loading
Kết quả Tìm Kiếm: Có 21 câu hỏi có nội dung liên quan đến 'tâm lý học'.

Thông báo:

Trong một thời gian dài, mục Hỏi Đáp Phật Pháp của trang web đã nhận được rất nhiều câu hỏi của Phật tử từ khắp nơi gởi đến. Thầy Viên Minh đã trả lời tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề học Pháp, hành Pháp. Hiện tại mục Hỏi đáp đã có khoảng hơn hai mươi ngàn câu hỏi đáp, trong đó Thầy đã chỉ ra cốt lõi của việc hành đạo, sống Thiền. Do vậy Thầy đã quyết định tạm ngưng mục Hỏi đáp trong một thời gian để có thể chuyên tâm làm các Phật sự cần thiết khác.

Vậy, nếu có nhu cầu, Quý vị có thể sử dụng mục Tìm kiếm bên dưới (gõ từ khoá) hoặc bấm vào các tag đã được gắn theo từng chủ đề để tham khảo các câu Hỏi - Đáp về vấn đề của mình hoặc tương tự.

Sadhu sadhu lành thay!

Danh mục Hỏi Đáp Phật Pháp

Ngày gửi: 20-03-2020

Câu hỏi:

Trước hết con chúc sức khỏe Thầy.
Xin cám ơn bài nói về Tiến sĩ Jill của Thầy đã giúp con hiểu rõ về 2 bán cầu não Phải - Trái. Số là con đã do cơ duyên thế nào mà bỗng nhiên dứt bặt rồi rơi vào BC Phải. Việc này khiến con gần 30 năm nay luôn trăn trở mà không biết hỏi ai. Thưa Thầy nó thể nhập mạnh lắm không thể tả được (như anh gì kể trong pháp thoại của Thầy nhưng nó mạnh hơn, chừng 2 phút thì nó bắt đầu trở lại như cũ. Bây giờ con mới hiểu ra các Tổ Thiền tông xưa cứ hỏi đến là hèo, là hét, là mắng... và nói những gì nghe điếc tai. Té ra Tổ từ bi, nếu nói ra lại sợ làm cho bít cửa ngộ của người ta, mà Tổ làm vậy chỉ để tạm ngưng hoạt động BC Trái, ngưng BC Trái thì liền chứng nhập chân đế ở trong đó thì biết thế nào là Niết-bàn, trân châu, mã nảo, là bao trùm tất cả là cực lạc... có diệu pháp, hoa nghiêm đủ cả. Thì ra con đã vào được pháp giới hoa tạng nên từ đó cuộc sống con rất là thảnh thơi, nhẹ nhàng và những khái niệm Thầy giảng, con thấy hết.
Vậy nên thiền tông nói không ngộ không phải Thiền, con đã hiểu, và con cũng hiểu Phật nói "Qua bờ kia" có nghĩa là qua bên BC Phải (vui vậy thôi, Thầy). Và con hiểu lúc nào cũng thận trọng, chú tâm, quan sát, là trở về trọn vẹn tỉnh thức với thực tại mà sống, vì ở đó mới cân bằng cuộc sống giữa tục đế, chân đế này.
Con rất sung sướng nhận ra Niết-bàn như cô BS nói: "Niết-bàn, tôi đã tìm thấy Niết-bàn" Xin thành thật biết ơn Thầy.
(Khi đó con đang ngồi thiền tự nhiên dứt bặt mọi tư tưởng, khái niệm... bây giờ con mới biết là mình đã qua bờ bên Phải, lúc đó con độ 45 tuổi. Thấy thầy bận rộn con chỉ trình ngắn gọn thôi. Xin cám ơn.)

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-11-2018

Câu hỏi:

Con thành kính đảnh lễ thầy.
Thưa thầy con đã thấy ra cái cách mà bản ngã sinh hoạt trong đời sống và cái cách mà bản ngã trở nên sâu dày, bành trướng. Đó chính là chu trình sinh diệt và tích lũy.
Con nhờ thầy xác thực điều này giúp con. Vì trong pháp thoại con chưa được nghe thầy đề cập đến. Trên đời này cái gì cũng thực ngoại trừ những khái niệm, ý niệm (định danh, cho là, phải là, sẽ là) là hoàn toàn không có thực. Tuy nhiên khi niệm tâm thấy bản ngã sinh rồi diệt thì tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo (kết cấu của nó vẫn hiện hữu trong giai đoạn sinh diệt). Chỉ khi niệm pháp mới thấy ý niệm trong sự sinh khởi mới là cái ảo, ảo là vì nó không đúng và không có trên hiện hữu của pháp. Như vậy bản ngã chỉ là các ý niệm (cho là, phải là, sẽ là). Còn cấu thành của cái tâm sinh lên rồi diệt đi là thực chứ không phải ảo. Cho nên đối cảnh tâm vẫn cứ khởi đó là chuyện tự nhiên của pháp. Con xin cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 26-01-2017

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy qua trải nghiệm mấy ngày nay trên thân này con xin trình Thầy không biết con thấy có đúng không. Con thấy như sau: tánh biết và thần kinh hoàn toàn khác nhau, vì bệnh cũ tái phát là cái đầu con nó bị căng rất nhiều do thần kinh gây ra. Con nhắm mắt lại và buông xả, con thấy từ sâu thẳm trong nội tâm tánh biết thấy biết rất rõ ràng sự sanh trụ diệt của thần kinh mà tâm vẫn an, nhưng rất lạ khi trọn vẹn với căng thẳng thì con thấy thần kinh dịu dịu xuống từ từ. Trừ khi nội tâm bất an + thần kinh căng thẳng mới dẫn tới điên hay bấn loạn tinh thần. Vì thế nội tâm rất quan trọng.
Con xin trình trải nghiệm này với Thầy. Con xin cảm ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 23-08-2016

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy!
Con muốn chia sẽ bệnh rối loạn thần kinh thực vật với người bạn đồng đạo là căn bệnh này không hoàn toàn chữa hết đâu vì con cũng mắc phải căn bệnh này đã hơn 3 năm nay.
Biểu hiện của căn bệnh này mỗi người mỗi khác con cũng bệnh này nhưng thường hay lo âu sợ hãi nhất là nghe đi đâu xa nhà là con không chạy xe đi được, phải có người đi cùng mới được. Con hiểu rõ bệnh này rất khổ, phần lớn là thuộc về tâm lý giai đoạn đầu sau đó nó ảnh hưởng tới thần kinh nhẹ. Con đã từng uống thuốc nhưng không khỏi. Rất may con có duyên gặp được Thầy chỉ dạy cho con pháp hành là thận trọng chú tâm quan sát trong từng công việc hàng ngày... từ đó con đã thực hành và khám phá dần ra chính mình theo từng nguyên lý mà Thầy đã dạy bảo, mỗi ngày chánh niệm trên thân tâm mình để hoc ra những bài học cho chính mình thì mới biết rằng từ xưa tới nay mình luôn sống sai do mình không biết vì thế con luôn điều chỉnh bản thân mình và cách nhận thức của mình mỗi ngày. Nên giờ đây con đỡ sợ hơn lúc trước rất nhiều con có thể chạy xe đưa con cái đi học. Có 1 cau con rất tâm đắc từ Thầy "sanh tử vẫn thong dong", đây là câu nói để nhắc nhở con khi có tâm bất an khởi sanh nhớ câu nói ấy thì tâm con trở nên nhẹ nhàng (con dùng để đối trị khi tâm bất an thôi). Hằng đêm con cũng thường nghe pháp thoại của Thầy để giúp thân tâm nhẹ nhàng hơn. Đây là biện pháp hay để điều trị thần kinh thực vật mà con đã thấy được. Nhưng đây chỉ là biện pháp tục đế để điều trị bệnh tạm thời thôi. Về chân đế là khám phá ra chính mình và thấy rõ sự thật nơi thân tâm mình mới là hay, nhờ có bệnh nên con mới khám phá ra rất nhiều bài học nơi chính mình thấy rõ khổ và nguyên nhân đưa tới khổ như thế nào? Tất cả là do mình nhận thức sai cả.
Bạn thường xuyên nên thư giãn buông xả nhiều vì bệnh này chỉ cần căng thẳng 1 chút là nó tái lại. Khi bị căng thẳng bạn nên dùng 1 cái khăn ngâm với nước đá lau đầu và mặt càng lạnh càng tốt nó sẽ dịu ngay lập tức.
Con xin cảm ơn Thầy cho con được chia sẻ với bạn đạo.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 12-09-2015

Câu hỏi:

Thưa thầy, con hiện giờ đang là sinh viên ngành Tâm lý học. Con mới chỉ bước vào học năm nhất thôi ạ. Hôm qua con có được học môn Tâm lý học đại cương và rất thú vị con đã đem những kiến thức mà thầy chỉ dạy trong cuốn Thực Tại Hiện Tiền và những sự quán xét của mình ra để thảo luận về tâm lý người là gì, nguồn gốc và bản chất của tâm lý người,... Con cảm thấy thực sự rất hứng và muốn tìm hiểu sâu hơn nữa phương diện Tâm lý học của Đạo Phật. Con nghĩ có thể sau này con sẽ đi theo hướng nghiên cứu đó. <p>
Con được biết qua rằng bộ Vi Diệu Pháp trình bày rất đầy đủ về tâm. Cũng có một vài lần con thử đọc nhưng con không hiểu nổi những gì trình bày trong Vi Diệu Pháp. Nên con mong thầy chỉ bày cho con cách tiếp cận Vi Diệu Pháp với ạ. Con nên có nhìn nhận như thế nào đối với Vi Diệu Pháp? Nên bắt đầu đọc những cuốn sách nào để bổ trợ cho việc tìm hiểu nó? Nên làm gì để so sánh đối chiếu Vi Diệu Pháp với Tâm lý học phương Tây? Và thực chứng những điều thu được từ Vi Diệu Pháp? Con cảm ơn thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 13-08-2015

Câu hỏi:

Kính thưa Thầy, kính nhờ Thầy giảng cho con hiểu trong Phật giáo giải thích như thế nào về sự thôi miên? Có người khi bị thôi miên, họ kể lại rất rõ ràng những việc họ làm hay thấy qua, có khi họ được dùng làm nhân chứng cho cuộc điều tra của cảnh sát. Như vậy khi họ bị thôi miên, họ có khả năng biết được quá khứ, con hiểu như vậy có đúng lắm không? Con cám ơn Thầy.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 02-08-2015

Câu hỏi:

Thưa Thầy! <p>
Con học thận trọng, chú tâm, quan sát (thấy mọi việc như nó là), nhưng có một thời gian thỉnh thoảng có lúc tâm phản ứng liền khi thấy cảnh, ví dụ, nhìn thấy một người ăn mặc quần áo màu lòe loẹt, vẽ đầy phấn son..., tâm nó nói, "thấy ghê!" Sau liền lúc đó là có một cái tâm nói liền, "vô duyên, chuyện của người ta sao không nhìn như nó là, bông đỏ thì thấy bông đỏ, áo vàng thì thấy áo vàng, quần xanh thì thấy quần xanh,..." Những tâm này là tâm gì, xin thầy giảng cho con.

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 28-06-2015

Câu hỏi:

Con kính chào sư ông ạ. Những ngày tháng qua, con vẫn hành theo lời sư ông dạy bảo ạ. Năm nay con đã 15 tuổi, rồi được mẹ tư vấn khuyên con nên học ngành tâm lí học. Con cũng rất thích ngành ấy và sau này con muốn thi vào một trường thuộc về lĩnh vực này nhưng con không biết hỏi ai. Sư ông ơi, sư ông giúp con với! Tâm lí học là học trường nào, ở đâu và trường ấy tên gì ạ?
Con kính đảnh lễ sư ông.

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 25-05-2015

Câu hỏi:

Kính bạch thầy,<p>

Mỗi lần thiền đều có những trải nghiệm, cảm giác khác nhau đúng không ạ? Nhưng khi đã nhập định thì tất cả "trạng thái", cảm nghiệm ấy chỉ là một phải không thầy? <p>
Con thấy Tâm mình rất trong sáng, hễ sống với Tâm ấy thì con rất an lạc. Nhưng Tâm ấy đang bị ràng buộc bởi thể xác, sự sống nơi thân xác, hễ con khởi lên dục vọng, vui buồn,... của Con người là con thấy mình khổ ngay tức thì và có thể trở nên điên loạn. <p>
Con có tìm hiểu chút ít về phân tâm học và như con có thể bị coi là "tâm thần phân liệt" nhẹ. Nhưng con lại thấy cái đích của tâm phân học giống với đích của thiền là đưa người ta về trạng thái tự do hoàn toàn (giống với Tâm trong sáng mà con thấy). <p>
Xin Thầy chỉ dạy cho con. Đảnh lễ thầy!

Chủ đề liên quan:

Xem Câu Trả Lời »

Ngày gửi: 11-10-2010

Câu hỏi:

Bạch thầy, cho con hỏi: Tâm lý học và Vi diệu pháp có giống nhau hay không, nếu giống thì giống như thế nào? Hằng ngày tâm con sống phóng tâm và hướng ra ngoại cảnh nhiều, con muốn có được chánh niệm thì phải làm sao thưa thầy giúp con.

Xem Câu Trả Lời »