Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 19-10-2021
Câu hỏi:
Con chào sư ông ạ,
Chuyện là sống chung nhà với người cha vũ phu gia trưởng chỉ đi làm về nằm phè phỡn nhiều lúc con cảm thấy ức chế không chịu được. Con chả hiểu các bà các mẹ ngày xưa có điên không mà có thể chịu đựng được cả đời, mẹ con cũng vậy. Con thấy sân nổi lên, con không bẻ được suy nghĩ của mình cho tích cực. Con muốn hỏi nếu con rời đi không bao giờ liên lạc lại với gia đình thì có tính là bất hiếu không ạ?
Con cảm ơn sư ông.
Ngày gửi: 29-09-2021
Câu hỏi:
Dạ thưa Sư ông, con không phải là tu sĩ nhưng từ nhỏ lớn lên trong chùa. Sau này lớn lên con vẫn ở chùa công quả mà không ra ngoài đi làm kiếm tiền. Rồi ba con bị bệnh tai biến mà không người chăm sóc, con có về nhà để lo cho ba và cũng định sẽ ở nhà lâu dài và không trở lại chùa. Nhưng con lại thường thấy mặc cảm vì bản thân không làm ra tiền, phải ăn nhờ của ba. Do ba con cũng chỉ đủ ăn chứ không dư. Con tìm một số việc làm online nhưng không có kết quả mà còn tốn thêm thời gian và tâm tư vô việc đăng bài để tìm người mua mà xao lãng việc nghe pháp thoại. Con không là tu sĩ nhưng đã sống 1 thời gian dài như tu sĩ, giờ ra ngoài thật nhiều bỡ ngỡ ạ. Con có nên cố gắng thêm để kiếm tiền hay tập trung lo cho ba và tìm hiểu về Phật pháp ạ?
Ngày gửi: 03-09-2021
Câu hỏi:
Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
Kính bạch thầy, con xin trình bày về hoàn cảnh gia đình con:
Bố của con là Phạm Văn Cầm đã mất ngày 2/5/1959, con không nhớ mặt nữa. Mẹ của con là Trần Thị Chi đã mất ngày 22/4/2016.
Bạch thầy, khi mẹ con ốm, do con ở xa không liên tục ở gần chăm sóc cho mẹ con được. Con chỉ mang tiền và thuốc men về nhờ em con chăm sóc cho mẹ con thôi. Bây giờ trong lòng con lúc nào cũng cảm thấy con có lỗi với mẹ con. Con xin thầy chỉ dạy cho con để con biết đường thực tập. Kính bạch thầy, lần này con xin cúng dường hồi hướng phước cho bố mẹ của con, và xin thầy rải tâm từ cho con trai con gặp duyên lành sớm trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Con là Phật tử tại gia, sự hiểu biết về Phật pháp còn nông cạn, có điều gì không phải xin thầy chỉ dạy. Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 02-08-2021
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, con có nghe pháp thoại thầy giảng về việc xuất gia và cơ bản đã hiểu nghĩa của từ này. Con muốn sống một đời xuất gia (có thể là xuống tóc hoặc không) nhưng lại phân vân về chữ hiếu. Nếu sống một đời giản đơn thì khi cha mẹ con đau ốm mà cần hỗ trợ tài chính thì con sẽ khó lòng mà lo được, như vậy có phải bất hiếu không ạ?
Kính mong thầy giúp con giải toả điều lăn tăn này với ạ.
Con cám ơn thầy và rất biết ơn những lời giải đáp của thầy giúp tụi con vững tin hơn trên con đường tu tập. Kính chúc thầy và chư tăng sức khoẻ ạ!
Ngày gửi: 10-07-2021
Câu hỏi:
Kính bạch thầy,
Chuyện là con có hai người em gái bị bệnh tâm thần, một nhẹ một nặng. Đứa nhẹ tầm hiểu biết cỡ trẻ bảy tuổi dù đã 15 tuổi rồi. Còn đứa nặng con không biết nói sao luôn, nó cứ ngơ ngác, lúc nghe lời lúc không, mỗi tháng còn lên cơn động kinh vài lần. Mẹ con chăm sóc các em đã rất mệt nhưng con phát hiện ra trong tâm con vẫn ghen tị với chúng nó, có lẽ vì từ nhỏ chúng nó được thương hơn. Từ đó con sinh ra tâm khó chịu, mặc dù con cố gắng kiềm nén. Bây giờ khi càng lớn con càng ý thức trách nhiệm càng nặng, con muốn kiếm thật nhiều tiền để sau này còn thuê người chăm sóc em, vì chúng nó không tự vệ sinh gì được. Nhưng càng lúc con càng mệt mỏi, con đã nghỉ việc và về nhà mẹ nuôi luôn. Con không thể tin được có người nào có sức mạnh phi thường như mẹ con, gần như không gì là không thể. Nhưng con quá đau lòng, con không muốn mình trở nên như thế này, bây giờ đi làm con cũng không muốn mà ở nhà con càng điên hơn vì con sợ dơ khi làm vệ sinh cho các em con. Con thực sự phát điên lên. Mẹ con nói đừng có lo, sau này mẹ gửi em vào viện. Con được tự do. Nhưng sao con vẫn dằn vặt mình, con cảm thấy con đầy sai lầm và tội lỗi, đáng lẽ con nên bình an mà chăm sóc cho em, đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Nhưng sao con luôn cảm thấy tâm con không muốn làm, rồi lại thấy tội lỗi vì điều đó. Con cứ hay tự hỏi bài học của con là gì, có phải con gieo nghiệp gì ác không, con đã làm gì sai mà tình cảnh như thế này. Con ngưỡng mộ mẹ con quá, con không được bình tĩnh an nhiên như mẹ.
Con không biết chia sẻ cùng ai vì cảm thấy suy nghĩ của mình quá ích kỉ, cảm ơn thầy đã lắng nghe con. Chúc thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 25-01-2021
Câu hỏi:
Thưa thầy,
Thầy cho con hỏi làm sao để tự dạy mình có hiếu với ông bà cha mẹ ạ? Con từ nhỏ đã sống xa gia đình nên sợi dây tình cảm gia đình không gắn kết lắm và con tự nhận thấy bản thân nhiều phần bất hiếu dù đã đọc nhiều tài liệu về công ơn cha mẹ nhưng tánh khí vẫn không suy chuyển nhiều, con vẫn không thích gần gũi cha mẹ nhiều vì mỗi lần gần là cha mẹ lại gây chuyện để cãi nhau, riết rồi con chỉ muốn né tránh, nếu không thì con sẽ cự cãi chống đối càng to chuyện. Nhưng con nghĩ là gia đình khó mà tránh cả đời được. Con không hiểu cần phải học bài học này như thế nào. Con có cần phải chấp nhận họ là như vậy và nên sống xa gia đình không hay cần phải thay đổi bản thân triệt để và đối mặt với họ thường xuyên hơn để nhìn ra chính tâm sân hận của mình ạ?
Mong thầy chỉ dạy con phải làm sao trong tình huống này ạ.
Con xin cảm ơn thầy.
Ngày gửi: 12-01-2021
Câu hỏi:
Kính Thưa Thầy,
Hiện con đang học tập văn hóa truyền thống tại một ngôi trường mầm non để dạy đạo đức cho trẻ. Người xưa họ rất đề cao chữ Hiếu, như bách thiện hiếu vi tiên; hiếu, nghĩa, lễ, trung, tín... thì chữ hiếu luôn được đề cao. Con thấy được những tấm gương về người con hiếu từ xưa và nay đều đã xây dựng nên một cuộc sống hạnh phúc và gia tộc hưng thịnh. Nhưng những vị Thầy cận đại mà trước đây con hay đọc như Osho, Krishnamurti, P.C.T... rất ít nhắc tới chữ hiếu. Như Osho và P.C.T thì từ nhỏ đã rất ngỗ nghịch và khiến cha mẹ buồn phiền. Krishnamurti thì lớn lên cũng chỉ 1,2 lần về thăm Cha chỉ 1-2 ngày là ra đi. Không thể phủ nhận về trí tuệ, sự giác ngộ của các vị thầy đó, nhưng khi con học tập về đạo đức văn hóa truyền thống thì có những mâu thuẫn. Mong Thầy có thể giảng giải cho con hiểu ạ.
Kính chúc Thầy thân tâm an lạc, trụ thế lâu dài để làm lợi lạc cho chúng sinh!
Ngày gửi: 14-08-2020
Câu hỏi:
Dạ Mô Phật! Con kính chào Sư Ông ạ.
Dạ thưa Sư Ông, con đang gặp khó khăn thế này. Hiện tại con chỉ mới học lớp 11, vậy mà gia đình đã muốn ép gả con vào một chỗ rất giàu có, nhưng con lại không muốn lập gia đình, vì từ lâu con đã có ý nghĩ xuất gia, con chỉ muốn học hành đoàng hoàng và dành trọn đời để tu tập theo Giáo Pháp của Đức Phật. Con cũng đã bày tỏ ý kiến của mình nhiều lần nhưng không ai chịu nghe hết. Hơn thế nữa, gia đình đang làm con rất khó xử ạ. Thưa Sư Ông, nếu như con không nghe lời Ba Mẹ mà bỏ đi xuất gia thì có bất hiếu không ạ? Con đang bế tắc không biết phải làm thế nào. Kính xin Sư Ông cho con lời khuyên ạ.
Con xin cảm ơn Sư Ông. Kính chúc Sư Ông thân tâm an lạc, và luôn khỏe mạnh ạ.
Ngày gửi: 14-08-2020
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy!
Muốn báo hiếu nhưng mẹ cha không còn thì mình nên làm gì ạ? Con được dạy là nên là phước, cúng dường rồi hồi hướng đến cha mẹ nhưng con mơ hồ về kết quả của những việc làm đó, không biết được mình đã làm tròn bổn phận chưa và đó có phải là thực sự báo hiếu chưa. Kính nhờ thầy dạy cho con được hiểu biết thêm.
Ngày gửi: 21-07-2020
Câu hỏi:
Thưa Thầy,
Con lạnh nhạt và cãi lời cha mẹ vì con không hợp với những tư tưởng định kiến cách nhìn nhận của cha mẹ về đạo đức gia đình.
Như vậy con có phải là người bất hiếu và phạm tội bất hiếu không ạ?
Trong chân đế thì những điều này có bị ảnh hưởng không thưa thầy?
Con chợt phiền não nên nhờ thầy chỉ dạy soi sáng thêm.
Con xin đánh lễ thầy.