|
Trên đời này chẳng có cái gì toàn vẹn, nên rút lại, tất cả mọi lựa chọn đều giống nhau. Tổ Đình Bửu Long, đầu mùa An Cư 2545. LP. con. Thầy rất mừng là con quyết định ở lại Còn việc thành lập hội chúng Tỳ-khưu Ni đối với Phật Giáo Nam Tông Việt Ở Việt Tập thể tu nữ thì có lẽ lớp già không thích. Còn lớp trẻ thì tùy vào hoàn cảnh của mỗi người. Đối với ngài Tăng Trưởng, nếu được thuyết minh có lý Ngài sẽ dễ dàng chấp nhận, nhưng lúc đó lại đặt Ngài vào tình trạng chống đối của một số tăng ni. Đứng về phương diện tu hành thì hình thức nào cũng không thành vấn đề. Chỉ có tâm tu và sự tu chứng mới là yếu tố quyết định. Cư sĩ, Sadi, Tỳ-khưu, Tỳ-khưu Ni đều bình đẳng trước sự tu chứng trên đường giác ngộ giải thoát. Một người cư sĩ hành Tứ niệm xứ nghiêm túc vẫn được Đức Phật gọi là Tỳ-khưu, vì hình như Đức Phật chỉ chú trọng đến nội dung tu tập khi dùng từ này. Về sau, khi giới luật đã hình thành thì từ này mới trở nên có ý nghĩa là giới phẩm. - Về phương diện hình thức thì tùy thuộc vào tính cách của mỗi người, tùy thời đại và bối cảnh mà người đó đang sống. Có lẽ vì vậy mà Đại Thừa vận dụng thêm Bồ Tát Giới, Nhật Bản vận dụng thêm Tân Tăng và thầy thì đã tạm thời cho một số tu nữ để tóc hầu khai thông một số vướng mắc do điều kiện khách quan đem lại. Nếu như người ta có thể tùy duyên bất biến thì cứ tùy duyên để chấp nhận một hình thức nào đó cho phù hợp với con người, thời đại và hoàn cảnh, tức là “tùy thuận chúng sanh vô quái ngại, Niết Bàn sinh tử thị không hoa” vậy thôi. - Về phương diện tùy dụng thì mỗi hình thức, Tu nữ hay Tỳ-khưu Ni đều có hai mặt lợi và hại. Tu nữ có lợi điểm là ít ràng buộc vào hình thức giới luật (350 giới) mà trong thời buổi này khó có thể giữ trọn vẹn. Giớí luật, nếu hiểu như những điều răn cấm thì dễ đưa đến phấn đấu căng thẳng (để đừng sai phạm), hoặc ăn năn cắn rứt (khi bị sai phạm), hoặc tự mãn ngã mạn (khi không sai phạm). Những điều này đều là trở ngại cho hành trình đi vào thế giới chuyển hoá tâm linh cao việt hơn. Còn giới luật do tự ý thức, do cẩn thận tế nhị mà có thì chỉ cởi mở chứ không ràng buộc, chính vì lý do đó mà cư sĩ sống đúng chánh niệm tỉnh giác được Đức Phật gọi là Tỳ-khưu mà không cần thọ Đại Giới. Nhược điểm của tu nữ là chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội đưa đến những hậu quả như đời sống bị cô lập, bị xem như cư sĩ hay tịnh nhân, khó góp phần vào việc hoằng pháp độ sinh, khó có tiếng nói trên diễn đàn quốc tế, khó có uy tín trong đại chúng, v.v… Tỳ-khưu Ni thì ngược lại. Tuy nhiên sự so sánh này cũng chỉ tương đối thôi vì còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi người. Vị tu nữ dạy thiền cho sư Dhammajaya trụ trì trung tâm Dhammakāya đã được trọng vọng ngang hàng với các thiền sư. Bà Acharn Nep là một vị thiền sư nổi tiếng. Nghe nói Tây Tạng chỉ có Sadi ni nhưng nhiều người trong số họ có học vị cao và trở thành giáo sư đại học ở các nước Âu Mỹ, v.v… Trở về hoàn cảnh Việt Nam, Nam Tông đã kém thế mà tu nữ lại là … yếu thế nhất trong Nam Tông nên chắc chắn là bị thiệt thòi nhiều. Vì vậy từ lâu thầy đã có hướng nâng đỡ tu nữ như lập Ni viện, dạy học, cho du học, v.v… Thực ra nếu chỉ lo tu học hoặc làm một số công tác như viết lách, dịch thuật, dạy học nội bộ thì không cần hình thức gì cho rườm rà phiền toái. Càng ẩn danh thì sự tu hành và làm việc đạo càng ít gặp hệ lụy hơn. Nhưng có một số trường hợp đặc biệt cần mặt nổi để tầm hoạt động rộng hơn ngoài xã hội và tất nhiên cũng đem lại nhiều lợi ích đối ngoại hơn, lúc đó cần phải có Tỳ-khưu Ni mới được. Do đó thầy sẵn sàng chấp nhận hình thức này với những đề nghị giúp hoá giải thái độ đối lập gay cấn như sau: - Nên thọ giới ở nước ngoài như giới đàn Tỳ-khưu Ni Tích Lan chẳng hạn. - Nếu ở nước ngoài thì giúp đỡ các chùa Nam Tông hải ngoại đang thiếu nhân sự, như trường hợp sư cô Trí Hạnh, để khi đủ duyên mới về thì càng tốt. - Xem đó chỉ là hình thức trên danh nghĩa khi đối ngoại, còn đối nội vẫn là Tu nữ. Nghĩa là không hình thành cái ngã Tỳ-khưu Ni để tự chuốc rắc rối. Hơn nữa, nếu theo đúng những điều kiện mà sư thúc Hộ Pháp nói thì rất khó mà có một giới đàn đủ yếu tố để thành tựu Tỳ-khưu huống chi là Tỳ-khưu Ni. Có lẽ khi chấp nhận lập giới đàn Tỳ-khưu Ni ở Tích Lan, hoặc Thái Lan ở Mỹ, các vị chủ trương dường như cũng biết như vậy nhưng đành phải tìm cách vận dụng vì lợi ích trên danh nghĩa hơn là quan tâm đến việc thành tựu thực hay không. Chính bản thân thầy cũng không quan tâm rằng mình có thành tựu là Tỳ-khưu hay không. Không thành tựu có khi còn tốt hơn vì thầy tự thích mình vượt qua chính mình hơn là phấn đấu để ghép mình vào một cái khuôn lý tưởng đã định sẵn. Nếu vậy việc tính hạ lạp không còn gì quan trọng, nó chỉ có giá trị đối ngoại, còn đối nội thì không có gì thay đổi. Giống như LN. thọ giới đàn Tỳ-khưu Ni ở giới đàn Ấn Quang cách đây đã mấy năm nhưng về nhà vẫn là tu nữ cho nên đâu có gì là trở ngại. Hơn nữa, nếu chỉ xem Tỳ-khưu Ni như là danh nghĩa giả định vì lợi ích đối ngoại chứ không có giá trị đối nội thì sẽ tránh được một vài thành phần lợi dụng danh nghĩa này để làm đảo lộn trật tự “gia phong”. - Khi về Việt - Việc thọ giới Tỳ-khưu Ni chỉ giới hạn trong những trường hợp đặc biệt có lợi ích đối ngoại hoặc ở luôn nước ngoài làm Phật sự chứ chưa đến lúc cho thọ đại trà. Không phải thọ giới chỉ vì bị phân biệt đối xử, vì biết đâu khi thọ giới xong sẽ bị phân biệt đối xử theo kiểu khác, nhất là ở các nước Phật giáo Nam Tông. - Việc Tăng Ni bình đẳng thực ra chỉ là tương đối tùy thời đại và quốc độ. Ngoài đời cũng vậy, khi thì mẫu hệ, khi thì phụ hệ. Gia đình này mẹ cầm quyền, gia đình kia cha quản lý là việc hoàn toàn bình thường, tùy sự diễn biến cơ cấu xã hội và gia đình, không thể nào có sự bình đẳng lý tưởng, Cho dù là được bình đẳng thật sự thì không hẳn trong đó có những mặt tiêu cực của nó. Vậy tất nhiên là cứ tùy duyên mà ứng xử thì chẳng có vấn đề gì. Thầy chúc con quyết định sáng suốt và nhớ rằng: “Trên đời này chẳng có cái gì toàn vẹn, nên rút lại, tất cả mọi lựa chọn đều giống nhau”. Thầy Viên Minh |