|
Gọi tên Huyền Không là tên bài thơ của ngài Đại Trưởng Lão Hòa thượng Viên Minh - Trụ trì tổ đình Bửu Long - Người sáng lập và trụ trì Huyền Không Lăng Cô, sáng lập và là viện chủ Rừng thiền Viên Không ở xã Tóc Tiên - Tân Thành - Bà Rịa Vũng Tàu. Bài thơ được tác giả sáng tác khi nghe tin Huyền Không Lăng Cô không còn tồn tại vào năm 1978. Nội dung bài thơ như sau:
Gọi tên Huyền Không
Cảm giác của tác giả khi viết bài thơ này là "viết bài thơ trong nước mắt từ đầu đến cuối" như tác giả đã chia sẻ với Tâm Trai qua thư điện tử như sau (đăng nguyên thư):
Tâm Trai, Cám ơn con. Vì là Huyền Không nên bây giờ nó đã biến hóa vô cùng. Sư bá đã đem Huyền Không vào đời với phương châm “Tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha” và nó quả thật là biến hóa thênh thang trong cuộc sống, trong trời đất, trong muôn loài vạn vật. Khi Huyền Không Lăng Cô bị giải tỏa sư bá đã cảm hứng viết bài thơ đó trong tâm trạng của một sự bùng vỡ vừa đớn đau mất mát vừa mở ra thênh thang bát ngát một cõi tâm vô hạn:
Huyền Không! Huyền Không!
Đó là bài thơ sư bá đã cảm hứng trong nước mắt từ đầu đến cuối, nhưng khi bài thơ chấm dứt cùng với dòng nước mắt đã cạn thì tâm hồn hoàn toàn nhẹ nhõm như đã “bỏ gánh nặng xuống” để từ đó đi vào “Tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha”:
Cũng có lúc vào ra sinh tử để “Ung dung trong ràng buộc, tự tại giữa khổ đau”: Sư chèo thuyền đi đâu?
Cũng có lúc trả trời đất về với đất trời để một mình trọn vẹn với chính mình: Xin trả chim đôi cánh
Dù đến dù đi cũng không còn có chỗ để trú, có chăng chỉ là sự sáng trong rỗng lặng vô bờ: Thuyền ai quên bến đậu
Cũng có lúc hòa mình với cát bụi hư không, như tất cả mà không là gì cả: Con thuyền nhỏ thong dong
Chợt biến chợt hiện, khi có khi không như vậy mới là Huyền Không, phải không con? Sư Bá Viên Minh.
PS: Kính mong sư bá hoan hỷ xá tội khi con trích đăng nguyên văn lá thư mà Ngài đă chia sẻ cho con. Kính chúc sư bá thân tâm an lạc, Phật Pháp viên thành. Namo Bhudhasso.
|