• Nền Tảng Phật Giáo - Quyển VII - Tập 1

    PHÁP HÀNH THIỀN ĐỊNH

  • Tác giả: Hộ Pháp

 

3.4- Sīlānussati: Đề-Mục Niệm-Niệm Giới Trong  Sạch Của Mình    

 

 Sīlānussatilà đề-mục-thiền-định niệm-niệm giới trong sạch của mình. Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định sīlānussati: đề-mục niệm- niệm giới trong sạch của mình, không bị đứt, không bị thủng, không bị đốm, không bị đứt lan, giữ gìn giới hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn,niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmtác-ý-giới trong sạch của mình ấy làm đối-tượng. 

 

Giới Không Trong Sạch Và Giới Trong Sạch 

 

Giới của mình không được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn do 4 nguyên nhân:

 

1- Giới bị đứt (khaṇḍasīla),

2- Giới bị thủng (chiddasīla),

3- Giới bị đốm (sabalasīla),

4- Giới bị đứt lan (kammāsasīla).

 

Giới của mình được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn do 4 nguyên nhân:

 

1- Giới không bị đứt (akhaṇḍasīla),

2- Giới không bị thủng (achiddasīla),

3- Giới không bị đốm (asabalasīla),

4- Giới không bị đứt lan (akammāsasīla).

 

1- Thế nào gọi là giới bị đứt (khaṇḍasīla) và giới không bị đứt (akhaṇḍasīla)?

 

Nếu hành-giả phạm điều giới đầu và điều giới cuối thì gọi là giới bị đứt (khaṇḍasīla). Ví như tấm vải dài có phần đầu và phần cuối bị đứt rời ra.

 Và nếu hành-giả giữ gìn điều giới đầu và điều giới cuối được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đứt (akhaṇḍasīla).

 

Ví dụ: Ngũ giới có 5 điều giới.

 

* Trong ngũ giới, nếu hành-giả phạm điều giới thứ nhất và điều giới thứ năm thì gọi là ngũ giới bị đứt.

 

* Và nếu hành-giả giữ gìn điều giới thứ nhất và điều giới thứ năm được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là ngũ giới không bị đứt.

 

2- Thế nào gọi là giới bị thủng (chiddasīla) và giới không bị thủng (achiddasīla)?

 

* Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm 1 trong những điều giới còn lại ở khoảng giữa (2,3,4) thì gọi là giới bị thủng (chiddasīla). Ví như tấm vải dài bị thủng lỗ ở giữa.

 

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới ở khoảng giữa (2,3,4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị thủng (achiddasīla).

 

3- Thế nào gọi là giới bị đốm (sabalasīla) và giới không bị đốm (asabalasīla)?

 

* Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm các điều giới cách khoảng nhau (2 - 4) thì gọi là giới bị đốm (sabalasīla). Ví như con bò bị đốm từng chấm, từng chấm.

 

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới cách khoảng nhau (2 - 4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đốm (asabalasīla).

 

4- Thế nào gọi là giới bị đứt lan (kammāsasīla) và giới không bị đứt lan (akammāsasīla)?

 

 * Trong ngũ giới, ngoại trừ điều giới đầu (1) và điều giới cuối (5) ra, nếu hành-giả phạm những điều giới liền theo với nhau ở khoảng giữa (2,3) hoặc (3,4) hoặc (2,3,4) thì gọi là giới bị đứt lan (kammāsasīla). Ví như con bò có từng vệt vá.

 

* Và nếu hành-giả giữ gìn những điều giới ở khoảng giữa (2,3,4) được hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn thì gọi là giới không bị đứt lan (akammāsasīla).

 

(Để hiểu biết rõ giới trong sạch và giới không trong sạch, hành-giả nên xem “Nền-Tảng-Phật-Giáo” quyển III, “Pháp-hành-giới” cùng soạn giả, phần “Phân tích 4 tính chất của giới”)

 

Phương-pháp Thực-Hành Đề-Mục Niệm-Niệm Giới

Trong Sạch Của Mình

 

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề-mục niệm-niệm giới (sīlānussati) trong sạch của mình. Trước tiên, hành-giả cần phải thực-hành 5 điều căn bản như sau:

 

1- Hành-giả cần phải thực-hành, giữ gìn giới của mình cho hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn là giới không bị đứt, không bị thủng, không bị đóm, không bị đứt lan. 

 

2- Hành-giả giữ gìn giới của mình với dục-giới đại-thiện-tâm hoàn toàn trong sạch, không bị nô lệ bởi tham-ái, không mong cầu thứ quả báu nào trong thế gian. 

 

3- Thực-hành pháp-hành-giới là giữ gìn thân và khẩu ở trong các điều giới của mình một cách nghiêm khắc, cho nên, tự mình không chê trách và chư bậc thiện-trí cũng không chê trách về giới của mình được.

 

4- Pháp-hành-giới là giữ gìn thân và khẩu của mình không phạm giới, giữ gìn các điều giới hoàn toàn trong sạch, tuy những kẻ thù không hài lòng, nhưng chư bậc thiện trí đều tán dương ca tụng.

 

5- Hành-giả nên hiểu biết rõ rằng: Giới trong sạch này làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-định đạt đến cận-định (upacārasamādhi), an-định (appanāsamādhi); giới trong sạch làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-tuệ dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả, và Niết-bàn.

 

Sau khi đã thực-hành 5 điều căn bản, hành-giả là bậc xuất gia hoặc hàng tại gia cư sĩ nên tìm đến một nơi thanh vắng, để thực-hành đề-mục niệm-niệm giới của mình hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu bằng dục-giới đại-thiện-tâm niệm rằng:  

 

“Aho vata me sīlāni akhaṇḍāni acchiddāni asabalāni akammāsāni bhujissāni viññuppasatthāni aparāmaṭṭhāni samādhisaṃvattanikānī”ti ([1])

 

“Tốt lành thay! Giới này của ta không bị đứt, không bị thủng, không bị đốm, không bị đứt lan, hoàn toàn trong sạch và trọn vẹn, thật đáng hài lòng hoan hỷ!

 

“Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch, thoát khỏi sự nô lệ của tham-ái, chư bậc thiện trí đều tán dương, khen ngợi.

 

“Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch, không bị ô nhiễm bởi mọi phiền-não nhất là tham- ái, ngã-mạn, tà-kiến không nương nhờ được, nên không có một ai có thể chê trách về giới của ta được.

 

“Tốt lành thay! Giới này của ta là hoàn toàn trong sạch làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-định, để đạt đến cận-định, an-định; và làm nền tảng, làm nhân-duyên hỗ trợ cho pháp-hành-thiền-tuệ, để chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn ...”

 

Đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mìnhnày là đối-tượng vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanā-samādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại-thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người biết hổ thẹn tội lỗi, biết ghê sợ tội lỗi, có đại-thiện-tâm kính trọng các điều giới, thường thấy tai hại trong lỗi dù nhỏ.

 

Giới trong sạch này làm nền tảng cho mọi thiện pháp phát sinh từ dục-giới thiện pháp, sắc-giới thiện pháp, vô sắc-giới thiện pháp cho đến Siêu-tam-giới thiện pháp. 

 
 (Xong đề-mục niệm-niệm giới trong sạch của mình)
 

3.5- Cāgānussati: Đề-Mục Niệm-Niệm Sự Bố-Thí Của Mình 

 

 Cāgānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm sự bố-thí của mình. Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định cāgānussati: đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình, không bị ô nhiễm bởi mọi phiền-não nhất là tham-ái, ngã-mạn, tà-kiến, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmtác-ý bố-thí ấy làm đối-tượng.  

 
Hành-giả đã từng tạo phước-thiện bố-thíấy hợp đủ 3 tính chất như sau:
 

1- Dhammiyaladdhavatthu: Vật bố-thí được phát sinh một cách hợp pháp.

 

2- Cetanādānasampadā: Tác-ý (Cetanā) có đầy đủ trong 3 thời kỳ:

 

* Pubbacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ trước khi tạo phước-thiện bố-thí;

 

* Muñcacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ đang khi tạo phước-thiện bố-thí;

 

* Aparacetanā: Tác-ý thiện-tâm hoan hỷ sau khi đã tạo phước-thiện bố-thí xong rồi.

 

3- Muttacāgī: Phước-thiện bố-thí thoát khỏi tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình, không bị ô nhiễm bởi tâm tham-ái (taṇhā), tâm ngã-mạn (māna), tâm tà-kiến (diṭṭhi).  

 

(Để hiểu biết rõ phước-thiện bố-thí, hành-giả nên xem quyển “Tìm hiểu phước-thiện bố-thí” cùng soạn giả)

 

Hành-giả có phước-thiện bố-thí hợp đủ 3 đức tính như vậy, có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục niệm-niệm bố-thí của mình, nên tìm nơi thanh vắng, ngồi suy xét rằng:

 

Nếu người có tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải của mình thì không muốn đem của cải ra làm phước-thiện bố-thí đến cho những người khác, để tạo phước-thiện bố-thí thuộc về của riêng mình.

Họ lại đem của cải ra để tiêu xài phung phí do năng lực của tâm tham-ái muốn an-lạc, tâm ngã-mạn muốn hơn mọi người, tâm tà-kiến chấp thủ, nên thật sự không đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc trong kiếp hiện- tại và vô số kiếp vị-lai, chỉ đem lại sự khổ mà thôi.

 

Còn ta đã chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải, ta vô cùng hoan hỷ đem của cải tài sản ra làm phước-thiện bố-thí đến người khác, chúng-sinh khác, ta đã tạo được phước-thiện bố-thí của riêng mình một cách trong sạch, chắc chắn sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.” 

 

Sau khi suy xét như vậy, hành-giả phát sinh đại-thiện- tâm vô cùng hoan hỷ trong phước-thiện bố-thí của mình, nên thực-hành niệm phước-thiện bố-thí ấy, gọi là cāgānussati: đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình, với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm hoan hỷ niệm rằng:

 

“Lābhā vata me! Suladdhaṃ vata me!

Yo’haṃ maccheramalapariyuṭṭhitāya pajāya vigata-maccherena cetasā viharāmi, muttacāgo payatapāṇī vossaggarato yācayogo dānasaṃvibhāgarato”ti. ([2])

 

“Tốt lành thay! Ta được lợi. Tốt lành thay! Ta được sinh làm người trong thời đại Phật giáo.

 

Có số người bị ô nhiễm do tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của họ. Còn ta đã chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản, đã thoát khỏi tâm bủn xỉn, keo kiệt ấy, ta có đôi bàn tay sạch sẽ đem của cải tài sản làm phước-thiện bố-thí mà không hề tiếc rẻ, đã hài lòng hoan hỷ làm phước-thiện bố-thí đến các người khác, đem của cải tài sản phân phát đến các người khác.”

“Suladdhaṃ vata me: Tốt lành thay! Ta được sinh làm người trong thời đại Phật giáo.”

 
Thật vậy. Đức-Phật dạy rằng:

“Manussattabhāvo dullabho...”

 (Được sinh làm kiếp người là một điều khó,...)
 

Vậy, ta đã sinh làm kiếp người trong thời đại giáo pháp của Đức-Phật hiện còn đang duy trì trên thời gian, đó là cơ hội tốt hy hữu biết dường nào! 

 

Suy xét như thế nào mà chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình?

 

Bậc thiện-trí có trí-tuệ sáng suốt suy xét rằng:

 

* Đức-Phật dạy:“Kammassako’mhi” Ta có nghiệp là của riêng ta. Nghĩa là ta đã tạo thiện-nghiệp nào hoặc bất-thiện-nghiệp (ác-nghiệp) nào, thì nghiệp ấy chỉ là của riêng ta mà thôi. Ta là người hưởng quả của nghiệp ấy trong kiếp hiện-tại và vô số kiếp vị-lai.

 

Như vậy, chỉ có mọi thiện-nghiệp và mọi ác-nghiệp là của riêng ta mà thôi, ngoài ra, tất cả của cải tài sản trong đời này đều có tính chất của chung cả.

 

* Nếu người nào có thiện-nghiệp bố-thí nào cho quả thì người ấy có nhiều của cải tài sản, hưởng sự an-lạc, và duy trì phần của cải tài sản ấy trong thời gian lâu dài hoặc ngắn ngủi tuỳ thuộc vào quả của thiện-nghiệp bố-thí ấy, cho đến lúc mãn quả của thiện-nghiệp ấy.

 

* Nếu người nào có ác-nghiệp nào cho quả thì người ấy phải chịu quả khổ trong thời gian lâu hoặc mau tuỳ thuộc vào quả của ác-nghiệp ấy, cho đến lúc mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 

 Bậc thiện-trí tin nơi nghiệp và quả của nghiệp, nên chế ngự được tâm bủn xỉn, keo kiệt trong của cải tài sản của mình, Ngài biết sử dụng của cải tài sản có tính chất tạm thời thuộc về của chung mà Ngài đang sở hữu, đem của cải tài sản ra làm phước-thiện bố-thí đến người khác, tạo thiện-nghiệp bố-thí, để trở thành của riêng Ngài có tính chất lâu dài.  

 

Hành-giả thực-hành đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng là tác-ý bố-thí (cetanādāna) vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

 

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp bố-thí đặc biệt cho quả báu có nhiều ca cải, giàu sang phú quý đối với hành-giả. Cho nên, hành-giả có nhiều thuận lợi thực-hành mọi thiện-pháp, nhất là các pháp hạnh Ba-la-mật.

 

        (Xong đề-mục niệm-niệm sự bố-thí của mình)  

 
3.6- Devatānussati: Đề-Mục Niệm-Niệm Các Pháp 
     Chư-Thiên Hiện Hữu Nơi Mình 
 

 Devatānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm các pháp của chư-thiên hiện hữu nơi mình.

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định devatānussati: đề-mục niệm-niệm các pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmcác pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình ấy làm đối-tượng.  

 
Hành-giả là người có 5 pháp là:
 
*Saddhā:Đức tin trong sạch nơi Tam-Bảo, tin nghiệp và quả của nghiệp;
 

* Sīla: Giới của mình trong sạch và trọn vẹn;

 

* Suta: Đa-văn túc-trí, học nhiều hiểu rộng trong giáo pháp của Đức-Phật;

 

* Cāga: Phước-thiện bố-thí với đại-thiện-tâm trong sạch,

 

* Paññā: Trí-tuệ sáng suốt hiểu biết giáo pháp của Đức-Phật.

 
Đó là 5 pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình.
 

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề mục niệm-niệm các pháp của Chư-thiên hiện hữu nơi mình, với dục-giới đại-thiện-tâm parikammabhāvanā rằng:

 

“Santi devā catumahārājikā, santi devā tavatiṃsā, yamā, tusitā, nimmānaratino, paranimmitavasavattino, santi devā brahnakāyikā, santi devā tatuttari, yathārūpāya saddhāya samannāgatā tā devatā ito cutā tattha upapannā, mayhampi tathārūpā saddhā saṃvijjati. Yathārūpena sīlena. Yathārūpena sutena. Yathārūpena cāgena. Yathārūpāya paññāya saman-nāgatā tā devatā ito cutā tattha upapannā, mayhampi tathārūpā paññā saṃvijjatī”ti.([3])

 

“Chư-thiên sinh trú tại các cõi trời dục-giới: cõi tứ Đại-Thiên-vương-thiên, cõi trời Tam-thập-Tam-thiên, cõi trời Dạ-ma-thiên, cõi trời Đâu-suất-đà-thiên, cõi trời Hóa-lạc-thiên, cõi trời Tha-hóa-tự-tại-thiên.

Và chư Phạm-thiên sinh ở cõi trời sắc-giới Phạm-thiên tầng thứ nhất do quả của đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm, cho đến cõi trời sắc-giới Phạm-thiên tầng thứ 16 tột đỉnh do quả của đệ tứ thiền sắc-giới thiện-tâm.

 

Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ đức tin trong sạch, sau khi chết từ cõi người, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hoặc sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới như thế nào.

Nay chính ta cũng có saddhā, đức tin trong sạch cũngnhư thế ấy.  

 

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ sīla, giới trong sạch, …

 

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ suta, đa văn túc trí trong sạch,…

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ cāga, phước-thiện bố-thí  trong sạch,…

 

* Chư-thiên ở cõi trời dục-giới, chư Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới ấy đều có đầy đủ paññā, trí-tuệ sáng suốt hiểu biết các pháp, sau khi chết từ cõi người, dục-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới, hoặc sắc-giới thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới như thế nào.

Nay chính ta cũng có paññā, trí-tuệ sáng suốt hiểu biết các pháp cũng như thế ấy.”

 

Hành-giả thực-hành đề mục niệm-niệm các pháp chư-thiên: saddhā, sīla, suta, cāga, paññā hiện hữu nơi mình với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng là các  pháp chư-thiên vô cùng sâu sắc rộng lớn. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nào nhất định được, cho nên, đề mục niệm-niệm các pháp chư-thiên hiện hữu nơi mình này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định, nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

 

Tâm cận-định trong đề-mục niệm-niệm các pháp chư-thiên hiện hữu nơi mình này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại-thiện-nghiệp cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời dục-giới.

 

(Xong đề-mục niệm-niệm các pháp chư-thiên …)

 

 3.7- Upasamānussati: Đề-Mục Niệm-Niệm Về   

 Thật-Tánh Tịch-Tịnh Niết-bàn
 

Upasamānussatiđề-mục-thiền-định niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn.

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-định đề-mục upasamānussati: đề-mục niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, niệm tâm-sở đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâmthật-tánh Niết-bàn là đối-tượng bên ngoài.  

 

Upasama nghĩa là tịch-tịnh đó là Niết-bàn là pháp tịch-tịnh khỏi mọi phiền-não và ngũ-uẩn.

 

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành pháp-hành-thiền-định với đề mục upasamānussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, nên tìm hiểu rõ 29 đức tính đặc biệt của Niết-Bàn như sau:

 

1- Madanimmadano: Niết-bàn là pháp diệt các tâm say mê,

2- Pipāsavinayo: Niết-bàn là pháp hủy diệt tâm khao khát trong ngũ dục,

3- Ālayasamugghāto: Niết-bàn là pháp diệt bỏ tâm luyến ái trong ngũ dục,

4- Vaṭṭupacchedo: Niết-bàn là pháp cắt đứt tử sinh luân hồi trong tam giới,

5- Taṇhakkhayo: Niết-bàn là pháp đoạn tuyệt tham-ái   

6- Virāgo: Niết-bàn là pháp ly dục,

7- Nirodho: Niết-bàn là pháp diệt dục,

8- Dhuvaṃ: Niết-bàn là pháp vĩnh cửu,

9- Ajaraṃ: Niết-bàn là pháp bất lão,

10- Nippapañcaṃ: Niết-bàn là pháp không còn kéo dài tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

11- Saccaṃ: Niết-bàn là pháp chân thật,

12- Pāraṃ: Niết-bàn là pháp bên kia bờ tử sinh luân hồi tam giới,

13- Sududdasaṃ: Niết-bàn là pháp mà người thiểu trí khó chứng ngộ được, 

14- Sivaṃ: Niết-bàn là pháp yên ổn, mát mẻ,

15- Amataṃ: Niết-bàn là pháp bất tử,

16- Khemaṃ: Niết-bàn là pháp an tịnh tuyệt đối,

17- Abbhutaṃ: Niết-bàn là pháp thật phi thường,

18- Aṇītikaṃ: Niết-bàn là pháp vô hại,

19- Tāṇam: Niết-bàn là pháp hộ trì chúng-sinh không rơi vào cảnh khổ tử sinh luân hồi,

20- Leṇaṃ: Niết-bàn là pháp ẩn náu an toàn tuyệt đối

21- Dīpaṃ: Niết-bàn là hòn đảo an toàn trong biển khổ luân hồi trong tam giới,

22- Visuddhi: Niết-bàn là pháp thanh tịnh khỏi mọi phiền-não,

23- Varaṃ: Niết-bàn là pháp mà chư bậc thiện trí mong mỏi,

24- Nipuṇaṃ: Niết-bàn là pháp vô cùng vi tế,

25- Asaṅkhātaṃ: Niết-bàn là pháp không bị cấu tạo do 4 nhân duyên: nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực,

26- Mokkhaṃ: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi phiền-não,

27- Seṭṭhaṃ: Niết-bàn là pháp cao thượng, 

28- Anuttaro: Niết-bàn là pháp vô thượng không gì sánh được,

29- Lokassando: Niết-bàn là pháp tận cùng của tam giới.

 

 * Đức tính đặc biệt của Niết-bàn có các pháp khác:

 

1- Asesavirāganirodho: Niết-bàn là pháp diệt tham-ái không còn dư sót,

2- Asesabhavanirodho: Niết-bàn là pháp diệt kiếp tái- sinh không còn dư sót,

3- Cāgo: Niết-bàn là pháp diệt bỏ mọi tham-ái,

4- Paṭinissaggo: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi kiếp,

5- Mutto: Niết-bàn là pháp giải thoát khỏi mọi phiền-não,     

6- Anālayo: Niết-bàn là pháp không còn luyến ái,

7- Rāgakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm tham dục,

8- Dosakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm sân,

9- Mohakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tâm si,

10- Taṇhakkhayo: Niết-bàn là pháp diệt tham-ái,

11- Anuppādo: Niết-bàn là pháp diệt ngũ uẩn,

12- Apavattaṃ: Niết-bàn là pháp diệt danh-pháp sắc-pháp,

13- Animittaṃ: Niết-bàn là pháp không có hiện tượng của các pháp-hữu-vi,

14- Appaṇihitaṃ: Niết-bàn là pháp không còn tham-ái,

15- Suññataṃ: Niết-bàn là pháp không phải ta và của ta,

16- Appaṭisandhi: Niết-bàn là pháp không tái sinh,

17- Anuppatti: Niết-bàn là pháp không còn tái sinh,

18- Anāyūhanaṃ:Niết-bàn là pháp không có gắng sức

19- Ajātaṃ: Niết-bàn là pháp không sinh,

20- Ajaraṃ: Niết-bàn là pháp không già,

21- Abyādhi: Niết-bàn là pháp không bệnh,

22- Agati: Niết-bàn là pháp không có nơi đến,

23- Amataṃ: Niết-bàn là pháp bất tử,

24- Asokaṃ: Niết-bàn là pháp vô ưu,

25- Aparidevaṃ: Niết-bàn là pháp không than khóc,

26- Anupāyāso: Niết-bàn là pháp không khổ tâm,

27- Asaṅkiliṭṭhaṃ: Niết-bàn là pháp không ô nhiễm,

28- Asaṅkhātaṃ: Niết-bàn là pháp không có nhân duyên cấu tạo,

29- Nivānaṃ: Niết-bàn là pháp thoát khỏi mọi pháp ràng buộc,

30- Santi: Niết-bàn là pháp vắng lặng mọi sự khổ.

 

Sau khi hiểu rõ các đức tính đặc biệt của Niết-bàn như

vậy, hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định upasamā-nussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, nên tìm một nơi thanh vắng, để thực-hành đề-mục niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm-niệm thật-tánh Niết-bàn rằng:

 

“Yāvatā bhikkhave dhammā saṅkhatā vā asaṅkhatā vā virāgo tesaṃ dhammānaṃ aggamakkhāyati, yadidaṃ madanimmadano pipāsavinayo ālayasamugghāto vaṭṭu- pacchedo taṇhakkhayo virāgo nirodho nibbānan”ti. ([4])

 

“- Này chư Tỳ-khưu! Những thật-tánh pháp nào là các pháp bị cấu tạo do 4 nhân duyên ([5])gọi là pháp-hữu-vi, và pháp nào không bị cấu tạo do 4 nhân duyên gọi là pháp-vô-vi. Trong các pháp-hữu-vi và các pháp-vô-vi ấy, Như-Lai gọi Niết-bàn, pháp-vô-vi, pháp-ly-dục là pháp cao thượng nhất.

 

Pháp-ly-dục (virāgo) ấy là pháp diệt các tâm say mê, là pháp diệt tâm khao khát trong ngũ dục, là pháp diệt bỏ tâm luyến ái trong ngũ dục, là pháp cắt đứt tử sinh luân hồi trong tam-giới, là pháp đoạn-tuyệt tham-ái, là pháp-ly-dục, là pháp-diệt-dục, là pháp Niết-bàn.”

 

Trong kinh Dhammacakkappavattanasutta (kinh Chuyển Pháp luân), Đức-Phật thuyết dạy tứ Thánh-đế, phần ‘Diệt-Khổ-Thánh-đế’ rằng:

 

“Idaṃ kho pana bhikkhave! dukkhanirodhaṃ ariya- saccaṃ. Yo tassā yeva taṇhāya asesavirāganirodho cāgo paṭinissaggo mutti anālayo.”([6])

 

“- Này chư tỳ-khưu! Diệt-Khổ-Thánh-đế là chân-lý mà bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ, đó là Niết-bàn là pháp-diệt-đoạn-tuyệt mọi dục-vọng do tâm tham-ái không còn dư sót bằng 4 Thánh-đạo-tuệ, xả ly, từ bỏ sự chấp-thủ trong ngũ-uẩn, giải thoát khổ, không còn luyến-ái, không còn dính-mắc nữa.”

 

Hành-giả thực-hành đề-mục upasamānussati niệm- niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn, khi niệmđến ân-đức Niết-bàn nào nên hiểu rõ đến ân-đức Niết-bàn ấy.

 

Thật ra, hành-giả là bậc Thánh-nhân mới có thể hiểu rõ sâu sắc đến các ân-đức Niết-bàn được, bởi vì đã từng chứng ngộ Niết-bàn; còn hành-giả là hạng phàm-nhân cũng có thể hiểu được các ân-đức Niết-bàn nhờ trí-tuệ học do nghe nhiều hiểu rộng (sutamayapaññā), nên cũng phát sinh đức tin trong sạch nơi các ân-đức Niết-bàn ấy.

 
Đức-Phật dạy:
 

“Nibbānaṃ paramaṃ sukhaṃ…([7])”

 

“Niết-bàn là pháp an-lạc tuyệt đối…”

 
 Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối như thế nào?
 

Các pháp-an-lạc phát sinh từ các bậc thiền, pháp-an-lạc phát sinh từ 4 Thánh-đạo, pháp-an-lạc phát sinh từ các Thánh-quả ấy không thể sánh với Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối, bởi vì Niết-bàn là pháp-vô-vi (asaṅkhata-dhamma), nên tất cả pháp-hữu-vi đều không hiện hữu (sabbasaṅkhatavivittattā), hoàn toàn không có khổ tử sinh luân hồi trong tam-giới (sakalavaṭṭadukkhābhāvato).

Cho nên, Niết-bàn là pháp-an-lạc tuyệt-đối.

 
 “Natthi santiparaṃ sukhaṃ.”

Pháp-an-lạc cao thượng hơn Niết-bàn không có.

 

“Nibbānaṃ paramaṃ vadanti Buddhā.”

 

Chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác thuyết dạy rằng: Niết-bàn là pháp cao thượng bậc nhất.

Đề-mục-thiền-định upasamānussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn. Danh từ upasama nghĩa là tịch-tịnh đó là Niết-bàn là pháp tịch-tịnh khỏi mọi phiền-não và ngũ-uẩn cho nên, Niết-bàn có santisukha, pháp-an-lạc không liên quan đến sự thọ hưởng các đối-tượng trong tam giới nào cả.

 

Những thọ-lạc (sukhavedanā) đồng sinh với tam-giới-tâm thọ hưởng những đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trong tam-giới gọi là vedayitasukha. Còn đối-tượng Niết-bàn thuộc về Siêu-tam-giới-pháp,diệt những đối-tượng sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp trong tam- giới, nên gọi là santisukha.

 

Hành-giả là bậc Thánh-nhân đã chứng ngộ Niết-bàn biết rõ santisukha mà thôi, còn hành-giả là hạng phàm- nhân không thể biết được santisukha.

 

Đề-mục-thiền-định upasamānussati niệm-niệm thực- tánh tịch-tịnh Niết-bàn này là đối-tượng vô cùng vi tế, sâu sắc. Vì vậy, định-tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nhất định được, cho nên, đề-mục niệm-niệm thực-tánh tịch-tịnh Niết-bàn này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

Tâm cận-định trong đề-mục-thiền-định upasamā-nussati niệm-niệm thật-tánh tịch-tịnh Niết-bàn này vẫn còn dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người đã gieo duyên lành, nhân tốt sâu sắc trong giáo pháp của Đức-Phật.

         

(Xong đề-mục-thiền-định upasamānussati)

 

3.8- Maraṇānussati: Đề-Mục Niệm-Niệm Sự Chết

 

Maraṇānussati: đề-mục-thiền-định niệm-niệm sự chết chắc chắn sẽxảy đến với hành-giả, không thể tránh được.

 

Đề-mục-thiền-định maraṇānussati có chi pháp là niệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với đại-thiện-tâm có đối-tượng jīvitindriyupacchedamaraṇa, sự chết do bị cắt đứt sắc-mạng-căn.

 

Maraṇa: Sự chết có 4 loại:

 

1- Samucchedamaraṇa: Sự tịch diệt Niết-bàn của chư bậc Thánh-A-ra-hán, chấm dứt khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

2- Khaṇikamaraṇa: Sát-na diệt (bhaṅgakkhaṇa) của mỗi pháp-hữu-vi danh-pháp, sắc-pháp (sát-na-sinh, sát-na-trụ, sát-na-diệt)

 

3- Sammutimaraṇa: Sự chết do người chế-định như cây chết khô, xe ô tô chết máy giữa đường, v.v…

 

4- Jīvitindriyupacchedamaraṇa: Sự chết do bị cắtđứt sắc-mạng-căn, danh-mạng-căn của mỗi kiếp chúng-sinh.

 

Trong 4 loại maraṇa này, maraṇa sử dụng làm đối-tượng đề-mục maraṇānussati chỉ có Jīvitindriyupaccheda- maraṇa mà thôi. Còn Samucchedamaraṇa chỉ dành riêng cho chư bậc Thánh-A-ra-hán mà thôi, không thể chung cho tất cả chúng-sinh, Khaṇikamaraṇa sát-na-diệt của mỗi danh-pháp, sắc-pháp quá vi tế, hành-giả không có khả năng biết được, và Sammutimaraṇa là sự chết không thể làm cho hành-giả phát sinh động tâm. Vì vậy, 3 loại maraṇa này không thể làm đối-tượng đề-mục-thiền-định maraṇānussati được.

 

Jīvitindriyupacchedamaraṇa là maraṇa liên quan đến tất cả mọi người, maraṇa này có 2 loại:

 

1- Kālamaraṇa: Chết đúng thời,

2- Akālamaraṇa: Chết không đúng thời.

 

* Kālamaraṇa: Chết đúng thờicó 3 trường hợp:

 

1- Āyukkhayamaraṇa: Chết vì hết tuổi thọ,

2- Kammakkhayamaraṇa: Chết vì tận nghiệp hỗ trợ,

3- Ubhayakkhayamaraṇa: Chết vì hết tuổi thọ và tận nghiệp hỗ trợ.

 

*Akālamaraṇa: Chết không đúng thời có 1 trường hợp:

 

* Upacchedakamaraṇa: Chết vì nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng, như trường hợp chết vì bị tai nạn, v.v…

 

Chư Phật-Chánh-Đẳng-Giác và chư Phật-Độc-Giác đều tịch diệt Niết-bàn đúng thời, còn lại tấc cả mọi người chết có 4 trường hợp, ví như chiếc đèn dầu bị tắt có 4 trường hợp là:

 

1- Ngọn đèn bị tắt vì hết tim.

2- Ngọn đèn bị tắt vì cạn dầu,

3- Ngọn đèn bị tắt vì hết tim và cạn dầu,

4- Ngọn đèn bị tắt vì gió thổi tắt, vì bị bể đèn.

 
Mỗi người chết 1 trong 4 trường hợp như sau:
 

* Có người chết vì hết tuổi thọ, nhưng nghiệp hỗ trợ chưa tận cùng, ví như ngọn đèn bị tắt vì hết tim, nhưng dầu chưa cạn.

* Có người chết vì tận nghiệp hỗ trợ, nhưng tuổi thọ chưa hết, ví như ngọn đèn bị tắt vì cạn dầu, nhưng tim chưa hết.

* Có người chết vì hết tuổi thọ và tận thiện-nghiệp hỗ trợ, ví như ngọn đèn bị tắt vì hết tim và cạn dầu.

* Có người chết vì nghiệp khác cắt đứt sinh-mạng, như chết vì bị tai nạn, nhưng tuổi thọ chưa hết và thiện-nghiệp hỗ trợ chưa tận cùng, ví như ngọn đèn bị gió thổi tắt, hoặc bị bể, nhưng tim chưa hết và dầu chưa cạn.

Sau khi học hiểu về sự chết, có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết, hành-giả nên hướng tâm đến người đã chết nằm trước mặt, hoặc ở một nơi thanh vắng niệm tưởng đến người đã chết là người đã từng là Đức-vua, đã từng là người có chức trọng quyền cao, hoặc đã từng là đại phú hộ, v.v … với parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm-niệm thầm rằng:

 

“Maraṇaṃ me bhavissati, jīvitindriyaṃ upac-chijjissati”. “Sự chết sẽ xảy đến với ta, sắc-mạng-căn, danh-mạng-căn sẽ bị tách rời nhau”.

 

Hoặc “Maraṇaṃ me dhuvaṃ, jīvitaṃ me adhuvaṃ”. “Sự chết đối với ta là điều chắc chắn, còn sinh-mạng của ta là điều không chắc chắn”.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết không phải niệm khơi khơi, hời hợt, mà cần phải có yonisomasikāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo sự thật về sự chết như vậy, để phát sinh động tâm (saṃvega), mà không dám thất-niệm, sao lãng mọi thiện pháp.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết, nếu không có yonisomasikāra thì sẽ phát sinh những điều bất thuận lợi như sau:

 

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của người thân yêu thì phát sinh tâm thương tiếc sầu não.

 

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của kẻ thù thì phát sinh tâm vui mừng hoan hỷ.

 

* Nếu tưởng nhớ đến sự chết của người không thương không ghét thì phát sinh tâm xả thản nhiên.

 

* Nếu nghĩ đến sự chết của mình thì phát sinh tâm sợ hãi, không dám thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇā-nussati niệm-niệm sự chết nữa.

 
Đó là những điều bất thuận lợi, bởi vì không có yonisomasikāra.
 

Vì vậy, hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định maraṇā- nussati niệm-niệm sự chết, cần phải có yonisomasikāra: trí-tuệ hiểu biết trong tâm đúng theo sự thật về sự chết, chỉ niệm-niệm sự chết mà thôi, không liên quan đến sự chết của người nào cả, để phát sinh động tâm (saṃvega).

 

Hành-giả thực-hành niệm-niệm rằng: “Sự chết đối với ta là điều chắc chắn, còn sinh-mạng của ta là điều không chắc chắn”. Sựchết sẽ xảy đến với ta, ta không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được.

 
 

Thật vậy, sự chết không chỉ có xảy đến một mình ta, mà còn tất cả chúng-sinh khác cũng đều có sự chết là cuối cùng của mỗi kiếp, không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được.

 

Tất cả chúng-sinh đều có sự chết là điều chắc chắn, tất cả chúng-sinh đã từng chết trải qua vô số kiếp trong thời quá-khứ, đang chết trong thời hiện-tại, và sẽ chết trong thời vị-lai, chính ta cũng vậy, ta cũng đã từng chết trải qua vô số kiếp trong thời quá-khứ, rồi ta cũng sẽ chết trong thời vị-lai, đó là điều chắc chắn, không thể nào trốn tránh khỏi sự chết được, bởi vì khi mỗi kiếp đã sinh ra, rồi đến sự chết là cuối cùng của mỗi kiếp.

 

Năm Điều Không Biết

 

Đối với các hạng phàm-nhân bình thường có 5 điều không thể biết là:

 

1- Jīvita: Sinh-mạng sẽ chết lúc tuổi ấu niên, hoặc trung niên, hoặc lão niên, điều này không thể biết được.

2- Byādhi: Sẽ chết do bệnh gì hoặc nguyên nhân gì, điều này cũng không thể biết được,

 

3- Kāla: Sẽ chết vào lúc ban ngày hoặc lúc ban đêm, điều này cũng không thể biết được.

 

4- Dehanikkhepana: Sẽ chết tại trong nhà hoặc ngoài nhà, điều này cũng không thể biết được,

 

5- Gati: Sau khi chết rồi, nghiệp nào cho quả tái sinh kiếp sau trong cõi nào, điều này cũng không thể biết được.

 

Đó là 5 điều mà các hạng phàm-nhân bình thường không biết được.

 

Sinh-mạng con người là điều không chắc chắn. Thật vậy, có người sống với nhau vào buổi sáng, đến buổi chiều, nghe tin người ấy đã chết; hoặc có người sống với nhau vào buổi chiều, đến buổi sáng hôm sau, nghe tin người ấy đã chết.

Kiếp hiện-tại, sinh-mạng con người nương nhờ vào hơi thở vào, hơi thở ra. Nếu có hơi thở ra, mà không có hơi thở vào thì kiếp hiện-tại người ấy đã chết rồi, nghiệp liền cho quả tái sinh kiếp sau. 

Kiếp sau của người nào như thế nào là hoàn toàn tùy thuộc vào thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp của người ấy cho

quả tái sinh kiếp sau, không hề liên quan đến một ai khác cả.

 

Kiếp sinh tử và kiếp tử sinh của mỗi chúng-sinh là như thế nào ?

 

Kiếp sinh tử:Tất cả chúng-sinh đã sinh ra rồi ắt phải có tử, đó là sự thật hiển nhiên mà không một ai tránh khỏi được.

Đối với Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán khi tử (chết) gọi là tịch diệt Niết-bàn, đồng thời giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

Ngoài Đức-Phật và chư Thánh-A-ra-hán ra, còn lại các chúng-sinh phàm nhân khác, sau khi tử (chết), nghiệp nào (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) của riêng họ có cơ hội cho quả tái sinh kiếp sau, thuộc loài chúng-sinh nào, trong cõi nào hoàn toàn tùy thuộc vào quả của nghiệp ấy.

 

Kiếp tử sinh: nghĩa là kiếp tử - kiếp sinh.

 

* Kiếp tử đó là tử-tâm (cuticitta; chuyển-kiếp-tâm)quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại này diệt, gọi là chết,  

 

* Kiếp sinh đó là tái-sinh-tâm (paṭisandhicitta) quả-tâm bắt đầu của kiếp sau mới xuất hiện.  

 

Nếu cứ tiếp tục diễn tiến không ngừng như vậy thì gọi là kiếp-tử-sinh luân-hồi ([8]) trong 3 giới 4 loài, hoàn toàn tùy thuộc vào nghiệp và quả của nghiệp riêng của mỗi chúng sinh, không hề liên quan đến một ai cả. 

 

Để tìm hiểu sự thật về kiếp tử - kiếp sinh như thế nào, hành-giả nên tìm hiểu trong cận-tử lộ-trình-tâm (maraṇāsannavīthicitta)lộ-trình-tâm giây phút lâm chung, các tâm sinh rồi diệt liên tục nhau từ kiếp hiện-tại này sang kiếp sau kia cùng trong cận-tử-lộ-trình-tâm.

 

Ví dụ: Ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm (Manodvāramaraṇā-sannavīthicitta) là lộ-trình-tâm giây phút lâm chung phát sinh trong ý môn,sinh rồi diệt theo tuần tự liên tục từ   cuticitta (tử-tâm) tâm cuối cùng của kiếp-hiện-tại này sang paṭisandhicitta (tái-sinh-tâm) tâm bắt đầu của kiếp sau trong ý môn cận tử lộ trình tâm như sau:

“Bhavaṅgacitta, bhavaṅgacalana, bhavaṅgupaccheda, nanodvāravajjanacitta, javanacitta, tadārammaṇacitta, cuticitta, paṭisandhicitta, bhavaṅgacitta,…” chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

Đồ Biểu Ý-Môn Cận-Tử-Lộ-Trình-Tâm

 
(Manodvāramaraṇāsannavīthicitta)
 

 
 
 

Giải thích:

 

1- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng cũ quá-khứ, theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, (viết tắt bha), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

2- Bhavaṅgacalana: Hộ-kiếp-tâm rung động do 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gati-nimitta, nhưng vẫn còn giữ đối-tượng cũ quá-khứ, phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt na), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

3- Bhavaṅgupaccheda: Hộ-kiếp-tâm bị ngưng đối-tượng cũ quá-khứ, bởi vì 1 trong 3 đối-tượng mới kamma, hoặc kammanimitta, hoặc gatinimitta phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt da), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

4- Manodvāravajjanacitta: Ý-môn-hướng-tâm tiếp nhận 1 trong 3 đối-tượng mới là kamma: thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc kammanimitta: hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp, hoặc gatinimitta: cõi ác-giới hoặc cõi thiện-giới,phát sinh 1 sát-na-tâm rồi diệt, (viết tắt ma), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

5- Javanacitta: Tác-hành-tâm là tâm làm phận sự tạo nghiệp (thiện-nghiệp hoặc ác-nghiệp) có 1 trong 3 đối-

tượng giống như Ý-môn-hướng-tâm trước, phát sinh chỉ có 5 sát-na-tâm yếu ớt rồi diệt, (viết tắt ja), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

6- Tadārammaṇacitta: Tiếp-đối-tượng tâm là tâm tiếp đối-tượng thừa của  tác-hành-tâm, phát sinh 2 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt ta), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

7- Cuticitta: Tử-tâm quả-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại có đối-tượng cũ quá-khứ, làm phận sự chuyển kiếp (chết), chấm dứt kiếp hiện-tại, phát sinh 1 sát-na tâm rồi diệt, (viết tắt cu) làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

8- Paṭisandhicitta: Tái-sinh-tâmquả-tâm làm phận sự tái-sinh bắt đầu của kiếp kế tiếp, 1 trong 3 đối-tượngkamma hoặc kammanimitta hoặc gatinimitta giống như Ý-môn-hướng-tâm, phát sinh 1 sát-na- tâm rồi diệt, (viết tắt pa), làm duyên cho tâm tiếp theo,

 

9- Bhavaṅgacitta: Hộ-kiếp-tâm quả-tâm có đối-tượng giống như tái-sinh-tâm (kiếp-hiện-tại), theo hộ trì, giữ gìn kiếp hiện-tại này, sinh rồi diệt, … (viết tắt bha), chấm dứt ý-môn cận-tử-lộ-trình-tâm.

 

Theo maraṇāsannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm thì cuticitta: tử-tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại diệt và  tiếp theo paṭisandhicitta:tái-sinh-tâm bắt đầu của kiếp kế tiếp (kiếp sau) sinh chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi.

 
Ví dụ: Cuticitta paṭisandhicitta trong 6 trường hợp như sau:
 

1- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp saulà kiếp chúng sinh địa ngục thuộc về cõi ác-giới…

 

2-Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp súc sinh thuộc về cõi ác-giới…

3-Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau cũng là kiếp người trong cõi người.

4- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp chư-thiên cõi trời dục-giới.

5- Kiếp-hiện-tại là kiếp người cuticitta paṭisandhi-citta kiếp sau là kiếp phạm-thiên cõi trời sắc-giới. 

6- Kiếp hiện-tại là bậc Thánh-A-ra-hán (cõi người) cuticitta:tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. 

 

Giảng giải

 

1- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo ác-nghiệp-thường-hành (akusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇāsanna-vīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmbất-thiện-quả-vô-nhân suy-xét-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là ác-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của ác-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là cõi địa-ngục, hoá-sinh làm chúng sinh trong cõi địa-ngục, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Chúng sinh địa-ngục chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình lâu dài cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 

2- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo ác-nghiệp-thường-hành (akusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, ác-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇāsannavīthi-citta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmbất-thiện-quả-vô-nhân suy-xét-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là ác-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của ác-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là loài súc-sinh, sinh làm loài súc sinh, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Loài súc-sinh chịu quả khổ của ác-nghiệp của mình cho đến khi mãn quả của ác-nghiệp ấy.

 

3- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo dục-giới thiện-nghiệp-thường-hành (kusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇā-sannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmdục-giới-đại-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là thiện-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của dục-giới thiện-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là người đàn bà, đầu thai vào trong bụng mẹ, bắt đầu kiếp người, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Thai nhi nằm trong bụng mẹ đúng tháng, đúng ngày sẽ sinh ra đời.

 

4- Kiếp hiện-tại là kiếp người đã tạo dục-giới thiện-nghiệp-thường-hành (kusala āciṇṇakamma) đến lúc lâm chung, thiện-nghiệp có cơ hội cho quả trong lúc maraṇā-sannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmdục-giới-đại-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), có đối-tượng kamma: đó là thiện-nghiệp hoặc kammanimitta: đó là hiện tượng của thiện-nghiệp hoặc gatinimitta: đó là cõi trời dục-giới, hoá sinh trở thành kiếp chư-thiên ngay tức khắc trong cõi trời dục-giới, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Vị chư-thiên hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời ấy cho đến hết tuổi thọ.

 

5- Kiếp hiện-tại là kiếp người đãchứng đắc bậc thiền sắc-giới thiện-tâm, đến lúc lâm chung, sắc-giới-thiện-nghiệp chắc chắn cho quả trong lúc maraṇāsanna-vīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự chuyển kiếp (chết) (1 sát-na-tâm) diệt, liền tiếp theo sau paṭisandhi-citta:tái-sinh-tâmsắc-giới-quả-tâm sinh làm phận sự tái-sinh (1 sát-na-tâm), chỉ có đối-tượng kammanimitta: đó là hiện tượng của sắc-giới thiện-nghiệp, hoá sinh trở thành kiếp phạm-thiên ngay tức khắc trong cõi trời sắc-giới, chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, không có thời gian khoảng cách chờ đợi. Vị phạm-thiên hưởng mọi sự an-lạc trên cõi trời sắc-giới ấy cho đến hết tuổi thọ.

 

6- Kiếp hiện-tại là bậc Thánh-A-ra-hán (cõi người)đến lúc lâm chung trong lúc maraṇāsannavīthicitta: cận-tử lộ-trình-tâm, cuticitta: tử-tâm là tâm cuối cùng của kiếp hiện-tại làm phận sự tịch diệt Niết-bàn, giải thoát khổ tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài. (không có paṭi-sandhicitta:tái-sinh-tâm).

 

 Nếu khi hành-giả hiểu biết rõ về kiếp tử kiếp sinh, kiếp hiện-tại kiếp sau chỉ có cách nhau 1 sát-na-tâm sinh rồi diệt mà thôi, thì hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định niệm-niệm sự chết (maraṇānussati) sẽ không sợ chết, mà lại phát sinh động-tâm (saṃvega), nên không dám thất-niệm, sao lãng trong mọi thiện pháp, cố gắng tinh tấn trong mọi thiện pháp.

Đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này là đối-tượng vô cùng vi tế, rộng lớn. Vì vậy, định- tâm không thể an-định nơi một đối-tượng nhất định được, cho nên, đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này chỉ có khả năng dẫn đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi, không thể dẫn đạt đến an-định (appanāsamādhi), nên không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào.

 

Tâm cận-định trong đề-mục-thiền-định maraṇānussati niệm-niệm sự chết này vẫn còn là dục-giới đại-thiện-tâm, có dục-giới đại thiện-nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt đối với hành-giả là người không thất-niệm, có trí-tuệ biết mình, cố gắng tinh tấn trong mọi thiện pháp.

 
3.9- Kāyagatāsati: Đề-Mục Thiền-Định Niệm 32 Thể

      Trọc Trong Thân 

 

 Kāyagatāsati: Kāya+gatā+sati

 
Kāya: Thân nghĩa là gì?

Kāya: Thân nghĩa là nơi tổng hợp 32 thể trọc (trược).

Kāyagatāsati là niệm theo 32 thể trọc trong thân.

 

Kāyagatāsati đề-mục-thiền-định niệm theo 32 thể trọc trong thân. Đề-mục Kāyagatāsati này còn có tên gọi là Dvattiṃsakāyakammaṭṭhāna: Đề-mục-thiền-định niệm 32 thể trọc trong thân, hoặc Koṭṭhāsakammaṭṭhāna: Đề-mục-thiền-định niệm 32 phần thể trọc.

 

Đề-mục-thiền-định kāyagatāsati có chi pháp là sati-cetasika: niệm tâm-sở đồng sinh với 8 dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng là 32 thể trọc.

 

 Đề-mục-thiền-định kāyagatāsati này đặc biệt được chư Thánh-nhân tiền bối tán dương ca tụng, bởi vì đề-mục này có khả năng dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới và chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành vô số bậc Thánh-nhân. 

 

 32 thể trọc (trược) là

 

1- Kesā: Tóc mọc trên da đầu,

2- Lomā: Lông mọc toàn da thân, 

3- Nakhā: Móng mọc 10 đầu ngón tay, 10 ngón chân,

4- Dantā: Răng mọc 2 hàm răng trên và dưới, 

5- Taco: Da bao bọc toàn thân, 

6- Maṃsaṃ: Thịt dính với xương,

7- Nahāru: Gân có toàn thân,

8- Aṭṭhi: Xương các bộ phận,

9- Aṭṭhimiñjaṃ: Tủy trong ống xương,

10- Vakkaṃ: Thận

11- Hadayaṃ: Trái tim, 

12- Yakanaṃ: Gan,

13- Kilomakaṃ: Màng phổi,

14- Pihakaṃ: Bao tử,

15- Papphāsaṃ: Buồng phổi,

16- Antaṃ: Ruột già,

17- Antaguṇaṃ: Ruột non,

18- Udariyaṃ: Vật thực mới,

19- Karīsaṃ: Phẩn,

20- Mattaluṅgaṃ: Óc,

21- Pittaṃ: Mật,

22- Semhaṃ: Đàm,

23- Pubbo: Mủ

24- Lohitaṃ: Máu,

25- Sedo: Mồ hôi,

26- Medo: Mỡ đặc,

27- Assu: Nước mắt,

28- Vasā: Mỡ lỏng, 

29- Khelo: Nước miếng (bọt),

30- Singhāṇikā: Nước mũi,

31- Lasikā: Nước nhớt trong các khớp xương.

32- Muttaṃ: Nước tiểu.

 

32 thể trọc này gồm có 2 loại Dhātu: 

 
1- Pathavīdhātu: Địa-đại có 20 thể trọc, kể từ Kesā cho đến Mattaluṅgaṃ.
 
2- Āpodhātu: Thủy-đại có 12 thể trọc, kể từ Pittaṃ cho đến Muttaṃ.
 

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Kāyagatāsati

 

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, trước hết, hành-giả cần phải thực- hành 2 phận sự đầu tiên là:

 

1- Uggahakosalla: Tinh thông trong 7 điều học,

2- Manasikārakosalla: Tinh thông trong 10 điều suy xét thực-hành.

 

1- Uggahakosalla: Tinh Thông Trong 7 Điều Học

 

1- Vacasā: Suy xét bằng lời,

2- Manasā: Suy xét bằng tâm,

3- Vaṇṇato: Suy xét màu sắc (màu đen, trắng, đỏ),

4- Saṇṭhānato: Suy xét hình dáng,

5- Disāto: Suy xét nơi sinh, (phần trên, giữa, dưới),

6- Okāsato: Suy xét chỗ ở trong thân,

7- Paricchedato: Suy xét bằng cách quy định giới hạn.

 

2- Manasikārakosalla: Tinh Thông Trong 10 Điều Suy

    Xét Thực-Hành.
 

1- Anupubbato: Suy xét theo tuần tự mỗi thể trọc,

2- Nātisīghato: Suy xét không nhanh quá,

3- Nātisaṇikato: Suy xét không chậm quá,

4- Vikkhepappaṭibāhanato: Định-tâm suy xét mỗi thể trọc theo tuần tự, không để phóng-tâm đến đối-tượng khác.

5- Paṇṇattisamatikkamato: Suy xét thoát khỏi pháp-chế-định,

6- Anupubbamuñcanato: Suy xét bỏ thể trọc không hiện rõ màu sắc, hình dáng, nơi sinh, nơi chốn,

7- Appanāto: Suy xét một thể trọc duy nhất dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới,

8- Adhicittasutta: Suy xét theo bài kinh Adhicittasutta

9- Sītibhāvasutta: Suy xét theo bài kinh Sītibhāvasutta

10- Bojjhaṅgakosallasutta: Suy xét theo bài kinh Bojjhaṅgakosallasutta

 
 

1- Giảng Giải Phận Sự Uggahakosalla

 

Giảng giải phận sự Uggahakosalla: Tinh thông trong 7 điều học đề-mục-thiền-định kāyagatāsati niệm 32 thể trọc

 

1- Vacasā: Suy xét bằng lời,

2- Manasā: Suy xét bằng tâm.

 

Trong 7 điều học tinh thông này, điều thứ nhất Vacasā và điều thứ nhì Manasā là 2 điều chính, 5 điều còn lại là điều phụ hỗ trợ cho điều Manasā.

 
Cho nên, trước tiênhành-giả nên học 32 thể trọc theo lời dạy của Đức-Phật như sau:
 

“Atthi imasmiṃ kāye,

Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ([9]); pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo; assu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ.([10])

 

Ý Nghĩa

 

“Trong thân này của ta có:

Tóc, lông, móng, răng, da; thịt, gân, xương, tủy, thận; tim, gan, màng phổi, bao tử, buồng phổi; ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn, óc; mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc; nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nước nhớt, nước tiểu.”

 

 Đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này được phân chia ra làm 6 đoạn như sau:

 

1- Tacapañcaka có 5 thể trọc làkesā, lomā, nakhā, dantā, taco,

 

2- Vakkapañcaka có 5 thể trọc làmaṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ,

 

3- Papphāsapañcaka có 5 thể trọc làhadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ,

 

4- Mattaluṅgapañcaka có 5 thể trọc làantaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ,

 

5- Medachakka có 6 thể trọc làpittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo,

 

6- Muttachakka có 6 thể trọc làassu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ.

 

Phương-pháp thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc này, hành-giả cần phải thực-hành niệm bằng lời (vacasā) mỗi phần đúng theo phương-pháp một cách thành thạo theo tuần tự, để được thuận lợi cho việc thực-hành niệm bằng tâm (manasā).

 

32 thể trọc được phân chia ra làm 6 đoạn, phương-pháp thực-hành mỗi đoạn có 3 cách, mỗi cách 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận (anuloma) suốt 5 ngày,

* Theo chiều nghịch (paṭiloma) suốt 5 ngày,

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma) suốt 5 ngày. Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

1- Tacapañcakacó 5 thể trọc theo 3 cách thức: 

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco, suốt 5 ngày.

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco - taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

2- Vakkapañcakacó 5 thể trọc theo 3 cách thức: 

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ - vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ, suốt 5 ngày.

 

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

 - Gom 2 đoạn (1+2) gồm có 10 thể trọc theo 3 cách thức:

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ - vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày. Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

3- Papphāsapañcakacó 5 thể trọc theo 3 cách thức: 

 

 * Theo chiều thuận (anuloma): Hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Papphāsaṃ, pīhakaṃ,

kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ - papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ,

suốt 5 ngày. Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 
* Gom 3 đoạn (1+2+3) gồm 15 thể trọc theo 3 cách thức:
 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; suốt 5 ngày.

 

*Theo chiều nghịch (paṭiloma): Papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ - papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.    

 

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

4- Mattaluṅgapañcakacó 5 thể trọc theo 3 cách thức:  

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Antaṃ, antaguṇaṃ udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ,suốt 5 ngày.

 
 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Mattaluṅgaṃ, karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):      Antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ- mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ, suốt 5 ngày. Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

* Gom 4 đoạn (1+2+3+4) gồm có 20 thể trọc theo 3 cách thức:

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā,taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Mattaluṅgaṃ,karīsaṃ,udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ - mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày. 

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

5- Medachakkacó 6 thể trọc theo 3 cách thức:  

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):       Pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo - medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ, suốt 5 ngày.

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

* Gom 5 đoạn (1+2+3+4+5) gồm có 26 thể trọc theo 3 cách thức:

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ; pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ; mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ; pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ; mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 

6- Muttachakkacó 6 thể trọc theo 3 cách thức:  

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Assu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Muttaṃ, lasikā,    singhāṇikā, khelo, vasā, assu, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma): Assu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ - muttaṃ, lasikā, singhāṇikā, khelo, vasā, assu, suốt 5 ngày.

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 
 * Gom 6 đoạn (1+2+3+4+5+6) gồm có 32 thể trọc theo 3 cách thức:
 

* Theo chiều thuận (anuloma): Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ; pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo; assu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Muttaṃ, lasikā,    singhāṇikā, khelo, vasā, assu; medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ; mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco; maṃsaṃ, nahāru, aṭṭhi, aṭṭhimiñjaṃ, vakkaṃ; hadayaṃ, yakanaṃ, kilomakaṃ, pīhakaṃ, papphāsaṃ; antaṃ, antaguṇaṃ, udariraṃ, karīsaṃ, mattaluṅgaṃ; pittaṃ, semhaṃ, pubbo, lohitaṃ, sedo, medo; assu, vasā, khelo, singhāṇikā, lasikā, muttaṃ, muttaṃ, lasikā, singhāṇikā, khelo, vasā, assu; medo, sedo, lohitaṃ, pubbo, semhaṃ, pittaṃ; mattaluṅgaṃ,karīsaṃ, udariraṃ, antaguṇaṃ, antaṃ; papphāsaṃ, pīhakaṃ, kilomakaṃ, yakanaṃ, hadayaṃ; vakkaṃ, aṭṭhimiñjaṃ, aṭṭhi, nahāru, maṃsaṃ; taco, dantā, nakhā, lomā, kesā, suốt 5 ngày.

 

Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày.

 
Như vậy, đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể

trọc được chia ra làm 6 đoạn riêng và 5 đoạn ghép chung đoạn trước và đoạn sau, gom lại thành 11 đoạn, hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati niệm mỗi đoạn 15 ngày, nên gồm có tất cả 165 ngày hoặc 5 tháng và 15 ngày.

 Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc theo parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm 32 thể trọc bằng ngôn ngữ Pāḷi (vacasā) 6 đoạn, mỗi đoạnđúng theo 3 cách: Theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận - nghịch, suốt 5 tháng và 15 ngày.([11])

 

Trong 32 thể trọc ấy, nếu có thể trọc nào phát sinh hiện rõ trong tâm thì khi ấy, hành-giả không còn tưởng sattasaññā ghi nhớ chúng-sinh, nghĩa là hành-giả không còn nhớ mình là người (đàn ông hoặc đàn bà), mà chỉ có biết thể trọc ấy mà thôi.

 

Như vậy, hành-giả đã thực-hành đúng theo phương-pháp của đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này.

 
 

Khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc theo parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu với dục-giới đại-thiện-tâm niệm 32 thể trọcbằng ngôn ngữ Pāḷi (vacasā) như vậy, suốt 5 tháng và 15 ngày, mà không có thể trọc nào phát sinh hiện rõ trong tâm, vẫn còn sattasaññā ghi nhớ chúng-sinh hiện hữu như bình thường, do không hiểu ý nghĩa sâu sắc của những danh từ Pāḷi ấy.

 

Chuyển Đổi Ngôn Ngữ Pāḷi Sang Nghĩa Tiếng Việt

 

Nếu hành-giả cảm nhận niệm 32 thể trọc bằng ngôn ngữ Pāḷi không thích hợp, thì hành-giả có thể niệm 32 thể trọc bằng ngôn ngữ nghĩa tiếng Việt của mình cũng được, bởi vì phương-pháp thực-hành đề-mục-thiền-định  kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này cốt yếu cho một thể trọc nào phát sinh hiện rõ trong tâm, để diệt tưởng sattasaññā ghi nhớ chúng-sinh.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này cốt yếu diệt subhasaññā tưởng-đảo-điên cho rằng thân này là xinh đẹp, nhưng sự thật thân này là đầy ô trọc.

 

Phương-pháp thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc bằng ngôn ngữ Pāḷi như thế nào, khi chuyển sang thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc bằng ngôn ngữ nghĩa tiếng Việt cũng như thế ấy, mọi cách thức hoàn toàn không thay đổi. Ví dụ:

 

1- Tacapañcakacó 5 thể trọc theo 3 cách thức: 

 

* Theo chiều thuận (anuloma): Tóc, lông, móng, răng, da,suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều nghịch (paṭiloma): Da,răng, móng,    lông, tóc, suốt 5 ngày.

 

* Theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma):    Tóc, lông, móng, răng, da - da,răng, móng, lông, tóc, suốt 5 ngày. Theo 3 cách thức gồm có 15 ngày. v.v…

 

Các đoạn còn lại cũng chuyển đổi sang ngôn ngữ nghĩa tiếng Việt giống như vậy.

 

Quy Định Thời Gian 5 Tháng Và 15 Ngày

 

Hành-giả thực-hành đề-mục kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc có 3 hạng hành-giả:

 

1- Tikkhapuggala: Hành-giả là hạng người có đủ tam nhân (tihetukapuggala) có trí-tuệ sắc bén nhanh nhạy, có Ba-la-mật đầy đủ trọn vẹn, có đủ 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, khi nghe vị Thiền-sư chỉ dạy đoạn thứ nhất rằng: “Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco, …” theocách thức anuloma, paṭiloma, anuloma - paṭiloma, hành-giả ấythực-hành theo liền thấy rõ, biết rõ thật-tánh của thân là sắc-pháp, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.

Như vậy, hành-giả thuộc về hạng người tikkhapuggala trở thành bậc Thánh-A-ra-hán trước thời gian quy định 5 tháng 15 ngày. 

 

2- Majjhimapuggala: Hành-giả là hạng người có đủ tam-nhân (tihetukapuggala) có trí bậc trung, có Ba-la-mật đầy đủ, có đủ 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ, khi nghe vị Thiền sư chỉ dạy 32 thể trọc được chia ra làm 6 đoạn riêng và 5 đoạn ghép chung đoạn trước và đoạn sau, gom lại thành 11 đoạn.

 

Thực-hành niệm mỗi đoạn theo 3 cách thức gồm có 15 ngày nhân với 11 đoạn gồm có tất cả 165 ngày hoặc 5 tháng và 15 ngày, hành-giả có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán.

 

Như vậy, hành-giả thuộc về hạng người majjhimapug-gala trở thành bậc Thánh-A-ra-hán theo thời gian quy định 5 tháng 15 ngày. 

 

3- Mandapuggala: Hành-giả là hạng người có đủ tam nhân (tihetukapuggala) có trí bậc thường, có Ba-la-mật bậc thường, có 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ bậc thường, khi nghe vị Thiền Sư chỉ dạy 32 thể trọc được chia ra làm 6 đoạn riêng và 5 đoạn ghép chung đoạn trước và đoạn sau, gom lại thành 11 đoạn.

 

Dù thực-hành niệm mỗi đoạn theo 3 cách thức gồm có 15 ngày nhân với 11 đoạn gồm có tất cả 165 ngày hoặc 5 tháng và 15 ngày, hành-giả vẫn chưa có khả năng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, nên hành-giả cần phải thực-hành niệm mỗi đoạn như trước như vậy, trải qua 5 tháng và 15 ngày, một hoặc hai lần như vậy mới có khả năng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ-Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân.

Như vậy, hành-giả thuộc về hạng người manda-puggala trở thành bậc Thánh-nhân theo thời gian quy định quá 5 tháng 15 ngày.

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Kāyagatāsati

 

* Đối với hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định  kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc, khi bắt đầu niệm bằng lời mỗi đoạn rằng: “Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco.” hoặc “Tóc, lông, móng, răng, da.” hành-giả chỉ niệm bằng lời đến tính chất của mỗi thể trọc mà thôi, không nên hướng tâm đến vaṇṇanimitta: màu sắc hoặc paṭikūlanimitta: tính chất đáng ghê tởm hoặc dhātunimitta: tự tánh của mỗi thể trọc.

 

 * Đối với vị Thiền-sư chỉ dạy đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc, không nên hướng dẫn hành-giả hướng tâm đến vaṇṇanimitta: màu sắc hoặc paṭikūlanimitta: tính chất đáng ghê tởm hoặc dhātu-nimitta: tự tánh của mỗi thể trọc,màchỉnên hướng dẫn hành-giả niệm bằng lời mỗi đoạn rằng:Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco.” hoặc “Tóc, lông, móng, răng, da.” niệm đến tính chất của mỗi thể trọc mà thôi.

 

Khi vị Thiền-sư dạy đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc, chỉ dẫn hành-giả thực-hành hướng tâm    đến vaṇṇanimitta: màu sắc của mỗi thể trọc

Nếu hành-giả thực-hành niệm 32 thể trọc bằng lời mỗi

đoạn, đồng thời hướng tâm đến vaṇṇanimitta: màu sắc của mỗi thể trọc nhưng vaṇṇanimitta không phát sinh, mà paṭikūlanimitta hoặc dhātunimitta phát sinh thì hành-giả hiểu lầm rằng: “Ta thực-hành không đúng như vị Thiền sư đã dạy.”

Bởi vậy cho nên, vị Thiền sư chỉ nên hướng dẫn hành-giả niệm bằng lời mỗi đoạn rằng: Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco…” hoặc “Tóc, lông, móng, răng, da,…” niệm đến tính chất của mỗi thể trọc mà thôi. Còn 3 loại nimitta: vaṇṇanimitta, paṭikūlanimitta, dhātunimitta, loại nimitta nào phát sinh tùy theo năng lực của pháp-hành-thiền-định mà hành-giả đã từng thực-hành trong tiền kiếp, do năng lực của 5 pháp-chủ và các pháp hạnh Ba-la-mật của hành-giả.

 

* Khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc, niệm bằng lời đến tính chất của mỗi thể trọc như vậy, nếu vaṇṇanimitta: màu sắc của thể trọc nào phát sinh, bởi vì tiền kiếp của hành-giả đã từng thực-hành đề-mục-thiền-định vaṇṇakasiṇa, nên vaṇṇa-nimitta: màu trắng hoặc màu đỏ phát sinh, thì vaṇṇakam-maṭṭhāna là đề-mục thích hợp đối với hành-giả.

 

Vậy, hành-giả nên tiếp tục thực-hành đề-mục-thiền-định vaṇṇakammaṭṭhāna ấy dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới.

 

* Khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati: niệm 32 thể trọc, niệm bằng lời đến tính chất của mỗi thể trọc như vậy, nếu paṭikūlanimitta: tính chất đáng ghê tởm của thể trọc nào phát sinh, bởi vì tiền kiếp của hành-giả đã từng thực-hành đề-mục-thiền-định paṭikūla-manasikāra, nên paṭikūlanimitta phát sinh, thì paṭikūla-kammaṭṭhāna đề-mục-thiền-định thích hợp đối với hành-giả.

 

Vây, hành-giả nên tiếp tục thực-hành đề-mục paṭikūla-kammaṭṭhāna ấy dẫn đến chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới.

 

* Khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā- sati: niệm 32 thể trọc, niệm bằng lời đến tính chất của mỗi thể trọc như vậy, nếu dhātunimitta: tự tánh của thể trọc địa-đại (pathavī) hoặc thủy-đại (āpo) nào phát sinh, bởi vì tiền kiếp của hành-giả đã từng thực-hành đề-mục-thiền-định phân tích tứ-đại (catudhātuvavatthāna) nên dhātunimitta,tự tánh của thể trọc ấy phát sinh, thì dhātu-kammaṭṭhāna là đề-mục thích hợp đối với hành-giả.

 

Vậy, hành-giả nên tiếp tục thực-hành đề-mục-thiền-địnhdhātukammaṭṭhāna ấy dẫn đạt đến cận-định, chưa chứng đắcbậc thiền sắc-giới nào, bởi vì đề-mục dhātukammaṭṭhāna nàychỉ có khả năng đạt đến cận-định (upacārasamādhi) mà thôi.

 

Đề-Mục Kāyagatāsati Có Ba Loại Nimitta

 

Đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc có thể có 3 loại nimitta là vaṇṇanimitta, paṭikūlanimitta, dhātunimitta. Trong 3 loại nimitta này có 2 loại nimitta là vaṇṇanimitta paṭikūlanimitta dễ nhận biết, dễ phân biệt, bởi vì 2 loại nimitta này còn là đối-tượng chế-định- pháp (paññattidhamma). Riêng Dhātunimitta, dhātu đó là 20 thể trọc thuộc pathavīdhātu (địa-đại), và 12 thể trọc thuộc āpodhātu (thủy-đại) thuộc đối-tượng chân-nghĩa- pháp (paramatthadhamma) rất vi tế, nên hành-giả khó nhận biết, khó phân biệt được.

 

Để nhận biết, phân biệt dhātunimitta, tự tánh của 20 thể trọc pathavīdhātu, và 12 thể trọc āpodhātu, trong khi hành-giả đang thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc, đangniệm bằng lời mỗi đoạn như: 

 

Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco, … hoặc Tóc, lông, móng, răng, da, …” Khi loại dhātunimitta phát sinh, thì atthapaññatti: hình dáng của thể trọc tóc, lông, móng, răng, da, …, thuộc pathavīdhātu (địa-đại) không hiện rõ, và tưởng sattasaññā ghi nhớ chúng-sinh, ta, người, đàn ông, đàn bà,…không còn tưởng nhớ nữa, chỉ có thật-tánh của thể trọc pathavīdhātu (địa-đại) hiện rõ mà thôi.

 

Khi ấy, hành-giả có trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ thật-tánh dhātunimitta, tự tánh của thể trọc pathavīdhātu (địa-đại) rằng: “Kesā: tóc không phải là sợi tóc dài, ngắn mọc trên da đầu nữa, v.v… , kesā: tóc không phải ta, không phải của ta. Thật-tánh của kesā: tóc chỉ là địa-đại mà thôi.

 

Cũng tương tự như vậy, lomā: lông  khôngphải là sợi lông dài, ngắn mọc toàn thân nữa, v.v…, lomā: lông không phải ta, không phải của ta. Thật-tánh của lomā: lông chỉ là địa-đại (pathavīdhātu) mà thôi…

 

Hành-giả có trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ thật-tánh dhātunimitta, tự tánh của thể trọc pathavīdhātu có 20 loại thể trọc kể từ Kesā, Lomā, Nakhā, … cho đến Mattaluṅgaṃ; tự tánh của thể trọc āpodhātu có 12 loại thể trọc kể từ Pittaṃ, Semhaṃ, Pubbo, …, cho đến Muttaṃ.

 

Thật-tánh của 32 thể trọc này đều chỉ là địa-đại (pathavīdhātu)thủy-đại (āpodhātu) mà thôi.

 

Thực-Hành Pháp-Hành-Thiền-Tuệ

 

Sau khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāya-gatāsati: niệm 32 thể trọc, có khả năng dẫn đến chứng đắc đến appanāsamādhi: an-định trong bậc thiền sắc-giới hoặc đạt đến upacārasamādhi: cận-định trong dục-giới đại-thiện-tâm.

 

Hành-giả sử dụng appanāsamādhi: an-định trong bậc thiền sắc-giới hoặc upacārasamādhi: cận-đinh trong dục-giới đại-thiện-tâm làm nền tảng và sử dụng sắc-giới thiện-tâm hoặc dục-giới đại-thiện-tâm (có cận-định ấy) thuộc danh-phápbậc thiền sắc-giới-tâm hoặc tâm cận-định thuộc dục-giới đại-thiện-tâm nương nhờ nơi sắc-ý-căn (hadayavatthurūpa) thuộc về sắc-pháp làm đối-tượng thiền-tuệ, để thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ, dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, hoặc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả, hoặc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả, hoặc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả.

 

Hành-giả chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả bậc nào hoàn toàn tùy thuộc vào các pháp hạnh Ba-la-mật, và 5 pháp-chủ: tín-pháp-chủ, tấn-pháp-chủ, niệm-pháp-chủ, định-pháp-chủ, tuệ-pháp-chủ của hành-giả ấy.

 

Giảng Giải Tiếp Theo 5 Điều Uggahakosalla

 

Phận sự Uggahakosalla: Tinh thông trong 7 điều học đã giảng giải 2 điều Vacasā: Suy xét bằng lời Manasā: Suy xét bằng tâm xong, tiếp theo giảng giải 5 điều còn lại là:

 

3- Vaṇṇato: Suy xét màu sắc (màu đen, trắng, đỏ),

4- Saṇṭhānato: Suy xét hình dáng,

5- Disāto: Suy xét nơi sinh, (phần trên, giữa, dưới),

6- Okāsato: Suy xét chỗ ở trong thân,

7-Paricchedato: Suy xét bằng cách quy định giới hạn.

 

Trong phận sự Uggahakosalla có 7 điều học tinh thông, điều thứ nhất Vacasā: Suy xét bằng lời điều thứ nhì Manasā: Suy xét bằng tâm, 2 điều này đóng vai trò chính yếu trong khi đang thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc. Và 5 điều học tinh thông còn lại là những điều phụ, hỗ trợ cho điều manasā: suy xét bằng tâm, niệm đọc bằng lời đến tính

chất của mỗi thể trọc ấy.
 

Thật vậy, khi đang thực-hành đề-mục-thiền-định  kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc, hành-giả thực-hành suy xét bằng tâm, niệm đọc bằng lời đến tính chất của mỗi thể trọc nào, khi ấy, đồng thời biết rõ 5 điều học tinh thông còn lại của thể trọc ấy như sau: 

 

3- Vaṇṇato: Suy xét màu sắc của thể trọc ấy trong thân,  

4- Saṇṭhānato: Suy xét hình dáng của thể trọc ấy trong thân

5- Disāto: Suy xét nơi sinh của thể trọc ấy trong thân,   

6- Okāsato: Suy xét chỗ ở của thể trọc ấy trong thân,

7- Paricchedato: Suy xét bằng cách quy định giới hạn của thể trọc ấy trong thân.

 

Ví dụ: Kesā: Tóc

 

* Vaṇṇato: Màu sắc của tóc: Tóc có màu đen, hoặc màu trắng, hoặc màu vàng, … ;

 

* Saṇṭhānato: Hình dáng của tóc:  Tóccó hình dáng là sợi nhỏ dài, ngắn;

 

* Disāto: Nơi sinh của tóc: Tóc mọc trên da đầu phần trên của thân;

 

* Okāsato: Chỗ ở của tóc: Tóc nằm bao bọc trên da đầu, bao từ vành trán vòng quanh 2 mép tai ra sau ót.

 

* Paricchedato: Giới hạn của tóc: Gốc tóc mọc sâu vào da đầu, ngọn tóc nằm bên ngoài thân. Mỗi sợi tóc đều mọc riêng rẽ với nhau, v.v…

 

Trong thân gồm có 32 thể trọc đó là Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco, … cho đến muttaṃ. Suy xét đúng theo sự thật, thì 32 thể trọc này là paṭikūlanimitta có tính chất thật đáng ghê tởm.  

 

Sự Lợi Ích Của Đề-mục Kāyagatāsati 

 

Theo bình thường các hạng phàm-nhân còn có tà-kiến trong ngũ-uẩn (sakkāyadiṭṭhi) mỗi khi gặp nhau, thấy sai, hiểu lầm rằng: “Ta, người, đàn ông, đàn bà, đẹp, không đẹp, v.v…” nên phát sinh tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm tà-kiến, tâm ngã-mạn, v.v… là những phiền-não làm cho tâm ô nhiễm.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc bằng lời với trí-tuệ sáng suốt thấy rõ, biết rõ tinh chất của thể trọc, khi ấy tưởng sattasaññā ghi nhớ chúng-sinh, ta, người, đàn ông, đàn bà không hiện hữu, mà chỉ biết thể trọc ấy hiện hữu mà thôi, nên phát sinh vaṇṇanimitta: màu sắc của thể trọc, hoặc paṭikūlanimitta: tính chất đáng ghê tởm của thể trọc, hoặc dhātunimitta: tự tánh của thể trọc địa-đại, thủy-đại, làm cho đại-thiện-tâm trở nên trong sạch, tâm không bị ô nhiễm bởi phiền-não tham, sân, si, …  

 

Đó là nguyên nhân quan trọng hỗ trợ dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-nhân.

 

Nếu hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati, niệm 32 thể trọc bằng lời mỗi đoạnđúng theo 3 cách: Theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận - nghịch, suốt 5 tháng và 15 ngày, mà chưa phát sinh vaṇṇanimitta: màu sắc của thể trọc, hoặc paṭikūla-nimitta: tính chất đáng ghê tởm của thể trọc, hoặc dhātunimitta: tự tánh của thể trọc địa-đại, thủy-đại, thì hành-giả chớ nên thoái chí nản lòng, nên cố gắng tinh tấn tiếp tục thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc thường thường, bởi vì chư đại-đức thiện-trí tiền bối (porāṇattherā) khuyên dạy các hàng hậu sinh nên thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc này chắc chắn sẽ đem lại sự lợi ích, sự tiến hóa, sự an-lạc lâu dài trong kiếp hiện-tại và kiếp vị-lai sẽ chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, sẽ chứng đắc Thánh-đạo,Thánh-quả và Niết-bàn, sẽ trở thành bậc Thánh-nhân trong Phật giáo.

 

TrongChú-giải dạy rằng: “Hành-giả thực- hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc này, thực-hành theo uggahakosalla, tinh thông 7 điều học, đã trở thành bậc Thánh-A-ra-hán rất đông.”

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc này, dù đã hành đúng theo phận sự thứ nhất uggahakosalla, trong 7 điều học tinh thông mà vẫn chưa chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, thì hành-giả nên tiếp tục hành theo phận sự thứ nhì namasikārakosalla, tinh thông trong 10 điều suy xét thực-hành.

 

2- Manasikārakosalla: Tinh Thông Trong 10 Điều Suy

    Xét Thực-hành
 

1- Anupubbato: Suy xét theo tuần tự mỗi thể trọc.

 

Sau khi đã thực-hành 7 điều học tinh thông uggaha-kosalla xong rồi, hành-giả không cần niệm bằng lời (vacasā) 32 thể trọc ấy nữa, mà nên suy xét 32 thể trọc ấy theo tuần tự mỗi thể trọc bằng tâm (manasā) với 5 điều: 

 

* Vaṇṇato: Suy xét màu sắc (màu đen, trắng, đỏ),

* Saṇṭhānato: Suy xét hình dáng,

* Disāto: Suy xét nơi sinh, (phần trên, giữa, dưới),

* Okāsato: Suy xét chỗ ở trong thân,

* Paricchedato: Suy xét bằng cách quy định giới hạn.

 

2- Nātisīghato: Suy xét không nhanh quá.

 

Khi đang suy xét 32 thể trọc ấy theo tuần tự mỗi thể trọc bằng tâm ấy, hành-giả không nên suy xét nhanh quá, nếu suy xét nhanh quá thì Vaṇṇato, Saṇṭhānato, Disāto, Okāsato, Paricchedato của thể trọc ấy sẽ không hiện rõ.

 

3- Nātisaṇikato: Suy xét không chậm quá.

 

Khi đang suy xét 32 thể trọc ấy theo tuần tự mỗi thể trọc bằng tâm ấy, hành-giả không nên suy xét chậm quá, nếu suy xét chậm quá thì Vaṇṇato, Saṇṭhānato, Disāto, Okāsato, Paricchedato của thể trọc ấy sẽ thấy xinh đẹp, làm cho đề-mục-thiền-định không tiến triển, không dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới và Thánh-đạo, Thánh- quả, Niết-bàn.

 

4- Vikkhepappaṭibāhanato: Định-tâm suy xét mỗi thể trọc theo tuần tự, không để phóng-tâm đến đối-tượng khác.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc theo tuần tự với định-tâm suy xét mỗi thể trọc một cách rất thận trọng, không để phóng-tâm đến đối-tượng khác.

 

5- Paṇṇattisamatikkamato: Suy xét thoát khỏi pháp-chế-định.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc theo tuần tự với định-tâm suy xét nāmapaññatti: danh từ chế-địnhsaṇṭhānapaññatti: hình dáng chế-định, cốt yếucho paṭikūlanimitta phát sinh. Khi paṭikūlanimitta đãphát sinh lên rồi, hành-giả không cần suy xét đến nāmapaññatti: danh từ chế-định rằng: “Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco,… saṇṭhānapaññatti: hình dáng chế-định hình dáng của mỗi thể trọc ấy nữa.

 
Hành-giả nên suy xét thoát ra khỏi các chế-định-pháp (paññattidhamma).
 

6- Anupubbamuñcanato: Suy xét bỏ thể trọc không hiện rõ màu sắc, hình dáng, nơi sinh, chỗ ở, giới hạn. 

 

Khi suy xét theo chiều thuận từ Kesā, lomā, nakhā, dantā, taco, … cho đến Muttaṃ; theo chiều nghịch từ Muttaṃ, lasikā, singhāṇikā, khelo, vasā, assu, … cho đến Kesā, hành-giả có trí-tuệ sáng suốt quan sát, nếu thấy thể trọc nào hoặc đoạn nào không hiện rõ Vaṇṇato, Saṇṭhānato, Disāto, Okāsato, Paricchedato của thể trọc ấy thì bỏ thể trọc ấy hoặc đoạn ấy, tiếp tục suy xét đến thể trọc khác hoặc đoạn khác hiện rõ.

 

Trong các thể trọc hiện rõ hoặc các đoạn hiện rõ, hành-giả suy xét thấy thể trọc hoặc đoạn hiện rõ hơn, mà bỏ thể trọc hoặc đoạn hiện không rõ. Và tiếp tục như vậy, cho đến khi chỉ còn lại 2 thể trọc hiện rõ nhất mà thôi.

 

Hành-giả suy xét thấy trong 2 thể trọc ấy, thể trọc nào hiện rõ nhiều nhất, suy xét thể trọc ấy, bỏ thể trọc hiện rõ ít ấy, bởi vì, sự suy xét thể trọc này khi đến cuối cùng chỉ còn duy nhất một thể trọc hiện rõ nhiều nhất mà thôi, không phải cả 32 thể trọc.

 

7- Appanāto: Suy xét một thể trọc duy nhất dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới.

 

Khi hành-giả suy xét 32 thể trọc, bỏ những thể trọc hiện rõ ít dần dần theo tuần tự cho đến khi cuối cùng chỉ còn duy nhất một thể trọc hiện rõ nhiều nhất ấy mà thôi. Tiếp theo hành-giả suy xét thể trọc ấy làm đối-tượng thiền định, dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới, màkhông cần suy xét các thể trọc khác nữa.

 

Sự Lợi Ích Niệm Bằng Lời 32 Thể Trọc

 

Ban đầu thực-hành đề-mục kāyagatāsati, niệm 32 thể trọc bằng lời trong 6 đoạn, hành-giả có thể nhận được 1 trong 2 sự lợi ích là: 

 

1- Trong khi hành-giả đang niệm 32 thể trọc bằng lời trong 6 đoạn, mỗi đoạn theo chiều thuận (anuloma), theo chiều nghịch (paṭiloma), theo chiều thuận - nghịch (anuloma - paṭiloma), đệ nhất thiền sắc-giới có khả năng phát sinh.

 

2- Nếu đệ nhất thiền sắc-giới chưa phát sinh thì hành giả suy xét thấy trong 32 thể trọc, thể trọc nào hiện rõ nhiều, bỏ những thể trọc hiện rõ ít dần dần theo tuần tự cho đến khi cuối cùng chỉ còn duy nhất một thể trọc hiện rõ nhiều nhất mà thôi. Tiếp theo hành-giả suy xét thể trọc ấy làm đối-tượng thiền định, dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới

 

8- Adhicittasutta: Suy xét theo bài kinh Adhicittasutta.

 

Thực-hành theo bài kinh Adhicittasutta, hành-giả cần phải xem xét trong 3 loại nimitta là:

1- Samādhinimitta: trạng-thái định-tâm,

2- Paggahanimitta: trạng-thái tinh-tấn,

3- Upekkhānimitta: trạng-thái xả.

 

Nếu xem xét thấy trạng-thái nào nhiều quá hoặc ít quá thì hành-giả cần phải giảm bớt hoặc tăng thêm, để cho 3 trạng-thái ấy đồng đều nhau, làm cho định-tâm vững chắc trong đối-tượng thiền định ấy.

 
Trong 3 trạng-thái (nimitta) này:
 

* Nếu samādhinimitta: trạng-thái định-tâm có nhiều quá thì dễ phát sinh kosajja: tâm lười biếng.

 

* Nếu paggahanimitta: trạng-thái tinh tấn có nhiều quá thì dễ phát sinh uddhacca: phóng-tâm.

 

* Nếu upekkhānimitta: trạng-thái xả có nhiều quá thì không thể chứng đắc bậc thiền sắc-giới, Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn được.

 

Vì vậy, hành-giả không nên quan tâm đặc biệt đến nimitta: trạng-thái nào nhiều quá, mà sự thật nên quan tâm làm cho cả 3 nimitta: trạng-thái đồng đều nhau, để cho pháp-hành-thiền-định được tiến triển, dẫn đến chứng đắc bậc thiên sắc-giới.

 

9- Sītibhāvasutta: Suy xét theo bài kinh Sītibhāvasutta.

 

Thực-hành theo bài kinh Sītibhāvasutta, hành-giả cần phải thực-hành theo 6 pháp, để làm cho chứng ngộ Niết-bàn gọi là Sītibhāva: Tính tĩnh lặng. 6 pháp là:

 - Chế ngự tâm trong lúc nên chế ngự nghĩa làkhi có tinh tấn nhiều quá thì nên chế ngự giảm bớt lại.

 

- Nâng đỡ tâm trong lúc nên nâng đỡ nghĩa là khi tâm buồn-chán, buồn-ngủ, thoái chí nản lòng thì nên nâng đỡ tâm trở nên tinh tấn tiếp tục thực-hành thiền định.

 

- Khuyến khích tâm trong lúc nên khuyến khích nghĩa là khi tâm không hoan hỷ trong pháp-hành-thiền-định thì nên khuyến khích tâm có đức tin trong pháp-hành.

 

- Tâm đang tiến triển tốt trong pháp-hành, không phóng-tâm, không buồn-chán buồn-ngủ, không thoái chí nản lòng, nên giữ tâm quân bình.

 

- Tâm hướng đến chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả.

 

- Tâm hướng đến chứng ngộ Niết-bàn.

 

10- Bojjhaṅgakosallasutta: Suy xét theo bài kinh Bojjhaṅgakosallasutta.

 

 Thực-hành theo bài kinh Bojjhaṅgakosallasutta, hành-giả suy xét thấy khi nào tâm buồn-chán, buồn-ngủ, thoái chí nản lòng, không có sự tinh tấn, khi ấy, hành-giả nên hành dhammavicayasambojjhaṅga, vīriyasamboj-jhaṅga, pītisambojjhaṅga, cả 3 pháp sambojjhaṅga này cần được tăng thêm năng lực.

 

Và suy xét thấy khi nào có sự tinh tấn nhiều, nên phát sinh phóng-tâm, khi ấy, hành-giả nên hành passsadhi-sambojjhaṅga, samādhisambojjhaṅga, upekkhāsamboj- jhaṅga, cả 3 pháp sambojjhaṅga này cần tăng thêm năng lực. 

 
 

Tính Chất Đặc Biệt Đề-mục Kāyagatāsati

 

Trong 40 đề-mục-thiền-định, đề-mục Kāyagatāsati: Niệm 32 thể trọc trong thân được chia ra làm 6 đoạn riêng và 5 đoạn chung gom đoạn trước và đoạn sau, gồm có 11 đoạn cả thảy, hành-giả thực-hành niệm bằng lời mỗi đoạn theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận - nghịch, gồm có 15 ngày, nhân với 11 đoạn thành 165 ngày hoặc 5 tháng và 15 ngày. Cho nên, đề-mục Kāyagatāsati: Niệm 32 thể trọc này là khó học và phương-pháp hành khó hơn các đề-mục-thiền-định khác. Song hành-giả thực-hành đề-mục kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này, có được quả báu thật đáng hài lòng hoan hỷ.

 

Thật vậy, trong bộ Chú giải Sammohavinodanī aṭṭha-kathāpāḷi tán dương ca tụng về đề-mục kāyagatāsati rằng:

 

*“Imaṃ kammaṭṭhānaṃ bhāvetvā Arahattaṃ pattānaṃ bhikkhūnaṃ vā bhikkhunīnaṃ vā upāsakānaṃ vā upāsikānaṃ vā gaṇanaparicchedo nāma natthi.”

 

 *“Yo hi imaṃ paṭipattiṃ paṭipajjati so bhikkhu nāma hoti, paṭipannako hi devo vā manusso vā bhikkhū’ti saṅkhayaṃ gacchatiyeva.”([12])

Chư tỳ-khưu, chư tỳ-khưu ni, các cận sự nam, các cận sự nữ đã thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati này dẫn đến trở thành bậc Thánh-A-ra-hán nhiều không sao

kể được.
 

Hành-giả nào thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatā-sati này, hành-giả ấy gọi là “tỳ-khưu” thật sự. Dù hành-giả là chư-thiên hoặc nhân-loại cũng được kể là tỳ-khưu cả thảy.

 
 

Tính Chất Đặc Biệt Của Nhóm Tacapañcaka

 

Nhóm Tacapañcaka đặc biệt làm đề-mục-thiền-định trong nghi lễ cạo tóc để xuất gia sa-di.

 

*Tích Ngài Đại-đức Sīvali ([13])được tóm lược như sau:

 

Trước khi hoàng tử Sīvali ra đời, Ngài đã ở trong lòng bà hoàng-hậu Suppavāsā dòng vua Koliya suốt thời gian 7 năm tròn và 7 ngày([14]). Gần tới ngày sinh, hoàng-hậu chịu bao nỗi đau đớn tưởng chừng không qua khỏi, nên bà tâu với Đức-vua phu quân rằng:

- Tâu Hoàng-thượng, trước khi chết thần thiếp muốn làm phước-thiện bố-thí cúng-dường đến Đức-Thế-Tôn.

Kính xin Hoàng-thượng ngự đến hầu Đức-Thế-Tôn mà bạch rằng: “Kính bạch Đức-Thế-Tôn, Suppavāsā công chúa dòng Koliya kính thỉnh Ngài ngự đến cung điện để làm phước-thiện bố-thí cúng-dường.”

Đức-Thế-Tôn truyền dạy như thế nào, xin Hoàng thượng ghi nhớ, rồi truyền lại cho thần thiếp rõ.”

 

Theo lời tâu của hoàng hậu Suppavāsā, Đức-vua ngự đến hầu Đức-Thế-Tôn, bạch theo lời của bà. 

 
Đức-Thế-Tôn truyền dạy rằng:
 

“Suppavāsā Koliyadhītā, sukhinī arogā, arogaṃ puttaṃ vijāyatu.”

 

(Công chúa Suppavāsā dòng Koliya được an-lạc, không bệnh hoạn, sinh hoàng tử an toàn, không bệnh hoạn.)

 

Sau khi nghe Đức-Thế-Tôn truyền dạy như vậy, tại cung điện hoàng hậu Suppavāsā sinh hoàng tử một cách dễ dàng như nước chảy ra khỏi bình, giữa số đông người trong hoàng tộc hớn hở vui mừng. 

 

Đức-vua ngự trở về vô cùng vui mừng nghĩ rằng: “Lời truyền dạy của Đức-Thế-Tôn đúng như thật.”

 

Đức-vua ngự đến thăm hoàng-hậu, truyền lại lời dạy của Đức-Thế-Tôn cho hoàng-hậu nghe.

Hoàng-hậu tâu rằng:

- Tâu Hoàng-thượng, kính xin Hoàng-thượng ngự đến hầu Đức-Thế-Tôn, kính thỉnh Ngài ngự đến cung điện cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, để thần thiếp làm phước-thiện bố-thí cúng dường suốt 7 ngày.

 

Đức-Thế-Tôn ngự đến cung điện cùng với chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng thọ thực suốt 7 ngày.

 
Đến ngày thứ 7, Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta hỏi hoàng tử Sīvali rằng:

- Này hoàng tử! Con đã chịu đựng nỗi khổ ở trong lòng mẫu hậu lâu như vậy, nay con muốn xuất gia để giải thoát khổ hay không?

Hoàng tử Sīvali bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, con muốn xuất gia, nếu con được mẫu hậu và phụ vương cho phép.

Thấy hoàng tử bạch chuyện gì với Ngài Đại-Trưởng- lão,hoàng-hậu Suppavāsā muốn biết, nên đến bạch hỏi Ngài rằng:

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, hoàng tử của con bạch điều gì với Ngài vậy?

- Này hoàng-hậu! Hoàng tử của bà bạch về nỗi khổ nằm trong lòng mẫu hậu suốt thời gian lâu dài như vậy, nên bạch rằng: “Con muốn xuất gia, nếu mẫu hậu và phụ vương cho phép.”

Nghe Ngài Đại-Trưởng-lão nói như vậy, bà hoàng- hậu Suppavāsā vô cùng hoan hỷ đồng ý cho phép hoàng tử đi xuất gia, bà bạch rằng:

- Kính bạch Ngài Đại-Trưởng-lão, kính xin Ngài từ bi tế độ hoàng tử của con được xuất gia.

 

Hoàng Tử Sīvali Xuất Gia

 

Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta dẫn hoàng tử trở về chùa. Khi làm lễ cạo tóc, Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy hoàng tử Sīvali thực-hành đề-mục “Tacapañcaka-kammaṭṭhāna: đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka đó làkesā, lomā, nakkhā, dantā, taco,… - taco, dantā, nakkhā, lomā, kesā,…”theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận, nghịch. 

Hoàng tử Sīvali thực-hành đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka ấy, trong khi đang làm lễ cạo tóc như sau:

 

* Khi cạo những sợi tóc đầu tiên rơi xuống, hoàng tử Sīvali chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu,

 

* Tiếp theo những sợi tóc thứ hai rơi xuống, hoàng tử chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhất-lai.

 

* Tiếp theo những sợi tóc thứ ba rơi xuống, hoàng tử chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Bất-lai.

 

* Tiếp theo những sợi tóc cuối cùng rơi xuống, hoàng tử chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả, và Niết-bàn trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, cùng một lúc với lễ cạo tóc không sau không trước.

 

Khi ấy, hoàng tử Sīvali kể từ khi tái sinh đầu thai vào lòng bà hoàng hậu Suppavāsā suốt 7 năm 7 ngày cộng với 7 ngày sinh ra đời. Hoàng tử Sīvali trở thành bậc Thánh-A-ra-hán  lúc 7 năm 14 ngày. (hoặc 7 năm 7 tháng 14 ngày).

 
* Tích Ngài Đại-đức Dabbatthera([15])được tóm lược như sau:
 

Ngài Đại-đức Dabbatthera thật là đặc biệt, khi Ngài tái sinh đầu thai trong lòng mẹ thuộc hoàng tộc Malla, tại kinh thành Anupiya, nước Malla.

 

Khi thai nhi gần đến ngày sinh, thì mẹ của Ngài chết, bà con dòng họ đem thi hài ra nghĩa địa, đưa lên giàn hoả, châm lửa thiêu cháy, lửa bị tắt, cái bụng của thi thể bị nứt làm đôi, Ngài rơi ra bên ngoài, bà con ẵm Ngài trao cho bà nội đem về nuôi dưỡng, đặt tên Ngài là Dabbakumāra: Công tử Dabba.

 

Công tử Dabba lên được 7 tuổi, khi ấy Đức-Thế-Tôn ngự đến nước Malla, cùng với số đông chư Đại-đức tỳ-khưu-Tăng, trú tại vườn xoài gần kinh thành Anupiya.

 

Nhìn thấy Đức-Thế-Tôn, công tử Dabba liền phát sinh đức tin trong sạch muốn xuất gia, nên trở về gặp bà nội thưa rằng:

 

- Kính thưa bà nội, cháu muốn xuất gia trong giáo pháp của Đức-Phật. Xin bà nội cho cháu xuất gia.

 

Nghe cháu xin như vậy, bà nội vô cùng hoan hỷ bảo:

- Này cháu yêu quý! Bà đồng ý cho cháu xuất gia.

 
Bà dẫn công tử Dabba đến hầu đảnh lễ Đức-Thế-Tôn, rồi bạch rằng:
 

- Kính bạch Đức-Thế-Tôn, kính xin Ngài từ bi tế độ cháu của con, cho phép nó xuất gia nơi Ngài.

 

Chấp thuận cho công tử Dabba xuất gia, Đức-Thế-Tôn truyền bảo vị Đại-đức làm lễ cạo tóc cho công tử Dabba.

 

Vâng lời dạy của Đức-Thế-Tôn, vị Đại-đức truyền dạy công tử Dabba đề-mục Tacapañcakakammaṭṭhāna: đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka đó là kesā, lomā, nakkhā, dantā, taco - taco, dantā, nakkhā, lomā, kesā,…”theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận, nghịch.    

 

Công tử Dabba thực-hành đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka ấy, trong khi đang làm lễ cạo tóc, công tử Dabba chứng đắc thành 4 bậc Thánh-nhân theo tuần tự:

 

* Khi cạo những sợi tóc đầu tiên rơi xuống, công tử  Dabba chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế chứng đắc Nhập-lưu-Thánh-đạo, Nhập-lưu-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhập-lưu,

 

* Tiếp theo những sợi tóc thứ hai rơi xuống, công tử  Dabba chứng đắc Nhất-lai-Thánh-đạo, Nhất-lai-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Nhất-lai.

 

* Tiếp theo những sợi tóc thứ ba rơi xuống, công tử  Dabba chứng đắc Bất-lai-Thánh-đạo, Bất-lai-Thánh-quả, và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-Bất-lai.

 

* Tiếp theo những sợi tóc cuối cùng rơi xuống, công tử  Dabba chứng đắc A-ra-hán-Thánh-đạo, A-ra-hán-Thánh-quả, và Niết-bàn trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, cùng một lúc với lễ cạo tóc không sau không trước. 

 

Công tử Dabba trở thành bậc Thánh-A-ra-hán lúc lên 7 tuổi.

 
* Tích Saṃkiccasāmaṇeravatthu([16])được tóm lược như sau:
 

Saṃkiccasāmaṇera: Sa-di Saṃkicca lên 7 tuổi là đệ tử của Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta.

 

Khi Ngài tái sinh đầu thai vào lòng mẹ (con của gia đình khá giả) trong kinh thành Sāvatthī. Thai nhi đang nằm trong bụng mẹ gần ngày sinh, thì mẹ của Ngài bị lâm bệnh chết. Bà con đem thi thể ra nghĩa địa, đưa lên giàn hoả, châm lửa thiêu các phần khác đều cháy, chỉ còn phần bụng có thai nhi nằm lửa không cháy mà thôi.

 

Nhóm thợ thiêu dùng câu móc bỏ vào đống lửa than hồng, rồi trở về nhà. Thai nhi như thỏi vàng (savaṇṇa-bimbasadiso) nằm trên đống lửa ấy, sinh-mạng an toàn như nằm trong bọc hoa sen. 

 

Thật vậy, kiếp chót của chúng-sinh chưa trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, dù núi sineru đè cũng không thể chết được.

 

Sáng ngày hôm sau, bà con đến chỗ giàn hoả, lửa đều dập tắt, nhìn thấy đứa bé an toàn nằm trong đống tro tàn.

 

Thật là phi thường chưa từng có! Đứa bé nằm trên đống lửa mà không bị chết thiêu! Bà con vào ẵm đứa bé trở về nuôi dưỡng, đặt tên là Saṃkiccakumāra: Công tử Saṃkicca.

 

Khi Công tử Saṃkicca lên 7 tuổi biết đời sống khốn khổ của mình đã thoát chết như vậy, nên nghĩ rằng:

Ahaṃ kira evarūpā bhayā mutto, kiṃ me gharāvāsena pabbajissāmi.”

(Ta đã thoát nạn chết như vậy, ích lợi gì đời sống của người tại gia, tốt nhất ta sẽ xuất gia.)

 

Sau khi nghĩ như vậy, công tử Saṃkicca vào thưa những người bà con, xin đi xuất gia.

 
Tất cả bà con đều đồng nói lời “Sādhu!” Lành thay!
 

Những người bà con dẫn công tử Saṃkicca đến đảnh lễ Ngài Đại-Trưởng-lão Sāriputta, xin Ngài từ bi tế độ cho phép công tử Saṃkicca xuất gia với Ngài.

 

Ngài Đại-Trưởng-lão truyền dạy công tử Saṃkicca đề-mục Tacapañcakakammaṭṭhāna: đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka đó là kesā, lomā, nakkhā, dantā, taco,… - taco, dantā, nakkhā, lomā, kesā,…”theo chiều thuận, theo chiều nghịch, theo chiều thuận, nghịch.  

 

Công tử Saṃkicca thực-hành đề-mục-thiền-định nhóm Tacapañcaka ấy, trong khi đang làm lễ cạo tóc cho đến khi cạo tóc xong, công tử Saṃkicca chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán cùng với tứ-tuệ-phân-tích (paṭisambhidā) cùng một lúc, không trước không sau.

 

Công tử Saṃkicca trở thành bậc Thánh-A-ra-hán lúc Ngài lên 7 tuổi.

 

Vì vậy, nhóm Tacapañcaka này là đề-mục-thiền-định căn bản gốc theo tuyền thống trong nghi lễ cạo tóc để xuất gia sa-di từ xưa cho đến nay.

 

Đề-Mục Kāyagatāsati Trong Phật Giáo

 

Trong bộ Visuddhimagga dạy rằng: “Đề-mục-thiền-định: niệm 32 thể trọc này chỉ có trong Phật-giáo mà thôi, hoàn toàn không có ngoài Phật-giáo.   

 

Đức-Phật chỉ dạy phương-pháp thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati: niệm 32 thể trọc này mà thôi, ngoài Đức-Phật ra, không có vị đạo-sư nào có khả năng chỉ dạy phương-pháp thực-hành đề-mục-thiền-định kāyagatāsati này được.”

 

Trong Chi bộ kinh, Đức-Phật dạy rằng:

 

“- Ekadhammo bhikkhave, bhāvito bahulīkato paññā-paṭilābhāya saṃvattati, paññāvuddhiyā saṃvattati, paññā-vepullāya saṃvattati, mahāpaññāya saṃvattati, puthu-paññatāya saṃvattati, vipulapaññatāya saṃvattati, gambhīrapaññatāya saṃvattati, asāmantapaññatāya saṃvattati, bhūripaññatāya saṃvattati, paññābāhullāya saṃvattati, sīghapaññatāya saṃvattati, lahupaññatāya saṃvattati, hāsapaññatāya saṃvattati, javanapaññatāya saṃvattati, tikkhapaññatāya saṃvattati, nibbedhika-paññatāya saṃvattati,

*Katamo ekadhammo? 

*Kāyagatā sati.

- Ayaṃ kho bhikkhave, ekadhammo bhāvito bahulīkato paññāpaṭilābhāya saṃvattati, paññāvuddhiyā saṃvattati, paññāvepullāya saṃvattati, mahāpaññāya saṃvattati, puthupaññatāya saṃvattati, vipulapaññatāya saṃvattati, gambhīrapaññatāya saṃvattati, asāmantapaññatāya saṃvattati, bhūripaññatāya saṃvattati, paññābāhullāya saṃvattati, sīghapaññatāya saṃvattati, lahupaññatāya saṃvattati, hāsapaññatāya saṃvattati, javanapaññatāya saṃvattati, tikkhapaññatāya saṃvattati, nibbedhika-paññatāya saṃvattati.”([17])

 

- Này chư Tỳ-khưu! Có một pháp-hành mà hành-giả đã thực-hành rồi, đã thường thực-hành trở nên thuần thục, để đạt được các loại trí-tuệ, để phát triển trí-tuệ, để tăng trưởng trí-tuệ, để có đại trí-tuệ, để có trí-tuệ vĩ đại, để có trí-tuệ rộng lớn, để có trí-tuệ sâu sắc, để có trí-tuệ vô song, để có trí-tuệ rộng lớn bao la, để có trí-tuệ nhiều, để có trí-tuệ nhanh nhạy, để có trí-tuệ mau lẹ, để có trí-tuệ hân hoan, để có trí-tuệ tiến triển, để có trí-tuệ sắc bén, để có trí-tuệ thấu suốt.

 

* Một pháp ấy là pháp gì?

* Một pháp ấy là “Kāyagatāsati.”

 

- Này chư Tỳ-khưu! Pháp-hành Kāyagatāsati này mà hành-giả đã thực-hành rồi, đã thực-hành nhiều rồi, để đạt được các loại trí-tuệ, để phát triển trí-tuệ, để tăng trưởng trí-tuệ, để có đại trí-tuệ, để có trí-tuệ vĩ đại, để có trí-tuệ rộng lớn, để có trí-tuệ sâu sắc, để có trí-tuệ vô song, để có trí-tuệ rộng lớn bao la, để có trí-tuệ nhiều, để có trí-tuệ nhanh nhạy, để có trí-tuệ mau lẹ, để có trí-tuệ hân hoan, để có trí-tuệ tiến triển, để có trí-tuệ sắc bén, để có trí-tuệ thấu suốt.

 

               (Xong đề-mục-thiền-định Kāyagatāsati)

 

 

3.10- Ānāpānassati: Đề-Mục Niệm Hơi Thở vào Hơi Thở Ra

 
Ānāpānassati nghĩa là gi?
 
Ānāpānassati: Ānā + pāna + sati

Ānā: Hơi thở vào,

pāna: hơi thở ra,

sati: niệm.

 

Ānāpānassati là đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở raniệm tâm-sở (saticetasika) đồng sinh với dục-giới đại-thiện-tâm có đối-tượng hơi thở vào - hơi thở ra.

 

Đề-mục Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở rađề-mục-thiền-định mà hành-giả thực-hành có khả năng dẫn đến chứng đắc đầy đủ 5 bậc thiền sắc-giới.

 

* Trong Chú giải Suttantapiṭakapāḷi giải thích rằng:

 

Ānā: Hơi thở vào,

Pāna: hoặc apāna: Hơi thở ra.

 
Đó là cách giải thích theo pavattikkamanaya: cách phát sinh theo thứ tự trước sau của hơi thở.
 

Theo bình thường mọi người thở vào trước, rồi thở ra sau, nên khi hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định  Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra, theo cách bình thường ấy.

 

* Trong Chú giải Vinayapiṭakapāḷi giải thích rằng:   

 

Ānā: Hơi thở ra.

Pāna hoặc apāna: Hơi thở vào.

Đó là cách giải thích theo uppattikkamanaya: cách phát sinh theo thứ tự hơi thở ra, rồi hơi thở vào của đứa trẻ sơ sinh đầu tiên ra khỏi lòng mẹ. Đó là theo cách tự nhiên như vậy.                       

Thai nhi khi đang ở trong bụng mẹ, không có hơi thở của chính mình, được tăng trưởng do nương nhờ hơi thở của mẹ, đến khi trẻ sơ sinh đầu tiên ra khỏi lòng mẹ, theo tự nhiên thở ra trước, rồi thở vào sau.

 

Danh từ“Ānāpāna” này còn gọi là Assāsapassāsa.

- Assāsa: Hơi thở vào,

- Passāsa: Hơi thở ra.

Assāsapassāsa: Hơi thở vào - hơi thở ra.

 

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Ānāpānassati

 

Hành-giả có ý nguyện muốn thực-hành đề-mục-thiền-định Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra. Trước tiên hành-giả cần phải tìm đến vị Thiền-sư là người tinh thông về pháp-học Phật-giáo và pháp-hành Phật-giáo, nhất là có đầy đủ kinh nghiệm về pháp-hành-thiền-định đề-mục-thiền-định Ānāpānassati: Niệm hơi thở vào - hơi thở ra.

 

Hành-giả xin được thọ giáo với vị Thiền-sư ấy, để học hỏi hiểu biết rõ 5 pháp cơ bản([18]) của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati như sau:

 

1- Uggaha: Học hiểu biết rõ ý nghĩa của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati,

2- Paripucchā: Học hỏi nghiên cứu rõ ràng phương-pháp thực-hành ,

3- Upaṭṭhāna: Ghi nhớ 3 nimitta: đối-tượng của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati

4- Appanā: Ghi nhớ 5 bậc thiền của đề-mục-thiền-định Ānāpānassati,

5- Lakkhaṇa: Ghi nhớ trạng-thái thật-tánh của pháp-hành thiền-định Ānāpānassati.

 

Phần Pháp-Học Của Đề-Mục-Thiền-ĐịnhĀnāpānassati

 

Để thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giảcần phải học hỏi rành rẽ:

 

* 5 cách hành trong kinh, phần ānāpānassati.

* 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-định.

* 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ . 

 

Trong kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta: Kinh Đại-niệm-xứ, Đức-Phật thuyết dạy phần thân-niệm-xứ, đối-tượng Ānāpānapabba có đoạn rằng: 

 

“Idha bhikkhave, bhikkhu araññagato vā rukkha-mūlagato vā suññāgāragato vā nisīdati pallaṅkaṃ ābhujitvā ujuṃ kāyaṃ paṇidhāya parimukhaṃ satiṃ upaṭṭhāpetvā.

 

1- So sato va assasati, sato va passasati:

 

2- Dīghaṃ vā assanto dīghaṃ assasāmī’ti pajānati,

    Dīghaṃ vā passanto dīghaṃ passasāmī’ti pajānati,

 

3- Rassaṃ vā assanto rassaṃ rassasāmī’ti pajānati,

    Rassaṃ vā passanto rassaṃ passasāmī’ti pajānati.

 

4- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati,

    Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati,

 

5- Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati,

    Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti Sikkhati.([19])

 

- Này chư Tỳ-khưu! Trong Phật-giáo này, Tỳ-khưu đến khu rừng vắng, hoặc đến gốc cây, hoặc đến nơi thanh vắng, ngồi xếp bằng đặt thân hình ngay thẳng, có tâm niệm thẳng đề-mục-thiền-định hơi thở vào, hơi thở ra.

1- Tỳ-khưu hành-giả ấy chỉ có tâm niệm hơi thở vào mà thôi; chỉ có tâm niệm hơi thở ra mà thôi.

 

2- Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào dài, ta thở vào dài,”

Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra dài, ta thở ra dài.”

 

3- Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào ngắn, ta thở vào ngắn,”

Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra ngắn, ta thở ra ngắn.”

 

4- Hành-giả nên thực tập rằng:“Biết rõ đầu, giữa, cuối toàn hơi thở vào, ta sẽ thở vào;”

Hành-giả nên thực tập rằng:“Biết rõ đầu, giữa, cuối toàn hơi thở ra, ta sẽ thở ra.”

 

5- Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, ta sẽ thở vào;”

 Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, ta sẽ thở ra.”

 

Đoạn kinh trên, Đức-Phật dạy 5 pháp căn bản của đề-mục thiền-định Ānāpānassati.

 

Pháp thứ nhất là pháp căn bản của pháp-hành-thiền-định đề-mục Ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra.

 

Pháp thứ 2 cho đến pháp thứ 5 là cách thực tập để tiến triển dẫn đến chứng đắc bậc thiền sắc-giới.

 

Hơi thở vào - hơi thở ra phát sinh do tâm. Tâm có khả năng phát sinh hơi thở vào - hơi thở ra bình thường gồm có 75 tâm, đó là 12 bất-thiện-tâm, 8 vô-nhân-tâm (trừ 10 thức-tâm), 8 đại-thiện-tâm, 8 đại-quả-tâm, 8 đại-duy-tác-tâm, 15 sắc-giới-tâm, 8 vô-sắc-giới-tâm (trừ 4 vô-sắc-giới-quả-tâm), 8 siêu-tam-giới-tâm, và đặc biệt trừ quả-tâm khi làm phận sự tái sinh kiếp sau của tất cả chúng-sinh, và khi làm phận sự cuti, nhập tịch Niết-bàn của bậc Thánh-A-ra-hán. 

 

Pháp thứ nhất: Hành-giả có niệm tâm-sở (saticetasika) ghi nhớ khi hơi thở vào – hơi thở ra tiếp xúc tại đầu lỗ mũi, hoặc vành môi trên (tuỳ theo hành-giả nhận biết rõ hơi thở vào, hơi thở ra tại nơi nào).

 

Hành-giả có niệm tâm-sở luôn luôn ghi nhớ, biết rõ đối-tượng hơi thở vào hơi thở ra tiếp xúc tại đầu lỗ mũi, hoặc vành môi trên, để cho tâm không biết đến những đối-tượng khác, mà chỉ biết đến đối-tượng hơi thở vào và hơi thở ra của mình mà thôi.

 

Đó là cách thực tập định-tâm (samādhi) trong đối-tượng hơi thở vào hơi thở ra, bởi vìbình thường tâm nhận biết nhiều đối-tượng khác nhau, nên tâm không có định trong một đối-tượng nào cả.

 

Tính chất đặc biệt của đề-mục ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra là một đề-mục-thiền-định luôn luôn sẵn có trong mình, không phải vất vả tạo ra đề-mục mới, hoặc tìm kiếm đề-mục bên ngoài như một số đề-mục-thiền-định khác.

 

Trong bộ Visuddhimagga dạy cách thực-hành đề-mục-thiền-định Ānāpānassati rằng:

 

Gaṇanā anubandhanā, phusanā, ṭhāpanā, sallakkhaṇā.

Vivaṭṭanā pārisuddhi, tesañca paṭipassanā.([20])

 

Cách thực hành gaṇanā, anubandhanā, phusanā, ṭhāpanā, sallakkhaṇā, vivaṭṭanā, pārisuddhi, tesañca paṭipassanā.

 

Giảng giải:

 

* 4 cách thực-hành thuộc về pháp-hành-thiền-định:

 

1- Gaṇanā: Cách hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo 6 nhóm,

 

2- Anubandhanā: Cách hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra liên tục tuần tự từng nhóm,

 

3- Phusanā: Cách hành biết hơi thở vào, hơi thở ra tiếp xúc đầu lỗ mũi,.

 

4- Ṭhāpanā: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong bậc thiền sắc-giới của đề-mục Ānāpānassati.

 

* 4 cách thực-hành thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ:

 

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung,

 

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-đạo,

 

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-quả,,

 

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não đã bị diệt-đoạn-tuyệt, và chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

 

4 Cách Thực-Hành Thuộc Về Pháp-Hành-Thiền-Định

 

1- Gaṇanānaya: Cách hành đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo 6 nhóm: từ nhóm pañcaka cho đến nhóm dasaka.

 

* Hành-giả bắt đầu thực-hành niệm nhóm thứ nhất: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 5.

 

* Tiếp theo niệm nhóm thứ nhì: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 6. Và tiếp tục như vậy theo tuần tự đến Niệm nhóm thứ sáu: hơi thở vào, hơi thở ra đếm 1, 2, cho đến 10.

 

 Hành-giả thực-hành đếm hơi thở vào, hơi thở ra không nên đếm dưới số 5 và cũng không nên đếm quá số 10. Bởi vì nếu hành-giả đếm dưới số 5 thì cảm nhận như chật vật khó chịu, và nếu hành-giả đếm quá số 10 thì cảm nhận như buông lỏng. Cho nên hành-giả chỉ nên niệm đếm trong khoảng từ  5 cho đến 10 mà thôi.

 
Gaṇanānayacó 2 loại:
 

1.1- Dhaññamāmakagaṇanānaya: Cách hành niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa, nghĩa là hành-giả chỉ niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, để tâm nhận biết rõ ràng mà thôi, không đếm hơi thở mà tâm không nhận biết rõ ràng. Cho nên, hành-giả nên thở vào, thở ra chậm chậm, để cho tâm nhận biết kịp hơi thở và đếm đúng theo cách hành từng mỗi nhóm. Cách hành tiếp theo là:

 

1.2- Gopālakagaṇanānaya: Cách hành niệm đếm nhanh hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người giữ bò đếm nhanh đàn bò chen lấn nhau ra nhanh khỏi cổng chuồng, nghĩa là sau khi hành-giả đã thực-hành theo cách hành Dhaññamāmakagaṇanānaya đếm rành rẽ từng mỗi hơi thở vào, hơi thở ra, và tâm niệm nhận biết rõ ràng từng hơi thở vào, hơi thở ra theo từng mỗi nhóm, nên tâm không còn bỏ quên hơi thở nào nữa.

 

Vì vậy, hơi thở vào, hơi thở ra nhanh, tâm niệm nhận biết cũng nhanh theo hơi thở vào, hơi thở ra, và niệm đếm đúng theo từng hơi thở.

 

2- Anubandhanānaya: Cách hành niệm ghi nhớ hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở.

 

3- Phusanānaya: Cách hành biết tiếp xúc hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

 

(Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

 

4- Ṭhapanānaya: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta, thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anubandhanānaya và cách hành phusanānaya, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới của đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

 

(Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

 

Phương-Pháp Thực-Hành Đề-Mục Ānāpānassati

 

Muốn thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra, hành-giả tìm đến nơi thanh vắng thích hợp cho pháp-hành-thiền-định, ngồi xếp bằng ngay thẳng,([21])chú tâm niệm hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi (hoặc tại vành môi trên), nơi tâm nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra rõ ràng nhất.

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra theo 5 pháp căn bản trong bài kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta.

 

Pháp căn bản thứ nhất, Đức-Phật dạy rằng:

 

1- So sato va assasati,  sato va passasati:

 

* Tỳ-khưu hành-giả ấy chỉ có tâm niệm hơi thở vào mà thôi, chỉ có tâm niệm hơi thở ra mà thôi. 

 

Thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra, hành-giả thực-hành theo tuần tự 4 cách hành thuộc về pháp-hành-thiền-định:

 

1- Cách thực-hành thứ nhất: Gaṇanānaya: Cách hành niệm đếm hơi niệm đếm từ nhóm thứ nhất pañcaka: nhóm 5, hành-giả thở vào, thở ra niệm đếm 1, tiếp tục thở vào, thở ra niệm đếm 2, 3, cho đến 5.

Tiếp theo nhóm chakka (nhóm 6), nhóm sattaka (nhóm 7), nhóm aṭṭhaka (nhóm 8), nhóm navaka (nhóm 9), dasaka (nhóm 10), như sau:

 

1.1- Cách Thực-Hành Dhaññamāmakagaṇanānaya

 

*Hành-giả thực-hành theo cách hành dhaññamānaka-gaṇanānaya: cách hành niệm đếm chậm chậm thở vào, hơi thở ra từng nhóm, có 6 nhóm: Bắt đầu hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa như sau:

 

1- Nhóm pañcaka (nhóm 5)

 

- Hơi thở vào niệm đếm 1,   hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5,   hơi thở ra niệm đếm 5.

 

2- Nhóm chakka (nhóm 6)

 
 - Hơi thở vào niệm đếm 1, hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5,   hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6,   hơi thở ra niệm đếm 6.

 

3- Nhóm sattaka (nhóm 7)

 

- Hơi thở vào niệm đếm 1,   hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5, hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6,   hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7,   hơi thở ra niệm đếm 7. 

 

4- Nhóm aṭṭhaka (nhóm 8)

 

- Hơi thở vào niệm đếm 1,   hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5,   hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6,   hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7,   hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8, hơi thở ra niệm đếm 8.

 

5- Nhóm navaka (nhóm 9)

 

- Hơi thở vào niệm đếm 1,   hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5,   hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6,   hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7,   hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8,  hơi thở ra niệm đếm 8.

- Hơi thở vào niệm đếm 9,   hơi thở ra niệm đếm 9.

 

6- Nhóm dasaka (nhóm 10)

 

- Hơi thở vào niệm đếm 1,   hơi thở ra niệm đếm 1,   

- Hơi thở vào niệm đếm 2,   hơi thở ra niệm đếm 2,   

- Hơi thở vào niệm đếm 3,   hơi thở ra niệm đếm 3,   

- Hơi thở vào niệm đếm 4,   hơi thở ra niệm đếm 4,   

- Hơi thở vào niệm đếm 5,   hơi thở ra niệm đếm 5.

- Hơi thở vào niệm đếm 6,   hơi thở ra niệm đếm 6.

- Hơi thở vào niệm đếm 7,   hơi thở ra niệm đếm 7.

- Hơi thở vào niệm đếm 8,   hơi thở ra niệm đếm 8.

- Hơi thở vào niệm đếm 9,   hơi thở ra niệm đếm 9.

- Hơi thở vào niệm đếm 10, hơi thở ra niệm đếm 10.

 

Hành-giả thực-hành niệm hơi thở vào, hơi thở ra đếm từ nhóm 5 cho đến nhóm 10, rồi tiếp tục bắt đầu lại từ nhóm 5 cho đến nhóm 10 như vậy, trong suốt thời gian thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra này.

 

Hành-giả đang thực-hành niệm trong tâm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành dhaññamāmakagaṇanānaya niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra, ví như người đong lúa đếm chậm chậm từng ô (lon) lúa, nghĩa là hành-giả chỉ niệm đếm chậm chậm hơi thở vào, hơi thở ra mà tâm nhận biết rõ ràng mà thôi, không đếm hơi thở mà tâm không nhận biết rõ ràng. 

 

Cho nên, phương-pháp niệm đếm số như đã trình bày trong 6 nhóm chỉ làm mẫu mực mà thôi. 

 

1.2- Cách Thực-Hành Gopālakagaṇanānaya

 

Hành-giả sau khi đã thực-hành theo cách hành dhaññamāmakagaṇanānaya rành rẽ, thuần-thục, niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra, từng mỗi nhóm không còn sai nữa, có định-tâm vững vàng trong đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra nhanh hơn, định-tâm niệm nhận biết cũng nhanh theo đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra ấy. Đó là sự tiến triển đến cách hành Gopālakagaṇanānaya.

 

Cách thực-hành Gopālakagaṇanānaya niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra hầu hết giống cách hành dhañña-māmakagaṇanānaya, nhưng hành-giả niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra nhanh hơn, định-tâm niệm nhận biết nhanh trong từng mỗi nhóm hơi thở vào, hơi thở ra một cách thuầnthục, không lộn, không sai, có định-tâm vững vàng, rõ ràng trong đối-tượng hơi thở vào, hơi thở ra ấy.

 

2-3- Anubandhanānaya Và Phusanānaya

 

2- Anubandhanānaya: Cách hành niệm ghi nhớ hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở, và

3- Phusanānaya: Cách hành biết tiếp xúc hơi thở vào, hơi thở ra tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

 (Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)  

 

Thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya này, hành-giả thực-hành theo pháp thứ 2 đến pháp thứ 5 là những pháp căn bản trong bài kinh.

 

Pháp căn bản thứ 2 và 3, Đức-Phật dạy rằng: 

 

2- Dīghaṃ vā assanto dīghaṃ assasāmī’ti pajānati,

Dīghaṃ vā passanto dīghaṃ passasāmī’ti pajānati.

 

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào dài, ta thở vào dài,”

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra dài, ta  thở ra dài.”

 

3- Rassaṃ vā assanto rassaṃ rassasāmī’ti pajānati,

    Rassaṃ vā passanto rassaṃ passasāmī’ti pajānati.

 

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở vào ngắn, ta thở vào ngắn,”

* Hành-giả nên biết rõ rằng:“Khi đang thở ra ngắn, ta thở ra ngắn.”

 

Bình thường, mọi người có hơi thở khác nhau, số người có hơi thở vào, hơi thở ra dài, như hơi thở vào, hơi thở ra dài của loài rắn, bò, voi, … Số người có hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, như hơi thở vào, hơi thở ra ngắn của loài chó, mèo, chim …

 

Dù trong một người, cũng có khi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, khi hơi thở vào, hơi thở ra dài, tùy theo lúc. Cho nên, khi hơi thở vào, hơi thở ra dài thì hành-giả nên biết hơi thở vào, hơi thở ra dài; khi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn thì hành-giả nên biết hơi thở vào, hơi thở ra ngắn.

 
 

Pháp căn bản thứ 4, Đức-Phật dạy rằng: 

 

4- Sabbakāyapaṭisaṃvedī assasissāmī’ti sikkhati,

    Sabbakāyapaṭisaṃvedī passasissāmī’ti sikkhati,
 

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở vào,”

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở ra.”

 

Sau khi niệm hơi thở vào, hơi thở ra dài, hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, định-tâm nhận biết rõ ràng mỗi hơi thở vào, hơi thở ra dài, mỗi hơi thở vào, hơi thở ra ngắn, tiến triển tốt, từ đó hành-giả nên thực-hành đến pháp căn bản thứ tư rằng:  

     

    “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở vào,”

 “Biết rõ toàn hơi thở đầu, giữa, cuối, rồi ta sẽ thở ra.”

 
Hành-giả nhận biết toàn hơi thở nghĩa là:
 

* Khi hơi thở vào: Biết rõ đầu hơi thở tại đầu lỗ mũi, giữa hơi thở tại ngực, cuối hơi thở tại lỗ rún.

* Khi hơi thở ra: Biết rõ đầu hơi thở tại lỗ rún, giữa hơi thở tại ngực, cuối hơi thở tại đầu lỗ mũi.

 

Dù định-tâm nhận biết đầu hơi thở, giữa hơi thở, cuối hơi thở như vậy,hành-giả cũng chỉ đặt niệm tâm-sở tại đầu lỗ mũi là nơi tiếp xúc của hơi thở vào, hơi thở ra mà thôi, định-tâm không nên dõi theo hơi thở vào, hơi thở ra.

 

Trong khi hành-giả đang tinh tấn thực-hành liên tục theo pháp căn bản thứ2-3-4, hơi thở vào, hơi thở ra từ thô trở nên vi tế dần dần, bởi vì định-tâm càng vi tế thì hơi thở vào, hơi thở ra cũng càng vi tế theo định-tâm ấy, cho nên tiến triển đến pháp căn bản thứ 5 theo trong kinh.

 

Pháp căn bản thứ 5, Đức-Phật dạy rằng:

 

5- Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ assasissāmī’ti sikkhati,

    Passambhayaṃ kāyasaṅkhāraṃ passasissāmī’ti Sikkhati.

 

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, rồi ta sẽ thở vào;”

* Hành-giả nên thực tập rằng: “Làm hơi thở vào, ra thô trở nên thanh tịnh vi tế, rồi ta sẽ thở ra.” 

 

Nếu khi hơi thở vào, hơi thở ra trở nên càng vi tế thì đối với số hành-giả có niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ  nhiều năng lực có thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy được, nhưng đối với hành-giả có niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ không có đủ năng lực, thì không thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy, thậm chíkhông còn biết hơi thở, tưởng chừng hành-giả không có hơi thở nữa. 

 

Nếu không có khả năng nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy thì hành-giả không nên lo ngại, chỉ cần đặt niệm tâm-sở tại nơi đầu lỗ mũi, không lâu, định-tâm sẽ nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra ấy trở lại như trước.

 

Sở dĩ hơi thở vào, hơi thở ra càng trở nên vi tế là vì định-tâm của hành-giả càng vi tế, nhưng niệm tâm-sở, định-tâm, trí-tuệ của hành-giả không có đủ khả năng, nên không thể nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra vi tế ấy.  

 

Thật ra, hơi thở vào, hơi thở ra phát sinh do tâmgọi là cittajarūpa. Người không có hơi thở vào, hơi thở ra chỉ có 8 hạng chúng-sinh mà thôi, đó là

 

1- Thai nhi nằm trong bụng mẹ,

2- Người lặn xuống nước,

3- Người chết ngất xỉu,

4- Người chết,

5- Hành-giả nhập đệ ngũ thiền,

6- Phạm-thiên ở cõi trời sắc-giới,

7- Phạm-thiên ở cõi trời vô sắc-giới,

8- Bậc Thánh-A-ra-hán nhập-diệt-thọ-tưởng.

 

Ngoài 8 hạng chúng-sinh ấy ra, còn lại tất cả chúng-sinh đều có hơi thở vào, hơi thở ra bình thường.

 

Hành-giả không thuộc về 1 trong 8 hạng chúng-sinh ấy, chắc chắn có hơi thở vào, hơi thở ra, cho nên hành-giả chỉ cần đặt niệm tâm-sở tại đầu lỗ mũi mà thôi, định-tâm sẽ nhận biết hơi thở vào, hơi thở ra ấy trở lại như trước.

 

Tính Chất Đặc Biệt Của Anubandhanānaya

 

Hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra bắt đầu từ cách hành gaṇanānaya tiến triển đúng đắn dẫn đến cách hành anubandhanānaya cách hành phusanānaya làm lắng dịu sự nóng nảy trong thân, do định-tâm có khả năng làm cho hơi thở vào, hơi thở ra loại thô dần dần trở nên vi tế theo tuần tự, làm cho thân và tâm có trạng-thái an-lạc làm nhân dẫn đến cách hành thứ 4 là

 

4- Ṭhapanānaya: Cách hành đặt định-tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta, thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhanānaya và cách hành phusanānaya, để chứng đắc các bậc thiền sắc-giới của đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

 

(Đây không phải là cách hành riêng biệt, mà là cách hành theo 2 cách hành trước.)

 

Anubandhanānaya Đến Cách Hành Ṭhapanānaya

 

Đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào -hơi thở ra có đủ 3 loại nimitta, 3 loại bhāvanā, 3 loại samādhi liên quan với nhau, có khả năng dẫn đến chứng đắc theo tuần tự 5 bậc thiền sắc-giới. 

 

3 Loại Nimitta 3 Loại Bhāvanā, 3 Loại Samādhi Của

Đề-Mục Ānāpānassati

 

Đề-mục-thiền-địnhānāpānassati3 loại nimittamỗi loại nimitta có nhiều loại phát sinh tuỳ theo hành-giả, hoàn toàn khác với 3 loại nimitta củađề-mục-thiền-định kasiṇa, cho nên hành-giả không chỉ cần phải học hỏi, ghi nhớ rõ các loại nimitta ấy, mà còn phải gần gũi thân cận với vị Thiền sư đầy kinh nghiệm về đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, để trình pháp-hành của mình, mới tránh được điều hoài nghi trong pháp-hành thiền-định với đề-mục-thiền-định ānāpānassati này.     

 

3 Loại Nimitta

 

1- Parikammanimitta: Đối-tượng đề-mục-thiền-định ban đầulà hơi thở vào - hơi thở ra làm đối-tượng của parikammabhāvanā: tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định.  

 

 2- Uggahanimitta: Đối-tượng của đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra hiện rõ trong tâm có nhiều loại như là dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động.

 

3- Paṭibhāganimitta: Đối-tượng của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, hơi thở vào - hơi thở ra hiện rõ trong tâm có nhiều loại như là mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, …hoàn toàn trong sáng bất động.

 

3 Loại Bhāvanā, 3 Loại Samādhi

 

1- Parikammabhāvanā: Tâm-hành ban đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định:

 

Hành-giả bắt đầu thực-hành pháp-hành-thiền-định với các dục-giới lộ-trình-tâmtác-hành-tâm (javanacitta) dục-giới-đại-thiện-tâm  có đối-tượng parikammanimitta: đề-mục-thiền-định ban đầu, hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giả niệm đếm hơi thở vào - hơi thở ra theo cách hành gaṇanānaya mỗi nhóm, kể từ nhóm 5 pañcaka cho đến nhóm 10 dasaka, rồi trở lại niệm đếm từ nhóm 5 pañcaka cho đến nhóm 10 dasaka như vậy, trong suốt thời gian thực-hành đề-mục-thiền-định ānāpānassati.

 

Hành-giả thực-hành niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành gaṇanānaya mỗi nhóm, tiến triển theo tuần tự đến cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya đúngtheo 5 pháp-căn-bản trong kinh mà Đức-Phật đã thuyếtgiảng, cho đến khi tiến triển diễn biến tốt đến đối-tượng uggahanimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động) phát sinh rõ trongtâm.

 

Định-tâm đồng sinh với dục-giới-đại-thiện-tâm gọi là parikammasamādhi: sơ định ban đầu trong đề-mục-thiền định ānāpānassati ấy còn cách xa bậc thiền sắc-giới. 

 
2- Upacārabhāvanā: Tâm-hành cận bậc thiền:
 

Sau khi có đối-tượng uggahanimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati như là dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động phát sinh rõ trong tâm,hành-giả tiếp tục thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya với các dục-giới ý môn lộ-trình-tâmtác-hành-tâm dục-giới-đại-thiện-tâm phát sinh liên tục có đối-tượng uggaha-nimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (dây nước, làn khói, bột bông vải, vòng hoa, … chuyển động), tiến triển tốt diễn biến đến đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati, (mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động).

 

 Định-tâm đồng sinh với dục-giới-đại-thiện-tâm gọi là upacārasamādhi: cận-định trong đề-mục-thiền-định ấy, đạt đến gần bậc thiền sắc-giới (mahaggatajjhāna).

 

3- Appanābhāvanā: Tâm-hành chứng đắc bậc thiền:

 

Sau khi đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati như là mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động đã hiện rõ trong tâm, (thay thế tâm niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhanānaya và cách hành phusanānaya), hành-giả tiếp tục thực-hành theo cách hành anubandhanānayacách hành phusanānaya tiến triển đến cách hành ṭhapanānaya với sắc-giới lộ-trình-thiền-tâm, trong tác-hành-tâm (javanacitta)sắc-giới-thiện-tâmphát sinh có đối-tượng paṭibhāganimitta của đề-mục-thiền-định ānāpānassati (mặt trăng, mặt trời, vòng ngọc maṇi, vòng ngọc muddā, … hoàn toàn trong sáng bất động), chứng đắc đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm.  

 

Định-tâm đồng sinh với đệ nhất thiền sắc-giới thiện-tâm ấy gọi là appanāsamādhi: an-định trong đề-mục-thiền-định ấy, chứng đắc đệ nhất thiền-sắc-giới-thiện-tâm (paṭhamajjhānakusalacitta).

 

Để chứng đắc từ đệ nhị thiền-sắc-giới-thiện-tâm cho đến đệ ngũ thiền-sắc-giới-thiện-tâm của đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, phương-pháp thực-hành hầu hết giống như đề-mục-thiền-định pathavīkasiṇa đã trình bày ở trước. 

 

Tóm lại hành-giả thực-hành đề-mục-thiền-định ānā-pānassati: niệm hơi thở vào, hơi thở ra, hành-giả thực-hành theo tuần tự 4 cách hành (naya):

 

*1- Cách thực-hành gaṇanānaya niệm đếm hơi thở vào, hơi thở ra từng nhóm, có 6 nhóm: bắt đầu đếm từ nhóm pañcaka cho đến nhóm dasaka.

 

*2- Tiếp theo cách thực-hành anubandhanānaya, niệm hơi thở vào, hơi thở ra liên tục trong từng mỗi nhóm hơi thở vào, hơi thở ra.

 

*3- Tiếp theo cách thực-hành phusanānaya, biết tiếp xúc hơi thở tại đầu lỗ mũi theo cách hành gaṇanānaya và cách hành anubandhanānaya.

 

*4- Tiếp theo cách thực-hành ṭhapanānaya, đặt tâm vững chắc trong đối-tượng paṭibhāganimitta thay thế niệm hơi thở vào, hơi thở ra theo cách hành anu-bandhannaya và cách hành phusanānaya, dẫn đến chứng đắc theo tuần tự 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâm.

 

* 4 Cách Thực-Hành Thuộc Về Pháp-Hành-Thiền-Tuệ:

 

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung,

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-đạo,

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới chứng đắc Thánh-quả,,

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả, Niết-bàn, phiền-não đã bị diệt-đoạn-tuyệt, và chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

 

Sau khi đã chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâmcủa đề-mục-thiền-định ānāpānassati, hoặc chứng đắc bậc thiền sắc-giới nào, rồi có ý nguyện muốn tiếp tục thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ hoặc pháp-hành-thiền-tuệ.

Trước tiên, hành-giả nhập bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy, rồi xả bậc thiền sắc-giới thiện-tâm ấy, sau đó, hành-giả sử dụng bậc thiền sắc-giới thiện-tâm của đề-mục-thiền-định ānāpānassati ấy làm nền tảng, làm đối-tượng của pháp-hành-tứ-niệm-xứ thân, thọ, tâm, pháp, hoặc làm đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ là danh-pháp, sắc-pháp như sau:  

 

* 5 chi thiền của bậc thiền sắc-giới thiện-tâm2 loại thọ: thọ lạc (sukha), thọ xả (upekkhā), thuộc về phần niệmthọ của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc thọ tâm-sở thuộc về danh-pháp đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ.    

 

* 5 bậc thiền sắc-giới thiện-tâmthuộc về trong phần niệm tâm của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc 5 sắc-giới thiện-tâm thuộc về danh-pháp5 sắc-giới thiện-tâm nương nhờ nơi sắc-ý-căn (hadayavatthurūpa) thuộc về sắc-phápđối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ.    

 

 * Hơi thở vào, hơi thở ra vāyophoṭṭhabbāram-maṇa: đối-tượng xúc là phong-đại thuộc về āyatana trong phần niệm pháp của pháp-hành-tứ-niệm-xứ, hoặc hơi thở vào, hơi thở ra vāyophoṭṭhabbārammaṇa: đối-tượng xúc là phong-đại thuộc về sắc-pháp đối-tượng của pháp-hành-thiền-tuệ.

 

16 Trí-Tuệ Của Pháp-Hành-Thiền-Tuệ

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-tứ-niệm-xứ niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp, hoặc thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có đối-tượng-thiền-tuệ là danh-pháp, sắc-pháp, trí-tuệ-thiền-tuệ phát sinh tuần tự trải qua 16 loại trí-tuệ thiền-tuệ([22]) theo 4 cách hành trong đề-mục-thiền-định ānāpānassati thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ như sau:

1- Sallakkhaṇā: Trí-tuệ-thiền-tuệ thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái chung:

 

Hành-giả thực-hành pháp-hành-thiền-tuệ có trí-tuệ-thiền-tuệ tuần tự phát sinh như sau:

 

* Trí-tuệ thứ nhất gọi là nāmarūpaparicchedañāṇa phát sinh thấy rõ, biết rõ phân biệt rõ thật-tánh của mỗi danh-pháp, mỗi sắc-pháp

 

* Trí-tuệ-thiền-tuệ thứ 4 gọi là udayabbayānupas-sanāñāṇa phát sinhthấy rõ, biết rõ sự sinh, sự diệt của mỗi danh-pháp mỗi sắc-pháp, nên trí-tuệ-thiền-tuệ này thấy rõ, biết rõ 3 trạng-thái-chung: trạng-thái-vô-thường, trạng-thái-khổ, trạng-thái-vô-ngã của danh-pháp, sắc-pháp hiện-tại. 

 

Trí-tuệ-thiền-tuệ tam-giới phát sinh theo tuần tự đến trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới là

 

2- Vivaṭṭanā: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 gọi là Maggañāṇa: Thánh-đạo-tuệ trong Thánh-đạo-lộ-trình-tâm (Maggavīthicitta).

  

Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:

 
* Nhập-lưu-Thánh-đạo-tuệ (Sotāpattimaggañāṇa),

* Nhất-lai-Thánh-đạo-tuệ (Sakadāgāmimaggañāṇa),

* Bất-lai-Thánh-đạo-tuệ (Anāgāmimaggañāṇa),

* A-ra-hán-Thánh-đạo-tuệ  (Arahattamaggañāṇa).

 

Mỗi Thánh-đạo-lộ-trình-tâm, khi trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 14 Thánh-đạo-tuệ trong Thánh-đạo-tâm diệt liền tiếp theo sau trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 phát sinh là  

 

3- Pārisuddhi: Trí-tuệ-thiền-tuệ siêu-tam-giới thứ 15 gọi là Phalañāṇa: Thánh-quả-tuệ trong cùng Thánh-đạo-lộ-trình-tâm.

Thánh-đạo-tuệ có 4 bậc:

 

* Nhập-lưu-Thánh-quả-tuệ (Sotāpattiphalañāṇa),

* Nhất-lai-Thánh-quả-tuệ (Sakadāgāmiphalañāṇa),

* Bất-lai-Thánh-quả-tuệ (Anāgāmiphalañāṇa),

* A-ra-hán-Thánh-quả-tuệ (Arahattaphalañāṇa).

 

Mỗi Thánh-đạo-lộ-trình-tâm chấm dứt, theo định luật tự nhiên liền theo sau trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavek-khaṇañāṇa phát sinh trong lộ-trình-tâm paccavekkhaṇa-vīthicitta là

 

4- Tesañca paṭipassanā: Trí-tuệ thứ 16 gọi là paccavekkhaṇañāṇa trong lộ-trình-tâm paccavekkhaṇa-vīthicitta, làm phận sự quán triệt Thánh-đạo, Thánh-quả nào đã chứng đắc, Niết-bàn nào đã chứng ngộ, phiền-não nào đã bị diệt-đoạn-tuyệt rồi, và phiền não nào chưa bị diệt-đoạn-tuyệt.

 

Đó là 4 cách hành trong đề-mục-thiền-định ānāpānas-sati, thuộc về pháp-hành-thiền-tuệ

 
 Quả Báu Của Đề-Mục-Thiền-Định Ānāpānassati
 

Đề-mục-thiền-định ānāpānassati: niệm hơi thở vào - hơi thở ra không chỉ dẫn đến chứng đắc 5 bậc thiền sắc-giới, mà còn có thể làm nền tảng, làm đối-tượng dẫn đến chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả và Niết-bàn, diệt-đoạn-tuyệt mọi phiền-não, mọi tham-ái, trở thành bậc Thánh-A-ra-hán, sẽ tịch diệt Niết-bàn, chấm dứt tử sinh luân hồi trong 3 giới 4 loài.

 

* Đối với bậc Thánh-A-ra-hán ấy có khả năng đặc biệt biết được tuổi thọ của mình còn sống được bao lâu nữa, đến khi nào sẽ tịch diệt Niết-bàn.

 

* Đối với hạng phàm-nhân chứng đắc các bậc thiền sắc-giới với đề-mục-thiền-định ānāpānassati này, có khả năng đặc biệt biết được thời gian chết, rồi sắc-giới thiện- nghiệp ấy cho quả tái sinh kiếp sau trên cõi trời sắc-giới Phạm-thiên ấy

 

            (Xong đề-mục niệm hơi thở vào - hơi thở ra)



[1] Bộ Visuddhimagga   Phần 4- Sīlānussatikathā

[2] Bộ Visuddhimagga, Phần 5- Cāgānussatikathā

[3] BộVisuddhimagga, Phần 6- Devatānussatikathā

[4] Bộ Visuddhimagga, Phần   7- Upasamānussatikathā

[5] 4 nhân duyên là nghiệp, tâm, thời tiết, vật thực.

[6] Bộ Samyuttnikāya, Mahāvagga, Kinh Dhammacakkappavattanasutta

[7] Bộ Ṃ.M.Kinh Māgaṇḍiyasuttavaṇṇanā, Dhammapadagāthā thứ 203-204

[8] Để hiểu rõ “tử sinh luân hồi” nên tìm hiểu quyển “Tìm hiểu pháp hành thiền tuệ” cùng soạn giả, trong phần tử sinh luân hồi.

[9] Mattaluṅgaṃ không có riêng, vì được ghép chung với aṭṭhimiñjaṃ. Về sau, tách mattaluṅgaṃ ra đặt sau karīsaṃ, cho đủ 32 thể trọc.

[10] Bộ Dī, Mahāvaggapāḷi, Mahāsatipaṭṭhānasutta, Paṭikūlamanasikārapabba

[11] Trình bày theo Bộ Sammohavinodanī aṭṭhakathāpāḷi, phần Satipaṭṭhāna-vibhaṅga.

[12] Sammohavinodanī aṭṭhakathā, Satipaṭṭhānavibhaṅga, Suttantabhājanīya

[13] Tóm lược tích Sīvalittheravatthu, trong Aṅg. aṭṭhakathā, Ekakanipātaṭṭhakathā

[14] Dhammapadaṭṭhakathā, tich Khadiravaniyarevatattheravatthu, Hoàng tử Sīvali ở trong lòng hoàng hậu Supavāsā suốt thời gian 7 năm 7 tháng 7 ngáy.

[15] Tóm lược tích Dabbattheravatthu, trong Aṅg. aṭṭhakathā, Ekakanipātaṭṭhakathā

[16] Bộ Dhammapadaṭṭhakathā, Tích Saṃkiccasāmaṇravatthu

[17] Aṅguttaranikāya, Ekakanipāta, Kāyagatāsativagga

[18] Bộ Visuddhimagga, phần Ānāpānassatikathā

[19] Bộ Dīghanikāya, Mahāvagga, Kinh Mahāsatipaṭṭhānasutta

[20] Bộ Visuddhimagga, Anussatikammaṭṭhānaniddesa, Ānāpānassatikathā

[21] Nữ hành giả không nên ngồi bắt tréo 2 chân, nên ngồi để 2 chân sang một bên

[22] Nên tìm hiểu rõ trong quyển VI, tập 2 Pháp-Hành-Thiền-Tuệ cùng soạn giả





[ Ðầu trang][Trở về mục lục ][ Trở về trang Thư Viện ]

updated: 2024