loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 240 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'buông'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 12-04-2022

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ Thầy,
Nhờ ơn thầy khai thị, con thực hành theo Pháp thầy hướng dẫn, con quan sát được sự quân bình trong tâm mình. Khi vô sự, con buông xả ra hết, nhìn cái cây như nó là, không còn cố đi tìm kiếm khái niệm cho nó nữa, có một cảm giác quân bình dễ chịu trong lòng con, không dễ lung lay, không dễ bị tác động. Khi hữu sự, con thấy mình vẫn lo lắng, đôi khi vẫn thấy cơn sân rung lên nhè nhẹ, nhưng thật sự vi diệu là con thấy cảm xúc ấy chỉ thoang thoảng, nhè nhẹ, con quan sát kĩ thêm chút nữa thì cảm xúc ấy biến mất. Cùng là một sự khó khăn trong công việc, trước đây con thấy lo lắng không yên, giờ con cũng không hiểu sao lo lắng biến đi đâu hết, thậm chí con còn không tìm cách "chống" lại nó, chối bỏ nó, nhưng lạ thay, khi con "không làm gì cả" thì sự việc lại được giải quyết một cách êm đẹp, con thấy kì diệu lắm thầy ạ, chắc do con gặp may đúng không thầy. Cũng như trong cuộc sống, khi gặp sự "bất như ý", con không thấy sân nữa, con chỉ thấy đây là bài học pháp gửi tới con, dạy con học cách nhẫn nại, khi con học được nhẫn nại ở sự việc đó rồi thì mọi việc lại êm đẹp, thu được kết quả ngoài mong đợi. Thêm một việc nữa, trước đây con rất không hiểu làm thế nào để thấy thương người mình không ưa, con thấy thật tình chẳng tìm được điểm nào để thương họ hết, con chỉ tìm cách xa lánh họ, ở gần họ nghe họ nói chuyện con cũng thấy khó chịu, nhưng giờ tự nhiên, con không còn nổi sân với họ nữa, con chỉ thấy những gì họ đối tệ với mình là duyên nghiệp của mình, cũng là bài học của chính họ, con thấy cảm thông vì họ chưa đủ duyên để thấy ra, để tu học. Con rất xúc động khi nhìn lại chính mình thầy ạ, con viết đôi dòng lủng củng, mong thầy hiểu cho con.
Kính mong Thầy và các vị Tăng Ni luôn mạnh khỏe, trụ thế lâu dài, khi có cơ hội con vẫn mong được về gặp Thầy (nhiều) lần nữa.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-04-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Bữa qua con đang đi xe máy, đèo trẻ con đi học, đầu óc con lang thang theo những suy nghĩ, con chợt nhận ra là mình đang đeo đuổi những ý nghĩ ấy. Khi chợt nhận ra thế thì dòng suy nghĩ miên man ngưng lại. Một ý nghĩ loé lên trong con: “Mình vừa buông ra; nhưng hình như mình đang dò dò hoặc đang mong cầu thấy một cái gì đó thì phải.” Khi thấy như thế con mới chợt hiểu được ý Thầy nói buông ra đã là chánh niệm tỉnh giác rồi, không phải buông ra để chánh niệm, không phải buông ra để quan sát. Buông ra thì chánh niệm khắc tự ứng và tánh biết khắc tự thấy một cách tự nhiên. Điều này có lẽ là điểm cốt lõi để có thể hành thiền theo cách vô chiêu Thầy chỉ dạy.
Con thấy vậy có phải không ạ?
Con kính trình Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 06-04-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, cho con hỏi làm sao để buông bỏ một người mình từng rất yêu thương ạ?

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 04-04-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy, phải chăng càng thực hành niệm thân thọ tâm pháp, thì pháp đến càng nhiều để thử thách mình, hay do trước đây mình vô minh nên không nhận thấy pháp đến đi? Pháp càng đến bản ngã con càng trỗi dậy. Khi thực hành thiền tuệ thế này, con nhận ra đôi khi bản thân càng thông minh thì càng dở, vì càng thông minh thì càng ngạo mạn, pháp đến thì cái tôi càng bị dập tơi tả đến lúc không còn một mảnh. Đến một lúc biết rằng bản thân không thể làm chủ được thứ gì nữa, thì chỉ còn cách buông ra. Từ "buông" này liệu là từ bỏ vật việc BÊN NGOÀI không làm, hay vẫn chăm chỉ cần mẫn, biết khó vẫn làm, nhưng trong sự trải nghiệm đó cần kiên nhẫn, lắng nghe cảm thọ cảm giác khó chịu, thấy nó và buông bỏ những cơn sóng "BÊN TRONG" hở thầy. Con nghe thầy nói "buông ra", ba con cũng từng dặn con rằng mệt quá thì buông ra. Đến tận bây giờ khi thực hành một thời gian, con vẫn chưa hiểu chữ "buông" này thưa thầy. Con không giỏi thuật ngữ kinh điển, chỉ biết hỏi những điều ngu ngơ trong chính cái kẹt của đời sống mình với vốn ngôn ngữ có phần hạn hẹp, con mong thầy thông cảm cho sự ngu ngơ của con thầy nhé.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 27-03-2022

Câu hỏi:

Con xin đảnh lễ Hoà thượng và chư Tăng.
Bạch Hoà thượng. Từ khi nghe lời dạy "thư giãn, buông xả" của thầy, con đã thay đổi cách thực hành thiền của con và thu được nhiều lợi ích. Bây giờ con thấy cuộc sống rất vui vẻ, thoải mái, phong thái của con thư giãn, nhẹ nhàng chứ không kiểm soát cứng nhắc, căng thẳng như trước.
Nếu không gặp được lời dạy của Hoà thượng thì chắc con vẫn căng thẳng, mệt mỏi mãi.
Con xin thành kính tri ân Hoà thượng.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-03-2022

Câu hỏi:

Bạch thầy xin thầy chỉ dạy và khai thông cho con, thời gian gần đây con bị gia đình làm phiền não mà con biết nguyên nhân cũng 1 phần do con. Con cố gắng thu xếp cho êm đẹp vậy mà đi làm về đến nhà con thấy nặng nề quá, con biết như vậy là tự trói buộc mình nên con đã buông bỏ những phiền não đó và tu tập cái đang là như thầy chỉ dạy, nhưng sao con vẫn cảm nhận là chưa buông được. Nhờ thầy khai thông cho con, con xin tri ân thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 14-03-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,

Con đang trải qua 1 sự chuyển đổi lớn. Con thay đổi công việc đã gắn bó nhiều năm sang 1 công việc khác. Mặc dù mọi việc dường như đều thu xếp ổn thỏa, con vẫn cảm thấy rất buồn phải chuyển đổi việc và không chắc chắn về tương lai. Qua quan sát cả nỗi buồn lẫn sự lo lắng đó, con nhận ra tâm thật vô thường và thật khổ khi chấp vào tâm. Khổ thật Thầy ạ. Con cũng muốn buông tâm xuống, không chấp tâm là mình nữa. Nhưng con lại cảm thấy rất mông lung và chới với. Chấp tâm đã thành thói quen. Con nhớ lời Thầy dạy là thận trọng chú tâm quan sát ngay trong mỗi hành động trong từng giây phút. Nhưng ngay trong việc thận trọng chú tâm quan sát đó con vẫn cảm thấy rất đau, rất khổ. Đôi lúc cảm thấy kiệt sức. Đôi lúc cảm thấy mình không thể làm được gì, chỉ muốn ngủ để quên mọi sự. Con xin Thầy cho con lời khuyên.
Con tạ ơn Thầy.
Kim Thái

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2022

Câu hỏi:

Kính thưa Sư Ông!
Con có một kinh nghiệm cũng lâu rồi trong việc tu học muốn trình lên cho Sư Ông ạ. Có nhiều lần con vác nước lên dốc, mới đầu vác thì cứ đắn đo, phân tích thấy mệt nhưng khi con buông ra, mềm yếu trở lại, cứ vác thôi thì nó khoẻ, nhẹ nhàng, thoải mái. Trong cuộc sống và lúc hành thiền cũng thế, con thường mềm yếu, thả lỏng hết, chẳng đắn đó, suy xét, nỗ lực gì hết thì lại bình an, nhẹ nhàng, dẻo dai, ngồi lâu dài hơn, dường như cái thấy biết lại được rõ ràng, trọn vẹn hơn, đặc biệt trong lúc ngồi thiền, có khi hôn trầm, phóng tâm này nọ đến con cứ thản nhiên, không chống cự gì cả, hoà mình với nó thì nó yếu dần và mất đi mà con thấy rất khoẻ, tỉnh táo (ngày trước con phải khởi tâm tiêu diệt, phản ứng, quán tưởng này nọ đôi khi nó cũng hết nhưng xong thì con kiệt sức, có sự bất an), con giống người đã chết ấy, càng chết đi, càng mềm yếu, càng buông lỏng thì con càng thấy bình an, nhận biết tốt hơn, con không biết tại sao như thế ạ?
Con có nhớ rằng có ai nói: "MỀM YẾU LÀ CÁI DỤNG CỦA ĐẠO". Hay con đọc trên mạng thấy có nguyên lý cái cốc, chỗ rỗng mới là dụng, rỗng càng nhiều thì đựng được càng nhiều... Giống như cái bản ngã càng yếu đi thì cái thấy biết tự nhiên càng mạnh phải không ạ?
Xin sư ông khai thị cho con thêm để con có thái độ đúng đắn và niềm tin hơn trong tu học ạ. Con xin tri ân Sư Ông.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-03-2022

Câu hỏi:

Dạ thưa Thầy,
Nỗ lực trong đời sống tục đế khác với nỗ lực trong tu tập đúng không ạ? Trong tu tập, cần phải buông cái cố tu để đạt cái này cái kia thì mới quay về được với tánh biết trong sáng nơi tâm mình. Còn trong đời sống tục đế vẫn cần tới cái nỗ lực ấy khi cần. Ví dụ muốn giỏi một nghề nào đó, mình cần tìm tòi, học hỏi, chuyên cần, gắng sức làm cho tốt. Không hẳn vì để thành công, giàu có, đạt được danh tiếng nọ kia mà vì đơn thuần mình sống trong đời cần có một nghề nuôi sống mình và hơn nữa, đã làm gì thì làm cho tử tế, cho tốt, đem lại lợi cho mình và cả người. Khi nỗ lực trong tục đế mà mình mang cái “không nỗ lực” trong tu tập vào thì sẽ giúp mình thấy biết rõ ràng, nhờ đó bền bỉ và vững vàng hơn.
Con hiểu vậy có gì chưa đúng, kính xin Thầy chỉ bảo ạ.
Con cảm ơn Thầy nhiều ạ.
Kính Thầy,
Con

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch Thầy,
Trong cuộc sống hàng ngày, rất nhiều khi con gặp áp lực là công việc nhiều quá, việc nào cũng quan trọng và cần làm ngay. Cũng vậy trong cuộc sống gia đình, nhiều việc phải chính mình làm và phải làm ngay. Nếu không làm những việc đó thì công việc đình trệ và/hoặc đổ vỡ, gia đình lộn xộn. Nhiều áp lực như vậy nên nhiều lúc con căng thẳng và hành xử lỗ mãng và đương nhiên tạo ra vướng mắc nhiều hơn. Những lúc con quyết tâm dứt ra, dành thời gian cho mình buông bỏ mọi áp lực và cân bằng cảm xúc thì con thấy mọi việc rõ ràng hơn và hành xử điềm tĩnh hơn. Tuy nhiên, thời gian có thể để dành cho việc cân bằng đầu óc và cảm xúc này không thể nhiều vì luôn có việc phải làm ngay, việc nào cũng quan trọng cả. Nếu con cố làm tốt 1 việc trong sự buông bỏ và thảnh thơi thì nhiều việc khác bị đình trệ và hậu quả lại đến tiếp theo vì con không bắt kịp yêu cầu trách nhiệm của mình trong những việc khác.
Kính xin Thầy cho con lời khuyên về hành xử trong những việc này.
Lê Kim Thái

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »