loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 66 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Tứ vô lượng tâm từ bi hỷ xả'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 23-11-2020

Câu hỏi:

Kính thầy.
Con có vài câu hỏi chưa được thông, mong được sự giảng dạy của thầy ạ.
"Từ bi" là thường hay vô thường, và "nhẫn nhục" là thường hay vô thường ạ?
Nếu "từ bi" là vô thường, có phải ta đang rèn luyện để "từ bi" thành thường không?
Nếu "từ bi" là thường, vậy Phật tánh của ta vốn đã từ bi, nhưng do vô minh che lấp nên ta quên mất từ bi và sự nhẫn nhục chăng?
Con rất mong sư thầy khai sáng, con chân thành biết ơn ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 30-06-2020

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy.
Con xin Thầy từ bi chỉ giúp con. Con thấy mình gần đây rất dễ dính mắc chuyện các loài vật. Con thấy những con Chó, Mèo bị người ta đem đi bỏ, nghe tiếng kêu của chúng lòng con nghe nhói đau và thương. Nhưng con ở nhà thuê nên không nhận nuôi chúng được. Đi đường con thấy để bảng hiệu "cầy tơ, tiểu hổ, dê, bò tơ..." trong lòng con lại nghĩ tới chuyện chúng rất đau và sợ hãi lắm, vì khi mình mà bị bắt nhốt chắc mình cũng có tâm trạng như vậy.
Con nhớ lời Thầy dạy, mỗi loài đều có nghiệp riêng, hãy để cho họ trả nghiệp, mình đừng cướp công pháp, đừng bi ảo bi huyền và con cũng tác ý nhân quả, nhưng con vẫn thấy lòng có sự chua xót, thương cảm và có sự sợ hãi con người. Con xin Thầy từ bi chỉ dạy con, cho con một lời khuyên. Con cảm niệm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-03-2020

Câu hỏi:

Con kinh đảnh lễ thầy ạ.
Dạ thưa thầy, con muốn hỏi thầy thế nào là học Phật bỏ gốc theo ngọn ạ.
Con thấy năng lực mình có hạn. Nên trước mắt chỉ biết cố gắng quan sát thân thọ tâm pháp. Tự mình chiêm nghiệm lấy. Nên con muốn gieo duyên cho người khác cũng chỉ biết tuỳ duyên. Ai cảm thấy khuyên nhủ được thì khuyên, không thì thôi, con không muốn tranh luận nhiều. Thứ nhất là mệt, thứ 2 là cảm thấy họ không muốn nghe thì chỉ thêm khó chịu cả 2.
Hôm nay 1 anh Phật tử có nói với con nếu k phát tâm từ bi giúp đỡ, gieo duyên và độ mọi người thì cũng khó thành tựu. Anh bảo con bỏ gốc theo ngọn, mất đi căn bản học Phật. Trước tiên là từ bi, rồi mới đến trí tuệ. Chứ không phải Giới Định Tuệ.
Con xin thầy chỉ bảo ạ.
Con xin tri ân công đức của thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-12-2019

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy, cho con hỏi thêm một điều nữa là khi nói tâm từ bi hỷ xả thì từ là không sân, bi là không oán hại, hỷ là không ganh tỵ đố kỵ, xả là không chấp giữ chuyện đã xảy ra. Vậy khi tâm sân nhưng chánh niệm trên cái sân đó thì có được xem là tâm từ không ạ? Tương tự chánh niệm trên tâm muốn hại, trên tâm ganh tỵ đố kỵ, tâm cố chấp... thì có được xem là bi, hỷ và xả không? Con xin cám ơn Thầy!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-10-2019

Câu hỏi:

Con kính chào Thầy!
Mỗi lần nhìn thấy cảnh 1 người phụ nữ bị bạo hành, 1 con chó bị chủ đánh đập tàn nhẫn, 1 chúng sanh bị đưa vào lò mổ với hai hàng nước mắt chảy dài... tâm con lại dao động. Những hình ảnh ấy luôn ám ảnh con, con lại thương cảm vô cùng, nhiều khi thấy khổ chung với những hoàn cảnh ấy. Thầy dạy Pháp như thế nào thì thấy như vậy, như nó đang là. Nhưng không hiểu tại sao tâm con lại khổ khi thấy cảnh ấy. Mong Thầy từ bi chỉ dạy cho con. Con xin tri ân Thầy.
Con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-09-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông. Đây là bài viết của con đăng lên facebook ạ. Con nhờ Sư Ông bình thêm về chữ "rộng lòng" để con cùng các đạo hữu được thọ lĩnh Giáo Pháp ạ. Con cảm ơn Sư Ông ạ.
Bài viết:

Hôm qua mình có đăng lên trang nhà câu thơ:
Rộng lòng trước đã mình à,
Tưởng rằng thua thiệt thế mà lại hay.

Hai câu này mình làm tặng vợ mình, và ban đầu thì chỉ nghĩ đến ý nghĩa của từ “rộng lòng“ là sự cho đi một cách rộng rãi. Thật ra, đây cũng là một ý khá hay. Vì như mình quan sát: hầu hết các mối quan hệ trong xã hội đều theo kiểu: có đi có lại. Còn việc cho đi một cách tự nhiên, tôi thành thật muốn giúp đỡ anh là vì tôi thực sự mong muốn cho anh được an vui, thật sự rất ít người làm được. Lòng chúng ta hẹp, là vì chúng ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, gia đình mình, mà không nghĩ chúng ta sống với nhau trong cuộc đời này, chúng ta thật sự có liên quan đến nhau.

Rồi khi mình đọc 2 câu thơ này cho một vài người bạn mình gặp, họ nghe xong thì đều bảo: cũng có vần, có nghĩa. Mình suy ngẫm về 2 từ “rộng lòng” rất nhiều. Mình phát hiện thêm được ý nghĩa của 2 từ này.
Mình là người lập gia đình được 5 năm, vậy nên mình sẽ bàn về đời sống gia đình khi liên hệ với 2 từ “rộng lòng” này nhé. Nếu để ý đời sống của những cặp vợ chồng, đa phần bạn sẽ thấy họ không thực sự hiểu cho nhau. Họ luôn kỳ vọng người bạn đời của mình phải biết quan tâm, chăm sóc, lo lắng, yêu thương và tôn trọng họ. Nhưng, nếu không có sự hiểu nhau một cách sâu sắc, thì cuộc hôn nhân chưa thể có sự hoàn hảo mà mỗi người kỳ vọng. Khi người bạn đời của bạn tỏ vẻ khó chịu, hay nói những lời khó nghe, thiếu tinh tế, thiếu tôn trọng. Bạn có thử tìm hiểu, tại sao người ấy lại hành xử như vậy không? Hay bạn chỉ tự thất vọng và chán nản? Nếu bạn chưa thực sự “rộng lòng” để bao dung và tha thứ, bạn sẽ chưa thể hiểu, thông cảm cho những gì người bạn đời của bạn thể hiện ra bằng lời nói và hành động. Thực ra là: mỗi người ai cũng có những nỗi niềm riêng, căng thẳng riêng, và khó chịu riêng. Nếu bạn không biết vượt qua sự “tự ái cá nhân” của mình để hiểu một cách sâu sắc người bạn đời thì sẽ không có một mối quan hệ tốt đẹp.
Bây giờ, mình nói về cuộc hôn nhân của mình. Khi cô ấy có sự căng thẳng, khó chịu, mình rút lui ngay, không phản ứng, không khó chịu. Và đôi khi, mình còn đùa vui một chút để cơn khó chịu này của cô ấy qua nhanh. Và thật tuyệt, chỉ sau 1 giờ, cô ấy đã tự thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng ấy. Nếu, mình phản ứng lại với cô ấy trong lúc đó, tình hình sẽ càng thêm rối hơn. Bằng cách này, mình đã cho cô ấy một không gian riêng để cô ấy có thể tự giải tỏa những bức xúc đã tích lũy từ rất lâu. Ở chiều ngược lại, khi mình tự cảm thấy đang có một sự khó chịu phát sinh, mình báo trước với người thân là: đừng động vào con/ anh trong lúc này nhé. Rồi mình tự cảm nhận trọn vẹn sự khó chịu này, không xua đuổi, cũng không chạy chốn, chỉ bình thản cảm nhận. Rất nhanh thôi, sự khó chịu cũng nhanh tạm biệt mình. Lần sau nó tới, mình lại đón chào nó như vậy. Như vậy là, chính nhờ sự hiểu biết sâu sắc về nhau trong gia đình, mà có sự thương yêu thật sự. Và, ý nghĩa của từ “rộng lòng“ cũng là như vậy.

Đến đây thì có lẽ, mình cần một nhà phê bình văn học bình thêm, vì vốn sống của mình còn ít, trải nghiệm chưa nhiều. Mong là vài lời dông dài sẽ mua vui cho các bạn.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-09-2019

Câu hỏi:

Con kính thưa Sư ông.
Con đã nâng đỡ rất nhiều người, từ khi họ khó khăn lúc họ bị bế tắc trong cuộc sống lẫn tu tập cho đến khi họ có được tất cả, ổn định trong đời sống tu hành. Thế nhưng, khi họ có được tất cả thì tất cả họ đều phản bội con. Lúc trước họ thần tượng tôn sùng con thì bây giờ họ đi nói xấu con, rồi họ nghĩ họ cũng hiểu biết như con, bắt đầu ngã mạn và đánh giá phán xét con. Hơn thế nữa, họ còn đi nói xấu con, chia rẽ con mà chưa hề hiểu cho con.
Đã bao nhiêu người đi qua đời con rồi tất cả đều xảy ra đúng y như vậy. Con đã gieo nhân gì mà giờ con lại gặt quả như vậy thưa Sư ông! Làm sao con có thể tha thứ cho những người như vậy ạ. Con xin kính lễ Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-07-2019

Câu hỏi:

Con chào Thầy,
Con được nghe thầy dạy rằng Từ là không sân với ai, Bi là không muốn hại ai, nên con cũng muốn nghe Thầy dạy về Hỷ và Xả là thế nào ạ?
Con chúc Thầy khỏe!

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 21-07-2019

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đọc được đoạn viết của một bạn khi nghe thầy giảng pháp và bạn ấy hỏi thầy một câu: "từ bi có làm ngăn trở quá trình giác ngộ?" Câu trả lời của thầy: "nếu hiểu từ bi là yêu thương thì có. Yêu thương hay căm ghét đều là cản trở trên con đường giác ngộ."
Con vừa bối rối vừa như thấy ra điều gì đó. Thầy cho con hỏi cặn kẽ hơn được không ạ? Phải chăng bởi ta thường gắn yêu thương với ràng buộc nên nó không đưa ta đến bờ giác ngộ? Yêu thương với lòng từ bi vô hạn mà không vướng mắc, ràng buộc vào đối tượng yêu mới là trạng thái của giác ngộ?
Con cảm ơn thầy ạ.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2019

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy,
Kính nhờ Thầy giảng nghĩa con biết sự khác biệt giữa Karuna và Mudita.
Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »