Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 13-08-2022
Câu hỏi:
Con kính bạch trên Sư Ông,
Con thấy vừa rồi có vị đặt câu hỏi rằng người tu tập có cần phải hiểu biết kinh tế, xã hội hay không? Con xin trình bày đôi chút suy nghĩ về vấn đề này.
Thực tế con thấy nhiều người rất cố chấp về các lãnh vực đó (chẳng hạn như Ràng buộc hay Tự do, Truyền thống hay Hiện đại, Trách nhiệm hay Quyền lợi....) đưa đến sự phân cực trong gia đình, cộng đồng cũng như xã hội. Con đã từng tiếp xúc có những người nghĩ ra những viễn cảnh rất cao siêu, ưa thích chống phá, hủy diệt hết cái này đến cái kia dưới những nhãn mác hấp dẫn cho người trẻ, nhưng chính họ còn chưa tự do khỏi cái bản tính nổi loạn vị kỷ, ưa xu nịnh của họ, thì làm sao họ đem đến tự do cao xa cho người khác được? Lời của những bậc cao nhân như Nietzsche hay Krishnamurti thì lập tức bị họ diễn giải theo kiểu chủ trương sự vô ơn và biết thân mình. Hoặc có người khi chưa làm thì phán xét rất hay nhưng đến khi chính họ làm có khi càng tệ hơn nữa. Vậy cho nên theo con thấy rằng người tu tập nên hiểu biết về kinh tế, xã hội, như là một phần của các quy luật vận hành tự nhiên, nhưng điều này đòi hỏi sự tìm hiểu, chiêm nghiệm thật độc lập, khách quan và tự tin, chứ nếu không sẽ dễ bị lôi kéo theo các mưu đồ chủ quan và thậm chí là động cơ lợi ích tài chính của người khác ạ.
Mong Sư Ông trường thọ, pháp thể khinh an ạ.
Ngày gửi: 13-08-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy,
Sau khi trải chiệm và chiêm nghiệm, con nhận ra thái độ bình an khi chọn thái độ trong cuộc sống: là không chỉ trích với bất cứ điều gì, với bất cứ ai hay diễn giải ngược về bản thân để học ra bài học. Kể cả với những người hại mình thì con không chỉ trích gì, mà diễn giải là tôi thiếu kinh nghiệm sống nào đó nên để người khác hại. Học ra bài học hoan hỉ bỏ qua. Không bao giờ phán xét, nếu nhận xét, đánh giá dựa trên sự thật và thời gian thì được nhưng không phán xét đúng sai tốt xấu dán nhãn dựa trên bản ngã hay cảm xúc cá nhân. Điều cuối cùng là luôn thấu hiểu, đồng cảm từ đó phát sinh tình thương với tất cả mọi người, kể cả những người hại mình hay gây tổn thương cho mình sâu sắc. Thực sự là một quá trình rất dài, nhưng hiện tại khi con sống như vậy, con cảm thấy vững vàng về tâm lý trong cuộc sống và có sự bình an thưa Thầy. Con cảm ơn Thầy đã đọc!
Ngày gửi: 13-08-2022
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Dạ thưa Thầy, con thấy rằng nếu một vấn đề nào đó mình còn tự ti, sợ hãi, phân vân, phiền não... thì có nghĩa là mình chưa học xong bài học đó. Dấu hiệu của học xong bài học là trước cảnh duyên đó mình tự tại, ko quan trọng kết quả thế nào (nhưng ko phải bất cần).
Con hiểu như vậy có đúng ko ạ?
Con cảm ơn quý Thầy đã lắng nghe và giải đáp ạ!
Ngày gửi: 12-08-2022
Câu hỏi:
Mô Phật! Dạ thưa Thầy!
Nhiều lúc con nghĩ cũng may tất cả chỉ là sản phẩm của ảo tưởng Thầy nhỉ? Nếu ko cũng thật kinh hoàng!
Chỉ cần thoát khỏi ảo tưởng sẽ ko còn vấn đề gì nữa.
Kính ơn Thầy!
Ngày gửi: 11-08-2022
Câu hỏi:
Duy Thức Học
Hôm nay con nghiệm ra Duy Thức học cũng rất hay, cái hay là các bậc tiền bối trên Sự Thật đã dùng những khái niệm rất đơn giản để diễn giải.
Con thấy cái đang hiện hữu chính do Tâm thức tự động phân biệt, đánh giá, lưu trữ tạo ra không gian và thời gian để duy trì cuộc sống này. Đó cũng chính là thế giới tự nhiên quanh ta.
Cái thế giới tự nhiên nhân quả này có tính duyên khởi, vô thường, vô ngã. Qua mỗi chúng sinh là một hiện hữu khác nhau.
Khi buông luôn cái Thức phân biệt này, trong thấy chỉ thấy, chỉ nó như là, không còn cái ta, cái khác, không còn duyên khởi, không còn vô thường,... cái này chính là Tánh không trong sáng rỗng lặng, là Đạo vô vi không lời.
Sống Đạo là trở về với Tính Giác, Tính Phật sẵn có chính là nhập dòng Pháp.
Khi tỉnh giác thân tâm là một thì mọi hoạt động đều nhẹ nhàng, đoan trang, dễ dàng nhận biết tâm tham, sân, si khi nó sinh khởi và nhiều lúc rất khinh an, vắng lặng ngay cả chỗ đông người.
Luôn tỉnh giác trên thân tâm mình khi xúc chạm đó là cách con trở về với Tánh biết nơi mình.
Chúc Sư luôn khoẻ mạnh.
Ngày gửi: 10-08-2022
Câu hỏi:
Dạ bạch sư.
Được nghe sư giảng và con có thực hành theo.
Có một số trải nghiệm, con xin phép được nêu ra. Mong rằng, nếu có ngã kiến, hay tự mãn trong sâu xa, con xin được phép sám hối ạ.
Dạ thưa,.
1. Trong một lần rồi (lúc đang đi xe), một sự thấy trong sáng khởi sanh, lúc đó bặt hết các suy tư, suy nghĩ, chỉ là sự thấy với mắt trong sáng. Cũng thấy đó, nhưng mà sự thấy hoàn toàn khác, không phải sự thấy với suy tư, nghĩ tưởng, cũng không phải sự thấy của một đứa bé trẻ em ngây thơ.
2. Cũng một lần khác, một sự nghe trong sáng khởi sanh, lúc đó cũng bặt hết các suy tư, suy nghĩ, chỉ là sự nghe với tai rõ ràng, trong sáng. Sự nghe đó cũng như trên ạ.
3. Lần thứ 3 bị vấp té. Con thấy cơn đau từ từ xuất hiện, từ ngoài vào, rồi qua da, qua thịt, rồi tới xương, rồi tủy. Rồi cơn đau cũng mất, từ tủy mất, rồi từ xương mất, rồi từ thịt đi mất, rồi qua da, rồi hết. Cảm thọ đó giống như quay chậm một bộ phim.
Dạ thưa sư là như vậy a.
Giờ tâm niệm theo với lời dạy của sư là tất cả các Pháp đề vô ngã, không có gì là ta, của ta, tự ngã của ta ạ.
Ngày gửi: 09-08-2022
Câu hỏi:
Con xin trình Pháp:
Từ khi nghe Thầy nói về thấy Pháp như thực, tại đây và bây giờ một cách sáng suốt định tĩnh trong lành thì cũng gần ba năm nay con không còn ép minh ngồi thiền nữa. Có dịp nói chuyện với người khác về con đường tu tập của nhiều người thì con thấy là con may mắn khi thời gian từ 10 năm trước đây con có ngồi thiền mà không được gì cả vì theo con nếu mà trước đây mà con có được gì thì giờ chắc con còn kẹt vào thiền chỉ “chế định” này không dễ gì thoát, kể cả bị tẩu hỏa …Giờ thì con cứ nhìn thấy mọi việc như nó đang là sân thì thấy sân kg có ý sửa làm sao đừng sân, hoặc hết sân… và cũng hết băn khoăn là bao lâu thì minh mới thấy được Pháp. Tuy nhiên con có một thắc mắc là kiếp này con không dính mắc vào thiền chỉ “chế định” trong khi con biết rất nhiều người bị dính mắc vào thì có phải chăng các kiếp trước con cũng kg bị dính mắc nên kiếp này mới may mắn khg bị.
Kính chúc Thầy sức khỏe. Xin hồi hướng những công đức bé nhỏ của con cho người Minh Sư đã khai thị giúp cho con nhận ra những nguyên lý cơ bản của Chánh Pháp để từ đó tự mình biết nên tu ra sao.
Con
Nguyên Châu
Ngày gửi: 09-08-2022
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ thầy ạ!
Bấy lâu nay con thường xem các video bài thầy giảng và những câu hỏi đáp trong trang này để thấy ra những bài học cho mình. Nhờ vậy mà con cảm thấy mình bớt khổ và bế tắc trong cuộc sống. Con thấy mình may mắn hơn rất rất nhiều người. Những khó khăn và trở ngại con gặp phải là bài học để con trưởng thành và vững vàng hơn. Nhiều khi chỉ nghĩ tới hình ảnh của thầy cũng đủ khiến con cảm thấy vững chãi và bình an. Con cũng đang tập để không sống lệ thuộc vào thầy hay các bài giảng của thầy, để thấy ra chính mình và sống vững chãi dựa vào chính mình. Con còn nhiều bài học phải học để thấy ra lắm ạ, nhưng ít nhiều con đã vững chãi hơn.
Con thành kính tri ân thầy ạ, còn nhiều lời muốn được bày tỏ mà con không biết nói sao.
Con kính mong thầy luôn luôn mạnh khoẻ và trụ thế dài lâu!
Ngày gửi: 08-08-2022
Câu hỏi:
Dạ thưa sư
Hôm đợt vừa rồi con bị tai nạn giao thông. Bị gãy tay nên vào bệnh viện mổ.
Mổ xong, khi hết thuốc tê (mổ bác sĩ tiêm thuốc tê, không làm gây mê), khi thuốc hết hiệu lực thì tay rất đau.
Nhưng khi cơn đau đó khốc liệt, liền tự hỏi:
"Nếu nghĩ cơn đau này là vô thường hay lý luận về giáo lý này nọ về cơn đau tức là chối bỏ thực tại.
Hay thôi đủ rồi những lý luận, vậy tự hỏi xem trong cơn đau này có tôi hay không. Nếu chỉ riêng cơn đau này thôi, có gì khác nữa hiện diện nào ở đây mà làm trói buộc, khổ não kèm theo ngoài cơn đau này không?"
Liền sau đó, vẫn sự đau đó, sự chân chánh, chân thật, không mơ hồ về Pháp được khởi lên.
Vẫn đau, sau đó chìm vào giấc ngủ.
Dạ bạch sư là như vậy ạ.
Ngày gửi: 07-08-2022
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con là một Phật tử ở xa cơ duyên con được nghe pháp thầy giảng. Ngày trước con thường hay cố gắng tu tập chỉ mong sao chứng nghiệm gì đó để tìm cầu giải thoát. Tuy nhiên khi nghe pháp của thầy và thực hành theo thì con nhận ra nhiều thứ thay đổi. Mới đầu con vẫn còn suy nghĩ mong muốn mình mau thực hành để mau chứng ngộ nên rất căng thẳng khó chịu và mệt mỏi nhưng khi nghe thầy dạy rằng: "Hãy buông xả thì sẽ thấy mọi thứ". Và rồi con thực hành theo. Thú nhận là lúc đó con rất khó buông ra, con cảm nhận sự khó chịu, bản ngã vẫn luôn mong chứng đạt một trạng thái gì đó. Nhưng rồi con chấp nhận nó và cảm giác khó chịu cũng biến mất, thân tâm buông ra, thư giãn, trải nghiệm được cảm giác rất thoải mái, điềm tĩnh và có cái nhìn khách quan hơn, cái biết khi ấy như mở rộng ra, rõ ràng và thật đơn thuần.
- Khi ấy con dần hiểu được rằng Tánh biết vốn luôn có sẵn, chỉ do khởi lên ý nghĩ phán xét, tìm tòi, phân biệt mà che lấp đi thôi. Mới đầu con thấy khó hiểu, lý trí luôn dấy động nhưng con vẫn cứ cảm nhận, chấp nhận những khó chịu ấy dần dà con thoải mái, nhẹ nhàng trở lại và cảm nhận mọi thứ xung quanh rất rõ ràng. Con nhận ra rằng dừng suy nghĩ, tìm tòi và buông thư thoải mái tự nhiên thì tâm trong sáng, biết mọi thứ rõ ràng không còn sự phân biệt.
- Vd con đang ngồi thì chỉ biết đang ngồi, nghe chỉ nghe, hay đang ngồi viết câu hỏi đây thì biết đang ngồi viết. Rõ ràng hơn, khi con đi bộ, gặp một chiếc xe đang chạy về phía con, thường con sẽ cảm thấy sợ hãi mà vội nghĩ mau né tránh, nhưng lần này con bình tĩnh thì vẫn né tránh được tự nhiên. Con cảm nhận thật tuyệt vời, cảm thấy cuộc sống thật tốt, Pháp đã vốn hoàn hảo mình chỉ cần tự nhiên thôi sẽ nhận ra mọi thứ.
Con viết khá dài nên mong sư hoan hỷ, lần đầu con cảm nhận nên không biết phải diễn ta ra sao. Mong sư xem và con có gì sai xin sư chỉ dạy bảo thêm ạ.
Mô Phật