thiên, chúng sinh, vật này, vật kia,..." đó chỉ là những danh từ thuần túy để thông tin hiểu biết lẫn nhau, hoàn toàn không có tà kiến chấp thủ.

Bởi vì, bậc Thánh nhân đã diệt đoạn tuyệt được tâm tà kiến trong 4 tham tâm hợp tà kiến, vĩnh viễn không còn phát sanh lên để thấy sai, chấp lầm từ đối tượng và chủ thể nữa. Do đó, không phát sanh phiền não, không làm khổ mình, không làm khổ người, không làm khổ mình lẫn người.


Chú thích:

[14] Bộ Chú giải Dī. Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasuttavaṇṇanā.

[15] Bộ Samyuttanikāya, Mahāvagga, Kinh Āhārasutta.

[16] Bộ Dīghanikāya, Mahāvagga, kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.

[17] Bộ Samyuttanikāya, Khandhavagga, Kinh Abhinandanasutta.

[18] Khuddakanikāya, bộ Patisambhidàmagga, phần Diṭṭhikathā.

[19] Bậc Nhập Lưu Thánh Đạo Tuệ diệt đoạn tuyệt được tà kiến nương nhờ nơi ngũ uẩn, không phải diệt ngũ uẩn.

[20] "Không phải Ta" nghĩa là ngũ uẩn, danh pháp-sắc pháp, tâm, tâm sở, sắc pháp… không phải ta..., phải là ngũ uẩn, danh pháp, sắc pháp.

-ooOoo-

 




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024