Thông báo:
Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.
Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.
Sadhu sadhu lành thay!
Ngày gửi: 25-12-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy, lần trước Thầy đã tặng con bài thơ: <p>
"Khi mê cứ tưởng ta tu/
Tỉnh ra mới biết pháp tu một một mình/
Cái ta ảo tưởng vô hình/
Lăng xăng tạo tác tử sinh luân hồi."<p>
Vậy là bản ngã của con lại vơ luôn cái "tỉnh ra" đó về mình, cậu ta cứ vơ và nắm giữ nó một khoảng thời gian dài và sung sướng với nó, và rồi cậu ta lại tự nhắc nhở mình không được tham... Thưa Thầy, con để ý và thấy giật mình, đâu đâu cũng thấy cái "ta" xuất hiện, tinh vi xảo quyệt khó lường, con thấy nó có một số hành tướng như sau:<p>
1. Bám chấp vào ý niệm "tình yêu vô ngã, không bám chấp", tình yêu ấy đương nhiên là tuyệt vời rồi nhưng bản ngã lại lợi dụng nó, vơ vào mình và cho rằng mình là người có thể yêu vô ngã vị tha như thế, và cậu hướng đến tình yêu ấy. Cậu đang tham, và sợ mất tình yêu cậu cho là cậu đang có. <p>
2. Vì sợ mình không biết nên bản ngã luôn thúc đẩy suy nghĩ để cố hiểu được, để trở thành một người hiểu biết, để trở thành được an toàn, <p>
3. Có cái gì hay, đẹp... và vơ về mình <p>
4. Có xu hướng muốn kéo cho thời gian đang cảm thọ lạc thọ kéo dài ra, và khổ thọ ngắn lại. Ví dụ: con nằm trong chăn ấm là chẳng muốn ra khỏi chăn vì sợ lạnh, ăn xong chẳng muốn rửa chén bát. <p>
5. Bản ngã luôn thích là người ra quyết định, cậu muốn chứng tỏ sự tồn tại của mình, nếu không được là người ra quyết định chắc là cậu chết. <p>
Thưa Thầy, thời gian này con đang thi học kỳ nên con toàn ở nhà miết, con nghe thầy giảng 10 ba-la-mật thì biết mình đang bị hôn trầm thụy miên, con muốn đi làm những hoạt động vô ngã nhưng lại chẳng biết đi đâu để làm cả, trời thì thường mưa nên con cũng chẳng đi dạo ở ngoài được. Thầy có cách nào giúp con với ạ. Con xin tạ ơn Thầy.
Ngày gửi: 20-11-2011
Câu hỏi:
Kính thưa thầy, kinh Vakkali có nội dung: <p>
- Tỳ kheo Vakkali lâm trọng bệnh, không kham nhẫn nỗi khổ. <p>
- Được đức Phật đến thăm và tỳ kheo Vakkali xác định là đã hoàn toàn tin và hiểu: thân tâm (5 uẩn) là vô thường, khổ, vô ngã. Tuân thủ giới luật trong sạch. <p>
- Tỳ kheo Vakkali chọn cách giải thoát, có phải bằng tự sát không? Kinh văn nói 2 lần về con dao bên tảng đá, thi thể co quắp sau khi chết. <p>
- Đức Phật xác định, thiện nam tử Vakkali đã nhập Niết-bàn một cách hoàn toàn (bản dịch của Hòa thượng Minh Châu). Vậy Ngài Vakkali đã đắc quả A-la-hán trước khi Niết-bàn. <p>
- Quyên sinh (tự tử) là phạm giới sát sanh, bậc Thánh A-la-hán mà còn phạm giới và không kham nhẫn nỗi khổ thân thì 10 ba-la-mật đã tròn đủ chưa mà được đức Thế Tôn thọ ký đã giải thoát hoàn toàn? <p>
- Kinh Vakkali có nhất quán với tôn chỉ tùy duyên, thuận pháp, vô ngã, vị tha mà thầy khuyên chúng con chọn làm lẽ sống?<p>
Theo tinh thần không quá tôn trọng kinh điển và cần có thái độ nghi ngờ, vì có sự mâu thuẫn với nguyên lý đạo Phật, con kính mong được thầy chỉ giáo. Kính bái thầy.
Paris ngay 20/11/2011
Ngày gửi: 24-09-2011
Câu hỏi:
Bạch sư, con có kinh nghiệm trên thân và tâm, nhưng con không biết hỏi ai để cho lời khuyên. Bởi vì con chưa được học pháp học, và chưa có thầy chỉ dạy. Con cảm thấy cô đơn và sợ hãi. Con chống chọi với phiền não này bằng cách tăng trưởng lòng tin rằng ba-la-mật của con sẽ giúp con vượt khỏi luân hồi. Tâm tin tưởng này cũng sinh diệt như mọi tâm và tâm sở khác, con phải nương tựa vào điều gì đây thưa sư? Con cám ơn sư.
Ngày gửi: 15-09-2011
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Thầy cho con hỏi nếu mình không có thành tựu các ba-la-mật trọn vẹn gì ráo và chỉ tập trung tu tập thiền quán thì có thể đạt đuợc đạo quả giải thoát gì không ạ? Tại vì con đọc sách thấy đa số các vị mà đạt được đạo quả thì đều có làm nhiều việc thiện và nhiều duyên lành từ kiếp trước.
Nhờ Thầy chỉ dạy.
Con cảm ơn Thầy
Ngày gửi: 01-08-2011
Câu hỏi:
Con cảm ơn sư đã giảng, con đã hiểu và tu hành theo rất tốt đẹp.<p>
Đây là những gì con nhớ, hiểu và làm trong đời sống theo lời sư dạy:<p>
Mặt hồ tĩnh lặng thanh tịnh/
Tuỳ Duyên - Thuận Pháp/
Vô ngã vị tha/
Trong lành - Định tĩnh - Sáng suốt/
Thận trọng - Chú Tâm - Quan sát/
Tinh Tấn - Chánh niệm - Tỉnh giác/
Tánh Biết chỗ đang là/
Ngay tại đây bây giờ/
Không đắm chìm quá khứ /
Không đắm chìm tương lai /
Không đắm chìm hiện tại /
Hiện tại trôi chảy không ngừng /
Một bước đi trọn vẹn /
Đất - Nước - Gió - Lửa - Hư không - Tánh Biết /
Không bước tới - không dừng lại /
Một bước chân an lạc /
Từng giây phút an lạc - hạnh phúc /
Nụ cười trí tuệ ba-la-mật /
Mặt hồ tỉnh lặng thanh tịnh.<p>
5 Thành Củ Chi 1-8-2011 Sài-gòn.<p>
Kính hỏi sư, xin sư giảng cho con biết làm sao có nụ cười của Phật Thích Ca?
Ngày gửi: 30-05-2011
Câu hỏi:
Kính bạch thầy, vậy là con đã có duyên lành được gặp thầy ở nhà bà Mỹ Thọ và chùa Linh Thông trong dịp thầy ra giảng pháp tại Hà Nội vừa qua. Gặp thầy trong đầu con có rất nhiều điều muốn hỏi, nhưng khi nghe thầy giảng con chỉ muốn lắng nghe, vì những điều thầy giảng thật dễ lãnh hội, thầy dùng những phương tiện ngôn ngữ, ví dụ thật đơn giản cho Phật tử chúng con dễ hiểu, dễ nắm bắt nhất. Con xin tri ân thầy.
Bạch thầy, hàng ngày con chánh niệm tỉnh giác thì tâm con trong trạng thái an lạc, vậy bây giờ con phải tu tập thế nào để tiến thêm nữa ạ? Kính mong thầy bi mẫn chỉ dẫn cho con. Thành kính đảnh lễ thầy.
Ngày gửi: 26-01-2011
Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Một anh bạn có nghe Thầy giảng đại ý là làm gì thì cũng nên thuận pháp, đừng có miễn cưỡng. Ví dụ, nếu mình làm kinh doanh, mà tự thấy sức của mình, tiềm lực tài chính của mình chỉ có thể làm 100 cái bánh mỗi ngày để bán, thì chỉ nên làm từng đó, chứ đừng cố làm nhiều hơn, vừa mệt người vừa dễ thất bại. Nhưng cuộc sống không đơn giản cho ta làm theo ý mình mà còn phải đối đầu với luật cạnh tranh. Ví dụ cần phải tăng hay giảm theo mức cung cầu hoặc theo luật cạnh tranh trong kinh tế thị trường. Vậy thuận pháp là làm theo khả năng như thầy nói hay phải thuận theo luật cạnh tranh khốc liệt? Ngả nào cũng bị thua thiệt, vậy có nên thuận pháp không và phải thuận pháp như thế nào? Kính xin thầy giải đáp cho chúng con.
Ngày gửi: 21-12-2010
Câu hỏi:
Thưa thầy cho con hỏi.
1. Thực tánh pháp là cái có sẵn, quay lại nhìn là thấy. Vậy sao chúng sanh phải huân tu 10 ba-la-mật trong nhiều đại kiếp mới có thể giải thoát?
2. Bố thí cúng dường nhiều có gây trở ngại cho việc tu tập đời sau không, vì con nghĩ phước nhiều sẽ sanh trong gia đình giàu sang sung sướng, không thấy sự khổ nên khó giác ngộ chân lý?
Con cám ơn thầy.
Ngày gửi: 14-12-2010
Câu hỏi:
Namo Buddhaya!
Đầu tiên con gửi lời vấn an đến thầy ạ! Kính thưa thầy cho con được hỏi: Sự nhẫn nhục đến mức độ không chịu đựng được nên có những lời nói và hành động không kiểm soát được thì đấy có phải bản ngã cố gắng dằn lòng để chịu đựng không? Đó có phải là nhẫn nhục không? Muốn có sự nhẫn nhục thật sự thì phải làm thế nào? Kính mong thầy chỉ giáo. Con vô cùng tri ân công đức bố thí Pháp của thầy ạ!
Ngày gửi: 18-12-2009
Câu hỏi:
Kính bạch sư! Trong lễ dâng y Kathina thì chỉ có người đại thí chủ chủ lễ là có cơ hội cúng dường y Kathina để có phước báu đặc biệt, còn lại những Phật tử khác khi tham dự lễ dâng y làm sao để có thể tạo được phước báu lớn nhất? Để tạo phước bố thí ba-la-mat thì khi làm phước phải không phân biệt đối tượng bố thí. Trường hợp bố thí cúng dường cầu phước để trong vòng sanh tử luân hồi đầy đủ phương tiện vật chất thì có thể chọn đối tượng cúng dường có phải như vậy không, thưa sư?