loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 11 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'Bát Nhã Tâm Kinh'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 17-04-2022

Câu hỏi:

Kính thưa sư thầy, con có một thắc mắc về việc đọc chú đại bi, mong thầy từ bi giải đáp. Con có đọc trong 'Mật Tông vấn đáp' là chú có những lợi ích to lớn, nên cũng đi kèm với những tác hại. Có những người trì chú lâu ngày rồi hóa điên, bị tẩu hỏa nhập ma do tác dụng phụ của chú. Nên khi tu theo Mật tông, cần có thầy chỉ dẫn, nếu tự đọc sách thấy hay rồi làm thì lợi bất cập hại, như người mù chơi dao. Hiện tại con đọc Chú đại bi là chính, kèm với Chú chuẩn đề và Chú dược sư. Con muốn mình tiến bộ nhanh trên con đường tu tập nên kết hợp đọc chú thêm vào Thiền và niệm Phật. Con nghĩ 3 bài chú này là phổ biến nên việc đọc nó là vô hại. Còn những bài chú tối mật hơn, cần bắt ấn thì cần phải có thầy chỉ dẫn. Con xin hỏi là con đọc 3 bài chú như vậy ở nhà có hại không ạ? Con mong được thầy giải đáp và chỉ bảo ạ. Con xin cảm ơn thầy

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 07-01-2022

Câu hỏi:

Thưa thầy đã mấy hôm nay con muốn được trải lòng tâm sự và nói lời tri ân thầy. Cũng vì công việc con dạo này bận quá nên con chỉ tranh thủ được một lúc, chợt nghĩ như thế nào thì con viết như thế ấy, câu cú, ý tứ, tản mạn, lủng củng, mong thầy hoan hỷ lượng thứ cho con.

Thưa thầy đã có lần con cảm thấy bế tắc trong cuộc sống gia đình vì bị ám ảnh bởi bạo lực gia đình, nhưng thầy đã chỉ cho con thấy cha con là món quà vô giá mà pháp đem lại cho con trong cuộc đời này. Thực sự đúng là như vậy, mọi sự vận động của Pháp dù là thuận hay nghịch cũng đều giúp ta học ra bài học giác ngộ, giải thoát. Thuở bé con rất nghịch ngợm, không sợ trời, không sợ đất, nhưng khi lên tiểu học cha bắt đầu rèn giũa con rất nghiêm khắc. Con dần dần trở thành một con người ngoan ngoãn biết nghe lời đến mức sợ sệt mọi sự sáng tạo, tâm hồn con trở nên khép kín với xung quanh, ít đi chơi, thường chỉ quanh quẩn trong nhà và tập trung toàn bộ sức lực vào việc học tập, sự tập trung đó ở một mức nào đó cũng đã giúp con đạt được nhiều thành tựu trong học đường.

Hoàn cảnh như vậy khiến con trở thành người sống nội tâm, con tìm thấy sự hứng thú trong văn hóa truyền thống. Năm con lên lớp 6 lần đầu tiên đọc được bài thơ Nam Quốc Sơn Hà, bài thơ đã gây ấn tượng rất lớn cho con về sự ngắn gọn, hàm súc, chính trực của cổ thi. Từ đó con thường xuyên học tập nghiên cứu, sưu tầm các danh ngôn bằng chữ Hán. Dần dần chữ Hán đã đưa con đến với thế giới Bách Gia Chư Tử với kinh điển của các trường phái Nho gia, Đạo gia, Mặc gia, Pháp gia, Âm dương gia, Tung hoành gia, Tạp gia. Nho gia khiến cho con ấn tượng với tinh thần nỗ lực phấn đấu không ngừng nghỉ trên con đường "cách vật, chí tri, thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" để trở thành con người "nội vi thánh, ngoại vi vương"; Đạo gia khiến cho con ấn tượng với tinh tần "kiến tố bão phác" vô cùng giản dị và phong cách ung ung tiêu sái; Pháp gia thì khiến cho con ấn tượng bởi tư duy sắc bén và phong cách mạnh bạo thẳng thật; Mặc gia thì khiến cho con ấn tượng với tư duy chi tiết, tinh thần khổ hạnh, kiêm ái, thượng đồng và hành hiệp trượng nghĩa; Tung hoành gia thì khiến cho con ấn tượng bởi mưu lược của những cá nhân có thể làm xoay chuyển cục diện Chiến Quốc;… Những luồng tư tưởng ấy đã giúp con trở nên trưởng thành rất nhiều nhưng cũng làm phát sinh tâm lý duy lý, e ngại, cầu toàn.

Đến năm lớp 11, con nghĩ không thể chỉ mãi lao đầu vào việc học mà không quan tâm đến sức khỏe, con nghĩ mình cần phải rèn luyện thân thể bằng một một môn thể thao nào đó phù hợp. Cuối cùng con chọn võ thuật cổ truyền vì môn này có thể tập khi ở cùng nhiều người nhưng cũng có thể tập khi chỉ có một mình. Từ đó cứ ngoài giờ là con đi tập võ, gần một năm chủ yếu là tập múa một bài quyền, bài Phi Long Quá Hải. Con đã rất nỗ lực để tập luyện kỹ thuật và nghiền ngẫm các khẩu quyết, yếu lĩnh bằng tất cả tâm trí. Nhưng không hiểu vì sao, mặc dù đã cố gắng đi được bài quyền nhanh và phát được đàn kình mạnh, nhưng trong tâm không có được cảm giác thanh thoát, sảng khoái, và tâm lý thì vẫn ngại dấn thân, ngại va chạm như cũ.

Sau khi lên đại học, con tham gia câu lạc bộ Vovinam. Vovinam đã giúp con tiến bộ rất nhiều với hệ thống kỹ thuật khoa học, toàn diện, đi tuần tự từ đơn giản đến phức tạp, từ biểu diễn đến tự vệ, từ tự về đến đối kháng, đặc biệt là từ khi đeo găng lên sàn đối kháng đã giúp con trở nên tự tin, dũng cảm hơn. Tuy nhiên căn bệnh cố hữu của con vẫn còn, con vẫn còn quá lý trí, quá nỗ lực, còn e sợ phường côn đồ hung hãn vô chiêu vô thức, tự thấy chưa thể đạt tới cảnh giới chí giản chí diệu của võ đạo.

Cho đến một trưa hè mưa như trút nước, con tự nhiên cầm cán chổi theo lối kiếm đạo Nhật Bản chém liền mấy nhát trúng liền mấy con muỗi đang bay, con ngạc nhiên vô cùng, nhưng khi cố gắng làm lại thì trật lất. Con nghĩ rằng cái gì đã diễn ra thì phải có cái lý diễn ra của nó nên vào những ngày lẻ con đi học thêm Kiếm đạo để tìm ra nguyên lý của sự đơn giản, ngắn gọn, chính xác. Con bắt đầu tìm hiểu về những trước tác kinh điển về kiếm thuật Nhật Bản, may mắn là các trư