• Học Kinh Tụng Pali

MAṄGALA SUTTA

KINH HẠNH PHÚC

 

Evaṃ me sutaṃ: Ekaṃ samayaṃ Bhagavā Sāvatthiyaṃ viharati Jetavane Anāthapiṇḍikassa Ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkanta-vaṇṇā kevala-kappaṃ Jetavanaṃ obhāsetvā yena Bhagavā ten’upasaṅkami upasaṅkamitvā Bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā Bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi.

 

Ngữ vựng:

 

Evaṃ:                   như vậy

Suta:                     sự nghe

Samaya:               lúc, thời

Sāvatthi:               thành phố Xá vệ

Viharati:               

Jetavana:              Kỳ Viên

Anāthapiṇḍika:     ông Cấp Cô Độc

Ārāma:                 chùa, già lam

Atha kho:             lúc bấy giờ, rồi thì

Aññatara: một ...nào đó

Abhikkanta:          vượt qua, gần mãn, siêu việt, thù thắng

Vaṇṇa:                 màu sắc, dung sắc

Kevala-kappa:      toàn bộ, trọn cả

Obhāseti: chiếu sáng

Yena...tena:          nơi 

Upasaṅkamati:      đi đến, lại gần

Abhivādeti:           đảnh lễ

Ekamanta:            một bên

Aṭṭhāsi (a+ṭhāti): đã đứng

Ṭhitā (tiṭṭhati):       sau khi đứng

Gāthā:                  kệ tụng

Ajjhabhāsati:         nói ra, nói lên

Vana:                   vườn

 

Dịch nghĩa:

 

Như vậy tôi nghe

Một thời Thế Tôn

Ngự tại Kỳ Viên Tịnh Xá

Của Trưởng giả Cấp Cô Độc

 

Gần thành Xá vệ

Khi đêm gần mãn

Có một vị Trời

Dung sắc thù thắng

Hoà quang chiếu diệu

Sáng tỏa Kỳ Viên

Đến nơi  Phật ngự

Đảnh lễ Thế Tôn

Rồi đứng một bên

Cung kính bạch Phật

Bằng lời kệ rằng:

 

Bahū devā manussā ca

Maṅgalāni acintayuṃ

Ākaṅkhamānā soṭṭhānaṃ

Brūhi maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Bahū:                               nhiều

Acintayuṃ (cinteti):           suy nghĩ

Akaṅkhati:                        mong cầu

Soṭṭhāna:              phúc lành, phúc lợi

Brūhi (brūti):                     hãy nói

 

 

 “Chư  Thiên và nhân loại

Suy nghĩ điều hạnh phúc

Hằng tầm cầu mong đợi

Một đời sống an lành

Xin Ngài vì bi mẫn

Hoan hỷ dạy chúng con

Về phúc lành cao thượng.

 

1. Asevanā ca bālānaṃ

Paṇḍitānañca sevanā

Pūjā ca pūjanīyānaṃ

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Sevanā (sevati): sự theo, sự thân cận, sự hợp tác, sự phục vụ

A-sevanā (trái với sevanā): không thân cận

Bāla:                                 kẻ ác

Paṇḍita:                            bậc hiền trí

Pūja (pūjeti):                    sự cúng dường

Pūjanīya = pūjaneyya:       (bậc) đáng cúng dường

 

1. (Thế Tôn tùy lời hỏi

Mà giảng giải như vầy)

Không gần gũi kẻ ác

Thân cận bậc trí hiền

Đảnh lễ người đáng lễ

Là phúc lành cao thượng.

 

2. Paṭirūpa-desa-vāso ca

Pubbe ca kata-puññatā

Atta sammā paṇīdhi ca

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ

 

Ngữ vựng:

 

PaṭiRūpa:                         thích hợp

Desa:                                xứ sở, chỗ

Vāsa (vasati):                    sự ở

Pubbe:                  trước xưa

Kata (karoti):        đã làm

Puññatā:               phước đức

Atta:                                 ta, tự mình

Sammā:                chân chánh

Paṇīdhi:                sự hướng dẫn

 

 

2. Ở trú xứ thích hợp

Công đức trước đã làm

Chân chánh hướng tự tâm

Là phúc lành cao thượng.

 

3. Bāhu-saccañca sippañca

Vinayo ca susikkhito

Subhāsitā ca yā vācā

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Bāhusacca:           đa văn (uyên bác)

Sippa:                   tiểu công nghệ

Vinaya:                 luật, sự huấn luyện

Su-sikkhita (sikkhati): khéo học tập, thông suốt

Su-bhāsita (bhāsati): khéo nói, suốt thông

Vācā:                   lời nói

 

3. Đa văn, nghề nghiệp giỏi

Thông suốt các luật nghi

Nói những lời chân chất

Là phúc lành cao thượng.

 

4. Mātā-pitu upaṭṭhānaṃ

Putta-dārassa saṅgaho

Anākulā ca kammantā

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Upaṭṭhāna (upa+ṭhāna):     sự hầu hạ, sự phụng dưỡng

Upaṭṭhāti:                          hầu hạ, phụng dưỡng

Dāra:                                            vợ

Saṅgaha:                          giúp đỡ, tương trợ, tế độ

Ānākula:                           không lẫn lộn

Kammanta:                                   nghề nghiệp, sở hành.

 

4. Hiếu thuận bậc sinh thành

Dưỡng dục vợ và con

Sở hành theo nghiệp chánh

Là phúc lành cao thượng.

 

5. Dānañca dhamma-cariyā ca

Ñātakānañca saṅgaho

Anavajjāni kammāni

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Dāna:                               bố thí

Dhamma-cariya:               hành theo pháp, pháp hạnh

Ñātaka:                            quyến thuộc

Anavajja:              trong sạch, không uế nhiễm

Kamma:                           nghiệp, nghề nuôi mạng

 

5. Bố thí hành đúng pháp

Giúp ích hàng quyến thuộc

Giữ chánh mạng trong đời

Là phúc lành cao thượng.

 

6. Āratī-viratī pāpā

Majja-pānā ca saññamo

Appamādo ca dhammesu

Etaṃ mangalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Ārati:                                viễn ly, tránh xa

Virati:                   kiêng cử, tiết chế

Majja:                  rượu

Pāna:                                uống

Saññama (samyama): chế ngự, tự chế

Appamāda (a+pamāda): không phóng dật, thận trọng, cẩn mật, nghiêm túc.

 

6. Xả ly tâm niệm ác

Chế ngự không say sưa

Không phóng dật trong pháp

Là phúc lành cao thượng.

 

7. Gāravo ca nivāto ca

Santuṭṭhī ca kataññutā

Kālena dhamma-savanaṃ

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

 

Gārava:                sự cung kính

Nivāta:                 tính khiêm nhượng

Santuṭṭhi: sự tri túc

Kataññutā:            sự tri ân

Kāla:                    thời giờ

 

7. Đức cung kính, khiêm nhường

Tri túc và tri ân

Đúng thời nghe chánh pháp

Là phúc lành cao thượng.

 

8. Khantī ca sovacassatā

Samaṇānañca dassanaṃ

Kālena Dhamma-sākacchā

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ.

 

Ngữ vựng:

Khantī:                             nhẫn nhục

Sovacassatā:                     thiện ngôn, lời ôn nhu

Samaṇa:                           sa môn

Sākaccha:                         cuộc đàm luận

 

8. Nhẫn nhục, lời nhu hòa

Yết kiến bậc Sa-môn

Tùy thời đàm luận Pháp

Là phúc lành cao thượng.

 

9. Tapo ca brahma-cariyā ca

Ariya-saccāni dassanaṃ

Nibbāna-sacchikiriyā ca

Etaṃ maṅgalam’uttamaṃ

 

Ngữ vựng:

 

Tapa:                                tự chủ

Brahma-cariya:                 phạm hạnh

Ariya-sacca:                     Thánh đế

Nibbāna:                          Niết bàn

Sacchikiriya (sacchikaroti): Chứng ngộ

 

9. Tự chủ, sống Phạm hạnh

Thấy được lý Thánh đế

Giác ngộ Đại Niết-bàn

Là phúc lành cao thượng.

 

10. Phuṭṭhassa loka-dhammehi

Cittaṃ yassa na kampati

Asokaṃ, virajaṃ, khemaṃ

Etaṃ maṅgalam’utamaṃ.



Ngữ vựng:

Phuṭṭha:                            sự xúc chạm, tiếp xúc

Loka-dhamma:                 pháp thế gian

Yassa:                              đó, khi đó

Kampati:                          rung động, dao động

Asoka (a+soka):               không buồn phiền, vô ưu

Viraja (vi+raja):                không nhiễm trước

Khema:                            tự tại, bình an

 

10. Những sở hành như vậy

Không chỗ nào thối thất

Khắp nơi được an toàn

Là phúc lành cao thượng.

 

11. Etādisāni katvāna

Sabbattham’aparājitā

Sabbattha-sotthiṃ gacchanti taṃ

Tesaṃ maṅgalam’uttaman’ti.

 

Ngữ vựng:

 

Etādisa:                            như thế

Katvāna (karoti): đã làm

Sabbattha:                        khắp nơi

Sotthi:                               phúc lạc

Gacchati:              đi

Tesaṃ:                             số nhiều của etaṃ

A-parājita (parājeti):         không thối thất, không thất bại.

 

11. Khi xúc chạm việc đời

Tâm không động, không sầu

Tự tại và vô nhiễm

Là phúc lành cao thượng.

 

 

JAYA-PARITTA-GĀTHĀ

 

1. Mahā-kāruṇiko Nātho

Hitāya sabba Pāṇinaṃ

Pūretvā Pāramī sabbā

Patto sambodhim-uttamaṃ

Etena sacca-vajjena

Hotu te jaya-maṅgalaṃ.

 

Dịch nghĩa:

KỆ HỘ TRÌ TỐI THẮNG

 

Bậc đại bi cứu khổ

Vì lợi ích chúng sanh

Tựu thành ba-la-mật

Chứng vô thượng chánh đẳng

Do lời chân thật này

Nguyện cầu chơn phúc hạnh.

 

Ngữ vựng:

 

Kāruṇika (kāruñña, karuṇā): lòng bi mẫn

Nātha:                          Đấng cứu Thế, nơi  nương tựa, bóng mát

Hita:                             sự lợi ích

Pūreti:                          làm đầy, thành tựu, hoàn mãn

Pāramī (Pāramitā):        ba la mật, bỉ ngạn

Patta (Pāpuṇāti):           đạt được, chứng đắc

Sambodhi:                    toàn giác

 

***

 

Jayanto bodhiyā mūle

Sakyānaṃ nandi-vaḍḍhano

Evaṃ tvaṃ vijayo hoti

Jayassu jaya-maṅgale.

Aparājita pallaṅke

Sīse paṭhavi-pokkhare

 

Dịch nghĩa:

Nhờ chiến thắng ma vương

Trên bồ đoàn bất thối

Dưới cội cây bồ đề

Địa cầu liên hoa đỉnh

Mà dòng họ Thích ca

Tăng tưởng niềm hoan hỷ

Như vậy hãy thắng mình

Mới là chân phúc hạnh.

 

Ngữ vựng:

 

Jayanto (jayaṃ+to):      do chiến thắng

Sakya:                          dòng họ Thích Ca

Nandi:                          sự hoan hỷ

Vaḍḍhana (vaḍḍhati):    sự tăng tiến

Evaṃ:                           như vậy

Tvaṃ:                           anh, ngươi, người

Vijaya (vijayati):            sự chiến thắng

Hohi:                            hãy là

Pallaṅka:                      bồ đoàn, tọa cụ

Sīsa:                             đầu, đỉnh

Paṭhavi:                        trái đất

Pokkhara:                     hoa sen

 

***

3. Abhiseke sabba-Buddhānaṃ

Agga-ppatto pamodati

Su-nakkhattaṃ su-maṅgalaṃ

Su-pabhātaṃ su-h-uṭṭhitaṃ

Su-khaṇo su-muhutto ca

Su-yiṭṭhaṃ brahma-cārisu.

 

Dịch nghĩa:

Hoan hỷ cúng dường Phật

Bậc giác ngộ nghiêm tôn

Hoặc kính hàng phạm hạnh

Chính là sao vận lành

Là bình minh tươi sáng

Là khởi sự an toàn

Là phút giây hoàn hảo.

 

Ngữ vựng:

 

Abhiseka:                                 sự dâng cúng

Aggappatta (agga+patta):          đạt đến tột đỉnh

Pamodati:                                 vui mừng, hân hoan

Su-nakkhatta:               sao tốt

Su-maṅgala:                 vận may

Su-pabhāta:                  bình minh tươi sáng

Su-h-uṭṭhita:                  khởi sự tốt

Su-khaṇa:                     khoảnh khắc tốt

Su-muhutta:                  phút tốt

Su-yiṭṭha:                      tặng, biếu, dâng hiến

Brahma-cārī:                 bậc phạm hạnh

 

***

4. Padakkhiṇaṃ kāya-kammaṃ

Vācā-kammaṃ padakkhiṇaṃ

Padakkhiṇaṃ mano-kammaṃ

Paṇidhī te padakkhiṇā.

Padakkhiṇāni katvāna

Labhant’atthe padakkhiṇe.

 

Dịch nghĩa:

Nghiệp khẩu và ngiệp thân

Nghiệp ý đều sung mãn

Là nguyện vọng nhiêu ích

Việc như vậy đã làm

Được lợi ích sung mãn.

 

Ngữ vựng:

 

Padakkhiṇa: may mắn, thịnh vượng, nhiêu ích, sung mãn, phát đạt

Paṇīdhi:            nguyện vọng, sự mong ước, sự hướng dẫn

Padakkhiṇaṃ karoti: nhiễu chung quanh, làm cho thịnh vượng

Attha:               lợi ích

 

***

 

ABHAYA-PARITTA-SUTTA

 

1. Yaṃ du-nnimittaṃ ava-maṅgalañca

Yo c’āmanāpo sakuṇassa saddo

Pāp’āgho du-ssupinaṃ akantaṃ

Buddh’ānubhāvena vinassamentu.

 

2. Yaṃ du-nnimittaṃ ava-maṅgalañca

Yo c’āmanāpo sakuṇassa saddo

Pāp’āgho du-ssupinaṃ akantaṃ

Dhamm’Ènubhāvena vinassamentu.

 

3.Yaṃ du-nnimittaṃ ava-maṅgalañca

Yo c’āmanāpo sakuṇassa saddo

Pāp’āgho du-ssupinaṃ akantaṃ

Saṅgh’ānubhāvena vinassamentu.

 

Ngữ vựng:

 

Dunnimitta (du+nimitta):            ác tướng, hiện tượng xấu

Avamaṅgala (ava+maṅgala): vận xấu, điềm xấu

Amanāpa:                                 không vừa lòng, nghịch ý

Sakuṇa:                                    cầm thú

Sadda:                                      tiếng, âm thanh

Pāpa:                                        ác

Agha:                                       điều bất hạnh

Dussupina (du+supina):             ác mộng

Akanta (a+kanta):                     bất mãn

Ānubhāva:                                uy lực

Vinassati:                                  bị tiêu diệt

Vinasseti:                                  tiêu diệt

 

Dịch nghĩa:

VÔ UÝ HỘ TRÌ KỆ

 

Nhờ uy Đức Phật Bảo,

Nhờ uy Đức Pháp Bảo

Nhờ uy Đức Tăng Bảo

Những hiện tượng chẳng lành

Những gian nguy bất hạnh

Tiếng cầm thú thương tâm

Những dấu hiệu bất thường

Hoặc những điều bất mãn

Thảy đều được tiêu tan.

 

***

 

4. Dukkha-ppattā ca ni-ddukkhā

Bhaya-ppattā ca ni-bbhayā

Soka-ppattā ca ni-ssokā

Hontu sabbe pi Pāṇino

 

5. Etā-vatā ca amhehi

Sambhataṃ puñña-sampadaṃ

Sabbe Dev’ānumodantu

Sabba sampatti-siddhiyā.

 

Dịch nghĩa:

Những khổ đau sợ hãi

Những phiền muộn ưu sầu

Của tất cả chúng sanh

Đều được mau yên lặng

Xin Chư  Thiên hoan hỷ

Tất cả thành tựu này

Là phước báu chúng tôi

Đã tác thành như vậy.

 


Sabbadā:                      luôn luôn

Bhāvanā:                      sự tham thiền, sự tu luyện

Abhirata:                      ưa thích

Gacchati:                      đi

Āgacchati:                    đến

 

Ngữ vựng:

 

Bala:                             sức mạnh, uy lực

Pacceka:                      Độc Giác

Arahanta:                      bậc A-la-hán

Teja = bala:                  sức mạnh

Bandhati:                      gom lại, cột lại

Rakkhaṃ bandhati:       thủ hộ

Sabbaso:                      toàn bộ, trọn cả

 

***

 

ĀṬĀNĀṬIYA-PARITTA-GĀTHĀ

 

1. Sakkatvā Buddha-ratanaṃ

Osadhaṃ uttamaṃ varaṃ

Hītaṃ Deva-manussānaṃ

Buddha-tejena sotthinā

Nassant’upaddavā sabbe

Dukkhā vūpasamentu te.

 

2. Sakkatvā Dhamma-ratanaṃ

Osadhaṃ uttamaṃ varaṃ

Pariḷāh’upasamanaṃ

Dhamma-tejena sotthinā

Nassant’upaddavā sabbe

Bhayā vūpasamentu te

 

3. Sakkatvā Saṅgha-ratanaṃ

Osadhaṃ uttamaṃ varaṃ

Āhuneyyaṃ Pāhuneyyaṃ

Saṅgha-tejena sotthinā

Nassant’upaddavā sabbe

Rogā vūpasamentu te.

 

 

Dịch nghĩa:

KỆ HỘ TRÌ ĀṬĀNAṬIYA

 

1. Tất cả điều nguy khốn

Xin cho được tiêu tan

Những khổ não của người

Cũng thảy đều yên lặng.

Nhờ oai Đức Chư Phật

Vì tôn kính Phật Bảo

Như linh dược quý cao

Nhân Thiên đều ích lợi.

 

2. Tất cả đều nguy khốn

Xin cho được tiêu tan

Những khổ não của người

Cũng thảy đều yên lặng

Nhờ uy Đức Diệu Pháp

Vì tôn kính Pháp Bảo

Như linh dược quý cao

Trấn tĩnh điều phiền não.

 

3. Tất cả điều nguy khốn

Xin cho được tiêu tan

Những khổ não của người

Cũng thảy đều yên lặng

Nhờ uy Đức Chư  Tăng

Vì tôn kính Tăng Bảo

Như linh dược quý cao

Đáng cúng dường tôn trọng.

 

Ngữ vựng:

 

Sakkatvā (sakkaroti):    tôn kính

Osadha (= agada):                    thuốc chữa bệnh

Hita:                                         sự lợi ích

Sotthi:                                      sự an ổn, cát tường, sự ban phước

Nassati (vinassati):                    tiêu tan, tan biến, diệt mất

Upaddava:                                điều nguy khốn, nỗi thống khổ

Vūpasamati:                             lắng dịu, yên lặng

Pariḷāha:                                   sự khổ não

Upasamana:                              sự lắng dịu

Bhaya:                          sự lo sợ

Roga:                                       bệnh tật

 

Dịch tụng:

1) Xin cho tất cả điều nguy khốn được tiêu tan,

những khổ não của người đều yên lặng,

nhờ sự vinh quang và vẻ uy linh của Đức Phật,

vì lòng tôn kính Phật Bảo,

như món linh dược quý cao,

là lợi ích đến Chư Thiên và nhân loại.

 

2) Xin cho tất cả điều nguy khốn được  tiêu tan,

những lo sợ của người đều yên lặng,

nhờ sự vinh quang và vẻ uy linh của  Đức Pháp,

vì lòng tôn kính Pháp Bảo,

như món linh dược quý cao,

là Pháp trấn tĩnh điều phiền não.

 

3) Xin cho tất cả điều nguy khốn được tiêu tan,

những bịnh hoạn của người đều yên lặng,

nhờ sự vinh quang và vẻ uy linh của Đức Tăng,

vì lòng tôn kính Tăng Bảo,

như món linh dược quý cao,

đáng cho người cúng dường và hoan nghinh tôn trọng.

 

***

1. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke

Vijjati vividhaṃ puthu

Ratanaṃ Buddha-samaṃ n’atthi

Tasmā sotthī bhavantu te.

 

2. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke

Vijjati vividhaṃ puthu

Ratanaṃ Dhamma-samaṃ n’atthi

Tasmā sotthī bhavantu te.

 

3. Yaṃ kiñci ratanaṃ loke

Vijjati vividhaṃ puthu

Ratanaṃ Saṅgha-samaṃ n’atthi

Tasmā sotthī bhavantu te.

 

Dịch nghĩa:

1. Châu báu trên thế gian

Dù muôn hình muôn sắc

Không sánh bằng Phật Bảo

Nhân đó được an lành

 

2. Châu báu trên thế gian

Dù muôn hình muôn sắc

Không sánh bằng Pháp Bảo

Nhân đó được an lành.

 

3. Châu báu trên thế gian

Dù muôn hình muôn sắc

Không sánh bằng Tăng Bảo

Nhân đó được an lành.

Ngữ vựng:

 

Ratana:             châu báu

Vijjati: có mặt, hiện hữu

Vividha:            nhiều loại

Puthu:               riêng, đặc thù

Sama:               bằng

Tasmā:             do vậy

***

 

1. N’atthi me saraṇaṃ aññaṃ

Buddho me saraṇaṃ varaṃ

Etena sacca-vajjena

Hontu te jaya-maṅgalaṃ.

 

2. N’atthi me saraṇaṃ aññaṃ

Dhammo me saraṇaṃ varaṃ

Etena sacca-vajjena

Hontu te jaya-maṅgalaṃ

 

3. N’atthi me saraṇaṃ aññaṃ

Saṅgho me saraṇaṃ varaṃ

Etena sacca-vajjena

Hontu te jaya-maṅgalaṃ

 

Dịch nghĩa:

1. Quy y Phật vô thượng

Tam giới chẳng ai bằng

Do lời chân thật này

Nguyện người người an lạc.

 

2. Quy y Pháp vô thượng

Tam giới chẳng ai bằng

Do lời chơn thật này

Nguyện người người an lạc.

 

3. Quy y Tăng vô thượng

Tam giới chẳng ai bằng

Do lời chơn thật này

Nguyện người người an lạc.

 

***

1. So attha-laddho sukhito

Viruḷho Buddha-sāsane

Arogo sukhito hohi

Saha sabbehi ñātibhi

 

2. Sā attha-laddhā sukhitā

Viruḷhā Buddha-sāsane

Arogā sukhitā hohi

Saha sabbehi ñātibhi

 

3. Te attha-laddhā sukhitā

Viruḷhā Buddha-sāsane

Arogā sukhitā hotha

Saha sabbehi nātibhi.

 

Dịch nghĩa:

Nguyện lợi lạc an vui

Tấn hóa trong Phật pháp

Vô bệnh được an toàn

Cùng thân bằng quyến thuộc.

 

Ngữ vựng:

 

Laddha (labhati):                       đạt được

Viruḷha (viruḷhati):                     tiến hóa

Sāsana:                                     giáo pháp

Saha:                                        cùng với

 

***

1. Bhavatu sabba maṅgalaṃ

Rakkhantu sabba Devatā

Sabba Buddh’ānubhāvena

Sadā sotthi bhavantu te.

 

2. Bhavatu sabba maṅgalaṃ

Rakkhantu sabba Devatā

Sabba Dhamm’ānubhāvena

Sadā sotthi bhavantu te.

 

3. Bhavatu sabba maṅgalam

Rakkhantu sabba Devatā

Sabba Saṅgh’ānubhāvena

Sadā sotthi bhavantu te.

 

Dịch nghĩa:

1. Nguyện người trọn hạnh phúc

Và Chư  Thiên che chở

Nhờ tất cả Phật lực

Hằng mong được an lành.

 

2. Nguyện người trọn hạnh phúc

Và Chư  Thiên che chở

Nhờ tất cả Pháp lực

Hằng mong được an lành.

 

3. Nguyện người trọn hạnh phúc

Và Chư Thiên che chở

Nhờ tất cả Tăng lực

Hằng mong được an lành.

***

  




[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024