|
Mọi người đang tìm kiếm thiền, lời cầu nguyện, cách hiện hữu mới. Nhưng tìm kiếm sâu sắc hơn, và tìm kiếm cơ bản hơn, là làm sao lại được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Gọi nó là thiền, gọi nó là lời cầu nguyện, hay bất kì cái gì bạn muốn, nhưng điều bản chất là làm sao được bắt rễ vào trong sự tồn tại. Chúng ta đã trở thành cây bị bật rễ - và không ai khác chịu trách nhiệm ngoại trừ chúng ta, với ý tưởng ngu xuẩn riêng của mình về chinh phục tự nhiên. Chúng ta là bộ phận của tự nhiên - làm sao bộ phận có thể chinh phục được toàn thể? Làm bạn với nó, yêu nó, tin cậy nó, và dần dần, dần dần trong tình bạn đó, trong tình yêu đó, trong tin cậy đó, thân thiết nảy sinh; bạn tới gần hơn. Tự nhiên tới gần bạn hơn, và tự nhiên bắt đầu hiển lộ các bí mật của nó. Bí mật tối thượng của nó là tính thượng đế. Điều đó được lộ ra chỉ cho những người thực sự là bạn của sự tồn tại.
Bắt đầu tại chỗ bạn đang vậy Cuộc sống là tìm kiếm - tìm kiếm thường xuyên, tìm kiếm tuyệt vọng, tìm kiếm vô vọng, tìm kiếm cái gì đó người ta không biết là cái gì. Có thôi thúc sâu sắc để tìm kiếm, nhưng người ta không biết điều mình đang đi tìm. Và có trạng thái nào đó của tâm trí mà trong đó bất kì điều gì bạn có cũng đều sẽ không cho bạn thoả mãn nào. Thất vọng dường như là định mệnh của nhân loại bởi vì bất kì điều gì bạn có được đều trở thành vô nghĩa vào chính khoảnh khắc bạn có nó. Bạn lại bắt đầu tìm kiếm. Tìm kiếm tiếp tục dù bạn có được cái gì đó hay không. Dường như chẳng liên quan gì - điều bạn có, điều bạn không có, tìm kiếm đằng nào cũng vẫn tiếp tục. Người nghèo tìm kiếm, người giầu tìm kiếm, người ốm tìm kiếm, người khoẻ tìm kiếm, người đương quyền tìm kiếm, người không có quyền tìm kiếm, người ngu tìm kiếm, người khôn tìm kiếm - và không ai biết đích xác tìm cái gì. Chính tìm kiếm này - nó là gì và tại sao nó có đó - phải được hiểu. Dường như là có lỗ hổng trong con người, trong tâm trí con người. Trong chính cấu trúc của tâm thức con người dường như có lỗ thủng, một lỗ đen. Bạn ném mọi thứ vào nó, và chúng cứ biến mất. Chẳng cái gì dường như làm cho nó đầy, chẳng cái gì dường như giúp hướng tới hoàn thành. Đó là tìm kiếm rất háo hức. Bạn tìm nó trong thế giới này, bạn tìm nó trong thế giới kia. Đôi khi bạn tìm nó trong tiền bạc, trong quyền lực, trong danh vọng, và đôi khi bạn tìm nó trong Thượng đế, phúc lạc, tình yêu, thiền, lời cầu nguyện - nhưng tìm kiếm tiếp tục. Dường như là con người phát sốt với tìm kiếm. Tìm kiếm không cho phép bạn ở đây và bây giờ bởi vì tìm kiếm bao giờ cũng dẫn bạn đi tới đâu đó khác. Tìm kiếm là phóng chiếu, tìm kiếm là ham muốn, ý tưởng rằng chỗ nào đó khác là điều được cần tới - rằng nó tồn tại, nhưng nó tồn tại ở đâu đó khác, không ở đây nơi bạn đang ở. Nó chắc chắn tồn tại nhưng không trong khoảnh khắc này của thời gian - không bây giờ, mà lúc nào đó khác. Nó tồn tại đấy, ở lúc khác, không bao giờ bây giờ. Nó cứ mè nheo bạn, nó cứ lôi kéo bạn, xô đẩy bạn. Nó cứ ném bạn vào điên khùng ngày một nhiều hơn; nó đưa bạn tới phát rồ. Và nó chẳng bao giờ hoàn thành. Tôi đã nghe về một nhà nữ huyền môn Sufi rất vĩ đại, Rabia al-Adawia. Một buổi tối, khi mặt trời đã lặn, và có chút ánh sáng còn rơi rớt lại trên đường, mọi người thấy bà ấy ngồi trên đường tìm kiếm cái gì đó. Bà ấy là một bà già, mắt bà ấy đã kém, và thật khó cho bà ấy nhìn thấy. Cho nên hàng xóm tới giúp bà ấy. Họ hỏi, "Bà đang tìm gì thế?" Rabia nói, "Câu hỏi đó không liên quan. Tôi đang tìm kiếm - nếu các ông bà có thể giúp được thì giúp." Họ cười và nói, "Rabia, bà có điên không đấy? Bà nói câu hỏi của chúng tôi không liên quan, nhưng nếu chúng tôi không biết bà đang tìm gì, làm sao chúng tôi có thể giúp được?" Rabia nói, "Thôi được - chỉ để thoả mãn các ông bà - tôi đang tìm kim. Tôi đánh mất kim." Họ bắt đầu giúp bà ấy nhưng ngay lập tức trở nên nhận biết về sự kiện là đường rất lớn, mà kim lại là thứ rất tí hon. Thế là họ hỏi Rabia, "Bà nói hộ bà đánh mất nó ở đâu - chỗ đích xác, chính xác - bằng không thì khó. Đường thì lớn, và chúng tôi có thể cứ tìm và tìm mãi mãi. Bà đã đánh mất nó ở đâu?" Rabia nói, "Các ông bà lại hỏi câu hỏi không liên quan. Làm sao điều đó lại liên quan tới tìm kiếm của ta?" Họ dừng lại và nói, "Bà chắc chắn dở hơi rồi!" Rabia nói, "Được rồi - chỉ để thoả mãn các ông bà - ta đã đánh mất nó ở nhà ta." Họ hỏi, "Thế sao bà lại tìm ở đây?" Và Rabia tương truyền đã nói, "Bởi vì ở đây mới có ánh sáng, và không có ánh sáng bên trong." Chuyện ngụ ngôn này là rất có ý nghĩa. Bạn đã bao giờ tự hỏi bản thân mình bạn đang tìm kiếm cái gì không? Bạn đã bao giờ làm nó thành vấn đề thiền sâu sắc để biết bạn đang tìm cái gì không? Không. Ngay cả trong những khoảnh khắc mông lung nào đó, những khoảnh khắc mơ, bạn có ý niệm mơ hồ về điều bạn đang tìm kiếm, nó chưa bao giờ chính xác, nó chưa bao giờ đích xác. Bạn còn chưa xác định ra nó. Nếu bạn cố gắng xác định nó, nó càng được xác định, bạn sẽ càng cảm thấy rằng không có nhu cầu tìm kiếm nó. Tìm kiếm có thể tiếp tục chỉ trong trạng thái mơ hồ, trong trạng thái mơ; khi mọi sự không rõ ràng, bạn đơn giản cứ đi tìm, bị lôi kéo bởi thôi thúc bên trong nào đó, bị xô đẩy bởi khẩn thiết bên trong nào đó. Một điều bạn có biết: Bạn cần tìm kiếm. Đây là nhu cầu bên trong. Nhưng bạn không biết bạn đang tìm cái gì. Và chừng nào bạn còn chưa biết điều mình đang tìm kiếm, làm sao bạn có thể tìm thấy nó? Nó là mơ hồ - bạn nghĩ chìa khoá là tiền bạc, quyền lực, danh vọng, kính trọng. Nhưng thế rồi bạn thấy những người đáng kính, những người có quyền, và họ cũng tìm kiếm. Thế rồi bạn nhìn những người cực kì giầu có, và họ cũng tìm kiếm; tới chính tận cùng cuộc đời mình, họ vẫn tìm kiếm. Giàu thế cũng chẳng ích gì, quyền lực chẳng ích gì. Tìm kiếm vẫn tiếp tục mặc cho điều bạn có. Tìm kiếm phải vì cái gì đó khác. Những cái tên này, những cái nhãn này - tiền bạc, quyền lực, danh vọng - những điều này chỉ thoả mãn tâm trí bạn. Chúng chỉ giúp cho bạn cảm thấy rằng mình đang tìm kiếm cái gì đó. Cái gì đó đấy vẫn chưa được xác định, một cảm giác rất mơ hồ. Điều đầu tiên đối với người tìm kiếm thực - đối với người tìm kiếm đã trở nên có chút ít tỉnh táo - là xác định tìm kiếm, là hình thành một khái niệm rõ ràng về nó là gì, là mang nó ra khỏi ý thức mơ, là đương đầu với nó trong tỉnh táo sâu sắc, là nhìn vào trong nó một cách trực tiếp; là đối diện với nó. Ngay lập tức biến đổi bắt đầu xảy ra. Nếu bạn bắt đầu xác định tìm kiếm của mình, bạn sẽ bắt đầu mất đi mối quan tâm trong tìm kiếm. Nó càng trở nên được xác định, nó càng ít có đó. Một khi nó được biết rõ ràng nó là gì, bỗng nhiên nó biến mất. Nó tồn tại chỉ khi bạn không chú ý. Để điều đó được nhắc lại: Tìm kiếm tồn tại chỉ khi bạn ngủ. Tìm kiếm tồn tại chỉ khi bạn không nhận biết; tìm kiếm tồn tại chỉ trong vô nhận biết của bạn. Vô nhận biết tạo ra tìm kiếm. Vâng, Rabia là đúng. Bên trong không có ánh sáng - và vì không có ánh sáng và không ý thức bên trong, tất nhiên bạn cứ tìm ở bên ngoài bởi vì bên ngoài dường như rõ ràng hơn. Giác quan chúng ta tất cả đều hướng ngoại. Mắt mở hướng ra ngoài, tay chuyển động, duỗi ra ngoài, chân di chuyển ở bên ngoài, tai nghe tiếng động bên ngoài, nghe âm thanh. Bất kì cái gì sẵn có cho bạn tất cả đều mở ra bên ngoài; tất cả năm giác quan đều đi vào theo cách hướng ngoại. Bạn bắt đầu tìm kiếm ở đó - chỗ bạn thấy, cảm, chạm. Ánh sáng của các giác quan rơi ra bên ngoài, và người tìm kiếm là ở bên trong. Phân loại này phải được hiểu. Người tìm kiếm là ở bên trong - nhưng bởi vì ánh sáng là ở bên ngoài, người tìm kiếm bắt đầu đi vào theo cách tham vọng, cố gắng tìm ra cái gì đó ở bên ngoài sẽ đáp ứng. Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra cả. Nó chưa bao giờ xảy ra. Nó không thể xảy ra được theo bản tính của mọi sự bởi vì chừng nào bạn còn chưa thăm dò người tìm kiếm, tất cả tìm kiếm của bạn đều vô nghĩa. Chừng nào bạn còn chưa đi tới biết mình là ai, tất cả những điều bạn tìm kiếm đều vô tích sự bởi vì bạn không biết người tìm kiếm. Không biết người tìm kiếm, làm sao bạn có thể đi vào chiều đúng được, vào hướng đúng được? Điều đó là không thể được. Điều đầu tiên này phải được xem xét trước tiên. Cho nên hai điều này là rất quan trọng: Thứ nhất, làm tuyệt đối rõ ràng cho bạn đối tượng của bạn là gì. Đừng loạng choạng trong bóng tối. Tập trung chú ý của mình vào đối tượng này: Bạn đang thực sự tìm kiếm cái gì? Bởi vì thỉnh thoảng bạn muốn cái này, và bạn cứ đi tìm cái gì đó khác, cho nên cho dù bạn thành công bạn sẽ không được thoả mãn. Bạn đã thấy những người thành công chưa? Bạn có thể tìm thấy thất bại nào lớn hơn ở bất kì đâu khác không? Bạn đã nghe câu ngạn ngữ rằng thành công này dẫn tới thành công khác. Điều đó tuyệt đối sai. Tôi muốn nói cho bạn, không cái gì thất bại như thành công. Câu ngạn ngữ này phải đã do người ngu phát minh ra. Tôi nhắc lại: Không cái gì thất bại như thành công. Người ta nói về Alexander Đại đế rằng ngày ông ấy trở thành người chinh phục thế giới, ông ấy đóng cửa phòng lại và bắt đầu khóc. Tôi không biết liệu điều đó có thực xảy ra không, nhưng nếu ông ấy mà có chút ít thông minh, điều đó phải đã xảy ra. Các tướng lĩnh của ông ấy rất bối rối. Điều gì đã xảy ra? Họ chưa bao giờ thấy Alexander khóc cả. Ông ấy không phải là kiểu người đó; ông ấy là chiến binh vĩ đại. Họ đã thấy ông ấy trong khó khăn lớn, trong những tình huống mà mạng sống cực kì nguy hiểm, nơi cái chết gần như chắc chắn xảy ra, và họ thậm chí không thấy nước mắt nào trong mắt ông ấy. Họ chưa bao giờ thấy ông ấy trong bất kì khoảnh khắc thất vọng, vô vọng nào. Điều gì đã xảy ra bây giờ... khi ông ấy thành công, khi ông ấy là người chinh phục thế giới? Họ gõ cửa phòng, họ đi vào, và họ hỏi, "Điều gì xảy ra cho bệ hạ vậy? Sao bệ hạ khóc như đứa trẻ?" Ông ấy nói, “Bởi vì ta đã thành công, ta biết nó đã là thất bại. Bây giờ ta biết rằng ta đứng đích xác ở cùng chỗ như ta vẫn đứng khi ta bắt đầu cái vô nghĩa của việc chinh phục thế giới này.Và điểm này trở nên rõ ràng cho ta bây giờ bởi vì không có thế giới khác để chinh phục; bằng không, ta có thể vẫn còn trên cuộc hành trình, ta có thể đã bắt đầu chinh phục thế giới khác. Bây giờ không có thế giới khác để chinh phục, bây giờ không có gì khác để làm - và bỗng nhiên ta bị ném về bản thân mình." Người thành công bao giờ cũng bị ném về bản thân mình lúc cuối cùng, và thế thì người đó chịu đựng hành hạ của địa ngục bởi vì người đó đã phí hoài toàn thể cuộc đời mình. Người đó đã tìm kiếm và tìm kiếm, người đó là đánh cược mọi thứ mình có. Bây giờ người đó thành công, và trái tim người đó trống rỗng, và linh hồn người đó vô nghĩa, và không có hương thơm, không có phúc lành. Cho nên điều đầu tiên là biết đích xác bạn đang tìm gì. Tôi nhấn mạnh vào điều đó - bởi vì bạn càng tập trung mắt vào đối tượng của tìm kiếm của mình, đối tượng đó càng bắt đầu biến mất. Khi mắt bạn tuyệt đối cố định, bỗng nhiên chẳng có gì để tìm cả; ngay lập tức mắt bạn bắt đầu quay hướng về bản thân mình. Khi không có đối tượng cho tìm kiếm, khi mọi đối tượng đã biến mất, có trống rỗng. Trong trống rỗng đó là việc chuyển đổi, việc quay vào trong. Bạn bỗng nhiên bắt đầu nhìn vào bản thân mình. Bây giờ chẳng có gì để tìm kiếm, và ham muốn mới nảy sinh để biết người tìm kiếm này. Nếu có cái gì đó để tìm kiếm, bạn là phàm nhân. Nếu không có gì để tìm kiếm, và câu hỏi "Ai là người tìm kiếm này?" đã trở thành quan trọng cho bạn, thế thì bạn là người tôn giáo. Đây là cách tôi xác định tính chất phàm tục và tôn giáo. Nếu bạn vẫn đang tìm kiếm cái gì đó - có thể trong kiếp sống khác, ở bờ bên kia, trên cõi trời, trên thiên đường, điều đó cũng chẳng khác biệt gì - bạn vẫn là phàm nhân. Nếu mọi tìm kiếm đã dừng lại và bạn bỗng nhiên trở nên nhận biết rằng bây giờ chỉ có một điều cần biết - "Ai là người tìm kiếm này trong tôi? Năng lượng này là cái gì mà muốn tìm kiếm? Tôi là ai?" - thế thì có biến đổi. Tất cả các giá trị đột nhiên thay đổi. Bạn bắt đầu đi vào bên trong. Thế thì Rabia không còn ngồi trên đường tìm kim bị mất đâu đó trong bóng tối của linh hồn bên trong riêng của bà ấy. Một khi bạn đã bắt đầu đi vào trong... Lúc ban đầu nó rất tối - Rabia là đúng, nó rất, rất tối. Bởi vì trong nhiều kiếp sống bạn chưa bao giờ ở bên trong, mắt bạn đã bị hội tụ vào thế giới bên ngoài. Bạn đã theo dõi điều đó chưa? Đã quan sát chưa? Đôi khi bạn đi từ ngoài đường, khi trời nắng chói chang và mặt trời nóng bỏng và có ánh sáng chói lọi, khi bạn đột nhiên đi vào trong phòng hay đi vào trong nhà trời rất tối - bởi vì mắt đã hội tụ quá nhiều vào ánh sáng bên ngoài. Khi có quá nhiều ánh sáng, con ngươi co lại. Trong bóng tối con ngươi phải thảnh thơi; độ mở con ngươi cần lớn hơn trong bóng tối. Trong ánh sáng, con ngươi nhỏ hơn là đủ. Đó là cách máy ảnh hoạt động, và đó là cách mắt bạn hoạt động; máy ảnh đã được phát minh cùng chiều hướng của mắt người. Cho nên khi bạn bỗng nhiên đi vào từ bên ngoài, nhà bạn có vẻ như tối. Nhưng nếu bạn ngồi thêm chút ít, dần dần bóng tối biến mất. Có nhiều ánh sáng hơn; mắt bạn đang điều chỉnh. Trong nhiều kiếp sống bạn đã từng ở bên ngoài trong mặt trời nóng, trong thế giới, cho nên khi bạn đi vào bản thân mình, bạn đã hoàn toàn quên mất cách đi vào và cách điều chỉnh mắt mình. Thiền không là gì ngoài việc điều chỉnh lại tầm nhìn của bạn, điều chỉnh lại khả năng nhìn của bạn, của mắt bạn. Ở Ấn Độ đó là điều được gọi là con mắt thứ ba của bạn. Nó không phải là con mắt thực ở đâu đó, nó là việc điều chỉnh lại, điều chỉnh lại toàn bộ tầm nhìn của bạn. Dần dần bóng tối không còn tối nữa. Ánh sáng tinh tế, tràn ngập bắt đầu được cảm thấy. Và nếu bạn cứ nhìn vào bên trong - điều đó cần thời gian - dần dần, từ từ bạn bắt đầu cảm thấy ánh sáng đẹp bên trong. Nó không phải là ánh sáng chói chang như mặt trời; nó giống như mặt trăng hơn. Nó không chói loà, nó không chói lọi, nó rất mát mẻ. Nó không nóng, nó rất từ bi, nó rất mềm mại, nó là tác động dịu dàng. Từ từ, khi bạn đã điều chỉnh tới ánh sáng bên trong này, bạn sẽ thấy rằng bạn ở chính cội nguồn. Người tìm kiếm là cái được tìm. Thế thì bạn sẽ thấy rằng kho báu là ở bên trong bạn, và toàn thể vấn đề đã là ở chỗ bạn đã tìm kiếm nó ở bên ngoài. Bạn đã tìm kiếm nó ở đâu đó bên ngoài, và nó bao giờ cũng ở bên trong bạn rồi. Nó bao giờ cũng ở đây bên trong bạn. Bạn đã tìm kiếm theo hướng sai, có vậy thôi. Mọi thứ đều sẵn có cho bạn cũng như nó sẵn có cho bất kì ai khác, cũng như nó sẵn có cho vị Phật, cho một Baal-Shem, cho một Moses, cho một Muhammad. Nó sẵn có cho bạn, chỉ mỗi điều bạn nhìn sai hướng. Khi có liên quan tới kho báu, bạn không nghèo hơn Phật hay Muhammad - không, Thượng đế chưa bao giờ tạo ra người nghèo. Điều đó không xảy ra - nó không thể xảy ra được bởi vì Thượng đế tạo ra bạn từ giầu có của ngài. Làm sao Thượng đế tạo ra con người nghèo được? Bạn là sự tuôn tràn của ngài, bạn là một phần của sự tồn tại. Làm sao bạn có thể nghèo được? Bạn giầu, giầu vô hạn - giầu như bản thân tự nhiên. Nhưng bạn đang nhìn theo hướng sai. Hướng đó là sai. Đó là lí do tại sao bạn cứ bỏ lỡ. Và không phải là bạn sẽ không thành công trong cuộc sống đâu - bạn có thể thành công. Nhưng dầu vậy bạn vẫn sẽ là thất bại. Không cái gì sẽ thoả mãn bạn bởi vì không cái gì có thể được đạt tới trong thế giới bên ngoài mà có thể so sánh được với kho báu bên trong, với ánh sáng bên trong, với phúc lạc bên trong. Tự biết mình là có thể chỉ trong sự một mình sâu sắc. Thông thường bất kì cái gì chúng ta biết về bản thân mình cũng đều là ý kiến của người khác. Họ nói, "Bạn là người tốt" và chúng ta nghĩ chúng ta là người tốt. Họ nói, "Bạn đẹp" và chúng ta nghĩ chúng ta đẹp. Họ nói, "Bạn không tốt" hay "Bạn xấu" ... bất kì điều gì mọi người nói về chúng ta, chúng ta cứ thu thập lấy. Điều đó trở thành sự tự đồng nhất của chúng ta. Nó cực kì giả dối bởi vì chẳng ai khác có thể biết được bạn - không ai có thể biết được bạn ngoại trừ bạn, bản thân bạn. Họ biết chỉ các khía cạnh, và những khía cạnh đó là rất bề ngoài. Họ biết chỉ những tâm trạng thoáng chốc; họ không thể thấm nhuần được trung tâm của bạn. Thậm chí người yêu của bạn cũng không thể thấm được vào chính cốt lõi của bản thể bạn. Ở đó bạn hoàn toàn một mình, và chỉ ở đó bạn mới đi tới biết mình là ai. Mọi người sống cả đời mình cứ tin vào điều người khác nói, phụ thuộc vào người khác. Đó là lí do tại sao mọi người rất sợ ý kiến của người khác. Nếu họ nghĩ bạn là xấu, bạn trở thành xấu. Nếu họ kết án bạn, bạn bắt đầu kết án bản thân mình. Nếu họ nói rằng bạn là tội đồ, bạn bắt đầu cảm thấy mặc cảm tội lỗi. Bởi vì bạn đã phụ thuộc vào ý kiến của họ, bạn phải liên tục tuân theo các ý kiến của họ. Điều này tạo ra sự nô lệ, sự nô lệ rất tinh vi. Nếu bạn muốn được biết tới là người tốt, xứng đáng, đẹp, thông minh, thế thì bạn phải nhân nhượng, bạn phải thoả hiệp liên tục với những người bạn đang phụ thuộc vào. Và vấn đề khác nảy sinh. Bởi vì có nhiều người thế, họ cứ nhồi nhét vào tâm trí bạn bằng các kiểu ý kiến khác nhau - các ý kiến xung đột nữa. Ý kiến này mâu thuẫn với ý kiến khác; do đó lẫn lộn lớn nảy sinh bên trong bạn. Người này nói bạn rất thông minh, người khác nói bạn ngu xuẩn. Quyết định sao đây? Thế là bạn bị phân chia. Bạn trở nên nghi ngờ về bản thân mình, về bạn là ai... do dự ngập ngừng. Và độ phức tạp là rất lớn bởi vì có cả nghìn người quanh bạn. Bạn đi tới tiếp xúc với nhiều người thế, và mọi người đều nhồi nhét ý tưởng của họ vào tâm trí bạn. Và không ai biết bạn cả - thậm chí bạn cũng chẳng biết tới bản thân mình - cho nên tất cả thu thập này đều trở thành bị lộn xộn bên trong. Đây là trạng thái điên khùng. Bạn có nhiều tiếng nói bên trong mình. Bất kì khi nào bạn hỏi mình là ai, nhiều câu trả lời sẽ tới. Câu trả lời nào đó sẽ là của mẹ bạn, câu nào đó là của bố bạn, câu nào đó là của thầy giáo bạn, vân vân và vân vân. Và không thể nào quyết định được cái nào là câu trả lời đúng. Làm sao quyết định được? Tiêu chuẩn là gì? Đây là chỗ con người bị lạc. Đây là tự dốt nát. Nhưng bởi vì bạn phụ thuộc vào người khác, bạn sợ đi vào một mình - bởi vì khoảnh khắc bạn bắt đầu đi vào một mình, bạn bắt đầu trở nên rất sợ đánh mất bản thân mình. Bạn không có bản thân mình ngay chỗ đầu tiên, nhưng bất kì cái ta nào bạn đã tạo ra từ ý kiến của người khác sẽ sẽ phải bị bỏ lại sau. Do đó, người ta rất sợ đi vào trong. Bạn càng đi vào sâu hơn, bạn càng ít biết mình là ai. Cho nên trong thực tế khi bạn đi tới tự biết mình, trước khi điều đó xảy ra bạn sẽ phải vứt bỏ mọi ý tưởng về cái ta. Sẽ có lỗ hổng; sẽ có một loại cái không. Bạn sẽ trở thành vô thực thể. Bạn sẽ hoàn toàn mất hút bởi vì tất cả những cái bạn biết không còn liên quan nữa, và cái có liên quan bạn chẳng biết gì cả. Các nhà huyền môn Ki tô giáo gọi điều này là "đêm tối của linh hồn." Nó phải được vượt qua, và một khi bạn đã vượt qua nó, có bình minh. Mặt trời lên, và người ta đi tới biết bản thân mình lần đầu tiên. Tia sáng đầu tiên của mặt trời, và tất cả đều được hoàn thành. Tiếng hót đầu tiên của chim chóc vào buổi sáng, và tất đều được đạt tới.
|