Kết quả Tìm Kiếm: Có 64 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'khổ đế'.
Mục này được thực hiện nhằm tạo cơ hội cho chư huynh đệ, đạo hữu sống cách xa nhau có thể chia sẻ kinh nghiệm tu tập, hoặc trao đổi những vấn đề nan giải trong Pháp học cũng như Pháp hành, để cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, góp ý bổ túc, hầu giúp nhau điều chỉnh chánh kiến trong biển Phật Pháp mênh mông, sâu thẳm và vi diệu.
Với tiêu chí đó, đề nghị quý vị không nên đặt những câu hỏi quá xa vời thực tại tu học của mình hoặc những vấn đề chi ly có tính tầm chương trích cú trong kinh điển, vì điều đó mỗi người có thể tự tra cứu lấy để khỏi làm mất thì giờ của huynh đệ đồng đạo.
Để gởi câu hỏi, xin nhập vào mẫu bên dưới, chúng tôi sẽ cập nhật câu trả lời lên website trong thời gian sớm nhất.
Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp
Ngày gửi: 28-11-2014
Câu hỏi:
Con kính chào Thầy! Con xin thưa với Thầy một điều mà con không thông. Con có nghe Thầy giảng rằng, khổ giúp ta thấy ra bài học giác ngộ. Nhưng con thấy phần lớn quý Phật tử đi chùa làm phước đều cầu xin sự lợi ích, sự bình an lâu dài. Vậy có mâu thuẫn gì với lời Thầy dạy không khi mọi người luôn mong cầu điều tốt, ít ai cầu xin khổ cả? Con mong Thầy chỉ dạy cho con. Con thành kính đảnh lễ Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tất nhiên làm phước với tâm xả ly dục vọng của mình thì được sự lợi ích, sự bình an, nhưng khi người ta mong cầu sự bình an với tâm ham muốn thỏa mãn ảo vọng của mình thì sẽ gặp đau khổ, và chính đau khổ này thức tỉnh họ giúp họ thoát khỏi ảo vọng của chính mình để trở về với sự bình an, sự thanh tịnh trong sáng của tâm hồn. Vậy không phải đau khổ giúp con người giác ngộ ra sự thật và nhờ vậy thoát khỏi ảo vọng của chính mình đó sao?
Ngày gửi: 04-01-2014
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, con thường theo dõi mục hỏi đáp và các bài giảng của thầy, nhờ vậy mà con gỡ bỏ được rất nhiều những trói buộc về nhận thức giác ngộ. Có một số điểm con còn băn khoăn, xin thầy từ bi chỉ dạy: <p>
1. Phật thường nhắc đến KHỔ. Vậy KHỔ trong KHỔ ĐẾ và trong "VÔ THƯỜNG - KHỔ - VÔ NGÃ" có gì giống và khác nhau hay không? <p>
2. Con có nghe một vị giảng về Phật ngôn: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường". Theo vị đó thì, pháp hữu vi là tất cả các hoạt động như đi, đứng, ăn, mặc... Theo con hiểu thì tất cả mọi pháp xuất phát từ động cơ hữu ngã thì là pháp hữu vi. Nếu không có bản ngã phía sau thì là pháp vô vi. Con không rõ con hiểu như vậy có đúng không ạ. <p>
Con thành kính đảnh lễ thầy, mong chư thiên hộ trì thầy luôn dồi dào sức khỏe ạ.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
1) Tất cả khổ đều nằm trong khổ đế. Có 3 loại khổ: Khổ tự nhiên, khổ quả và khổ do vô minh ái dục (hoặc tà kiến, tham ái). Hai khổ đầu không đáng kể, chỉ cần nhận biết và nhẫn nại là được, nhưng cái khổ thứ ba mới thật sự là khổ đế cần chú tâm minh sát để thấy ra xuất phát từ nguyên nhân nào.
2) Hữu vi có hai nghĩa: Một là pháp do duyên hòa hợp với nhau mà sinh một cách tự nhiên. Hai là pháp do hữu ý tạo tác mà thành. Hữu vi thứ nhất chỉ vô thường thôi, nếu có khổ thì chỉ là cái khổ tự nhiên, còn hữu vi thứ hai là nhân tạo tác xuất phát từ ý chí của bản ngã mới đưa đến khổ đế. Trong trường hợp chấp hữu vi thứ nhất là ta hay của ta, thì chấp chính là hữu vi thứ hai rồi, nên đương nhiên cũng khổ.
Ngày gửi: 12-10-2013
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy, <p>
Trước hết con xin đảnh lễ thầy với lòng biết ơn sâu kính nhất của con. Nhiều tháng qua con thường lên mạng, nghe, đọc và học được rất nhiều điều trên trang web của thầy, thật là hữu ích cho chúng sanh thời nay. Điều vi diệu nhất đối với hoàn cảnh của con qua cách giảng giải của thầy là thấy cả hai mặt của cuộc đời đều có lợi ích cho mình. Sự buông xả này thật là hay quá, nó như là trút bỏ được ngàn cân, làm cho con lại nhớ đến tinh thần bất nhị của Ngài Duy Ma Cật, đúng là khi tâm không phân biệt thì chẳng có gì để nói cả. Trong cuộc sống hàng ngày con cố gắng nhớ những gì học được đem vào ứng dụng, có khi được có khi không, khi thì nhớ, khi thì quên, nhưng quên rồi lại nhớ, càng nhớ con càng nhận ra lòng tham của chúng sanh thật là vô đáy thầy à, nó chẳng mỏi mệt và biết đủ đâu, con tự hổ thẹn với chính mình. Con xin thầy từ bi chỉ dạy rõ thêm để giúp con vượt khổ ở đời.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Vậy là còn hơn cả tuyệt vời rồi con còn muốn thêm gì nữa? Nếu con đã thấy cả hai mặt của cuộc sống đều có lợi ích cho sự giác ngộ ra sự thật thì khổ đau và hạnh phúc đều là bài học quý giá như nhau, sao con lại muốn vượt khổ? Không phải là vượt khổ mà là thấy khổ. Thấy ra trạng thái khổ tự nhiên khác với cái khổ do thái độ tâm lý tạo ra. Khi thấy được cái khổ tự nhiên mà không gia thêm thái độ tâm lý đối kháng, thì ngay nơi trạng thái khổ ấy vẫn không có cái khổ tâm lý mà Phật gọi là khổ đế, nên vẫn tự tại an lạc. Đó mới chính là chấm dứt cái nhân sinh khổ tâm lý.
Ngày gửi: 09-07-2013
Câu hỏi:
Kính thưa thầy,<p>
Trước đây, con đau khổ. Con hướng về Phật pháp, nghe bài giảng của các thầy, với mong muốn là hết đau khổ. Trong thâm tâm con vẫn có mong cầu là mọi việc suôn sẻ, may mắn hạnh phúc đến với mình. Nhưng nay, nghe và đọc sách của thầy (đặc biệt là bài giảng "Ý nghĩ 3 loại khổ và 8 pháp thế gian"), cái nhìn của con lại có thay đổi 1 chút, dường như con không còn sợ đau khổ nữa, vì có những đau khổ tự nhiên thì nó cần thiết để mình sửa lại nhân. Điều mình cần chỉnh là khổ do "cái ta ảo tưởng" dựng lên. Con mới "nhìn ra" chỗ này. Con xin trình với thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Sàdhu lành thay! Đó là sự chuyển hóa rất lớn trong thái độ nhận thức và hành vi đối với thực tánh pháp. Chúc mừng con!
Ngày gửi: 24-09-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy:<p>
1. Thực tánh Pháp có phải là tịch tịnh, nguội lạnh là Niết bàn không ạ?
2. Thưa Thầy Khổ trong Tam Tướng được hiểu thế nào ạ? Nếu thấy Vô Ngã, Vô Thường thì sao còn Khổ nữa ạ?
Kính mong Thầy chỉ dạy, con cám ơn Thầy và chúc Thầy sức khoẻ!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Tới đây thì con nên tự thấy chứ không nên hỏi nữa. Nếu con cứ đem lý trí hữu hạn để đo lường cái vô hạn bất khả tư nghì thì coi chừng tẩu hỏa nhập ma đó. Cái con muốn "biết trước" thì chỉ hình thành ý niệm (khái niệm chế định), lúc đó khám phá chẳng còn hứng thú gì, mà hầu như bị ý niệm che lấp không thể nào thấy được thực tánh.
1) Thực tánh của tham của sân thì gọi là Tánh Đế, chưa phải là Niết-bàn tịch tịnh. Thực tánh của đoạn tận tham, sân, si mới là Thánh Đế, Niết-bàn.
2) Có 3 loại khổ:
a) Khổ tự nhiên như nóng lạnh đói khát...
b) Khổ quả như mù câm điếc...
c) Khổ do thái độ vô minh ái dục như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ do cầu không được, yêu phải xa, ghét phải gần... Cái khổ thứ ba thì chấm dứt tà kiến, tham ái là hết, còn hai loại khổ đầu thì Phật, Thánh cũng đều phải khổ huống chi mới thấy vô thường vô ngã!
Ngày gửi: 21-03-2012
Câu hỏi:
Kính thưa thầy!
Mong thầy chỉ giúp con xem làm sao có thể vượt qua được nỗi đau của sự lừa dối, phản bội. Làm sao để bao dung để thứ tha thưa thầy. Con chỉ mong con có thể trút bỏ được sự giận dữ, tổn thương để có thể mở lòng yêu thương trở lại nhưng thật khó quá thưa thầy.
Con xin cảm tạ thầy!
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
- Hãy cám ơn những người lừa dối phản bội con vì đã giúp con học ra bài học về bản chất vô thường, khổ đau và vô ngã của đời sống; giúp con buông xuống những ảo tưởng mà trước đây chính con dựng lên về hạnh phúc gia đình, về tình yêu, về sự nương tựa; giúp con sống độc lập không lệ thuộc vào người khác; giúp con bền bỉ hơn trong sức kham nhẫn, chịu đựng để rồi biết cảm thông, tha thứ.
- Hãy quên đối tượng làm con giận dữ mà trở về lắng nghe chính cơn giận dữ và cảm nhận nó từ bên trong chứ không nên đứng ngoài quan sát và kiểm duyệt nó. Nếu con biết nhân đó để chiêm nghiệm bản thân thì con sẽ thấy nguyên nhân sinh ra đau khổ không phải do bị phản bội mà do mình không thấu hiểu bản thân mình. Khi con hiểu được mình, biết thương yêu mình thì tình thuơng yêu sẽ bắt đầu nẩy nở.
Ngày gửi: 22-02-2012
Câu hỏi:
Bạch Thầy, hàng ngày con đều đọc phần hỏi đáp của Thầy để học hỏi từ thực tế thực hành giáo pháp của các bạn đạo. Con đã hỏi được nhiều điều, tuy nhiên còn chưa sâu. <p>
Con xin Thầy giảng thêm về câu Thầy hay nói: "Vô thường, khổ, vô ngã" ạ. Con có cảm nhận đây là chìa khóa để thoát khỏi khổ, nhưng con vẫn chưa định hình được cụ thể là thế nào. <p>
Mong thầy bố thí cho con.
Con cảm ơn Thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Phần lớn chúng ta vì muốn được thường, lạc, ngã mà khổ. Như vậy khổ là do không thấy tính vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong các pháp vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta thì gọi là điên đảo tưởng.
Các pháp do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ . Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng.
Các pháp do vô minh ái dục hay do tham sân si tạo tác mà thành thì đều đưa đến sầu bi, khổ não. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Các pháp vốn tồn tại trong sự vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", đây là "tài sản của ta"... nên mới khổ.
Ngày gửi: 22-11-2011
Câu hỏi:
Con xin đảnh lễ cám ơn thầy đã giải đáp câu hỏi về kinh Vakkali của con. Diễn giảng của thầy về đức kham nhẫn của tỳ kheo Vakkali không tương đồng với kinh văn câu số 9 khi ngài Vakkali trả lời câu hỏi của đức Thế Tôn như sau:<p>
"Sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Vakkali:<p>
- Ông có kham nhẫn được không? Ông có chịu đựng được không? Có phải khổ thọ tổn giảm, không tăng trưởng? Có phải có những dấu hiệu tổn giảm, không phải tăng trưởng?<p>
- Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn! Con không có thể chịu đựng! Khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không tổn giảm. Có những dấu hiệu tăng trưởng, không tổn giảm." (Bản dịch Hòa thượng Minh Châu) <p>
Trả lời của Ngài Vakkali là đương xứ, theo con hiểu nó không phù hợp với câu trả lời của thầy. Con kính mong được sự giảng dạy thêm của thầy đầy lòng từ bi hỷ xả. Con kính lễ thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Thầy đã nói không thể kham nhẫn ở đây ám chỉ quá sức chịu đựng về phương diện cảm thọ chứ không phải phương diện tâm lý. Trong khi thân vị ấy không thể chịu nổi thọ khổ tăng lên kịch liệt thì tâm vị ấy vẫn không động (tức nhẫn nại không khởi tâm sân). Kinh Vakkali đã trình bày rất rõ con nghi ngờ gì nữa? Điều này chính thầy đã chứng nghiệm được khi bị một cơn đau kịch liệt không chịu nổi thì tâm lại vắng lặng một cách vô cùng kỳ diệu. Vừa rồi cũng có một Phật tử chứng nghiệm được điều đó. Điều này con chỉ có thể hiểu khi chính con trải nghiệm qua chứ không thể lý luận hay suy đoán được.
Ngày gửi: 22-11-2011
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, trước đây thầy từng nói: "Ôi cơn đau, nó mới tuyệt vời làm sao!" Lâu nay con vẫn chưa biết cái tuyệt vời của cơn đau mà chỉ cảm thấy muốn lẩn tránh hoặc chịu đựng nó mà thôi. Gần đây, con mới thực sự thấy được tâm mình khi đối diện với cơn đau. Trong cơn đau sao con vẫn bình yên mà không có một sự cố gắng nào. Tất cả đều diễn ra một cách tự nhiên. Lúc ấy con chợt nhận ra câu nói của Phật: "Đây là khổ, đây là khổ phát sanh, đây là khổ diệt". Quả thật nếu con người chưa thật sự chứng ngộ được khổ, chứng ngộ được khổ diệt (dù lý luận hay thế nào nào) thì không thể nào thoát khổ được vì vẫn còn sống trong vô minh, vì chưa biết khổ là gì dù luôn sống trong đau khổ.
Kính xin thầy chỉ dạy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
Trải nghiệm, chiêm nghiệm, chứng nghiệm cái khổ chính là quá trình thể nghiệm ý nghĩa đích thực của sự sống. Lẩn tránh đau khổ đồng nghĩa với lẫn tránh sự giác ngộ.
Ngày gửi: 21-12-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi.
1. Thực tánh pháp là cái có sẵn, quay lại nhìn là thấy. Vậy sao chúng sanh phải huân tu 10 ba-la-mật trong nhiều đại kiếp mới có thể giải thoát?
2. Bố thí cúng dường nhiều có gây trở ngại cho việc tu tập đời sau không, vì con nghĩ phước nhiều sẽ sanh trong gia đình giàu sang sung sướng, không thấy sự khổ nên khó giác ngộ chân lý?
Con cám ơn thầy.
Xem Câu Trả Lời »
Trả lời:
1) Thực tánh pháp luôn có sẵn nơi mỗi người, nơi vạn vật, chúng sanh... nhưng bị che lấp bởi hoạt động của cái ta ảo tưởng quá lâu đời nên người mê không thấy được. Tu ba-la-mật chính là để loại bỏ cái ta ảo tưởng ấy đi thì thực tánh pháp liền hiển lộ. Nhưng vì tập khí của bản ngã quá sâu dày, nên dù quay lại là thấy vẫn phải mất thời gian rất lâu mới phá trừ được hết tập khí sinh tử ấy. Cho nên mới nói "Lý đốn ngộ, sự tiệm tu" là vậy. Tuy nhiên, người "ít bụi trong mắt", nghĩa là tập khí sinh tử đã cạn, chỉ nghe một câu kệ có thể ngay lập tức loại hết bản ngã, thấy rõ chân đế Niết-bàn, hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Lưu ý: Ba-la-mật là xả ly chứ không phải huân tu theo nghĩa tích lũy. Xem Chương 9: Buông xuống là bờ (Sống Trong Thực Tại, mục Thư Viện).
2) Bố thí cúng dường là ba-la-mật thứ nhất trong Thập Độ. Mục đích của pháp này là thí xả (càga) để loài trừ ngã và ngã sở nên dù có phước sinh ra giàu có thì tâm vẫn xả ly, không ích kỷ, nên không bị dính mắc trói buộc. Ngược lại, trong điều kiện đó càng dễ thực hiện đời sống vô ngã vị tha, như ông Cấp Cô Độc, bà Visakhà v.v... Tất nhiên nếu bố thí để tích lũy phước đức thì chỉ làm giàu cho bản ngã làm sao giải thoát được! Còn nói về giác ngộ khổ thì giàu sang sung sướng không phải là khổ sao?