Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 28-02-2014
Câu hỏi:
Con xin cúi đầu đảnh lể Thầy, <p>
Con có duyên được biết bài Kinh Bát Nhã từ lúc nhỏ khi nghe Mẹ con tụng hằng ngày. Lớn lên qua tìm hiểu thì con được biết bài Kinh lưu truyền ở VN do ngài Huyền Trang dịch năm 649 C.N. Sau một thời gian thì con khám phá ra rằng tụng đọc kinh là để qua đó thông suốt ý nghĩa lời Phật dạy mà thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên con mong Thầy chỉ rõ những nhận thức sai lầm qua cái hiểu biết của con. Con cứ lưỡng lự không muốn gửi lá thư này vì sợ làm mất thời gian của Thầy, mặt khác con nghĩ là nếu Thầy còn đây mình không hỏi thì còn đợi đến lúc nào nữa. Con xin bày tỏ lòng biết ơn & kính chúc sức khỏe Thầy. <p>
Quán (= quan sát với tâm rỗng lặng trong sáng); Tự Tại (= ngay nơi chính mình) Bồ Tát (người thấy Pháp, và sống thuận Pháp - Chân Lý, Cái Thật); hành thâm bát-nhã ba-la-mật-đa (= sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha đúng Đạo Đế: Giới Định Tuệ, Bát Chánh Đạo, 10 ba-la-mật...); chiếu kiến ngũ uẩn (= Tập Đế), giai không (= Diệt Đế) độ nhất thiết khổ ách (= Khổ Đế). Bài pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế. <p>
Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị (= ngũ uẩn bị chi phối bởi luật vô thường, sinh diệt, do nhân duyên kết hợp... nên có mà không không mà có nhưng tánh biết thì luôn sẵn có mọi lúc mọi nơi, không sinh không diệt)vì vậy: <p>
Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức. Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. (= các pháp vốn tự nó đã thanh tịnh nên khi tâm thanh tịnh thì thấy các pháp cũng thanh tịnh). Bài pháp thứ nhì về Vô Ngã tướng. <p>
Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. (= Trong thực chứng vô ngã thì không có vô minh, không có vô minh thì không có 12 nhân duyên = không có 4 Diệu đế). <p>
Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn. (= thông suốt các pháp vô thường - vô ngã - niết bàn nên vô thủ trước niết bàn) <p>
Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư (= Chư Phật ba đời nương theo 10 ba-la-mật thành tựu Chánh Đẳng Giác là điều chân thật) <p>
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: "Gate Gate Paragate Parasamgate Bodhi Svaha"
(Buông, buông, buông bản ngã, thấy ra Pháp, Chân Lý, Cái Thật... như nó đang là ở ngay trước mắt...)
Ngày gửi: 10-12-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, trong quyển 'Thiền Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phát triển' ở phần đầu Thầy viết về thiền định, phần sau là thiền tuệ. Phần thiền tuệ thì con biết cách ứng dụng bằng tánh biết để tu như lời Thầy dạy, nhưng phần thiền định thì con chưa biết ứng dụng làm sao, vì nếu con dùng để mục để quán thì trong con đã xác định mục đích như là đạt được quang tướng, tứ thiền bát định rồi. Có phải phần thiền định chỉ dùng cho những ai còn nhiều tham muốn tu tập tạm thời để dễ đoạn trừ như dùng đề mục quán tử thi, sau đó phải chuyển qua tu tập thiền tuệ đúng hướng phát triển tự nhiên phải không Thầy? Hay là trong Phật giáo tuy liệt kê ra thiền định và tuệ nhưng cách ứng dụng tu tập vẫn là thiền tuệ phát triển chánh định tự nhiên. Vì con muốn dùng pháp quán 32 thể trược thuộc thiền định nhưng lại băn khoăn là quán như vậy thì trái với cách tu trong sáng, định tĩnh, trong lành rồi. Kính mong Thầy chỉ dạy cho con.
Ngày gửi: 23-08-2013
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, <p>
"Đạo Phật là nhất hướng xả ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, chánh trí, giác ngộ, Niết bàn". Đây có phải là sự tiến bộ của quá trình tu tập hay là những gì cần làm để giác ngộ giải thoát? Con chưa hiểu lắm về câu này, đặc biệt là đoạn diệt. Kính xin Thầy chỉ dạy. Nếu câu trả lời quá dài thì xin Thầy hoan hỷ giảng trong buổi giảng Thiền ngày Chủ Nhật tại Chùa Bửu Long, để có thể post lên mạng để các Phật tử gần xa cùng học hỏi. <p>
Con xin thành kính tri ân Thầy.
Ngày gửi: 17-06-2013
Câu hỏi:
Kính lễ Thầy, sau một thời gian quan sát thân tâm, con đã phát hiện ra nhiều thứ về nó. Mới hôm trước con thấy vui vui vì bắt đầu thấy tham ái và sân với cái nhìn trọn vẹn và tự nhiên hơn (giảm bớt sự cố gắng nhìn trong đó), nhưng hôm nay đến công ty thì tâm cứ nhảy loạn xạ, những câu chữ cứ chực trào ra ngoài. Con cứ nhìn mà chẳng biết phải làm sao.<p>
Có một câu hỏi mà con cứ băn khoăn mãi, tự mình suy nghĩ không ra: Đó là một người phải gieo duyên gì mới gặp được Chánh Pháp và nhận được sự khai thị đúng đắn thưa Thầy.<p>
Đức Phật trải qua nhiều kiếp thực hành các ba-la-mật, nhưng con nghĩ không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa của ba-la-mật, và không dễ để trở thành một vị Phật Chánh Đẳng Giác và một vị Độc Giác. Con cũng nghĩ là một người phải trải qua nhiều khổ đau, cái ngã mới bớt dần vọng chấp thì sẽ dần biết buông xả. Nên một số người dù gặp Đức Phật trực tiếp nhưng căn cơ chưa tới thì đành chịu. Nhưng các vị Thầy của Đức Phật, con nghĩ họ là những người có trình độ tâm linh cao, lại chết trước khi Đức Phật chuyển pháp luân và không có cơ hội nghe Pháp. (Mà các vị này đắc thiền cao vậy, sau khi hết tuổi thọ ở các cõi đó, lại có nguy cơ đọa vào các cõi thấp - theo như con đã nghe giảng).<p>
Quan sát thân tâm giúp con bớt khổ đau, nhưng sao mà khó giải thích điều này với những người khác. Con là người ít ganh đua, vậy mà một niệm bất thiện khởi lên, là con thấy nó chi phối suy nghĩ rất dai dẳng, thật kinh khủng. Con chỉ muốn hỏi vậy để nếu con có thể làm được điều gì đó. Xin Thầy từ bi giảng thêm giúp con.<p>
Con xin cám ơn Thầy.
Ngày gửi: 22-01-2013
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi, sau khi mình làm việc thiện nào đó thì mình có nên nguyện là mong cho những phước lành mà con đã tạo giúp hoàn thành đạo quả của mình không? Vì nếu con không nguyện gì thì việc thiện đó không phải là ba-la-mật. Nhưng nếu con nguyện thì không phải là vô ngã vị tha, không sống trong hiện tại mà lại mong ước tương lai, làm việc tốt chỉ vì mong được thành tựu đạo quả. Mong thầy hoan hỷ chỉ dạy những sai sót trong suy nghĩ của con.<p>
Con cảm ơn thầy ạ.
Ngày gửi: 22-10-2012
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, không biết khi nào Thầy mở lớp thiền tiếp theo? Nhân đây cho con xin hỏi về Toàn Giác Phật, Độc Giác Phật, Thinh Văn Giác Phật là những vị Phật nào, xin thầy giải thích dùm con. Con cảm ơn Thầy nhiều, chúc Thầy luôn dồi dào sức khỏe.
Ngày gửi: 02-07-2012
Câu hỏi:
Con xin kính đảnh lễ Thầy! <p>
Nhờ thầy mà con đã hiểu được nhiều điều trong giáo lý, con thấy là những điều này Thầy cũng đã tự thể nghiệm và chiêm nghiệm trong thực tế rất nhiều.<p>
Như Thầy nói, pháp vận hành theo những quy luật rất chính xác. Nhưng con hay thắc mắc và suy nghĩ là: Khi vàng giả chưa xuất hiện ở chợ thì vàng thật chói sáng, khi vàng giả xuất hiện rồi thì hầu hết mọi người không thể phân biệt được.<p>
Con thấy nhiều người kiếm tìm nhưng không phải ai cũng tìm thấy được vàng thật (và con cũng hay tự hỏi ngược lại là vàng mình đang có là thật hay giả?). Điều này con hay tự giải thích là do tích lũy ba-la-mật, do duyên, do nghiệp từ những kiếp trước. Nhưng thầy có câu trả lời nào có thể chi tiết hơn được không thầy? <p>
Và làm thế nào để trên đường tìm đạo mỗi người có thể nhận chân được vàng thật?<p>
Có những phẩm chất nào trong tính cách mà mình nên trưởng dưỡng để sau này nó là nhân tốt giúp mình luôn có sáng suốt dùng trí tuệ và chánh kiến để soi xét không vậy thầy?<p>
Con xin được cám ơn Thầy đã đọc câu hỏi của con! Con xin đảnh lễ Thầy một lần nữa!
Ngày gửi: 21-06-2012
Câu hỏi:
Mô Phật, kính bạch thầy. Thầy có thể cho con thỉnh những cuốn sách của sư Hộ Pháp như Tìm hiểu Pháp hành Thiền tuệ, Tìm hiểu phước bố thí, Gương bậc xuất gia, Ba mươi pháp hạnh Ba-la-mật được không ạ? Con là một Phật tử ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Con thành thật cám ơn thầy.<p>
Địa chỉ của con: Hoang Quoc Thang, 283 Tran Phu, Loc Son, Bao Loc, Lam Dong.
Ngày gửi: 31-05-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy trong cuộc sống có những điều con suy đoán và dự định rất đúng ví dụ như buổi sáng con rất lười đi học và con nghĩ ngày mai hoặc buổi chiều con có thể mượn bài của bạn để xem lại cũng được vẫn hiễu mà, và đúng là con có thể làm được như vậy thật. Nhưng con nhận ra rằng đó là phân biệt qua lý trí vong thức, đó là sự che đậy khéo léo, tinh vi của bãn ngã và vì là lý trí nên không thể thấy rõ bản chất của Pháp. Thưa Thầy cho con xin ý kiến và có phải vì thế nên chúng ta mới cần phải thực hiện các ba-la-mật mà trong trường hợp của con là tinh tấn phải không ạ? Con cảm ơn và chúc Thầy sức khỏe.
Ngày gửi: 17-04-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy cho con hỏi.
Thế nào là bố thí ba la mật thượng, trung, hạ?
Ba-la-mật theo truyên thống Nam truyền và Bắc truyền có mấy?