loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 77 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'giáo dục & dạy con'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 09-06-2022

Câu hỏi:

Kính thưa thầy, con thấy trên youtube có thông tin thống kê nói rằng những đứa trẻ ngoan ngoãn, vâng lời, học giỏi dễ bị stress và trầm cảm hơn những em còn lại.
Vậy con có nên khuyên bảo các em các cháu của mình hãy chăm ngoan, cố gắng học giỏi và vâng lời phụ huynh không ạ.
Con xin cảm ơn ban biên tập đã xem xét câu hỏi của con ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 20-05-2022

Câu hỏi:

Con chào Sư Ông ạ!
Con vẫn đang học và thực hành theo lời dạy của Sư Ông, nghe Pháp Sư Ông giảng và quan sát mọi việc. Con gái con năm nay vào cấp 2, cháu học chắc và nhanh, ở top đầu của lớp. Trường cấp 2 tuyển sinh có hệ chuyên ngữ, và hệ chuẩn theo Bộ Giáo dục. Nhà con ngày từ đầu đã chọn cho cháu học hệ chuẩn, giản dị, nhẹ nhàng để cháu có thời gian học và nghỉ ngơi.
Có 2 phụ huynh cùng lớp ban đầu cũng cùng quan điểm như con, chỉ muốn cho học hệ chuẩn, hẹn nhau đi nhập học cho con, Nhưng hôm nay sau khi hỏi lại thì họ đã lẳng lặng cho con họ thi vào các lớp chuyên. Không nói gì với con, và khi con hỏi lại họ mới xác nhận. Con quan sát tâm mình và nhận ra thấy tâm sân (hụt hẫng, bất ngờ) rồi sau đó con thấy việc "nay thế này, mai thế khác", biến đổi không lường vốn dĩ luôn là thế, mà tại sao con là cứ xem nó "thường", cứ tin tưởng và đinh ninh nơi tha nhân. Con buông ra và để mọi cái trả lại tự nhiên.
Con nhận ra bản ngã của phụ huynh là muốn lăng xăng, tìm kiếm cái gì tốt nhất cho con mình mà bản ngã tính toán do vô minh.
Con hỏi nguyện vọng của con gái, thì cháu nói muốn học nhẹ nhàng, học chuyên mệt lắm (1 phần cũng do cháu nghe được câu chuyện và phân tích của 2 vợ chồng con).
Thưa thầy, con cứ để mọi cái tự nhiên, nghe theo nguyện vọng của cháu như thế có thực hành đúng pháp không ạ?
Con cảm ơn Sư Ông đã luôn từ bi chỉ dạy chúng con pháp học, pháp hành.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 05-05-2022

Câu hỏi:

Nhân chi sơ tính bổn thiện, con cái là do mình dạy dỗ và môi trường học tập mà nên. Có do nghiệp của con chi phối nữa không ạ? Làm sao để chữa lành những tổn thương của một con người khi trải qua từ nhỏ ạ? Con biết ơn duyên lành này!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-04-2022

Câu hỏi:

Con kính chào Sư ông.
Con có câu hỏi mong sư ông giải đáp ạ:
Vợ chồng con có 1 em bé 4 tuổi rưỡi. Sự việc xảy ra gần đây nhất là khi em bé không được làm theo thứ mình mong muốn thì bé gào khóc, hét, đánh mẹ. Con muốn chỉ cho bé biết cơn giận, khổ của bé đến từ việc hiện thực xảy ra không được như ý bé mong muốn, bé cần phải đối diện với cơn giận đó, thấy mình đang giận nhưng có lẽ vì còn nhỏ nên bé chưa hiểu, hoặc do chính con chưa đủ trình độ để nói cho bé hiểu nên bé tiếp tục giận giữ và gào khóc. Con đành phải dụ bé bằng cách "nào, làm theo ba nhé, để đuổi cơn giận đi, con cần đọc thần chú úm ba la, cơn giận hãy đi đi". Bé làm theo lời con nói thì cơn giận đó biến mất, bé trở lại tươi cười như bình thường.

Vì đây là lần đầu tiên con hướng dẫn bé làm như vậy, con cũng nghĩ phương án đó chỉ là tạm thời, có gì đó không ổn. Con có làm sai ở đâu không ạ, mong sư ông giải đáp giúp con. Con xin cảm ơn sư ông nhiều ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-04-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy,
Con đang rất bế tắc. Con trai con lớp 8, từ nhỏ vợ chồng con đã cố gắng để con có các điều kiện tốt nhất, ăn học ở những ngôi trường tốt nhất, cuộc sống đầy đủ không thiếu thứ gì. Trước con vốn là đứa trẻ đáng yêu, cũng yêu mẹ, tuy nhiên ngày con càng tỏ ra ích kỷ, con không có chút tình cảm gì với em, gia đình, luôn tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ dù bố mẹ luôn cố gắng tỏ ra gần gũi con. Lười biếng không muốn cố gắng hay làm gì. Con đang rất bế tắc và cần một lời khuyên. Con đã cố gắng nghĩ xem mình sai ở đâu, có lẽ do từ bé con đã ko chú trọng rèn luyện dạy dỗ con về tính trách nhiệm và tình yêu thương chia sẻ. Giờ con ko biết mình phải bắt đầu lại từ đâu để con có thể thay đổi và trở thành người tốt. Con rất cần một lời khuyên. Con xin cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-02-2022

Câu hỏi:

Kính bạch sư ông!
Cho con chia sẻ với em phật tử có con trai 11 tuổi hay nghĩ "cái chết".
Mình có thấy 1 bé trai con đứa em chồng cũng có phản ứng giống như con trai em vừa kể, có 2 trường hợp:
1. Chỉ xuất hiện gần đây: lý do là tuổi "ẩm ương" muốn thể hiện cái "tôi", sĩ diện để chứng tỏ là mình trưởng thành.
2. Là 1 bệnh lý của sự trầm cảm nhẹ, hay tự kỷ.
Dù là 2 trường hợp nhưng chỉ có cách giải quyết: đó là tâm từ bi, là tình yêu thương của người mẹ. Đứa con gái của mình hồi học lớp 8 cũng "nổi loạn", nhưng nhờ "có tu" mà mình đã "cảm hóa" được nó, sau này lớn lên nhắc lại thì "chị ta" nũng nịu mà nói "sao hồi đó con trẻ trâu quá mẹ nhỉ".
Mình mong em hãy bình tĩnh, nhẹ nhàng (khi cả 2 mẹ con bình thường không xung đột). Hãy ôm con vào lòng thủ thỉ: đại khái là con ước mơ làm gì, con có mơ thấy gì khi ngủ, con có thương mẹ không... vô vàn lời yêu, và cử chỉ yêu thương cho con, chị tin chắc sau vài lời nói con sẽ bộc bạch hết tâm tư của mình... từ những lời nói "vô tư" của nó, em sẽ biết con mình muốn gì, cần gì, và nó tin: mẹ là người yêu nó, cần nó, và sẽ "chấp cánh" những ước mơ của nó. Khi nó tin vào mẹ thì những chuyện vui buồn gì nó cũng "tâm sự" cho em hết... chỉ lưu ý em:
1. Tuyệt đối không la, trách khi con tâm sự những lỗi lầm ngay lúc con nói, hãy suy xét thấu đáo khi có phương pháp thì góp ý và chỉ dạy cho con, (như vậy lần sau con sẽ tâm sự tiếp)
2. Đôi khi hãy cho con "đương đầu" với thất bại, từ nhỏ đến vừa (bị điểm kém, cô thầy la trách) xem phản ứng con ra sao để có giải pháp khi con "đuối" lý trí (khi đuối lý thì con hay phản ứng tự ti như em vừa kể là 1 dạng "xấu hổ"). Chỉ phân tích đúng sai khi con bình tĩnh, chỉ ra giải pháp để con ứng phó cho các trường hợp trong "tương lai"...
Sau cùng chị muốn chia sẻ là con là "quả" của mình đó. Vì vậy hãy khoan dung, độ lượng, vỗ về mới hiểu mà hóa giải "nội kết" này được.
Có câu "Từ bi hóa giải hận thù". Lòng yêu thương vô bờ của người mẹ, sự minh mẫn và lý trí sẽ giúp em hiểu và thương con 1 cách tích cực nhất.
Mình chỉ "từ bi" và "trí tuệ" với chúng bằng "thân giáo". Dạy cho nó có cái tâm thiện lành là đủ, còn lại mọi thứ nói như sư ông: Cứ để "pháp lo". Vì mình đã làm hết sức.
Chúc em bình tĩnh trong mọi tình huống, chúc cả nhà thương nhau. Vài hàng chia sẻ cùng em. Mong sư ông xem qua nếu được thì chia sẻ giúp cho bạn này bớt lo lắng. Con cám ơn sư ông.
Kính chúc sư ông luôn mạnh khỏe, bình an

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-01-2022

Câu hỏi:

Dạ,
Con mới đọc được câu hỏi của một anh/chị hỏi về em bé 9 tuổi thường có những suy nghĩ về cái chết, về nỗi sợ mất đi người thân yêu của mình. Con đang học về giáo dục và các thầy cô giảng viên của con có chia sẻ về tâm thức trẻ 9 tuổi khá đặc biệt. Bỗng dưng các bạn có cái nhìn phần nào đó tách biệt với thế giới bên ngoài. Bên trong các bạn sẽ dấy lên nỗi sợ về cái chết, về sự chia cắt với bố mẹ. Thậm chí các bạn sẽ có những câu hỏi về cái chết. Đó là sự phát triển rất bình thường của các bạn (nếu các bạn không bị tác động đặc biệt nào đó từ bên ngoài). Điều tốt nhất có thể làm với bạn là coi điều đó bình thường và ở bên bạn thật an yên, giúp bạn hiểu được là dù có bất cứ chuyện gì xảy ra, bố mẹ luôn ở bên bạn và giúp bạn đi qua giai đoạn này một cách thật êm đềm.
Con hi vọng chia sẻ của con có thể giúp được phần nào cho anh/chị có bạn nhỏ 9 tuổi đó ạ.
Con xin kính chào Thầy ạ.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 09-01-2022

Câu hỏi:

Con chào sư ông! Dạ cho con hỏi: Con có đứa con gái, con muốn cho bé sau này theo ngành y dược, không biết mong muốn con có được không sư ông? Con cảm ơn.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 22-12-2021

Câu hỏi:

Bạch Thầy!
Cháu con năm nay 6 tuổi. Từ khi chưa được 4 tuổi cháu đã hay đổ lỗi, đến giờ thì hay nói sai sự thật để đạt được ý muốn của mình.
Con mông lung về việc này lắm, con mong Thầy chỉ dạy!
1) Đây là quả của nghiệp nhân đời trươc của bé, khi lớn, phải trả giá rồi bé sẽ học ra bài học của mình, sẽ thay đổi? Con có nên tạo cơ hội để bé học ra không?
2) Môi trường nào (duyên nào) làm nhân cũ trổ quả sớm như thế? (mặc dù ở trường, ở nhà không ai như vậy)
3) Bố mẹ cháu và bà nội kinh doanh cùng Amway (đa cấp), mọi người luôn phải nghĩ cách nói khéo để vận động người khác mua hàng và tham gia với mình. (nói cách khác là luôn bày mưu tính kế dụ dỗ người khác để đạt được mục đích của mình).
Từ lúc có bầu đến nay, bé luôn sống trong trường sinh học vụ lợi này! Trường sinh học này có ảnh hưởng? có tạo duyên? để nghiệp nhân cũ của bé trổ quả sớm thế không ạ?
4) Con định giúp bé sớm nhận ra bài học của mình bằng cách: Mỗi lần bé nói sai sự thật thì phân tích kỹ cho bé, sau đó là hình phạt, ví dụ không được xem hoạt hình, không được đi chơi, không được mua đồ chơi... nói chung là cấm những sở thích của bé một thời gian có nên không Thầy ơi?
Con Cám ơn Thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 10-12-2021

Câu hỏi:

Thưa Thầy,
Hôm qua con có bài học hay và mới lạ làm con hơi lúng túng ngỡ ngàng lắm thầy ạ. Con xin phép chia sẻ nơi đây Thầy nhé.

Vợ chồng con có một đứa con gái sắp bước sang tuổi 18. Vừa xinh đẹp, vừa học giỏi, vừa bạn bè nhiều và ai cũng thích. Hôm qua con gái con dẫn về một cậu con trai cùng lứa và thêm một cặp của bạn cháu nữa để đến nhà con chơi, khi gặp con bọn trẻ đều vui vẻ muốn lấy lòng con, mua cho con trà sữa, trưng bày cây Noel cho con, còn nói là mai mốt sẽ leo lên nóc nhà trang trí đèn Noel cho nhà con. Xem ra thì nhìn giống 2 cặp. Con hỏi cậu con trai quen con gái con thì là một đứa trẻ rất bình thường, không có bằng cấp đại học, không nghề nghiệp chi chi tốt lắm.
Sau đó bọn trẻ xin đi ra ngoài chơi ban đêm thì con không cho. Bạn con gái con mất hứng đều ra về vì lúc này con đang bị nội tâm con xáo trộn bên trong. Khi bạn nó về, con gái con và con ngồi nói chuyện lâu lắm. Con tỏ vẻ không thích bạn trai của con gái con làm cho nó cũng buồn và bực bội con. Con gái con nói với con:
“Mẹ biết không, con sắp 18 tuổi rồi, con chưa bao giờ có bạn trai là vì con muốn cho mẹ vui nên con kén chọn lắm, các bạn con ai cũng có bạn trai, bọn họ đã có nhiều kinh nghiệm trên đường tình, còn con như một con nai tơ. Mỗi khi con tiếp xúc với bạn trai nào cũng đều nghĩ xem người này ba mẹ có thích không? Có phù hợp ba mẹ không? Ba mẹ có đồng ý không? Nên đến giờ con chưa quen ai. Sao mẹ không cho con sống và trải nghiệm đúng với tuổi teen của con? Chưa chắc gì người tình tuổi 18 của con sẽ là chồng của con, và dĩ nhiên là con cũng không ngu đi quen với những người không ra gì, ba mẹ phải tin con. Dĩ nhiên là con hiểu ba mẹ thương con muốn mọi thứ tốt đẹp cho tương lai con nhưng đây là cuộc sống của con, con cần và muốn trải nghiệm nó. Mẹ đừng có nhồi nhét vào đầu của con là chồng của con sau này phải như thế này phải thế kia vì những tiêu chuẩn của mẹ có thể không phù hợp với con đâu và có khi còn là toxic (độc hại) cho con nữa là khác. Con chưa vấp té mẹ đã muốn nâng đỡ con rồi. Con chưa học mẹ đã muốn con học giống mẹ rồi. Tại sao mẹ không hiểu được con gái mẹ ra sao? Mẹ phải tin tưởng và vui vẻ cho con trải nghiệm chứ? Con đâu phải một đứa con gái hư hỏng đâu mà mẹ cứ suốt ngày lo lắng sợ sệt cho con?…"
Thế là con gái con nói nói rất nhiều và cũng làm con tỉnh ngộ thêm một lần nữa Thầy ạ. Cuối cùng thì con cũng nói, “Thôi cho mẹ xin lỗi. Con nói đúng tất cả. Một lần nữa mẹ lại xem con như một baby của mẹ ngày nào, chắc là mẹ đã quên con 18 tuổi rồi, con sắp bước vào tuổi thành niên rồi. Mẹ cứ lo lắng, áp đặt và xen vào chuyện của con hoài. Mẹ đã thấy mẹ có lỗi rồi vì bên trong mẹ có một cảm giác thương con và thương cho người bạn trai con dẫn về nhà. Cậu ta có làm gì sai đâu, chỉ vì mẹ đặt tiêu chuẩn con gái của mẹ cao quá, phải quen người học cao, phải đẹp trai, phải giàu, phải tương xứng với con gái của mẹ... Nhưng nếu con nói vậy thì mẹ cho phép con tiếp xúc quen biết các bạn khác giới để con có cơ hội tìm hiểu. Một người đàn bà khôn là chọn được cho mình một người chồng tốt. Một người đàn bà kém thông minh sẽ cho chọn sai chồng thì sẽ khổ cả đời. Con hạnh phúc, con vui là ba mẹ vui và hạnh phúc. Con khổ thì ba mẹ có vui bao giờ. Ba mẹ chỉ có con là con một nên tất cả những gì có ba mẹ đều dồn cho con hết. Mẹ chúc con may mắn khôn ngoan thận trọng tìm hiểu khi kết bạn với các bạn khác giới."

Sau đó thì hai mẹ con cũng hiểu nhau thêm, và con đã học xong bài học mới mà pháp mang đến cho theo cái dạng này. Lại là một lần nữa buông cái ta và của ta ra thì mọi chuyện nó mới trở nên tốt đẹp hơn Thầy nhỉ? Chứ bám vào định kiến qui định tiêu chuẩn tiêu đề của mình để đạt được cái này cái kia thì chỉ làm khổ mình khổ người. Thế mới biết pháp Thầy khai thị nó vi diệu làm sao. Con từ phương xa xin cảm ơn Pháp, cảm ơn Thầy.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »